Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 hứng thú, tích cực tham gia hoạt động với đồ vật
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Nhà thơ Nga Maxim Gorky đã từng nói:"Học để làm việc và làm việc để học."Câu nói này nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa việc học tập và hoạt động thực tiễn, đặc biệt là thông qua việc sử dụng các đồ vật và công cụ trong quá trình học. Gorky muốn truyền tải rằng kiến thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ những trải nghiệm thực tế, qua đó con người có thể phát triển toàn diện về kỹ năng và hiểu biết. Khi trẻ chơi với đồ chơi, trẻ không chỉ cảm thấy thích thú mà còn phát triển được khả năng toàn diện. Việc tôi luôn tìm tòi và hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động làm đồ chơi là một cách tuyệt vời để kích thích sự sáng tạo và học hỏi của trẻ.
Là một giáo viên mầm non, việc tổ chức các hoạt động phong phú và sáng tạo để thu hút trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, tôi đang gặp khó khăn trong việc tạo ra các đồ dùng, đồ chơi từ nguyên liệu tái chế. Điều này có thể thách thức, nhưng với một số biện pháp cụ thể, tôi có thể cải thiện tình hình và thu hút sự tham gia tích cực của trẻ. Đầu năm học, tôi đã chọn đề tài:"Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động với đồ vật"
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA TRUNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24- 36 hứng thú, tích cực tham gia hoạt động với đồ vật Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục (03)/ Mầm non Tác giả: Ngô Thị Quyên Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Nghĩa Hưng, ngày 25 tháng 05 năm 2024 N CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: PGD & ĐT huyện Nghĩa Hưng; BGH trường mầm non xã Nghĩa Trung. Tôi ghi tên dưới đây: TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Ngô Thị Quyên 02/05/1991 Trường mầm non xã Nghĩa Trung Giáo viên mầm non hạng III Cao Đẳng sư phạm mầm non 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24- 36 hứng thú, tích cực tham gia hoạt động với đồ vật” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: GD (03) / Mầm non - Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 01 tháng 09 năm 2023. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác tổ chức các hoạt động trong trường mầm non, chia sẻ “Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24- 36 hứng thú, tích cực tham gia hoạt động với đồ vật mà tôi đã và đang thực hiện. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Bản thân cùng giáo viên trong khối nắm rõ sáng kiến để áp dụng trên trẻ 24 – 36 THA3 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả: Các biện pháp tôi nêu trên phù hợp với khả năng của giáo viên và phù hợp với tâm - sinh lý của trẻ mầm non, có tác động tích cực đến các bậc phụ huynh, dễ vận dụng rộng rãi trong nhà trường và với bậc học mầm non. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử, áp dụng sáng kiến lần đầu: Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24- 36 hứng thú, tích cực tham gia hoạt động với đồ vật, từ đó giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động và tư duy, sáng tạo và khả năng tự lập của trẻ. Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu STT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung và công việc hỗ trợ 11 Phạm Thị My 11/10/1992 Trường mầm non Nghĩa Trung Giáo viên 24-36TH Cao đẳng sư phạm mầm non Áp dụng thử lần đầu 2 Dương Thị Hường 12/08/1983 Trường mầm non Nghĩa Trung Giáo viên 24-36TH Cao đẳng sư phạm mầm non Áp dụng thử lần đầu Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Trung, ngày 25 tháng 5 năm 2024 Người nộp đơn Ngô Thị QuyênỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA TRUNG .............. ¶ .............. HỒ SƠ SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 24-36 THÁNG” Lĩnh vực ( mã)/cấp học: Giáo dục ( 03) / cấp học GDMN Tác giả: Hoàng Thị Thảo Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Mầm non xã Nghĩa Trung Nghĩa Hưng, ngày 02 tháng 05 năm 2024 Địa danh, Ngày......tháng.......năm ..... THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên biện pháp: “Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24- 36 hứng thú, tích cực tham gia hoạt động với đồ vật. 2. Lĩnh vực: Lĩnh vực / cấp học: Giáo dục (03)/ GDMN 3. Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ ngày 5 tháng 9 năm 2023 đến ngày 25 tháng 5 năm 2024. 4. Tác giả: Họ và tên: Ngô Thị Quyên Năm sinh: 02/ 05 /1991 Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Điện thoại: 0941597883 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: không có 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung Địa chỉ: Xóm 9 - Nghĩa Trung - Nghĩa Hưng - Nam Định BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Nhà thơ Nga Maxim Gorky đã từng nói:"Học để làm việc và làm việc để học."Câu nói này nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa việc học tập và hoạt động thực tiễn, đặc biệt là thông qua việc sử dụng các đồ vật và công cụ trong quá trình học. Gorky muốn truyền tải rằng kiến thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ những trải nghiệm thực tế, qua đó con người có thể phát triển toàn diện về kỹ năng và hiểu biết. Khi trẻ chơi với đồ chơi, trẻ không chỉ cảm thấy thích thú mà còn phát triển được khả năng toàn diện. Việc tôi luôn tìm tòi và hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động làm đồ chơi là một cách tuyệt vời để kích thích sự sáng tạo và học hỏi của trẻ. Là một giáo viên mầm non, việc tổ chức các hoạt động phong phú và sáng tạo để thu hút trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, tôi đang gặp khó khăn trong việc tạo ra các đồ dùng, đồ chơi từ nguyên liệu tái chế. Điều này có thể thách thức, nhưng với một số biện pháp cụ thể, tôi có thể cải thiện tình hình và thu hút sự tham gia tích cực của trẻ. Đầu năm học, tôi đã chọn đề tài:"Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động với đồ vật" II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Đầu năm học tôi được nhà trường phân công nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp 24- 36 THA3. Các bé ở lớp tôi lần đầu tiên mới đi học còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen cô giáo, chưa quen lớp nhìn mọi thứ đều xa lạ, nên các bé đến lớp còn quấy khóc nhiều, ở lứa tuổi này các bé ưa nhẹ nhàng, các bé đang khóc được cô giáo ôm ấp vỗ về, thủ thỉ các bé ngoan đỡ khóc hơn. Tôi cho trẻ chơi với đồ vật, đồ chơi. Tôi luôn dành nhiều thời gian, để quan tâm đến từng bé, tính nết của các bé, để có kế hoạch tổ chức chơi cho các bé. 1.1. Thuận lợi Bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn của lãnh đạo nhà trường, sự giúp đỡ tận tình từ đồng nghiệp. Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, có ý thức tự học, tự rèn luyện, tích cực làm đồ dùng đồ chơi để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi tổ chức cho trẻ hoạt động. Trẻ tuy còn nhỏ nhưng rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá, thích chơi với đồ chơi mới lạ. Đa số phụ huynh nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ và sưu tầm các nguyên vật liệu phục vụ cho việc học, việc chơi của trẻ. 1.2. Khó khăn Tôi nhận thấy bản thân xây dựng, tổ chức các giờ học, giờ chơi đôi khi chưa sáng tạo, thu hút trẻ. Có nhiều trẻ mới đi còn quấy khóc nhiều, trẻ rất hiếu động. Trong các hoạt động tại các góc, trẻ trông chờ vào sự chỉ dẫn của cô giáo, còn làm theo mẫu của cô. Trẻ chưa chủ động tự tin, linh hoạt sáng tạo để trải nghiệm với các nguyên vật liệu sẵn có. Một số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục của nhà trẻ, chưa có thái độ hợp tác tích cực với giáo viên trong hoạt động giáo dục trẻ. Trẻ nhà trẻ dễ nhớ mà cũng nhanh quên nên lẫn lộn các góc chơi này với góc chơi khác dẫn tới trẻ không hứng thú. Trẻ còn nhỏ chưa phát triển đủ khả năng kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình, dễ dẫn đến làm hỏng đồ vật. Trẻ chỉ chơi với đồ vật một mình, trẻ sẽ bỏ lỡ cơ hội học hỏi các kĩ năng xã hội quan trọng thông qua tương tác với người khác. Để khắc phục những khó khăn này, cần có sự chuẩn bị kĩ, lựa chọn đồ vật phù hợp, môi trường sạch sẽ an toàn đối với trẻ và dành nhiều thời gian hướng dẫn trẻ, giám sát chặt chẽ trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động với đồ vật. 2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến Thông qua hoạt động với đồ vật, giúp trẻ phát triển toàn diện về “Đức- Trí- Thể -Mĩ”. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của độ tuổi nhà trẻ giai đoạn từ 24-36 tháng vì nhờ có hoạt động này mà các chức năng của đồ dùng, đồ chơi. Bản thân tôi lúc nào cũng luôn luôn suy nghĩ, trăn trở. Vì vậy tôi đã đưa ra một số giải pháp tối ưu nhất giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng hứng thú, tích cực tham gia hoạt động với đồ vật. * Biện pháp 1: Xây dựng môi trường thân thiện tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia hoạt động. Ngay từ đầu năm học, tôi đã trang trí lớp theo chủ đề, trang trí với các hình ảnh ở các góc chơi đẹp, rõ nét về màu sắc. Tôi chia lớp thành bốn góc: Góc hoạt động với đồ vật, góc thao tác vai, góc thư viện của bé, góc âm nhạc, trong đó nổi bật là góc: Bé hoạt động với đồ vật. Ở góc chơi hoạt động với đồ vật, tôi đã bố trí đồ chơi cho trẻ như : Bé tập xâu vòng, bé chơi với các hình khối, bé lồng hộp , bé chơi với búa cọc,....Các con chơi với nhau sẽ giúp cho các con được giao lưu với nhau, trong quá trình chơi để tránh nhàm chán ở các góc chơi. Thông qua hoạt động chơi, trẻ có nhiều cơ hội khám phá và trải nghiệm, tìm tòi. Chơi không đơn thuần là vui, mà còn là dịp thử thách sự kiên nhẫn, tính nhẫn nại của trẻ. Vì thế hoạt động với đồ vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển đầu đời của trẻ, tôi và các cha mẹ học sinh cần cho trẻ tiếp xúc nhiều với đồ chơi, đồ vật. Trẻ rất hào hứng, tích cực tham gia hoạt động cùng cô giáo và các bạn. Trẻ rất thích những điều mới lạ, tôi luôn tìm tòi, học hỏi để thay đổi nhiều hình thức chơi thông qua bài hát, trò chơi, để trẻ không cảm thấy nhàm chán trong khi chơi. Ví dụ : Tôi cho trẻ chơi trò chơi: “ Những ngón tay xinh” Bên này là ô tô xanh Bên này là ô tô đỏ Ô tô xanh kêu bim bim Ô tô đỏ kêu bíp bíp Hai ô tô phóng vù Các góc chơi sắp xếp gọn gàng ngăn nắp Tất cả các đồ dùng dành cho trẻ hoạt động, đều được tôi lựa chọn kĩ càng, đảm bảo không quá nhỏ để trẻ không bị hóc sặc, đảm bảo tính thẩm mĩ vừa đẹp, vừa an toàn đối với trẻ. Các đồ dùng, đồ chơi được phân loại, và đựng, để vào các hộp nhựa có nắp đậy. Vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và thu hút trẻ đồng thời trẻ không thể tự do lấy ra chơi, trong khi không có sự kiểm tra, giám sát của cô nên sẽ giảm thiểu được các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Đồ dùng đồ chơi để trong có nắp đậy Trước khi tổ chức cho các con làm quen với hoạt động tạo hình như xé, dán, nặn, tô màu...Tôi thường kiểm tra các đồ dùng dụng cụ như đĩa, khăn, sáp màu để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tôi trang trí, bày biện các sản phẩm để hàng ngày các con được nhìn thấy. Ví dụ: Tôi cho các con tô màu cái cốc uống nước. Tại góc bế em, tôi sẽ cho các con tập cho búp bê uống nước, có sử dụng cái cốc. Ở góc thư viện của bé, tôi treo sẵn một số tranh về cái cốc đã tô màu để cho các con làm quen. Các nguyên vật liệu như sáp màu, hột hạt, dây xâu.... đều được tôi bố trí trong các hộp đựng vừa với tầm tay của các con có thể bê và di chuyển một cách thuận lợi. Điều này khiến cho việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ của các con trở thành thói quen, nề nếp tốt trong các hoạt động. Các nguyên vật liệu để trong hộp Việc xây dựng môi trường hoạt động đảm bảo tính thẩm mỹ thân thiện, an toàn, thân thiện với trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin, năng động, cởi mở, hứng thú hơn tham gia hoạt động với đồ vật. *Biện pháp 2: Tăng cường làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải để thu hút trẻ vào hoạt động với đồ vật. Muốn cho trẻ hoạt động với đồ vật tốt , ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc. Tôi làm đồ chơi theo hướng mở lấy trẻ làm trung tâm, những đồ chơi tôi làm ra trẻ được chơi, được khám phá cho nên giờ học của tôi luôn sôi nổi, hào hứng. Ví dụ: Tôi làm con gà đơn giản bằng găng tay, ở chủ đề những con vật đáng yêu. Hình tròn nhỏ tôi để làm mắt, hình tam giác tôi dính hai mặt thành mỏ gà, tôi lấy nhiều giấy màu sặc sỡ để trang trí cho găng tay làm một chú gà trống đáng yêu. Tôi luôn tìm tòi sưu tầm những nguyên vật liệu khác nhau để tận dụng làm đồ dùng, đồ chơi bổ sung vào các góc, đồ dùng đồ chơi của lớp tôi với màu sắc đẹp, phong phú, đa dạng về mẫu mã để cho trẻ hoạt động với đồ vật. Những nguyên vật liệu được phụ huynh ủng hộ, sưu tầm được tôi phân loại và rửa sạch để đảm bảo loại bỏ tất cả các yếu tố gây mất an toàn cho trẻ. Sau khi đã phân loại tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi mới đưa vào hoạt động giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động . Tôi làm đồ chơi từ nguyên vật liệu dễ kiếm, sẵn có trong tự nhiên và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình như: giấy bìa, vỏ hộp sữa, lon bia, chai lọ, đá sỏi, lá cây, thìa sữa chua, que kem, vỏ ngô, vỏ hộp sữa, con sò, cành cây .... Với tình cảm yêu trẻ, yêu nghề, tôi lúc nào cũng học hỏi, sáng tạo làm nhiều đồ chơi để phục vụ vào tiết dạy. Cô giáo làm đồ dùng đồ chơi Những nguyên vật liệu phế thải qua bàn tay khéo léo, tôi đã tạo ra những đồ chơi, đồ dùng dạy học theo các chủ đề đẹp mắt, hấp dẫn . Tôi tranh thủ thời gian các con ngủ trưa, để làm những đồ chơi đẹp mắt thu hút các con vào các hoạt động chơi. Từ những nguyên liệu mà mọi người bỏ đi, qua bàn tay tôi trở nên lung linh, có hồn hơn. Đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu bằng bìa, giấy có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường. Làm đồ chơi từ bìa cát tông, dễ dàng tìm thấy và không đòi hỏi phải bỏ nhiều tiền ra để mua. Bằng cách tận dụng những thùng bìa cát tông đã qua sử dụng, tôi có thể tạo ra rất nhiều đồ chơi đa dạng, phong phú. Các nguyên vật liệu phế thải Đồ chơi cho các con đòi hỏi đa dạng, tôi luôn luôn không ngừng sáng tạo để tạo ra những đồ chơi đẹp, bắt mắt. Đóng mở nắp chai là việc khó với trẻ nhỏ, vì tay các con còn mềm yếu nhất là các con lớp nhà trẻ. Đóng mở nắp chai rèn và phát triển cơ ngón tay các con. còn giúp rèn kĩ năng tự phục vụ cho các con với hoạt động cầm, xoay, mở, đóng nắp chai. Các con đóng mở nắp chai Bé được chơi với chai lọ, rèn cho các con kĩ năng khéo léo tạo thành một vườn hoa đua nở. Chai lọ, nhưng qua bàn tay tôi đã trở thành đồ chơi hữu ích cho các con chơi và học tập. Tận dụng nguyên liệu sẵn có đưa vào tiết học Trong các hoạt động ở lớp, vui chơi là hoạt động không thể thiếu của trẻ mầm non, hoạt động vui chơi luôn giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu của mình và phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ nhận biết về màu sắc quần áo của búp bê, cho búp bê ăn, sử dụng các đồ chơi nấu ăn, bát thìa, bày các loại hoa quả ra đĩa. Vì vậy, đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và trẻ muốn được khám phá về thế giới xung quanh. Bé đang nấu đồ ăn cho búp bê Ngoài ra, trẻ còn được chơi với búa cọc, lồng hộp. Hoạt động lồng hộp giúp trẻ nhận biết về cách sử dụng các đồ chơi những hộp vuông tròn lớn nhỏ, hộp nhỏ lồng vào hộp to Hoạt động lồng hộp đã rèn luyện kĩ năng vận động tinh và phát triển tư duy thông qua hành động chơi của các con. Việc lồng hộp đòi hỏi trẻ phải sử dụng sự khéo léo của các ngón tay và sự tập trung cao độ để giải quyết vấn đề và khả năng kiên trì. Các con rất thích chơi búa cọc, giúp các con khám phá thế giới xung quanh, rèn luyện đôi tay linh hoạt, khéo léo. Trong khi chơi, các con chỉ cần dùng búa đập lên cọc gỗ tạo ra những âm thanh vui tươi. Bé đang chơi lồng hộp búa cọc Khi tổ chức cho trẻ chơi với các đồ vật này trẻ rất thích thú, trẻ hào hứng khi được chơi các trò chơi mới lạ. Thu hút được nhiều trẻ tham gia chơi các trò chơi. * Biện pháp 3: Phát huy sự sáng tạo để gây hứng thú của trẻ đối với đồ vật Vào các giờ đón, trả trẻ tôi không chỉ đơn thuần là trò chuyện với trẻ về chủ đề, hoặc dặn dò trẻ, tôi quan sát các con và ghi chép tình hình cụ thể ở lớp để thông báo kịp thời tới phụ huynh. Chuẩn bị đến giờ ra về, tôi luôn tổ chức các trò chơi cho trẻ chơi. Tôi luôn khen gợi, động viên các con cho các con mỗi bạn một điểm mười giúp trẻ có thêm động lực khi đến lớp. Tôi luôn cho các con ra ngoài trời để chơi với đu quay, cầu trượt, tôi dẫn các con đi thăm vườn hoa, thăm vườn rau hoặc các hiện tượng thiên nhiên. Tôi luôn đặt câu hỏi mở để khuyến khích các con suy nghĩ và trả lời. Ví dụ : Trong chủ đề ‘‘Cây và những bông hoa đẹp’’, thay vì cho trẻ ngồi trong lớp để tưởng tượng ra các bông hoa, các loại rau theo sự mô tả của cô, tôi đã tận dụng ngay khu vườn cây của bé để tổ chức cho trẻ đi thăm quan. Tôi cho trẻ thăm quan vườn rau Tôi nghĩ việc gây hứng thú cho trẻ là một hoạt động rất là quan trọng. Tôi cho các con tham gia vào các hoạt động. Để củng cố kiến thức cho trẻ, việc sử dụng các thủ thuật gây hứng thú cho trẻ vừa dễ, lại vừa rất khó vì các con rất thích những điều mới lạ các con rất dễ chán với những gì quen thuộc với mình. Tôi luôn đưa trẻ từ bất ngờ này đến bất ngờ khác tôi luôn tạo tâm lý khi vào tiết học một cách vui tươi và vui vẻ. Ví dụ : Trò chơi : “ Rối tay và âm nhạc” để dẫn dắt các con vào tiết dạy. Tôi chọn một bài hát thiếu nhi gần gũi với trẻ và yêu cầu các con sử dụng rối tay để biểu diễn theo giai điệu của bài hát. Tôi sử dụng trò chơi để lôi cuốn trẻ vào tiết dạy Tôi sử dụng con rối ,giúp các con hào hứng tham gia hoạt động cùng cô và bạn. Từ đó tôi giới thiệu, lôi cuốn trẻ vào bài học một cách nhẹ nhàng. Để kích thích tính tò mò ham hiểu biết của các con. + Câu đố về hoa hồng : Thân cành có nhiều gai Hương thơm tỏa sớm mai Trắng hồng nhung nhiều loại Tên gọi là hoa chi Là hoa gì? + Câu đố về hoa hướng dương : Cánh vàng nhị lớn Quay hướng mặt trời Hạt thơm béo ngậy Mời bạn thử ăn Là hoa gì? Khi cho trẻ tham gia vào hoạt động với đồ vật thì việc sử dụng một số bài đồng dao, ca dao, câu đố, trò chơi để thu hút trẻ cũng mang lại hiệu quả cao. Ví dụ : Dạy trẻ xếp nhà cho con trâu, tôi sử dụng bài đồng dao, để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động. Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày vốn nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy ai mà quản công. Bao giờ ngọn lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. Những bài đồng dao giúp trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh, qua đôi mắt của trẻ thơ, thiên nhiên gắn bó với trẻ như chị lúa, chị ngô, cô đậu nành, anh dưa chuột, con kiến, con trâu...Những bài thơ đồng dao, đưa trẻ lạc vào vườn bách thú với rất nhiều các loài chim, đưa trẻ vào những giấc ngủ. Qua vui chơi, tất cả mọi thứ trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ. Trong một hoạt động học ta có thể lồng ghép và tích hợp phong phú đa dạng các cách gây hứng thú vào bài, cách xây dựng chủ đề xuyên suốt giờ học, hình thức thay đổi linh hoạt nhẹ nhàng để trẻ khỏi nhàm chán và hứng thú học tập. Để giúp các con, nuôi dưỡng tình yêu và thái độ tích cực hoạt động với đồ vật. chứa đựng những cơ hội để giúp trẻ có không gian tưởng tượng và hoạt động, các tình huống phát triển óc sáng tạo của mình. Tôi luôn khen gợi trẻ, để trẻ cảm thấy tự tin với bản thân mình hơn. * Biện pháp 4: Phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Để việc tổ chức hoạt động với đồ vật được tốt tôi tuyên truyền phối hợp với phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải như: thùng cát tông, chai nhựa, lõi cuộn giấy.... sẵn có ở gia đình ủng hộ cho lớp và hướng dẫn phụ huynh cách làm đồ chơi cho trẻ khi trẻ ở nhà. Tôi đã trực tiếp trao đổi và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh trong nhóm cùng thu gom và tìm kiếm các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, trẻ được chơi, được khám phá,tìm tòi. Tôi đã gửi qua zalo nhóm lớp, video cách làm một số đồ dùng đồ chơi đơn giản từ nguyên vật liệu phế thải như vỏ hộp bánh, lõi cuộn giấy, giấy báo, chai lọ, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia, vỏ hộp sữa... sẽ tạo ra được rất nhiều đồ dùng đồ chơi có ích cho trẻ mà lại không tốn kém. Tôi hướng dẫn cách chơi cụ thể, dễ hiểu tới phụ huynh. + Ví dụ: Tôi hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi giúp bé nhận biết màu sắc * Chuẩn bị đồ dùng: + Vải + Que kem + Keo dán *Hướng dẫn cách làm - Cắt vải đã chuẩn bị thành các hình khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác... - Dán các hình cắt lên những que kem - Ghi tên các loại màu sắc lên trên que kem. Mỗi lần cho bé chơi, bố mẹ chỉ cần dạy bé nhận biết màu sắc, sau đó hỏi lại, dần dần bé sẽ biết cách phân biệt và ghi nhớ nhanh hơn. Phụ huynh trong lớp đều phấn khởi và tích cực quyên góp nguyên vật liệu để tôi làm đồ chơi cho trẻ. Tôi đã làm ra rất nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh,đáng yêu trẻ rất thích những đồ chơi tôi đã làm. Tôi không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo làm nhiều đồ chơi đẹp mắt thu hú
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_nha_tre_24_3.docx