Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ tại trường mầm non
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, là nguồn hạnh phúc vô tận của mỗi gia đình, là nguồn động viên lớn giúp chúng ta quên đi mệt mỏi trong một ngày làm việc, là người kế tục vẻ vang của ông cha ta và phát huy sự nghiệp của đất nước.
Vì vậy, mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng về mọi mặt để trẻ có thể phát triển toàn diện.
Quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội nói chung và của các trường mầm non nói riêng. Bởi ở trường mầm non, cô phải chăm sóc thế nào để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và một sức khoẻ tốt nhất, để từ đó tạo ra niềm tin từ các bậc phụ huynh khi gửi con tới trường.
Đó cũng là vấn đề mà ban giám hiệu nhà trường và toàn thể giáo viên – nhân viên chúng tôi đặt ra trong nhiệm vụ năm học 2021 - 2022. Để trẻ phát triển tốt về thể chất và phát triển toàn diện đòi hỏi các cô phải có trình độ về chuyên môn, phải có tinh thần yêu nghề, mến trẻ, phải luôn tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm chế biến các món ăn để vận dụng vào việc chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mình.
THÔNG TIN CHUNGVỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ tại trường mầm non ” 2. Lĩnh vực áp dụng áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ Mầm non 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 06 tháng 09 năm 2021 đến ngày 20 tháng 4 năm 2022 4. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Tin Năm sinh: 11/ 9/1980 Nơi thường trú: Giao Thịnh - Giao Thủy – Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Mầm non Giao Thịnh Điện thoại: 0975049045 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% Thịnh Địa chỉ: Giao Thịnh – Giao Thủy – Nam Định 5. Đồng tác giả (nếu có): 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non Giao Thịnh BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, là nguồn hạnh phúc vô tận của mỗi gia đình, là nguồn động viên lớn giúp chúng ta quên đi mệt mỏi trong một ngày làm việc, là người kế tục vẻ vang của ông cha ta và phát huy sự nghiệp của đất nước. Vì vậy, mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng về mọi mặt để trẻ có thể phát triển toàn diện. Quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội nói chung và của các trường mầm non nói riêng. Bởi ở trường mầm non, cô phải chăm sóc thế nào để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và một sức khoẻ tốt nhất, để từ đó tạo ra niềm tin từ các bậc phụ huynh khi gửi con tới trường. Đó cũng là vấn đề mà ban giám hiệu nhà trường và toàn thể giáo viên – nhân viên chúng tôi đặt ra trong nhiệm vụ năm học 2021 - 2022. Để trẻ phát triển tốt về thể chất và phát triển toàn diện đòi hỏi các cô phải có trình độ về chuyên môn, phải có tinh thần yêu nghề, mến trẻ, phải luôn tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm chế biến các món ăn để vận dụng vào việc chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mình. Trường mầm non Giao Thịnh đã làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Ban giám hiệu và đội ngũ cô nuôi luôn tìm cách thay đổi thực đơn phong phú theo tuần, theo mùa, thay đổi cách chế biến để luôn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Bản thân là một cô nuôi, tôi đã không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức từ những buổi kiến tập tại các các trường điểm do Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. Tại bếp ăn, tôi luôn luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của chị em đồng nghiệp và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để từ đó tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về chế độ thực đơn theo mùa, theo tuần của trẻ, cân đối hài hoà các chất dinh dưỡng với nhau giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, nhằm giúp trẻ có thể lực và sức khoẻ tốt nhất khi tham gia mọi hoạt động mà trẻ được học tại trường. Nhưng bên cạnh đó, khi tham gia phối hợp cùng các cô giáo cho trẻ ăn tại các lớp bé và nhà trẻ tôi nhận thấy: Còn một số trẻ kén ăn, ăn chưa ngon miệng, chưa hết xuất của mình, đó là điều tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để luôn đổi mới cách chế biến các món ăn cho trẻ để hấp dẫn trẻ hơn, kích thích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài " Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ tại trường mầm non Giao Thịnh” II . MÔ TẢ GIẢI PHÁP. 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Nuôi dưỡng đảm bảo chất lượng có tác dụng tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt tạo điều kiện để thực hiện nội dung giáo dục toàn diện. Muốn có chất lượng nuôi dưỡng tốt, trước hết là cô nuôi cần phải làm tốt việc chế biến món ăn cho trẻ, thực hiện tốt quy chế nuôi dạy trẻ, đặc biệt phải luôn tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ. Bởi thực tế, trẻ 24-36 tháng đã ăn được cơm nát và ăn nhiều loại thức ăn hơn nhưng trẻ rất dễ bị chớ, nôn và khó ăn vì vậy cần có cách chế biến riêng: Chú ý tới thức ăn mềm, nghiền nát, nấu nhừ xay nhỏ. Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), trẻ có nhu cầu ăn ngon hơn và tiêu hóa được nhiều loại thức ăn hơn, thích lựa chọn các món ăn hấp dẫn với trẻ. Mặt khác, trẻ lại mau chán ăn và ít tập trung vào bữa ăn. Do đó, mỗi người lớn chúng ta phải quan tâm chăm sóc trẻ ngay từ nhỏ, xây dựng khẩu phần ăn, chế biên món ăn ngon phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chế độ ăn của trẻ, sẽ giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh và phòng tránh được các bệnh. Việc nghiên cứu các cách chế biến món ăn mới phong phú sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, trẻ ăn hết xuất, tăng cân. Bên cạnh đó căn bệnh béo phì ở trẻ em có xu hướng gia tăng ở một số đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đang xảy ra ở khu vực nông thôn chúng ta, đây cũng là mối quan tâm của nhiều gia đình và nhà trường nhất là ở độ tuổi mẫu giáo. Vì trẻ mẫu giáo lúc này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất lớn, nếu chúng ta không có khẩu phần dinh dưỡng thích hợp thì dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ. Hiện nay trong thời kỳ của nền kinh tế thị trường công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta thì các vấn đề nẩy sinh do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và không hợp lý vẫn là vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm và xem xét. Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người phụ thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng thích hợp thì mới cho chúng ta một cơ thể khoẻ mạnh, ngoài ra còn phụ thuộc vào các kiến thức ăn uống khoa học của mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với quá trình lao động.Sẽ giúp cho con người phát triển khoẻ mạnh và phòng tránh được các bệnh. Trong cuộc sống của chúng ta muốn được thành đạt trong công việc của mình thì đầu tiên là chúng ta phải có sức khoẻ tốt, tinh thần thoải mái Điều đó đối với trẻ mầm non là rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo, vì trẻ thơ là “tương lai của đất nước” là “nền tảng”, là “lòng cốt” cho tất cả qúa trình phát triển của trẻ để trẻ có thể tham gia vào học tập, vui chơi và tham gia vào các hoạt động khác một cách tích cực, thoải mái và hứng thú. Để làm được điều đó thì nền giáo dục mầm non không những quan tâm đến vấn đề dạy dỗ trẻ những kiến thức sơ đẳng để hình thành phát triển nhân cách đầu tiên cho trẻ mà bên cạnh đó chúng ta những người làm giáo dục cần quan tâm hơn nữa về công tác chăm lo cho trẻ một cách phù hợp để giúp trẻ có được một cơ thể khoẻ mạnh. “ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. + Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cùng các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh, đặc biệt là các con là nguồn động viên lớn nhất cho các cô nuôi chúng tôi. + Ban giám hiệu nhà trường đã mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng để phục vụ cho công tác chế biến món ăn cho trẻ. + Trường tôi nằm ở khu vực nông thôn lại gần chợ nên rất thuận lợi cho công tác chọn mua các thực phẩm sạch, tươi ngon và giá cả lại phù hợp. + Cứ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường lại đi kiểm tra và tìm hiểu các cửa hàng cung ứng thực phẩm sạch sẽ, vệ sinh để trường ký hợp đồng thực phẩm. + Bên cạnh đó ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi cô nuôi giỏi như ngày: 20/11, 26/3 Về phía cô nuôi: + Cô yêu nghề, mến trẻ và luôn tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm về chế biến các món ăn. + Cô là người địa phương nên rất hiểu về môi trường sống ở địa phương mình điều đó giúp cho các cô có thể chăm sóc các con được tốt hơn. + Các cô được đào tạo chuyên môn từ sơ cấp đến trung cấp nấu ăn. Đối với trẻ: + Trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời cô. + Trẻ ăn bán trú 100% + Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nên thường xưyên trao đổi với các cô về tình hình ăn uống của con mình ở nhà. Để các cô có thể hiều hơn về tâm lý và sở thích món ăn của các cháu từ đó làm cho công tác nuôi dưỡng của trường tôi tốt hơn. * Khảo sát thực trạng: Từ đầu tháng 10 năm 2021 tôi đã thực nghiệm khảo sát theo dõi số trẻ mẫu giáo của lớp 4 tuổi (C4) ở khu B với tổng số trẻ là: 30 và được đánh giá theo tiêu trí sau: STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỐ TRẺ ĐẠT TỶ LỆ % 1 Số trẻ ăn ngon miệng, hết suất 19 63 2 Số trẻ lười ăn thịt 2 6 3 Số trẻ không ăn rau và hành 2 6.6 4 Số trẻ khồng thích ăn những món ăn có mùi thơm như: nấm hương 2 6 5 Số trẻ không ăn hết suất của mình 3 13.3 6 Số trẻ không thích chất tanh như: Tôm cá 1 3.3 7 Số trẻ không thích ăn cháo 1 3.3 - Trường mầm non Giao Thịnh là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 và Chuẩn xanh sạch đẹp và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy cũng như Uỷ ban nhân dân xã Giao Thịnh. - Trường có 2 khu, có đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, bếp ăn được xây dựng một chiều, đảm bảo vệ sinh (100% đồ dùng ăn uống cho trẻ được trang bị bằng inox). - 4 cô nuôi có bằng trung cấp nấu ăn, 1 cô nuôi có bằng cao đẳng , 1 cô có bằng Đại Học.. - Học sinh đi học đều, chuyên cần đúng giờ. - Nhà trường ký hợp đồng thực phẩm với các chủ hàng là phụ huynh, các công ty nhà nước: Yêu cầu các chủ hàng có đầy đủ cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm và đưa hàng ngon, giá cả đưa theo giá bán buôn (thấp hơn giá cả ngoài thị trường 1- 2 giá) * Về đội ngũ cô nuôi dưỡng. - Đội ngũ nhân viên còn trẻ về tuổi đời cũng như tuổi nghề nên còn nhiều bỡ ngỡ trong công việc. - Hiện nay giá cả các mặt hàng thực phẩm tăng nhanh, nên số tiền ăn của trẻ (25.000 đồng/ ngày) chưa đủ đáp ứng nhu cầu ăn uống cho trẻ. - Thời tiết thay đổi dẫn đến nhiều dịch bệnh xảy ra như: dịch bệnh covid-19,tiêu chảy, thủy đậu, sởi, sốt xuất huyết... - Phụ huynh đa số làm nghề nông và buôn bán nên họ vẫn chưa có nhiều thời gian quan tâm đến việc chăn sóc và giáo dục trẻ ở nhà cũng như ở trường. - Thời tiết thay đổi bất thường, giá cả thực phẩm biến động ngày một tăng cao, do đó việc thay đổi thực đơn cân đối khẩu phần và chế biến món ăn cho trẻ gặp nhiều khó khăn. - Nhiều trẻ lớp bé kén ăn, ăn chậm, nhiều trẻ được gia đình quá nuông chiều thường xúc cho trẻ ăn, cho trẻ ăn dong.. - Mục đích của việc nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ là: trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất. Khi đã xây dựng được thực đơn phong phú, đã lựa chọn và chế biến món ăn cho trẻ. Sau khi chế biến xong các món ăn và chia định lượng tại bếp, tôi đã đến từng lớp để trực tiếp cùng với các giáo viên tham gia tổ chức giờ ăn cho trẻ và ghi sổ rút kinh nghiệm từng ngày và tìm hiểu nguyên nhân trẻ ăn hết (không) hết suất, trẻ thích ăn món nào để kịp thời điều chỉnh rút kinh nghiệmNếu như trẻ thích ăn món nào tôi tiếp tục chế biến cho trẻ ăn. - Qua quá trình nghiên cứu đã cho tôi thấy rằng để chế biến được một món ăn thì chúng ta phải trải qua biết bao nhiêu công đoạn và theo tôi chúng ta nên chế biến theo quy trình bếp một chiều từ thực phẩm sống làm sạch rửa thái nhỏ nấu chín chia ăn Đây là một qua trình rất phù hợp cho công tác chế biến nó giúp chúng ta rút ngắn được thời gian và công sức. Bên cạnh đó còn đảm bảo an toàn vệ sinh. Khi chế biến các thực phẩm xong chúng ta nên đậy vung lại để đảm bảo không cho các vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn. ( Hình 7,8,9,10). Ví dụ: Khi chế biến món “ Canh cá trắm nấu chua” tôi đã lên lớp để phụ giờ ăn và thấy trẻ rất thích món ăn này, tôi đã quan sát và trò chuyện với trẻ sau khi trẻ ăn xong như: Cô đã nấu rất nhiều món ăn trong tuần thế con thích món ăn nào nhỉ? Trẻ đã rất hồ hởi kể cho tôi nghe những món ăn mà các cháu thích như món: trứng tôm thịt đúc nấm hương, canh cua nấu rau cải,..... Khi phụ giờ ăn lớp B2( Nhà trẻ) tôi thấy các cháu ăn rất ít đặc biệt là các cháu mới đi học, trẻ rất khó ăn cơm. Qua tìm hiểu tôi thấy cơm cần phải nấu nát hơn, các món ăn cần xay nhỏ hơn. Tôi đã cùng bàn bạc các cô nuôi cần nấu cơm cho trẻ nhà trẻ nát hơn cho thêm nước và với thịt cần xay nhỏ 3 lần, ninh kỹ mềm hơn để trẻ dễ ăn. Là bếp trưởng tôi đã phân công các cô nuôi giờ ăn phụ thêm vào các lớp bé và nhà trẻ để phụ giúp các cô cho cháu ăn đồng thời rút kinh nghiệm để chế biến món ăn cho trẻ ngon hơn, phù hợp hơn với trẻ.(Minh họa H1, H2). - Tôi thường quan sát những cháu nào có biểu hiện biếng ăn, giảm cân hoặc cháu nào tăng cân, béo phì. Đề xuất ý kiến với ban giám hiệu nhà trường điều chỉnh lại thực đơn cho các cháu hàng ngày để phù hợp với thể trạng của các cháu đó, đồng thời, phối hợp với giáo viên các lớp tăng cường chăm sóc đặc biệt đến trẻ suy dinh dưỡng + Đối với cháu không tăng cân thì cố gắng thường xuyên động viên, khích lệ cho các cháu ăn hết xuất + Đối với các cháu có biểu hiện béo phì thì tôi khuyên các cháu ăn ít cơm, đường và trước khi ăn cho các cháu ăn nhiều rau quả( Minh họa hình ảnh 3,4,5). + Ngoài ra, chúng tôi đã lập sổ theo dõi khẩu vị ăn của trẻ, số lượng cơm, canh, thức ăn thừa hoặc thiếu, lý do để kịp thời điều chỉnh cách chế biến hàng ngày. - Nếu món ăn trẻ không thích hoặc chế biến chưa đảm bảo thì tôi sẽ rút kinh nghiệm và trao đổi với ban giám hiệu và cùng với các chị em trong tổ nuôi để thay đổi cách chế biến phù hợp, hấp dẫn hơn để trẻ ăn ngon miệng và hết suất. - Trong công việc chúng ta luôn phải học hỏi tòi cái mới lạ để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, đặc biệt các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề học cách chế biến món ăn mới cho trẻ càng quan trọng hơn. Hiểu được điều đó nên tôi đã không ngừng học hỏi, tìm tòi qua những người xung quanh, qua đồng nghiệp, những kênh truyền hình liên quan đến chế biến món ăn.như: Vua đầu bếp, nội trợ, cùng vào bếp, cách chế biến món ăn cho trẻ..... - Tôi luôn sưu tầm các sách dạy các món ăn: 55 món ăn ngon. 500 món ăn dễ chế biến, cách làm bánh, các loại nước sinh tố, các món ăn Âu Á... Ngoài ra, tôi luôn đọc báo, tham gia những buổi đi kiến tập của Huyện tổ chức. Khi có một món ăn mới tôi thường đọc kỹ để tìm hiểu các nguyên liệu, cách kết hợp, gia giảm các gia vị mới, cách chế biến chép và lưu lại thành bộ sưu tập các món ăn thành từng loại. Tôi thường xuyên mạnh dạn nấu những món ăn mà tôi vừa học hỏi ở nhà, để mọi người trong gia đình, các con nhỏ cùng thưởng thức và cho ý kiến nhận xét. Điều đó giúp tôi tự tin hơn trong công việc chế biến món ăn cho trẻ tại trường. Qua ý kiến nhận xét của gia đình, cùng với kinh nghiệm chế biến của bản thân tôi đã lựa chọn được rất nhiều món ăn mới, ngon, phù hợp với trẻ và cùng đưa ra tham khảo với các bạn đồng nghiệp, tham mưu với ban giám hiệu để xây dựng thực đơn mới theo mùa. Hoặc cùng món ăn tôi đã tham mưu ban giám hiệu chỉ cần thay đổi thêm, bớt lượng rau, nguyên liệu mới là đã tạo ra hương vị mới cho món ăn đối với trẻ. Ví dụ: Món Cháo chim câu, thịt lợn, đậu xanh hoặc cháo chim câu, thịt lợn, rau cải cúc, cháo chim câu, thịt lợn, hạt sen....hoặc món canh cá trắm nấu chua, cá rô phi nấu rau ngót, tôm nấu bí xanh, rau cải xanh nấu cá rô đồng, Bầu nấu cua, bầu nấu tôm, canh đậu phụ nấu cà chua... Các món ăn tôi nghiên cứu để xây dựng thực đơn chế biến cho trẻ thường rất dễ chế biến, nguyên liệu phù hợp theo mùa, có sẵn tại vườn trường, địa phương và có thể thay đổi dễ dàng thực đơn, thường dễ hơn để tính khẩu phần cho trẻ ăn cân đối, hợp lý.. * Xây dựng thực đơn theo mùa: Thực đơn là khẩu phần tính thành lượng thực phẩm để chế biến dưới dạng các món ăn, sau khi sắp xếp thành bảng món ăn, tuỳ từng bữa ăn hàng ngày, hàng tuần cho trẻ. Ngoài ra xây dựng thực đơn nhằm chủ động cho việc thực hiện kế hoạch ăn uống cho phù hợp đối với trẻ, đặc biệt là trẻ mầm non. Khi xây dựng thực đơn cần chọn những thực phẩm theo mùa và có sẵn ở địa phương để tiện cho việc tiếp ứng thực phẩm. Thường xuyên thay đổi thực đơn để chế biến các món ăn được đa dạng, phong phú giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất của mình. thùc ®¬n mïa §«ng TuÇn LẺ. Trêng mÇm non GIAO THỊNH - N¨m häc: 2021 - 2022. Thứ BỮA SÁNG BỮA CHIỀU Mẫu giáo Nhà trẻ Phụ NT+ MG Phụ MG Chính NTrẻ Hai -Cơm : Canh cua nấu rau cải bắp. - Thịt xào giá đậu. -Cơm : Canh cua nấu rau cải bắp. - Thịt xào giá đậu. - Sữa ấm Nutifood. - Cháo thịt gà, rau củ. - Cơm : Canh tôm nấu lá hẹ. - Thịt, trứng đảo bông. Ba -Cơm : Canh vạng nấu mồng tơi. - Thịt bò xào cà rốt, rau thơm -Cơm : Canh vạng nấu mồng tơi. - Thịt bò xào cà rốt, rau thơm - Sữa chua Nutifood - Bánh phở nấu thịt nạc xay viên, hành tây, giá đậu - Bánh phở nấu thịt nạc xay viên, hành tây, giá đậu Tư -Cơm : Canh cá trắm nấu chua, thì là. - Thịt gà xào rau củ. -Cơm : Canh cá trắm nấu chua, thì là. - Thịt gà xào rau củ. - Sữa ấm Nutifood - Bún sườn non, trứng chim cút. - Cơm ; Canh thịt nấu rau cải. - Thịt, đậu phụ sốt cà chua. Năm -Cơm : Canh cua nấu cải canh. - Thịt lợn trưng trứng, rau thơm. -Cơm : Canh cua nấu cải canh. - Thịt lợn trưng trứng, rau thơm. - Sinh tố bí đỏ+ Sữa đặc Nutifood - Xôi gấc( Đỗ xanh), nước cốt dừa. - Cơm : Canh cua nấu rau cải bắp. - Thịt trưng lạc. Sáu -Cơm : Canh thịt sấn nấu rau cải ngọt. - Cá trắm sốt cà chua. -Cơm : Canh thịt sấn nấu rau cải ngọt. - Cá trắm sốt cà chua. - Sữa chua Nutifood - Cháo thịt, rau cải xanh. - Cơm : Canh tôm nấu rau mùng tơi. - Thịt, trứng xào giá đậu. Bảy -Cơm : Canh sườn non nấu bí xanh, cà rốt. - Thịt lợn sốt đậu phụ, cà chua. -Cơm : Canh sườn non nấu bí xanh, cà rốt. - Thịt lợn sốt đậu phụ, cà chua. - Sữa ấm Nutifood - Chè hoa cau, bột sắn. - Cháo thịt nạc đậu xanh, bí đỏ. Áp dụng từ ngày 1 tháng 11 năm 2021. THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG TUẦN CHẴN. TRƯỜNG MẦM NON GIAO THỊNH - NĂM HỌC: 2021 – 2022. Thứ BỮA SÁNG BỮA CHIỀU Mẫu giáo Nhà trẻ Phụ NT+ MG Phụ MG Chính NTrẻ Hai -Cơm : Canh cua nấu rau ngót. - Thịt lợn trưng trứng. -Cơm : Canh cua nấu rau ngót. - Thịt lợn trưng trứng. - Sữa chua Nutifood. - Mỳ gạo nấu thịt nạc ,rau cải thảo. - Cơm : Canh cua nấu rau cải thảo. - Tôm, thịt trưng lạc. Ba -Cơm : Canh thịt sấn nấu bí xanh.. - Cá trắm sốt cà chua, rau củ. -Cơm : Canh thịt sấn nấu bí xanh.. - Cá trắm sốt cà chua, rau củ. - Sữa ấm Nutifood - Chè hoa cau, bột sắn. - Cơm : Canh tôm nấu rau cải bắp. - Thịt, trứng xào giá đậu. Tư -Cơm : Canh cua nấu rau cải ngọt. - Thịt lợn om đậu phụ. -Cơm : Canh cua nấu rau cải ngọt. - Thịt lợn om đậu phụ. - Sữa chua Nutifood - Cháo đậu xanh, bí đỏ. - Cháo đậu xanh, bí đỏ. Năm -Cơm : Canh cá nấu dưa chua, thì là. - Thịt gà xào bí xanh.. -Cơm : Canh cá nấu dưa chua, thì là. - Thịt gà xào bí xanh.. - Sữa ấm Nutifood - Bún riêu cua, cà chua, rau hẹ. - Cơm : Canh cua nấu lá hẹ. - Vừng xay rang bông. Sáu -Cơm : Canh vạng nấu rau mùng tơi. - Thịt bò xào cà rốt. -Cơm : Canh vạng nấu rau mùng tơi. - Thịt bò xào cà rốt. - Sinh tố dưa hấu+ Sữa đặc Nutifood - Bánh phở nấu thịt nạc xay viên, hành tây, giá đậu. - Bánh phở nấu thịt nạc xay viên, hành tây, giá đậu Bảy -Cơm : Canh cua nấu rau cải thảo. - Thịt, tôm xào giá đậu.. -Cơm : Canh cua nấu rau cải thảo. - Thịt, tôm xào giá đậu.. - Sữa ấm Nutifood - Xôi xéo, thịt xay phi hành. - Cơm : Canh tôm nấu mùng tơi. - Thịt, trứng đảo bông. Áp dụng từ ngày 01 tháng 11 năm 2021. thùc ®¬n mïa HÈ TuÇn LẺ Trêng mÇm non GIAO THỊNH - N¨m häc: 2021 - 2022. Thứ BỮA SÁNG BỮA CHIỀU Mẫu giáo Nhà trẻ Phụ NT+ MG Phụ MG Chính NTrẻ Hai -Cơm : Canh cua nấu rau đay, mướp. - Thịt xào giá đậu. -Cơm : Canh cua nấu rau đay, mướp. - Thịt xào giá đậu. - Sữa ấm Nutifood. - Cháo thịt gà, rau củ. - Cơm : Canh tôm nấu lá hẹ. - Thịt, trứng đảo bông. Ba -Cơm : Canh vạng nấu mồng tơi. - Thịt bò xào cà rốt, rau thơm -Cơm : Canh vạng nấu mồng tơi. - Thịt bò xào cà rốt, rau thơm - Sữa chua Nutifood - Bánh phở nấu thịt nạc xay viên, hành tây, giá đậu - Bánh phở nấu thịt nạc xay viên, hành tây, giá đậu Tư -Cơm : Canh cá trắm nấu chua, thì là. - Thịt gà xào rau củ. -Cơm : Canh cá trắm nấu chua, thì là. - Thịt gà xào rau củ. - Sữa ấm Nutifood - Bún sườn non, trứng chim cút. - Cơm ; Canh thịt nấu rau cải. - Thịt, đậu phụ sốt cà chua. Năm -Cơm : Canh cua nấu ngót. - Thịt lợn trưng trứng, rau thơm. -Cơm : Canh cua nấu ngót. - Thịt lợn trưng trứng, rau thơm. - Sinh tố bí đỏ+ Sữa đặc Nutifood - Xôi gấc( Đỗ xanh), nước cốt dừa. - Cơm : Canh cua nấu rau đay, mướp. - Thịt trưng lạc. Sáu -Cơm : Canh sườn nấu bí xanh, cà rốt. - Thịt lợn sốt đậu phụ, cà chua. -Cơm : Canh sườn nấu bí xanh, cà rốt. - Thịt lợn sốt đậu phụ, cà chua. - Sữa ấm Nutifood - Chè hoa cau, bột sắn. - Cháo thịt nạc đậu xanh, bí đỏ.. Bảy --Cơm : Canh thịt sấn nấu rau
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_che_bien_mon_an_cho.doc