Sáng kiến kinh nghiệm một số thủ thuật giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời

Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ. Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao? Làm thế nào?.và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, ta giáo dục trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ. - Đối với trẻ em, thiên nhiên là một trong những đối tượng và là phương tiện quan trọng để phát triển toàn bộ nhân cách đứa trẻ. Thiên nhiên làm cho đứa trẻ thích thú, chú ý, quan tâm đến xung quanh hơn, nó làm phát triển năng lực quan sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ. Thông qua việc khám phá thiên nhiên còn giúp trẻ hiểu biết muôn loài, nhận biết tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người. Từ đó trẻ biết chăm sóc cây xanh, vật nuôi, bảo vệ môi trường, biết yêu qúy lao động, nhất là lao động chân tay, bởi vì dù khoa học kĩ thuật có phát triển tới đâu đi nữa thì thiên nhiên vẫn cần phải được con người chăm sóc và bảo vệ, thông qua khám phá thiên nhiên giúp trẻ ham hiểu biết và thích khám phá những điều mới lạ. Qua nhiều năm công tác tôi suy nghĩ rất nhiều về vấn đề cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên qua những giờ hoạt động ngoài trời: Phải làm thế nào để giúp trẻ tiếp cận và tích cực khám phá thiên nhiên, làm thế nào để trẻ hiểu rằng xung quanh chúng còn rất nhiều điều mới lạ mà chúng chưa khám phá hết được, làm thế nào để thế hệ trẻ thơ hiểu được những điều lớn lao mà thiên nhiên mang lại cho con người. Nên thông qua hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ được khám phá thiên nhiên, được tự mình trải nghiệm, tìm tòi khám phá nhiều điều kỳ thú, qua đó trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cảm tính, trẻ được trực tiếp nhìn thấy hiện tượng tự nhiên trong môi trường sống thực với tất cả những mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau. Trẻ được dạo chơi thoải mái tạo ra sự sung sướng, thỏa mãn khi được tiếp xúc với môi trường xung quanh.

doc36 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số thủ thuật giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
2
1. Lí do chọn đề tài
3
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3
5. Phạm vi nghiên cứu
3
6. Phương pháp nghiên cứu
3
7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm 
3
PHẦN II: NỘI DUNG
4
I. Cơ sở lý luận 
4
II.Thực trạng 
5
III. Các giải pháp thực hiện
6
IV. Kết quả đạt được
13
PHẦN III: KẾT LUẬN
14
Kết luận
14
Bài học kinh nghiệm
14
Ý kiến đề xuất
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ THỦ THUẬT GIÚP TRẺ 3 - 4 TUỔI HỨNG THÚ VỚI HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ. Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao? Làm thế nào?...và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, ta giáo dục trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ. - Đối với trẻ em, thiên nhiên là một trong những đối tượng và là phương tiện quan trọng để phát triển toàn bộ nhân cách đứa trẻ. Thiên nhiên làm cho đứa trẻ thích thú, chú ý, quan tâm đến xung quanh hơn, nó làm phát triển năng lực quan sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ. Thông qua việc khám phá thiên nhiên còn giúp trẻ hiểu biết muôn loài, nhận biết tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người. Từ đó trẻ biết chăm sóc cây xanh, vật nuôi, bảo vệ môi trường, biết yêu qúy lao động, nhất là lao động chân tay, bởi vì dù khoa học kĩ thuật có phát triển tới đâu đi nữa thì thiên nhiên vẫn cần phải được con người chăm sóc và bảo vệ, thông qua khám phá thiên nhiên giúp trẻ ham hiểu biết và thích khám phá những điều mới lạ. Qua nhiều năm công tác tôi suy nghĩ rất nhiều về vấn đề cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên qua những giờ hoạt động ngoài trời: Phải làm thế nào để giúp trẻ tiếp cận và tích cực khám phá thiên nhiên, làm thế nào để trẻ hiểu rằng xung quanh chúng còn rất nhiều điều mới lạ mà chúng chưa khám phá hết được, làm thế nào để thế hệ trẻ thơ hiểu được những điều lớn lao mà thiên nhiên mang lại cho con người. Nên thông qua hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ được khám phá thiên nhiên, được tự mình trải nghiệm, tìm tòi khám phá nhiều điều kỳ thú, qua đó trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cảm tính, trẻ được trực tiếp nhìn thấy hiện tượng tự nhiên trong môi trường sống thực với tất cả những mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau. Trẻ được dạo chơi thoải mái tạo ra sự sung sướng, thỏa mãn khi được tiếp xúc với môi trường xung quanh. 
Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số thủ thuật giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời” làm sáng kiến kinh nghiệm. Rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của các bạn đồng nghiệp. 
II. Mục đích nghiên cứu:
 Giúp giáo viên đứng lớp có những biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả cao, giúp trẻ tích cực khám phá thiên nhiên, hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ, hiểu về tầm quan trọng của việc phải bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 - Tìm hiểu thực trạng lớp mình dạy
 - Rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tìm ra giải pháp phát huy tính tích cực cho trẻ trong hoạt động ngoài trời
IV. Đối tượng nghiên cứu:
	- Áp dụng cho trẻ 3 – 4 tuổi trường mầm non Phú Xuân A.
V. Phạm vi nghiên cứu :
	Một số biện pháp “Một số thủ thuật giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời” tại trường mầm non Phú Xuân A.
VI. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phương pháp quan sát điều tra.
Phương pháp thống kê phân loại.
Phương pháp khái quát tổng hợp.
VII. Cấu trúc của SKKN
	Phần I: Mở đầu
	Phần II: Nội dung
	Phần III: Kết luận và kiến nghị
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa đặc biệt với trẻ mẫu giáo. Hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc sống người lớn, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách . Hoạt động vui chơi có tác động giúp trẻ phát triển đầy đủ toàn diện về nhận thức tình cảm, ý trí, cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội. Chính trong khi trẻ chơi trẻ làm quen với xã hội người lớn, học hỏi cách ứng xử và giao tiếp trong xã hội người lớn, đồng thời cũng chính ở đây cái “tôi” của trẻ được hình thành, trẻ phân biệt được mình với người khác. Trẻ lớn lên cùng bạn bè, có tinh thần trách nhiệm trước nhóm chơi, đôi khi biết hy sinh ý muốn cá nhân vì lợi ích chung của cả nhóm chơi và cũng ở nhóm chơi của mình trẻ biết nhận xét đánh giá bạn bè và ngay cả người thân mình. Nếu không có hoạt động vui chơi việc học làm người của trẻ sẽ rất khó khăn. Như vậy hoạt động ngoài trời cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ giúp trẻ hoà nhập với thế giới người lớn đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật, tính đồng đội. Đó chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, chuẩn bị cho những bước phát triển sau này. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nào... và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ. Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh chúng. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này.
II. Thực trạng:
1. Tình hình đội ngũ giáo viên và học sinh lớp 3 tuổi:
STT
Họ và tên
Năm sinh
TĐCM
Thâm niên
1
Lê Thị Thủy
1976
ĐHSPMN
20 năm
2
Lâm Thị Ánh Hồng
1988
ĐHSPMN
6 năm
- Số lớp và học sinh:
- Số lớp: 2 lớp
- Số cháu: 61 cháu
Thực trạng giáo viên và học sinh lớp 3 - 4 tuổi.
Ưu điểm : 
+ Giáo viên chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng phục vụ cho tiết dạy, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học 
+ Trẻ hứng thú tham gia học tập, nghe lời cô giáo.
Nhưng bên cạnh đó trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ giáo viên thường hay mắc phải một số nhược điểm sau :
Nhược điểm:
 - Đồ dùng trực quan còn quá ít, đôi lúc chưa đủ dẫn đến việc luyện tập ít, nên tiết học buồn tẻ không đem lại kết quả như mong muốn.
- Giáo viên còn nói nhiều, cách truyền đạt chưa lưu loát, không phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động.
- Trẻ ít được thao tác thực hành trên đồ vật, trẻ dễ bị phân tán chú ý, mức độ hứng thú không cao . 
- Trẻ gặp nhiều khó khăn khi gặp phải một vấn đề phức tạp mà không có sự chuẩn bị từ những vấn đề đơn giản. 
- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi với 61 trẻ ra lớp, chia làm 2 lớp, mỗi lớp chỉ có 1 giáo viên, diện tích lớp chật hẹp.
- Đa số phụ huynh đều làm nông nghiệp nên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ nên nhiều khi không tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình và việc trò chuyện cùng trẻ về thế giới xung quanh còn hạn chế chủ yếu là cô cung cấp kiến thức cho trẻ.
- Sân trường chưa có cây xanh bóng mát nên việc cho trẻ tham gia hoạt động còn khó khăn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh cùng với những thuận lợi khó khăn trên mà tôi đã đề ra một số thủ thuật giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với động ngoài trời.
III. Các biện pháp:
1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Trên thực tế trường tôi có diện tích sân hẹp, sĩ số học sinh đông nên việc tổ chức hoạt động ngoài trời đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch tổ chức một cách hợp lý, và tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn với chủ điểm gắn với mốc thời gian phù hợp để tạo cho trẻ những giờ hoạt động ngoài trời hiệu quả nhất.
Ban giám hiệu đã bố trí thời gian hoạt động ngoài trời giữa các lớp so le nhau để trẻ được hoạt động thoải mái. Cụ thể như sau:
Bảng 1
Lớp
Mùa hè
Mùa đông
Nhà trẻ
8h35 – 9h05
8h45 – 9h15
Mẫu giáo bé
8h45 – 9h15
9h00 – 9h30
Mẫu giáo nhỡ
9h40 – 10h10
9h55 – 10h25
Mẫu giáo lớn
9h45 – 10h15
10h00 – 10h30
2. Tạo môi trường hợp lý và có tính phát triển 
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Môi trường chơi hợp lý có ảnh hưởng rất quan trọng việc tổ chức giờ chơi cho trẻ. Vì vậy biện pháp tạo môi trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn, các kiến thức, kỹ năng của trẻ sẽ được củng cố và bổ xung.Tạo môi trường phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên, góp phần hình thành nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ.
a) Tổ chức cho trẻ quan sát:
Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tuỳ từng trường hợp quan sát.
Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát, chẳng hạn với chủ điểm thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm hiểu về một số loại hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng xem, hay vận động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn trẻ tham quan ở vườn hoa công viên, động viên phụ huynh mang hoa cây cảnh đến lớp cho trẻ quan sát, ngoài ra cô cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ . Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và không những thế tôi đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
b) Lấy trẻ làm trung tâm
Trong quá trình quan sát cô luôn lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được tự nhận xét đánh giá, được cầm, sờ, nắn  Trẻ phải tự nói lên ý kiến của mình. Chính vì thế cô cần có kiến thức sâu rộng về thế giới xung quanh để cung cấp cho trẻ. Cô luôn quan tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong khi chơi bằng cách khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và cho trẻ được thực hành nhiều nhất. Tạo được nhiều các tình huống cho trẻ phải suy nghĩ giải quyết tình huống đó và sáng tạo nhiều nội dung chơi, chủ đề chơi phong phú hơn. Giáo viên luôn hướng trẻ chơi theo một chủ đề thích hợp, mở rộng kỹ năng chơi và giao tiếp. Trẻ được hoạt động một cách tích cực nhất, từ đó gây nhiều hứng thú cho trẻ khi chơi.
 Cô luôn chú ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi quan sát và bầu không khí vui tươi giữa cô và trẻ để buổi chơi thu đựơc kết quả thành công nhất.
c) Chuẩn bị các nguyên vật liệu từ địa phương phục vụ cho hoạt động chơi thiên nhiên
	Chuẩn bị tốt về đồ dùng, đồ chơi, tâm lý, sức khỏe cho buổi hoạt động: Để buổi hoạt động ngoài trời đạt kết quả cao trước hết người giáo viên phải: 
	+ Xác định đối tượng, số lượng, vị trí các đối tượng, khu vực tổ chức hoạt động của trẻ, dự kiến những ảnh hưởng của thời tiết đến các đối tượng trẻ sẽ quan sát khám phá. Dự kiến về nội dung sẽ cho trẻ lao động, chăm sóc thiên nhiên. 
	+ Chuẩn bị phương tiện cho trẻ hoạt động, ngoài các đối tượng đã có trên sân, vườn, cần chuẩn bị các dụng cụ cho trẻ hoạt động như: các đồ chơi cần thiết, các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tham gia lao động, làm thí nghiệm. những đồ chơi cho trẻ chơi đóng vai, đồ chơi cát. 
	+ Tìm hiểu tâm lí và tình trạng sức khoẻ của từng trẻ trước khi khám phá. 
	+ Tạo cơ hội để trẻ nói về những suy nghĩ của mình. 
	+ Sưu tầm các trò chơi mới lạ để thu hút trẻ. 
	+ Nhắc trẻ uống nước, đi vệ sinh trước khi ra sân. 
	Không chỉ về học tập mà thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên ngoài trời sẽ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ, giúp trẻ có một sức khoẻ dồi dào, chống lại sự thay đổi đột ngột của thời tiết. 
d) Tạo bầu không khí thoải mái trước khi quan sát: 
	Đối với trẻ nhỏ, sự động viên khích lệ của người lớn trước khi làm một việc gì đó là rất quan trọng, nó tạo cho trẻ sự thoải mái, tự tin vào bản thân, trẻ dám làm, dám nghĩ và dám nói ra những điều trẻ quan sát phát hiện ra, nếu bầu không khí không được thoải mái trẻ sẽ không dám nêu lên những điều trẻ khám phá được vì trẻ sợ, nếu sai sẽ bị la, nên việc tạo cho trẻ có tâm thế thoải mái khi quan sát sẽ giúp giờ học trở nên sôi động, giúp trẻ tích cực hơn trong giờ khám phá đạt kết quả cao. 
e) Tổ chức quan sát trực tiếp các đối tượng, thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường sống: 
	Hoạt động ngoài trời là cơ hội tốt nhất để tổ chức các hoạt động đa dạng tích cực của trẻ, trong quá trình hoạt động trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên: với mây, với nắng và gió, với hoa, lá, cỏ, cây 
	Vậy nên khi tổ chức cho trẻ quan sát cần cho trẻ quan sát trực tiếp nhất là trẻ phải được thường xuyên quan sát môi trường sống, trong quá trình quan sát, khả năng tri giác của trẻ chính xác hơn, nhanh nhạy hơn, óc quan sát sắc nhọn và tinh tế hơn. Vì khi quan sát trẻ sẽ được tận mắt nhìn thấy cây cỏ, hoa lá, các con vật và những công việc làm của con người. Trẻ được nhìn, sờ tay, ngửi, ăn, nếmnhững cái mới lạ trong thiên nhiên và đích thực tai trẻ nghe thấy tiếng chim hót, gà gáynói chung trẻ sẽ được đắm mình trong môi trường thiên nhiên và khám phá cuộc sống mới lạ. 
	Ví dụ: Khi khám phá các loại cây trẻ mẫu giáo lớn sẽ hiểu sâu hơn, rõ hơn, và cụ thể hơn về các loại cây (thân đứng, thân bò, thân leo) Khi khám phá về các hiện tượng thiên nhiên: “gió” trẻ sẽ cảm nhận được gió có ích lợi gì? 
	+ Gió thổi cơ thể con người cảm thấy như thế nào? 
	+ Tại sao con biết là đang có gió? 
	+ Lắng nghe gió thổi qua lá cây?... 
g) Không biến buổi hoạt động ngoài trời thành tiết khám phá môi trường xung quanh: 
	Khi tổ chức cho trẻ khám phá thiên nhiên giáo viên cần xác định rõ mục đích và yêu cầu của giờ hoạt động, tổ chức cho trẻ hoạt động cần tự do thoải mái, tránh gò bó áp đặt, cần tiến hành trên nền cảm xúc và sự hứng thú của trẻ với đối tượng đang quan sát, không nhất thiết phải thực hiện các nội dung theo một trật tự cứng nhắc mà phải linh hoạt tùy vào tình hình của trẻ và diễn biến của giờ chơi. 
	Ví dụ: Khi trẻ đang chăm chú quan sát những bông hoa trong vườn trường, thì một con bướm bay qua, tất cả trẻ đều nhìn theo con bướm, khi đó giáo viên phải linh động chuyển mục đích quan sát bông hoa sang quan sát con bướm theo sự hứng thú của trẻ, không bắt trẻ phải tiếp tục quan sát bông hoa khi trẻ không chú ý tới hoa nữa. 
	Sau khi cho trẻ quan sát cần cho trẻ tự nói lên những điều mà trẻ quan sát được, sau đó giáo viên sử dụng các câu hỏi để kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. Hệ thống câu hỏi đặt ra cho buổi hoạt động cần chuẩn bị chu đáo, chú ý câu hỏi đàm thoại cần ngắn gọn, rõ ràng, đúng ngữ pháp có tác dụng rèn luyện, phát triển tư duy của trẻ. Câu hỏi khó nên đặt đối với trẻ khá giỏi, câu hỏi dễ nên đặt cho cho trẻ yếu kém. 
	Ví dụ: Quan sát hoa đối với trẻ 5 – 6 tuổi: 
- Câu hỏi đặt cho trẻ yếu kém:
	+ Vườn hoa có những màu gì? 
	+ Những hoa nào có mùi thơm? 
	+ Những hoa nào không có mùi thơm? 
	+ Hoa hồng dùng để làm gì? + Hoa huệ dùng để làm gì? 
	+ Con thích hoa nào? 
- Câu hỏi đặt cho trẻ khá giỏi. 
	+ Thế nào là bông hoa? 
	+ Thế nào là cành hoa? 
	+ Những hoa nào mọc thành cành? 
	+ Những hoa nào không mọc thành cành? 
h) Tổ chức cho trẻ khám phá xã hội thông qua lao động: 
	Lao động là một hình thức tổ chức giáo dục quan trọng cho trẻ trong trường mầm non, đây là một hoạt động được trẻ nhỏ ưa thích. Trong quá trình tham gia lao động, trẻ sẽ tự tích lũy được các kinh nghiệm trong cuộc sống, tổ chức cho trẻ lao động là cơ hội cho trẻ được thể hiện và rèn luyện các phẩm chất nhân cách quan trọng của người lao động, đó là: sự cần cù, chịu khó, sự kiên trì, quyết tâm, cố gắng vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. 	Có thể tổ chức cho trẻ lao động chăm sóc thiên nhiên như: Xới đất, nhổ cỏ, nhặt lá úa cho cây, cho chim và thú nuôi ăn, nhặt lá rụng, tưới nước cho cây 
	Ví dụ: Sau khi tổ chức cho trẻ quan sát cây trong sân trường, giáo viên có thể hỏi trẻ: Làm gì cho cây mau lớn? các con có muốn tự mình chăm sóc cây không? Sau đó cô cho trẻ sử dụng quốc, giá để vun đất cho gốc cây, sử dụng bình tưới để tưới nước cho cây, tìm sâu trên lá cây 
Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sát các hiện tượng sự vật xung quanh mình.
Ví dụ: Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng cô cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng và cùng trò chuyện với nhau về lá vàng
+ Đố bạn đó là lá của cây gì?
+ Tại sao bạn biết?
+ Tại sao lá rụng?
Ví dụ: Khi trẻ quan sát cây cô dùng các câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời:
+ Đây là cây gì?
+ Cây cần gì để sống?
+ Cây trồng để làm gì?
+ Bảo vệ cây bằng cách nào?
+ Quan sát xem có những cây nào giống với loại cây này ?
Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ đem nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt, cỏ, cọng rau muống, bìa cát tông, vỏ trai,vỏ hến, đá sỏi. Thay đổi nhiều hình thức cho phong phú.
Cô gợi ý cho trẻ chơi giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình.
+ Nhặt các loại lá khác nhau để xếp thành các hình, sau đó tô màu lá để tạo thành bức tranh.
+ Xâu các loại hạt với nhau tạo thành những chiếc vòng cổ xinh xắn. 
	Ví dụ:
 Tạo bức tranh “Chùa một cột” bằng đất nặn, len, bìa cát tông, vỏ hến
Cô vẽ sẵn hình nền, sau đó cùng trẻ lấy đát nặn miết vào hình, hoặc lấy len vải tạo thành cây.
3. Tổ chức các trò chơi hoạt động ngoài trời cho trẻ
a) Trò chơi phát triển thể lực: trẻ chơi với các đồ chơi sẵn có ở trường.
Thông qua các hoạt động leo trèo trên các đồ chơi ngoài trời: cầu trượt, đu quay, bập bênh, các vận động chạy, nhảy lò cò, tung, ném bóng rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm.
Tổ chức cho cháu chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như: trò chơi đoàn kết, trời nắng trời mưa, đổi chỗ cho bạn, úp cáhoặc cũng có thể hát cho cháu theo một số bài sinh hoạt tập thể đơn giản như: Bé đánh răng, cùng vui chơi, bạn ở đâu. Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi.
Ví dụ : 
Trò chơi “ đổi chỗ” có thể thay đổi tên là: tìm bạn, thay thế Trò chơi đuổi bóng thay đổi là “chạy thi”
Cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời: quả cầu làm từ dây ni lông và nắp nhựa, nhặt những chiếc lá khô và đếm đoán xem đó là lá gì, so sánh to nhỏ..
Những chiếc lốp xe hơi bị hỏng có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật, bò, chui qua, đi thăng bằng trên lốp xe.
Phấn vẽ hoặc bất cứ dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể vận dụng cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng vận động cho trẻ.
b) Trò chơi phát triển giác quan:
Trẻ lắng nghe tiếng động tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, nghe tiếng chim hót, nhìn lá rụng, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi lá cây, cảm nhận ánh nắng m

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_hoat_dong_ngoai_troi_3_4_tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan