SKKN Biện phápgiáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non nông thôn
Trong thập kỷ qua, nhân loại đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động của tình trạng ô nhiễm môi trường do con người gây ra. Trong đó có một phần biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng của con người phải chịu hậu quả về sức khỏe, những bệnh tật khôn lường. Cũng như hiện nay, khi mà nhiều căn bệnh lạ, trong đó có bệnh ung thư đang hoành hành ở nhiều nơi, ngành y tế cảnh báo trong đó có nguyên nhân là do ô nhiễm môi tr
ường nghiêm trọng. Lời cảnh báo đó chúng ta không thể xem thường. Môi trường của chúng ta đang bị xuống cấp, ô nhiễm đến mức báo động. Những vụ phá rừng, chặt trộm cây, đốt rừng vẫn diễn ra thường xuyên. Nạn ô nhiễm chất thải công nghiệp, nạn ô nhiễm không khí vì khí thải, nạn phun thuốc trừ sâu bừa bãi đang ngày giờ diễn ra. Đặc biệt trẻ ở độ tuổi mầm non rất nhạy cảm với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường xung quanh, dễ bị hấp thụ không khí ô nhiễm. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ có ý thức, có kỹ năng sống trong việc bảo vệ môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng.
Vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường ở thời đại nào,thời điểm nào cũng hết sức quan trọng.Sinh thời Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn quan tâm, dặn dò nhân dân, cán bộ, chiến sỹ về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, vì sức khỏe là vốn quý nhất của con người.Con người có sức khỏe thì làm việc mới hiệu quả, chất lượng. Người đã dặn rằng: “ Cần giáo dục rộng khắp tới mọi người biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Phải tuyên truyền một cách rộng rãi thiết thực và rộng khắp cho mọi người hiểu rõ: Phải giữ gìn vệ sinh, ăn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch.”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI *************** MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “BIỆN PHÁPGIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NÔNG THÔN” Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tài liệu kèm theo: Phụ lục NĂM HỌC: 2016 – 2017 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:..................... 03 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:...................03 II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:..................05 1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:......................05 2/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: ..................................05 2.1. Đặc điểm tình hình chung:........05 2.2. Những thuận lợi và khó khăn........06 a. Thuận lợi:.....................06 b.Khó khăn:....................06 3/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:................................................................ ...07 3.1. Biện pháp 1: Điều tra khảo sát thực trạng hành vi, ý thức bảo vệ môi trường..................................................................................................07 3.2. Biện pháp 2: Tự bồi dưỡng nâng cao trong giảng dạy:...............................08 3.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch định hướng lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong từng chủ đề:..............................................09 3.4. Biện pháp 4: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động:........11 *. Hình thức 1: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động học tập:.......11 Kế hoạch tháng 9:...................................................................................................12 Kế hoạch tháng 2:....................................................................................................13 Kế hoạch tháng 4,5..................................................................................................14 * Hình thức 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động góc:..............14 *Hình thức 3: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động lao động tập thể................................................................................................................... .........14 * Hình thức 4: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua giờ ăn, giờ ngủ:.............16 * Hình thức 5: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động chiều:...........16 * Hình thức 6: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động lễ hội, mọi lúc, mọi nơi:............................................................................................................16 3.5.Biện pháp 5: Xây dựngcác hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường có ứng dụng CNTT vào giảng dạy:...............................................................17 3.6.Biện pháp 6:Phối hợp với phụ huynh cùng giáo dục trẻ bảo vệ môi trường......................................................................................................................19 4/HIỆU QUẢ SKKN:..............................................................................................19 4.1. Đối với giáo viên:.............................................................................................19 4.2. Đối với trẻ:......................................................................................................20 4.3. Đối với phụ huynh:.........................................................................................21 III/BÀI HỌC KINH NGHIỆM:............................21 IV/KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ...................................................22 1. KẾT LUẬN:....................................................................................................22 2.KHUYẾN NGHỊ:............................................................................................23 a/ Đối với phòng giáo dục:.................................23 b/ Đối với BGH:......................................23 c/ Đối với giáo viên.................23 PHỤ LỤC............................................................................................................24 I. ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong thập kỷ qua, nhân loại đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động của tình trạng ô nhiễm môi trường do con người gây ra. Trong đó có một phần biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng của con người phải chịu hậu quả về sức khỏe, những bệnh tật khôn lường. Cũng như hiện nay, khi mà nhiều căn bệnh lạ, trong đó có bệnh ung thư đang hoành hành ở nhiều nơi, ngành y tế cảnh báo trong đó có nguyên nhân là do ô nhiễm môi tr ường nghiêm trọng. Lời cảnh báo đó chúng ta không thể xem thường. Môi trường của chúng ta đang bị xuống cấp, ô nhiễm đến mức báo động. Những vụ phá rừng, chặt trộm cây, đốt rừng vẫn diễn ra thường xuyên. Nạn ô nhiễm chất thải công nghiệp, nạn ô nhiễm không khí vì khí thải, nạn phun thuốc trừ sâu bừa bãiđang ngày giờ diễn ra. Đặc biệt trẻ ở độ tuổi mầm non rất nhạy cảm với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường xung quanh, dễ bị hấp thụ không khí ô nhiễm. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ có ý thức, có kỹ năng sống trong việc bảo vệ môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng. Vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường ở thời đại nào,thời điểm nào cũng hết sức quan trọng.Sinh thời Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn quan tâm, dặn dò nhân dân, cán bộ, chiến sỹ về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, vì sức khỏe là vốn quý nhất của con người.Con người có sức khỏe thì làm việc mới hiệu quả, chất lượng. Người đã dặn rằng: “ Cần giáo dục rộng khắp tới mọi người biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Phải tuyên truyền một cách rộng rãi thiết thực và rộng khắp cho mọi người hiểu rõ: Phải giữ gìn vệ sinh, ăn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch.” Thấm nhuần những lời dạy của Bác, là một giáo viên màm non tôi luôn suy nghĩ và trăn trở mình sẽ phải làm gì để các cháu hiểu biết về môi trường sống của bản thân và có thói quen giữ vệ sinh môi trường làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp? Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm hình thành cho trẻ thái độ hành vi đúng của trẻ với môi trường xung quanh. Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hóa của đất nước và của mỗi cá nhân chúng ta. Chính vì vậy mà môi trường sống cần được bảo vệ gìn giữ, đó cũng chính là cách tự bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Trước sự thay đổi khí hậu toàn cầu làm cho môi trường trên thế giới và Việt Nam bị ô nhiễm nặng nề gây hại đến sức khỏe của con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng của môi trường. Mặt khác do sự gia tăng dân số quá nhanh, nghèo nàn và lạc hậu ở các nước đang phát triển, đô thị hóa ở nhiều nơi khí thải của công trường nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều nhưng không được xử lý tối đa làm mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường. Ngày nay giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ bậc học mầm non. Giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên đó là bậc học mầm non. Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, ngay từ lứa tuổi mầm non chúng ta cần phải cung cấp cho trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung.Từ những hiểu biết ban đầu đó trẻ biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ về thể lực và trí tuệ. Trường mầm non là nơi khởi đầu cho sự nghiệp trồng người, giáo dục mầm non là vô cùng quan trọng vì bậc học này là nền tảng vững chắc cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và là tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường Tiểu học với hoạt động chủ đạo là học tập sau này. Ở lứa tuổi mầm non cơ thể trẻ còn non nớt đang đi đến hoàn thiện, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ có tính quyết định của môi trường xung quanh. Để có một cơ thể khỏe mạnh và thông minh nhanh nhẹn, hình thành nhân cách tốt làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển sau này. Vì thế tạo môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn cho các bé vui chơi, hoc tập là điều thiết yếu nhất, trẻ cần điều kiện tốt để phát triển toàn diện về: đức, trí, thể, mĩNhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi tại trường Mầm Non nông thôn’’ II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhân thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của chúng đối với môi trường xung quanh. Vì vậy nếu trẻ được trang bị những kiến thức, kỹ năng đầy đủ thì không những chất lượng cuộc sống được tăng lên mà còn góp phần phát triển xã hội lành mạnh, bền vững. Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học một cách chọn lọc. Hoạt động này được bắt đầu bằng việc cho trẻ làm quen với cuộc sống của các động vật, thực vật gần gũi, quen thuộc xung quanh trẻ, mối quan hệ của nó với môi trường sống cụ thể và sự phụ thuộc của nó vào môi trường. Khi chăm sóc các con vật, cỏ cây, trẻ biết sự khác nhau của chúng trong từng giai đoạn phát triển, hiểu rằng lao động của con người sẽ góp phần tạo nên môi trường sống bền vững xung quanh Để đạt được hiệu quả giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ những buổi ban đầu chúng ta cho trẻ tìm hiểu thế nào là môi trường? Ô nhiễm môi trường là gì? Vì sao phải bảo vệ môi trường? Thông qua các môn học làm quen với thế giới xung quanh trẻ Vì sao cần phải giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường? Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp cho con người có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào sự phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Đã có nhiều hồi chuông cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường, là một giáo viên mầm non hàng ngày trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường để góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng xanh – sạch – đẹp . Như vậy đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục mầm non là hợp lí với các hình thức khác nhau thông qua khai thác nội dung các chủ để giáo dục. Chương trình Giáo dục mầm non được thiết kế theo hướng tích hợp thông qua các chủ đề giáo dục đã tạo được ưu thế cho việc đưa lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình. 2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 2.1. Đặc điểm tình hình chung: Trong những năm gần đây nhà trường đã đi lên cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay toàn trường có hơn 590 cháu với 12 lớp, trong đó 10 lớp mẫu giáo và 2 nhóm nhà trẻ. Trong nhiều năm liền trường được công nhận trường tiên tiến cấp huyện. Để có được thành tích như vậy là sự cố gắng không ngừng của cô và trò trường mầm non cùng với sự quan tâm sát sao của Ban giám hiệu để đưa nhà trường từng ngày đi lên khẳng định mình. Là ngôi trường của quê hương với truyền thống hiếu học, trẻ thơ nơi đây được kế thừa và phát huy truyền thống đó, trẻ được sống trong sự yên bình, êm đềm của cây đa, bến nước, con đòtrẻ được hòa mình vào thiên nhiên và cảm nhận được nét đẹp của làng quê nơi mình ở. Là một giáo viên được sinh ra, lớn lên sống và làm việc chính tại quê hương mình tôi cảm thấy thật hãnh diện. Nhưng tôi thật buồn khi chứng kiến sự ô nhiễm môi trường tại nơi mình sinh sống. Chính vì vậy mà tôi luôn trăn trở và suy nghĩ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tôi đã lồng ghép giáo dục những kiến thức về bảo vệ môi trường, dạy trẻ hiểu và biết những hành động đó cần thiết như thế nào. Việc áp dụng lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường đòi hỏi giáo viên cần nhanh nhẹn, nhạy bén, linh hoạt, không ngại khó trong các hoạt động để trẻ vừa học vừa được chơi mà không bị gò bó, gượng ép. Bên cạnh đó, giáo dục trẻ ngay từ nhỏ có ý thức bảo vệ môi trường, tạo bước đệm vững chắc hình thành nhân cách cho trẻ sau này. 2.2 Những thuận lợi và khó khăn: a. Thuận lợi: - Trường được xây dựng khang trang, thoáng mát với khuôn viên rộng. Trong sân trường có nhiều cây xanh tạo bóng mát, nhiều bồn hoa với những màu sắc khác nhau làm cho khuôn viên trường trở nên rất đẹp.Ở mỗi lớp luôn có góc thiên nhiên với nhiều loại cây cảnh,các cây xanh ở cửa sổ phòng học tạo không khí thoáng mát. Chính vì vậy mà trường học là một ngôi trường thân thiện để trẻ thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tạo tâm thế tốt cho trẻ hoạt động. - Ban giám hiệu quan tâm, đầu tư, bồi dưỡng, về chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học hỏi trong và ngoài trường. - Giáo viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, luôn nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, sáng tạo trong công việc, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, luôn tích cực phấn đấu học hỏi để không ngừng vươn lên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm. - Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, các phương tiện học liệu. Bên cạnh đó là phong trào làm đồ dùng,đồ chơi tự tạo phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên sôi nổi.Giáo viên chủ động làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi hiệu quả trong tất cả các hoạt động. b. Khó khăn: - Địa phương có khu công nghiệp kéo theo quá trình sản xuất dẫn đến ô nhiễm về không khí và môi trường gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân và trẻ nhỏ. - Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém nên việc thu gom xử lý rác thải rắn là khó khăn, vì thế vẫn còn hiện tượng vứt rác bừa bãi, vứt trộm ra môi trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, - Giáo viên đã chú ý lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động song kĩ năng lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường còn chưa sáng tạo linh hoạt nên trẻ chưa thực sự khắc sâu mà còn lơ là chưa có ý thức thường xuyên BVMT - Trẻ trong độ tuổi còn nhỏ nên ý thức BVMT còn chưa thường xuyên, ổn định. Phụ huynh nhiều gia đình chưa quan tâm trong việc giáo dục con. Xuất phát từ những đặc điểm tình hình của lớp và của trường cùng với những thuận lợi và khó khăn đã nêu tôi luôn suy nghĩ và trăn trở cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao ý thức BVMT cho trẻ ngay từ bây giờ và đồng thời nhắc nhở phụ huynh việc BVMT là rất quan trọng trong mọi thời điểm và ở tất cả mọi nơi. 3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 3.1. Biện pháp 1: Điều tra khảo sát thực trạng hành vi, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ. Thông qua quan sát hành vi, ý thức của trẻ tại lớp trong các hoạt động, phối hợp kiểm tra thực tế để đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của trẻ, tôi đã phân tích và làm rõ nguyên nhân để xây dựng các biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao ý thức trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong mầm non. Kết quả cho thấy trẻ đã biết BVMT nhưng không thường xuyên bới một số nguyên nhân khách quan: Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành ý thức cho trẻ bảo vệ môi trường cho trẻ nên trẻ con lơ là chưa thực sự nghĩ bảo vệ môi trường là việc cần thiết. Thêm đó là khả năng nhận thức của trẻ con còn chênh lệch, việc lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường còn chưa sáng tạo nên trẻ con chưa được khắc sâu, hay quên. Chính từ thực trạng đó đòi hỏi cô giáo cần có nhiều tìm tòi hơn nữa để có những biện pháp tốt nhất để trẻ được học hỏi một cách nhẹ nhàng, không gượng ép để từ đó nâng cao hành vi ý thức bảo vệ môi trường trong mỗi trẻ nhỏ. Ngay từ đầu năm điều trước tiên tôi khảo sát trên trẻ thông qua các hoạt động để có hướng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Kết quả khảo sát trẻ đầu năm học STT NỘI DUNG TỔNG SỐ (61 trẻ) Đạt % Chưa đạt % 1 Biết chăm sóc và bảo vệ cây 25 = 41% 36 = 59% 2 Có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp 24 = 39% 37 = 61% 3 Có ý thức lấy, cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định 27 = 44% 34 = 56% 4 Có ý thức không vứt rác ra đường, biết nhặt rác vào thùng 25 = 41% 36 = 59% 5 Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai để bảo vệ môi trường 26 = 43% 35 = 57% 6 Có ý thức tiết kiệm điện, nước khi sử dụng 27 = 44% 34 = 56% 7 Nhắc nhở người lớn không vứt rác bừa bãi 23 = 38% 38 = 62% 3.2. Biện pháp 2: Tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn trong giảng dạy. Giáo viên là người trực tiếp đứng lớp, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trẻ tại lớp. Vì thế bản thân tôi luôn tích cực học tập, tham khảo tài liệu sách vở, học hỏi từ đồng nghiệp, tích cực tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn , mạnh dạn xây dựng hoạt động lên tiết chuyên đề cấp trường. Trong những buổi họp khối chuyên môn, tôi đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến cá nhân về lồng ghép bảo vệ môi trường vào các chủ đề, các hoạt động để dạy trẻ và cùng các bạn trong khối thảo luận đưa ra các ý kiến thống nhất về nội dung lồng ghép, cùng nhau tìm ra các biện pháp, phương pháp đưa vào dạy trẻ để phát huy được hiệu quả cao đối với trẻ. Qua những buổi học khối chuyên môn mà đống chí tổ trưởng đã lên kế hoạch tổ chức tập huấn thì bản thân tôi rất yêu thích và luôn đăng ký xây dựng các hoạt động có lồng ghép bảo vệ môi trường để tôi có thể phát huy tìm tòi nội dung đưa vào lồng ghép cho đa dạng, phù hợp và sáng tạo để bạn bè đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm. Qua đó tôi được học hỏi mở rộng hơn về kinh nghiệm giảng dạy chăm sóc trẻ và đặc biệt là kinh nghiệm lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường vào dạy trẻ cho phù hợp để trẻ thấy hứng thú và tích cực tham gia có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường phù hợp lứa tuổi trẻ. Trong năm học này, bản thân tôi đã được Ban giám hiệu tin trưởng giao cho xây dựng chuyên đề cấp trường về hoạt động khám phá có lồng ghép về bảo vệ môi trường cho trẻ trong chủ đề Gia đình. Mặc dù đây là lần đầu tiên tôi được giao nhiệm vụ này nhưng bản thân tôi đã mạnh dạn, luôn cố gắng tìm tòi, xây dựng những hoạt động, nội dung phù hợp với trẻ của lớp mình, đồng thời sáng tạo những hình thức lồng ghép mới mẻ để tạo hứng thú cho trẻ khi hoạt động và tôi đã chọn hoạt động: “Bé tiết kiệm điện” để đưa vào dạy trẻ và bước đầu tôi đã được các bạn bè đồng nghiệp, tổ khối chuyên môn dự và nhận xét đánh giá khiến tôi càng say sưa, tự tin hơn trong việc bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó, tôi còn luôn tích cực tham khảo thêm sách vở, các tài liệu liên quan đến vấn đề môi trường hiện nay để đưa ra các nội dung, biện pháp phù hợp nhất để có thể dạy trẻ ở lớp tôi ghi nhớ được tốt nhất những gì
File đính kèm:
- gdmn-lekimnuong-mnphuthi_31202013.doc