SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước .Trải qua bao thập kỷ, Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu bởi một nước có nền giáo dục kém sẽ không thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,và hẳn nhiên không có nguồn nhân lực tốt thì Việt Nam sẽ tụt hậu , không thể phát triển được trong một thế giới đang biến đổi từng ngày , nhất là khi khoa học công nghệ đang có những phát triển vượt bậc .Muốn có một nền giáo dục tốt, một nguồn nhân lực chất lượng cao thì ngay từ cấp học mầm non những người giáo viên chúng ta phải không ngừng nâng cao về chuyên môn , nghiệp vụ sư phạm, đổi mới về nội dung, hình thức để phù hợp với sự phát triển của xã hội . Căn cứ vào việc thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 17/2/2014 của Thành uỷ Hà Nội về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế"Bộ giáo dục và đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới phương pháp giảng dạy. Do đó, muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong trường mầm non thì cần thiết phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Bởi đó là lực lượng trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, là lực lượng chủ yếu thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay,cũng như yêu cầu của ngành giáo dục thủ đô đòi hỏi người giáo viên phải thực sự vững vàng về chuyên môn; có trình độ ngoại ngữ, tin học cơ bản; nắm được tâm sinh lý trẻ; có kỹ năng tổ chức các hoạt động học, hoạt động chơi cho trẻ; tạo cho trẻ nhiều cơ hội được khám phá, trải nghiệm và giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài :
	Giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước .Trải qua bao thập kỷ, Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu bởi một nước có nền giáo dục kém sẽ không thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,và hẳn nhiên không có nguồn nhân lực tốt thì Việt Nam sẽ tụt hậu , không thể phát triển được trong một thế giới đang biến đổi từng ngày , nhất là khi khoa học công nghệ đang có những phát triển vượt bậc .Muốn có một nền giáo dục tốt, một nguồn nhân lực chất lượng cao thì ngay từ cấp học mầm non những người giáo viên chúng ta phải không ngừng nâng cao về chuyên môn , nghiệp vụ sư phạm, đổi mới về nội dung, hình thức để phù hợp với sự phát triển của xã hội . Căn cứ vào việc thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 17/2/2014 của Thành uỷ Hà Nội về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế"Bộ giáo dục và đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới phương pháp giảng dạy. Do đó, muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong trường mầm non thì cần thiết phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Bởi đó là lực lượng trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, là lực lượng chủ yếu thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường. 
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay,cũng như yêu cầu của ngành giáo dục thủ đô đòi hỏi người giáo viên phải thực sự vững vàng về chuyên môn; có trình độ ngoại ngữ, tin học cơ bản; nắm được tâm sinh lý trẻ; có kỹ năng tổ chức các hoạt động học, hoạt động chơi cho trẻ; tạo cho trẻ nhiều cơ hội được khám phá, trải nghiệm và giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện.
Hiện nay, ở đa số các trường mầm non, việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục còn gặp phải một số khó khăn. Bởi hầu hết giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề thấp, mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, một số giáo viên lớn tuổi còn hạn chế về khả năng sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, mức độ nắm bắt những đổi mới trong phương pháp giảng dạy còn hạn chế. Ngoài ra, đa phần giáo viên còn lúng túng với nguyên tắc dạy học “Trẻ là trung tâm – Tích hợp – Toàn diện – Trải nghiệm”. 
Trước tình hình đó, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên để bắt kịp với sự đổi mới của nền giáo dục hiện nay là một trong những yêu cầu cấp bách, là điều kiện quan trọng quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục và sự phát triển của nhà trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ GV nhằm tiếp tục thực hiện tốt Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 17/2/2014 của Thành uỷ Hà Nội về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" với trách nhiệm là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.
II. Mục đích ngiên cứu :
Thông qua một số biện pháp biện pháp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục giúp cho giáo viên nâng cao trình độc nghiệp vụ chuyên môn, có tinh thần học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, chia sẻ cùng nhau tiến bộ , góp phần nâng cao chất lượng dạy và học .
III. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu
 + Đối tượng: Tìm hiểu một số biện pháp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng đổi mới yêu cầu giáo dục .
 + Phạm vi: 100% giáo viên trong trường 
IV. Phương pháp nghiên cứu :
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp đánh giá- tổng hợp.
+ Phương pháp thực hành.
+ Phương pháp đàm thoại.trao đổi
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận : 
Luật giáo dục (điều 15 chương I) nêu rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”. Do vậy, trong giai đoạn thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, đội ngũ giáo viên mầm non cần không ngừng học hỏi, bồi dưỡng để trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm sao cho không bị tụt hậu, để bắt kịp với yêu cầu của ngành giáo dục nói chung và cấp học mầm non nói riêng.
Trong Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), tại khoản 5 điều 35 đã quy định một trong các nhiệm vụ của giáo viên mầm non, đó là: “Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hoá; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em”. Điều này khẳng định vai trò hết sức quan trọng của đội ngũ giáo viên mầm non. Nếu giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt thì mới đảm bảo được chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và ngược lại.
Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 17/2/2014 của Thành uỷ Hà Nội về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" đã đưa ra mục tiêu đối với đội ngũ giáo viên: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ , đồng bộ phương pháp hình thức dạy học theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất , năng lực của người học....đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, phấn đấu năm 2020 50% cán bộ , giáo viên sử dụng thành thạo tiếng anh giao tiếp .
Kế hoạch số 52/KH - PGD&ĐT ngày 12/9/2016 của Phòng GD&ĐT quận Long Biên về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2016 – 2017 cũng đã nêu: “Đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, phân loại bồi dưỡng chuyên sâu đem lại hiệu quả thiết thực, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Phấn đấu đạt tỷ lệ giáo viên mầm non đạt trình độ đào tạo trên chuẩn 75% (Năm 2016); 80% (năm 2020); 89% (năm 2025). Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về chăm sóc giáo dục trẻ cho chủ nhóm, lớp, người chăm sóc trẻ..... Chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm.”
Như vậy, có thể nói, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là hết sức cần thiết trong mỗi trường mầm non nói riêng và trong ngành giáo dục nói chung nhằm thực hiện tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
II. Thực trạng vấn đề :
Trường mầm non tôi công tác là một ngôi trường mới được tách ra từ một trường trong quận ,nhà trường có tổng số là 39 cán bộ , giáo viên, nhân viên , 100% CBGVNV đạt trình độ chuẩn về đào tạo, đủ về số lượng theo quy định của Điều lệ trường mầm non và các văn bản quy phạm pháp luật. Có 14/20 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo (chiếm 70 %); 20/20 giáo viên đạt loại khá và xuất sắc theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành (đạt 100%)
Hàng năm, nhà trường đều có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp quận. Tính đến hết năm học 2016 – 2017, toàn trường có 09 CBGVNV đạt giáo viên, nhân viên giỏi, quản lý giỏi, chiến sỹ thi đua các cấp.
Đội ngũ CBGVNV trong nhà trường 
1. Thuận lợi
	- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT quận về công tác chuyên môn nói chung và công tác bồi dưỡng đội ngũ nói riêng.
	- Phòng GD&ĐT thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, kiến tập chuyên đề để GV trong Quận có điều kiện tự học hỏi lẫn nhau và tiếp cận những đổi mới trong dạy và học.
 - BGH nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ, tích cực học hỏi, tiếp cận những phương pháp dạy học mới để bồi dưỡng cho giáo viên.
	- Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt thường kỳ đều đặn, có hiệu quả, áp dụng nhiều hình thức sinh hoạt phong phú nên cũng giúp cho đội ngũ giáo viên thường xuyên được trau dồi, bổ sung kiến thức, kỹ năng sư phạm theo hướng đổi mới.
 - Bản thân có 8 năm làm giáo viên, gần 1 năm làm CBQL, có trình độ chuyên môn vững vàng, có trình độ tin học và ngoại ngữ theo đúng thông tư , có kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm tốt và tiếp cận nhanh những xu thế, phương pháp dạy học hiện đại nên dễ dàng hướng dẫn cho GV về phương pháp chuyên môn và nghệ thuật sư phạm. 
	2. Khó khăn
 	- Đa số giáo viên trong trường còn trẻ, mới vào nghề, kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm còn ít. Một số GV lớn tuổi, trình độ ngoại ngữ và tin học còn hạn chế, khả năng tiếp cận và áp dụng những phương pháp dạy học mới còn khó khăn. Nhiều GV đang trong độ tuổi sinh đẻ, thời gian nghỉ chế độ thai sản nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác sắp xếp, bố trí giáo viên vào lớp.
 - Hầu hết giáo viên và cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 
- Xây dựng kế hoạch giáo dục và thiết kế nội dung chương trình tuy đã quan tâm tới phát triển toàn diện cho trẻ nhưng còn thiếu yếu tố tích hợp và trải nghiệm, yếu tố lấy trẻ làm trung tâm đôi khi còn chưa được phát huy rõ ràng. 
	- Các hoạt động học chủ yếu là cung cấp kiến thức cho trẻ chứ chưa phát huy được tính tích cực chủ động ở trẻ. Phương pháp tổ chức các hoạt động của giáo viên chưa có nhiều sáng tạo, chưa mạnh dạn áp dụng những cái mới, còn gò bó, cứng nhắc. Một số ít GV cũng chưa thực sự tự giác học hỏi, còn mang tính đối phó, chưa trú trọng đến việc tự bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ nên hiệu quả của việc đổi mới phương pháp giáo dục chưa cao. 
	- Sinh hoạt của tổ chuyên môn còn chưa thể hiện rõ nội dung đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. 
	- Công tác kiểm tra, thăm lớp dự giờ GV của Ban giám hiệu đôi lúc còn chưa được sát sao; công tác thi đua – khen thưởng GV còn chưa được quan tâm đúng mức.
III. Các biện pháp thực hiện :
Biện pháp 1: Sắp xếp, phân công giáo viên đầu năm
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường nói chung phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của các lớp trong nhà trường nói riêng. Chất lượng giáo dục của các lớp tốt và đồng đều thì chất lượng giáo dục của nhà trường mới được đảm bảo và đồng bộ. Vì vậy, việc lựa chọn và sắp xếp, phân công giáo viên vào các lớp là hết sức quan trọng và là điều kiện tiên quyết. Do vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã cùng với các đ/c trong BGH nhà trường đã tiến hành khảo sát và thống kê đội ngũ GV về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, tuổi tác và năng lực sư phạm. Kết quả khảo sát như sau:
Trình độ CM
Tin học
Ngoại ngữ
Độ tuổi
Đạt GVG cấp trường năm học 15-16
ĐH
CĐ
TC
C.Chỉ
Không
C.Chỉ
Không
>40
<40
Giỏi
Khá
SL
3
11
6
20
15
5
2
18
7
13
Tỷ lệ
15%
55%
30%
100%
75%
25%
10%
90%
35%
65%
Qua khảo sát cộng với đánh giá quá trình công tác, chúng tôi nhận thấy đội ngũ GV nhìn chung có thể chia thành 3 nhóm như sau:
Nhóm 1 là những giáo viên có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng chính quy, có thời gian công tác trong ngành lâu năm, họ thường có trình độ chuyên môn vững vàng, sáng tạo trong giảng dạy, luôn hoàn thành tốt những công việc được giao.
Nhóm 2 là những giáo viên lâu năm, nắm vững chuyên môn nhưng chưa có nhiều sáng tạo, không có chí hướng phấn đấu miễn là hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nhóm 3 là những giáo viên trẻ mới ra trường rất hăng hái trong mọi hoạt động, tích cực thể hiện mình, có nhiều thời gian dành cho công việc. Song ngược lại, về việc nắm vững các phương pháp chuyên môn cũng như nghệ thuật lên lớp, sáng tạo trong tiết dạy còn có nhiều hạn chế. Chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến đóng góp, xây dựng về chuyên môn với đồng nghiệp. 
Đứng trước thực trạng đội ngũ giáo viên như vậy ban giám hiệu nhà trường đã tiến hành thực hiện cân đối, sắp xếp các giáo viên đứng lớp. Công việc này tưởng chừng như đơn giản dễ dàng, nhưng thực sự lại khó khăn phức tạp hơn nhiều. Nó buộc người cán bộ quản lý phải có tư duy logic khi sắp xếp để làm sao có thể dung hòa được các yếu tố trái chiều như: Mạnh – yếu; nóng nảy - điềm tĩnh; nhanh nhẹn - chậm chạp Sau khi cân nhắc tìm hiểu, tôi cùng các đ/c trong BGH đã lựa chọn hình thức sắp xếp phân công theo cặp đôi để giáo viên có thể giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Trước hết chúng tôi cân nhắc để phân bổ sao cho mỗi lớp đều có 1 GV vững về chuyên môn để làm GV chủ nhiệm chính, đó là những GV có trình độ CM cao đẳng hoặc đại học chính quy, đạt GVG cấp trường trở lên, có kết quả xếp loại chuẩn nghề nghiệp GVMN các năm đạt loại xuất sắc. Kế đến là lựa chọn GV cùng lớp với những GVCN đó sao cho hài hòa các yếu tố lớn tuổi – trẻ tuổi, thành thạo về CNTT - hạn chế về CNTT, có con nhỏ - không vướng bận con nhỏ... 
Do yêu cầu đổi mới của giáo dục nhằm phù hợp với xu thế hội nhập, đòi hỏi GV phải biết soạn bài bằng máy vi tính, biết ứng dụng CNTT vào dạy học, biết xây dựng giáo án điện tử, bài giảng E-learning nên ở mỗi lớp chúng tôi đều sắp xếp sao cho có ít nhất 1 GV thành thạo về CNTT để đảm bảo 100% các lớp đều có thể sử dụng CNTT trong giảng dạy.
Bên cạnh đó, do đặc thù của đội ngũ GV đều là nữ và nhiều GV trẻ tuổi đang trong độ tuổi sinh đẻ nên chúng tôi cũng không thể bỏ qua đặc điểm này khi phân công các GV vào cùng 1 lớp. Bởi lẽ những GV có con nhỏ thì thường hay về buổi trưa (đối với những GV có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi) và đôi khi còn nghỉ làm dài ngày do con ốm, đi viện.
Ngoài ra, chúng tôi còn phải chú ý một số yếu tố khác khi sắp xếp GV như: giáo viên có nghệ thuật sư phạm tốt xếp đôi với giáo viên còn yếu, còn hạn chế về nghệ thuật lên lớp, giáo viên mới vào nghề chưa có kinh nghiệm xếp với giáo viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm, giáo viên có tác phong nhanh nhẹn linh hoạt kèm cho giáo viên chậm chạp, người chu đáo cẩn thận kèm người cẩu thả Nhờ vậy, các giáo viên có thể hỗ trợ và giúp đỡ, học tập lẫn nhau qua những kinh nghiệm giảng dạy, nghệ thuật lên lớp, hình thức tổ chức và các sáng tạo của đồng nghiệp để cùng nhau tiến bộ trong công tác.
* Kết quả : giáo viên trong các lớp hỗ trợ giúp đỡ nhau,học tập kinh nghiệm giảng dạy , nghệ thuật sư phạm , hình thức tổ chức nên trình độ chuyên môn chuyển biến rõ rệt, đảm bảo đi làm đúng giờ giấc , hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
2. Biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ và cộng đồng về yêu cầu đổi mới giáo dục
	 Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, mỗi CBGV đều phải nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp , hình thức dạy và học. Nếu không đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy thì chương trình dù hay đến mấy, trẻ vẫn không phát triển được năng lực và không tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động. Bên cạnh đó, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức tổng hợp, kỹ năng sư phạm tốt và phải tích cực tìm tòi, nắm bắt những cái mới, có trình độ ngoại ngữ, tin học cơ bản 
Ngay từ đầu năm học, thông qua các buổi họp hội đồng, chúng tôi tổ chức tuyên truyền, phổ biến một số văn bản có nội dung đổi mới giáo dục như: Quyết định số 3979/QĐ-UBND ngày 20/7/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2016 - 2017 của giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 183-KH/QU ngày 28/3/2014 của Quận uỷ Long Biên về việc thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 17/2/2014 của Thành uỷ Hà Nội về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"; Thông báo số 215-TB/QU ngày 19/8/2016 của Thường trực Quận uỷ Long Biên về một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo Long Biên năm học 2016-2017;
Phổ biến các văn bản trong buổi sinh hoạt hội đồng
Trong Hội nghị cán bộ công chức - viên chức, chúng tôi thực hiện phổ biến Kế hoạch nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT quận, kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường, trong đó tập trung nhấn mạnh vào các nội dung, nhiệm vụ mới, quan trọng của ngành như về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2016-2025” của Thành phố và các văn bản qui định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non của các cấp lãnh đạo; “Tham mưu xây dựng Đề án “Phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2025” và xây dựng Đề án “Phát triển giáo dục mầm non quận Long Biên giai đoạn 2016-2025” trình Quận ủy - HĐND - UDND phê duyệt và triển khai thực hiện. Tiếp tục tham mưu Quận ủy - HĐND - UBND Quận tăng cường cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia, trường Chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong Quận, giảm sĩ số trẻ/lớp, phát triển tỷ lệ trẻ Nhà trẻ đến trường, lớp và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.”; Tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN bao gồm một số nội dung sửa đổi, bổ sung, đổi mới hoạt động hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”. 
Tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ; đẩy mạnh tích hợp chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa; Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các trường, lớp khó khăn.
Hội nghị cán bộ công chức viên chức năm học 2016 - 2017
Thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi luôn đề cao vai trò, trọng trách của nhà giáo đối với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay để mỗi CBGV thấy rõ trách nhiệm của mình với xã hội, với học sinh, từ đó nâng cao tinh thần tự giác học hỏi, bồi dưỡng để tiếp cận những phương pháp giáo dục tiên tiến, hiện đại, để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học... Bằng nhiều biện pháp, chúng tôi đã khơi dậy lương tâm, trách nhiệm, nhiệt huyết trong mỗi người để mỗi nhà giáo đều có khát vọng phấn đấu không ngừng để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng như sự phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế.
Ngoài việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong nhà trường thì BGH chúng tôi còn chủ động, tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường để làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác đổi mới giáo dục. Trước hết, chúng tôi đã xây dựng góc cha mẹ cần biết tại bảng tin của trường và ở các cửa lớp học, thường xuyên thay đổi nội dung và cập nhật những thông tin mới; Tổ chức các ngày lễ, ngày hội, sự kiện tại trường; cách phòng tránh một số bệnh dịch theo mùa; hướng dẫn cho cha mẹ biện pháp nuôi con khoa học, dạy con các kỹ năng sống và kỹ năng tự phục vụ cần thiết; tuyên truyền về một số phương pháp dạy học tích cực, lấy trẻ làm trung tâm - tích hợp - toàn diện - trải nghiệm... Đây là một kênh thông tin quan trọng, góp phần chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của nhân dân và cộng đồng đối với công tác đổi mới giáo dục. Đây cũng là một thuận lợi lớn cho giáo viên và nhà trường khi thực hiện công tác đổi mới giáo dục.
Bên cạnh đó, để thực hiện tốt chương trình đổi mới, nhà trường đã huy động các nguồn lực từ gia đình và xã hội nhằm đảm bảo cho các hoạt động GD trong trường được triển khai một cách thuận lợi như: huy động phụ huynh ủng hộ cây xanh, phế liệu để làm góc thiên nhiên và các đồ chơi, đồ dùng học tập; huy động các doanh nghiệp địa phương ủng hộ kinh phí để xây dựng môi trường học tập và bổ sung đồ chơi cho trẻ... Kết hợp với các cơ sở sản xuất - kinh doanh như cơ sở làm mộc, làng nghề gốm, trang trại giáo dục... để tạo điều kiện cho t

File đính kèm:

  • docQuanly_Nga_MNThachCau.doc
Giáo Án Liên Quan