SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu vẫn luôn nhắc nhở đồng bào phải: “Cần, kiệm, liêm, chính”. Trong bốn đức tính đó, đức tính kiệm tức là tiết kiệm chiếm phần khá là quan trọng. Điển hình là phong trào tiết kiệm toàn dân mỗi ngày một nắm gạo, một nắm gạo tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng khi được sự đồng lòng của cả dân tộc ấy lại cực kỳ quan trọng. Nắm gạo nuôi những anh bộ độ anh hùng, nuôi kháng chiến lâu dài và đặc biệt là nuôi niềm tin chiến thắng của cả dân tộc.

Đến thời nay, tiết kiệm cũng vẫn luôn được coi là chủ chương hàng đầu trong toàn Đảng, toàn dân tộc. Tiết kiệm điện, nước, nguyên liệu, chất đốt, tiền bạc .không chỉ là tiết kiệm cho bản thân mình, vì quyền lợi của mình mà còn là làm lợi cho xã hội, cho đất nước. Như phong trào tiết kiệm hưởng ứng giờ trái đất, tiết kiệm toàn dân. Chúng ta đã biết, năng lượng là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của con người, năng lượng góp phần duy trì sự sống và phát triển đất nước. Nếu như không có năng lượng sẽ không có sự sống mọi thứ sẽ không tồn tại, thế nhưng nguồn năng lượng quý báu của chúng ta đã đang dần hao mòn và gần như cạn kiệt.

Chính vì vậy mà việc sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả đang là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường học quan tâm mà đó là vấn đề của cả nước Việt Nam nói riêng và các nước thế giới nói chung, vì vậy ta nên giáo dục con người nhận thức việc sử dụng năng lượng tiết kiệm ngay từ nhỏ và trường mẫu giáo là nơi lý tưởng để phát huy vấn đề này.

 Thực tế đối với bậc học mầm non, tiết kiệm cũng đã, đang và luôn là vẫn đề cấp thiết. Không chỉ đối với giáo viên, nhân viên mà đối với trẻ mầm non cũng cần phải hiểu rõ và nâng cao ý thức tiết kiệm. Điều này vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ. Bởi khi đứa trẻ có ý thức tiết kiệm trong mọi hành động, thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ sau này.

 

doc37 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu vẫn luôn nhắc nhở đồng bào phải: “Cần, kiệm, liêm, chính”. Trong  bốn đức tính đó, đức tính kiệm tức là tiết kiệm chiếm phần khá là quan trọng. Điển hình là phong trào tiết kiệm toàn dân mỗi ngày một nắm gạo, một nắm gạo tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng khi được sự đồng lòng của cả dân tộc ấy lại cực kỳ quan trọng. Nắm gạo nuôi những anh bộ độ anh hùng, nuôi kháng chiến lâu dài và đặc biệt là nuôi niềm tin chiến thắng của cả dân tộc.
Đến thời nay, tiết kiệm cũng vẫn luôn được coi là chủ chương hàng đầu trong toàn Đảng, toàn dân tộc. Tiết kiệm điện, nước, nguyên liệu, chất đốt, tiền bạc.không chỉ là tiết kiệm cho bản thân mình, vì quyền lợi của mình mà còn là làm lợi cho xã hội, cho đất nước. Như phong trào tiết kiệm hưởng ứng giờ trái đất, tiết kiệm toàn dân. Chúng ta đã biết, năng lượng là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của con người, năng lượng góp phần duy trì sự sống và phát triển đất nước. Nếu như không có năng lượng sẽ không có sự sống mọi thứ sẽ không tồn tại, thế nhưng nguồn năng lượng quý báu của chúng ta đã đang dần hao mòn và gần như cạn kiệt.
Chính vì vậy mà việc sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả đang là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường học quan tâm mà đó là vấn đề của cả nước Việt Nam nói riêng và các nước thế giới nói chung, vì vậy ta nên giáo dục con người nhận thức việc sử dụng năng lượng tiết kiệm ngay từ nhỏ và trường mẫu giáo là nơi lý tưởng để phát huy vấn đề này.
  Thực tế đối với bậc học mầm non, tiết kiệm cũng đã, đang và luôn là vẫn đề cấp thiết. Không chỉ đối với giáo viên, nhân viên mà đối với trẻ mầm non cũng cần phải hiểu rõ và nâng cao ý thức tiết kiệm. Điều này vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ. Bởi khi đứa trẻ có ý thức tiết kiệm trong mọi hành động, thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ sau này.
 Thế nhưng để dạy một đứa trẻ nhỏ nhất là lại đang ở lứa tuổi mầm non, khi mà khả năng chú ý còn hạn chế, hay nhớ hay quên, trẻ thích học hỏi hiếu động, khám phá những gì mới lạ, trẻ còn nhỏ tâm hồn trẻ ngây thơ hồn nhiên chưa biết gì về thế giới xung quanh, vì thế ta cần giáo dục trẻ ngay từ lúc này để trẻ phát triển về các mặt đạo đức, thói quen, có hành vi đúng đắn về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng để góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xanh và lành mạnh thì là một vấn đề không nhỏ. Bởi đối với trẻ mầm non, tiết kiệm còn là một  phạm trù “mới ”. Đa số trẻ được sống trong tình thương yêu của gia đình, được đáp ứng đầy đủ thậm chí là dư thừa về vật chất và tình cảm. Vì thế tiết kiệm với trẻ mầm non còn mông lung và chưa sát thực cho nên còn nhiều tình trạng trẻ mầm non chưa có  ý thức và hành động đối  với vấn đề tiết kiệm .
Tại trường mầm non Cổ Bi, toàn thể nhà trường luôn nâng cao ý thức và trách nhiệm trong mọi vấn đề về tiết kiệm năng lượng. Trong thực tế, việc giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả còn chưa thực sự được chú trọng, khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa nhận ra được các dạng năng lượng, chưa biết sử dụng năng lượng tiết kiệm và sử dụng các loại năng lượng để thay thế. Trẻ chưa ý thức được việc tiết kiệm là như thế nào? Vì sao phải tiết kiệm? Tiết kiệm để làm gì?.Những việc nào lên làm và không lên làm để tiết kiệm?Trẻ chưa có những hành động cụ thể trong việc tiết kiệm. Chính vì vậy, người lớn cần phải có hiểu biết về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tính tiết kiệm cho trẻ. 
Là một giáo viên đứng lớp tôi luôn trăn trở làm sao có thể đưa ra những hình thức dễ hiểu và gần gũi với trẻ để rèn trẻ có kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm một cách hiệu quả nhất. Qua thực tế hàng ngày tôi giảng dạy, tôi luôn nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm các đồng nghiệp, tôi nhận thấy cho trẻ trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày thông qua các hoạt động thực sự đáp ứng được những gì mà tôi tâm huyết và trăn trở bấy lâu nay. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả”. Nhằm tìm ra giải pháp tốt hơn góp phần vào công cuộc tiết kiệm năng lượng của toàn thế giới giúp trẻ hình thành thói quen tiết kiệm từ lúc nhỏ để trở thành người có ích cho xã hội.
2. Mục đích đề tài: 
Qua đề tài này nhằm nâng cao nhận thức của bản thân về ý thức tiết kiệm ngay từ tấm bé, nhận thức được tầm quan trọng của tiết kiệm năng lượng đối với đời sống con người. Trẻ phân biệt được những hành vi tốt về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và những hành vi xấu gây nên cạn kiệt dần nguồn năng lượng đang có. Từ đó các hành động, hành vi, kỹ năng của trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được hình thành và trở thành một thói quen thường xuyên ăn sâu vào trong ý thức của trẻ. Trẻ đã có thói quen sống tự lập, thói quen sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng. Qua đó mhình thành các biện pháp, hình thức và nghệ thuật tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào các hoạt động hàng ngày.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng: Trẻ trong độ tuổi 4-5 tuổi trong trường mầm non
- Thời gian và phạm vi thực hiện:
Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát,phương pháp điều tra.
- Trải nghiệm, thực hành.
- Trò chuyện, trao đổi, đàm thoại với giáo viên, phụ huynh.
- Xử lý số liệu bằng toán thống kê,phương pháp phân tích.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết tiết kiệm năng lượng là xu thế chung của toàn thế giới. Hiện nay nhằm giảm bớt tác động của giá dầu mỏ tăng cao cùng với trữ lượng dầu mỏ ngày càng cạn kiệt, nhiều nước trên thế giới buộc phải thực hiện tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng thay thế.Tiết kiệm năng lượng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội, sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và cộng đồng và sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và cộng đồng. Chính vì vậy việc lựa chọn đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào nhà trường là đúng đối tượng nó sẽ tạo ra một hiệu ứng rộng rãi.
Căn cứ Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 3 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Sau 6 năm thi hành Nghị định, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đạt được một số kết quả bước đầu, như hình thành phương thức quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao nhận thức của cộng đồng, hành vi tiết kiệm năng lượng đã được khuyến khích thực hiện trong một số hoạt động của đời sống xã hội...
 Năm 2006 Việt Nam có Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 
Năm 2007 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2050.
Tiếp theo là các văn bản của Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương xây dựng và tăng cường công tác“Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” trong hệ thống Giáo dục quốc dân.
Với hơn 20 triệu học sinh các cấp học được học các chương trình giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì đó sẽ là một con số đáng kể thực hiện các hành vi tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng.
Tiết kiệm có thể hiểu: Tiết là giảm bớt, hạn chế , kiệm là dành dụm không lãng phí xa hoa.Tiết kiệm đối với trẻ mầm non cũng tương tự như vậy, nhưng nó đơn giản hơn và gắn liền với những hành động như: biết sử dụng đúng các đồ dùng, đồ chơi, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi chung ở lớp, ở nhà, khi ăn phải ăn hết xuất, khi rửa tay chăn mặt mũi thì phải vặn nước sao cho vừa phải tránh gây lãng phí Sự phát triển về nhân cách của trẻ nói chung trong đó có yếu tố tính cách như tính tiết kiệm nói riêng là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ.Với trẻ mầm non mọi suy nghĩ và hành động chịu ảnh hưởng nhiều từ người lớn,  nhất là những người gần gũi hằng ngày với trẻ như bố mẹ và cô giáo. Khi người lớn định hướng, dạy trẻ ngay từ tấm bé, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất thì đứa trẻ đó chắc chắn sẽ được phát triển tốt. 
Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tinh thần và ý thức tiết kiệm không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, hình thành thói quen tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi dạy trẻ phải có phương pháp, thời gian và luôn là tấm gương đối với trẻ 
2. Cơ sở thực tiễn:
Đầu năm học 2009 - 2010 là năm học đầu tiên bậc học mầm non triển khai đưa nội dung “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả ” qua chương trình GDMN mới. Tiết kiệm có thể hiểu: Tiết là giảm bớt, hạn chế, kiệm là dành dụm không lãng phí xa hoa. Tiết kiệm đối với trẻ mầm non cũng tương tự như vậy, nhưng nó đơn giản hơn và gắn liền với những hành động như: biết sử dụng đúng các đồ dùng, đồ chơi, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi chung ở lớp, ở nhà, khi ăn phải ăn hết xuất, khi rửa tay chăn mặt mũi thì phải vặn nước sao cho vừa phải tránh gây lãng phí. Sự phát triển về nhân cách của trẻ nói chung trong đó có yếu tố tính cách như tính tiết kiệm nói riêng là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ.
Đối với trẻ mầm non mọi suy nghĩ và hành động chịu ảnh hưởng lớn từ người lớn,  nhất là những người gần gũi hằng ngày với trẻ như bố mẹ và cô giáo. Khi người lớn định hướng, dạy trẻ ngay từ tấm bé, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất thì đứa trẻ đó chắc chắn sẽ được phát triển tốt. Bên cạnh đó, khi dạy trẻ đức tính tiết kiệm, người lớn cần cũng cần dạy cho trẻ hiểu rõ bản chất của việc tiết kiệm: tiết kiệm với trẻ là gì? Tiết kiệm để làm gì? Và Tiết kiệm như thế nào? Khi trẻ hiểu được bản chất của sự việc thì lúc đó ý thức tiết kiệm  của trẻ bắt đầu hình thành và phát triển.
Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tinh thần và ý thức tiết kiệm không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, hình thành thói quen tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi dạy trẻ phải có phương pháp, thời gian và luôn là tấm gương đối với trẻ.
Trong thực tế việc dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đã được triển khai đến các nhóm lớp nhưng chưa rộng khắp, chưa được triệt để. Vì thế tiết kiệm với trẻ mầm non còn mông lung và chưa sát thực. Cho nên còn nhiều tình trạng trẻ mầm non chưa có  ý thức và hành động đối với vấn đề tiết kiệm, trẻ chưa ý thức được những việc làm hành động nào nên làm và không lên làm, chưa hiều được những việc mình làm sẽ có ảnh hưởng tốt hay xấu đến gia đình, nhà trường và xã hội.
Giáo viên chỉ biết dạy chay, chưa chú trọng vào cách dạy trẻ, chưa có những biện pháp cụ thể và tổ chức các hoạt động để giáo dục trẻ biết sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Việc lựa chọn nội dung giáo dục trẻ vào các hoạt động còn lúng túng, không phù hợp với độ tuổi, cách thức tổ chức chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì thế giáo viên, người lớn phải luôn gương mẫu, dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ hình thành thói quen tiết kiệm từ lúc nhỏ để trở thành người có ích cho xã hội. 
Những kỹ năng tiết kiệm của trẻ được hình thành dưới ảnh hưởng của tác động có mục đích của giáo dục và điều kiện sống của trẻ ở gia đình. Trẻ em là một “xã hội thu nhỏ”. Chính trong tập thể ấy, những khuynh hướng xã hội đầu tiên của nhân cách trẻ được hình thành. Tập thể trẻ là phương tiện quan trọng của giáo dục ở đó trẻ bộc lộ những nét cá tính, phẩm chất và năng lực hoạt động, trẻ cũng bộc lộ thái độ của mình với bạn bè và mọi người xung quanh. Hiểu được ý nghĩa và vai trò của môn học trước khi tổ chức các hoạt động tôi luôn tham khảo nghiên cứu các tài liệu liên quan trao đổi với các đồng nghiệp trong lớp để cùng nhau thống nhất về việc dạy cho trẻ về kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu 
Trước khi đi vào rèn trẻ kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm cho trẻ tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá các kỹ năng của trẻ đầu năm học 2017 – 2018 này và tôi đặt ra các tiêu chí để khảo sát : 
+ Tiêu chí 1 : Trẻ có kiến thức nhận dạng các loại năng lượng
+ Tiêu chí 2 : Nhận thức được mục đích, ý nghĩa và vai trò của việc tiết kiệm 
+ Tiêu chí 3: Có hành động cụ thể trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm
+ Tiêu chí 4: Biết sử dụng năng lượng thay thế hiệu quả
+ Tiêu chí 5: Tích cực, hứng thú tham gia các phong trào tiết kiệm
Tôi đã khảo sát chất lượng trẻ tại lớp tôi ( MGN B2). Kết quả như sau:
Số trẻ
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
49
27
22
28
21
27
22
25
24
27
22
Tỷ lệ%
55 %
45%
57%
43%
55%
45%
51%
49%
55%
45%
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau
3. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi: 
Phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện đã quan tâm phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” và theo dõi, chỉ đạo sát sao nên việc thực hiện phong trào rất thuận lợi.
Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 nên cơ sở vật chất sạch - đẹp, an toàn thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động, kiểm định đánh giá ngoài đạt kết quả xuất sắc. 
Giáo viên trong lớp hiểu được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm cho trẻ tại lớp mình, nên luôn sưu tầm thêm trò chơi, câu chuyện về tiết kiệm năng lượng để dạy cho trẻ. BGH luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên học tập và thực hành tiết kiệm năng lượng qua nhiều việc làm như phong trào: tiết kiệm điện nước khi ra khỏi phòng, khóa nước, tắt nước khi không dùng. 
Giáo viên có lòng nhiệt tình hăng say, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm nên việc nắm bắt thực hiện dạy trẻ kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm trong các hoạt động khá dễ dàng.
Trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn đặc biệt được sắp xếp theo độ tuổi nên tích cực tham gia các hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ.
 Phụ huynh hiểu, nhận thức được việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho con em nên sẵn sàng giúp đỡ giáo viên ở lớp.
b. Khó khăn: 
Tài liệu tham khảo rèn kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm cho trẻ chưa đáp ứng đủ, kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức các hoạt động còn ít nên cũng có phần hạn chế.
Do đặc thù của công việc nên giáo viên có rất ít thời gian để sưu tầm các 
tư liệu để dạy cho trẻ học và thực hành tiết kiệm năng lượng.Việc xây dựng lồng ghép nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào các hoạt động còn lúng túng chưa hấp dẫn trẻ nên hiệu quả chưa cao. 
Giáo viên chỉ biết dạy chay và chưa có những hình thức phong phú, chưa tạo được không khí thi đua rộng khắp giữa các lớp về công tác này.
Trẻ còn quá nhỏ nên chưa hiểu nhiều những kiến thức về tiết kiệm năng lượn, nhận thức của trẻ lại không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động đưa trẻ vào nề nếp  cũng như dạy trẻ hiểu rõ và hình thành thói quen tiết kiệm cho trẻ.
100% trẻ trong lớp đều là con gia đình có một đến hai con, được đáp ứng đầy đủ về vật chất và tinh thần, thậm chí có trẻ còn luôn được đáp ứng tới mức dư thừa. Nên trẻ chưa có khái niệm cũng như thói quen tiết kiệm kể cả của riêng hay của chung
Đa số phụ huynh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả nên không tích cực trong việc phối hợp cùng giáo viên để giáo dục trẻ. Việc phối hợp giữa giáo viên và gia đình trẻ còn thiếu chặt chẽ.
Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp như sau:
4. Các biện pháp thực hiện
 Xuất phát từ cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề chọn đề tài, qua những kiến thức đã học và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. Bản thân tôi qua quá trình công tác đã tích lũy và tìm ra một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiểu quả như sau:
Biện pháp 1: Thực hiện công tác khảo sát .
a. Thực trạng lớp mẫu giáo nhỡ B2 năm học 2017- 2018:
Được sự phân công của Ban giám Hiệu dạy lớp mẫu giáo nhỡ B2 trường Mầm non Cổ Bi với sĩ số lớp là 49 cháu. Sau khi được tập huấn và được nghe triển khai chuyên đề “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” tôi đã tiến hành khảo sát và điều tra thực trạng trẻ như sau:
Tham mưu với ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất: Trang bị vòi nước phù hợp nhóm lớp, báo cáo để sửa chữa kịp thời những vòi nước hư bị rò rỉ tránh lãng phí nước.
Giáo dục trẻ khi thấy những vòi nước hư, rò rỉ phải nói với cô và ba mẹ, người lớn để có biện pháp sửa chữa kịp thời.
b. Về phía trẻ:
Trẻ chưa có hiểu biết về năng lượng như: Năng lượng gió, nước, ánh nắng.
Trẻ chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng như tiết kiệm nước.
Trẻ chưa được cung cấp kiến thức và kỹ năng các biện pháp để tiết kiệm năng lượng.
Khi tham gia các hoạt động vệ sinh như rửa tay,rửa mặt trẻ chưa có ý thức tiết kiệm nước.
*Bảng điều tra thực trạng:
Nhận dạng các loại năng lượng
Sử dụng năng lượng tiết kiệm
Biết sử dụng năng lượng thay thế hiệu quả
Biết
Chưa biết
Biết
Chưa biết
Biết
Chưa biết
0/49 trẻ
49/49 trẻ
Tỉ lệ 100%
0/49 trẻ
49/49 trẻ
Tỉ lệ 100%
0/49 trẻ
49/49 trẻ
Tỉ lệ 100%
Từ kết quả điều tra trên cho thấy giáo viên cũng có một số hạn chế như sau:
c. Về phía giáo viên:
Kiến thức và giãi pháp tiết kiệm năng lượng còn hạn chế.
Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng và thói quen tiết kiệm năng lượng cho trẻ. 
Đối với chỉ số nêu hành động, nhận thức của trẻ về năng lượng xung quanh như trên cho chúng ta thấy được rằng thực trạng lớp mẫu giáo nhỡ B2 các cháu còn nhỏ chưa ý thức được hành động đúng sai, chưa quan tâm, chưa biết cách tiết kiệm năng lượng, không vì cháu kém phát triển về trí tuệ hay vì cá tính cá biệt mà có hành vi biểu hiện như thế, cái chính thực chất dẫn đến tình trạng này là vì cháu chưa hiểu được năng lượng là gì? Tiết kiệm năng lượng để làm gì? Và làm những gì để tiết kiệm năng lượng?
Xác định được những lý do dẫn đến tình trạng yếu kém việc “Sử dụng năng lượng” ở lớp mình từng bước tôi đã có kế hoạch giải pháp đưa vào giáo dục các cháu với nhiều hình thức, với nhiều phương pháp, thực hiện trong suốt các hoạt động của chế độ sinh hoạt 1 ngày có hiệu quả. 
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tích hợp lồng ghép các nội dung dạy trẻ tiết kiệm năng lượng vào các chủ đề 
Khi xây dựng kế hoạch tôi lựa chọn nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả phải phù hợp với điều kiện và cuộc sống của trẻ, phù hợp với chủ đề của hoạt động: Ví dụ: Chủ đề tháng 10 “ Bản thân” 
-Về kiến thức ; Trẻ biết nhu cầu bản thân trẻ về năng lượng như: Để đọc sách, sưởi ấm. xem ti vi, nghe nhạclàm thế nào để tiết kiệm năng lượng: Tắt điện, quạt khi ra khỏi phòng, tắt ti vi khi không xem.
- Về kỹ năng: Chú ý quan sát và bắt chước những việc làm của người lớn: Khi ra khỏi nhà phải tắt điện
- Về thái độ: Không đồng tình với những hành vi không tiết kiệm điện. Chủ đề : “Gia đình”: Trẻ biết các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình, cách sử dụng và sử dụng tiết kiệm.
	Chủ đề “ Giao thông”: Trẻ biết lợi ích của nhiên liệu ( xăng, dầu, ga) và biết cách tiết kiệm như đi xe đạp thay cho việc đi ô tô, xe máy
	Chủ đề “Hiện tượng tự nhiên” trẻ biết lợi ích năng lượng mặt trời, năng lượng gió Từ mục tiêu tôi xây dựng kế hoạch trong hoạt động.
Tháng
Nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
Hình thức tổ chức
Các hoạt động
Tháng 9
- Trò chuyện về khung cảnh trường mầm non của bé với lớp học nhiều cửa sổ, sân trường có nhiều cây xanh
+ Cô cùng trẻ xây dựng nội quy sử dụng năng lượng tiết kiệm trong lớp và dùng những ký hiệu minh họa kèm khẩu lệnh
- Dạy

File đính kèm:

  • docgdmgkimoanhmncobidoc_202202121.doc