SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác nuôi ăn bán trú trong Trường Mầm non Vũ An

Vũ An là một xã thuần nông, mật độ dân cư đông, diện tích đất rộng, trải dài và nằm cách xã trung tâm của huyện. Xong được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và Đảng ủy, chính quyền địa phương đến nay trường có 12 phòng học được đầu tư đầy đủ đồ dùng- trang thiết bị hiện đại: ti vi, máy tính, loa... phục vụ cho công tác chăm sóc- giáo dục trẻ, có sân chơi, đồ chơi ngoài trời, vườn cổ tích, khu vui chơi phát triển thể chất cho trẻ và 1 khu bếp ăn đảm bảo yêu cầu chung.

Trường có 25 CB- GV- NV. Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuẩn trở lên. Hiện tại trường có 23/25 giáo viên đạt trên chuẩn chiếm tỉ lệ 92,0 % và còn 1 đồng chí đang theo học Đại học. 100% CB- GV- NV trong trường luôn nêu cao tinh thần tự giác, có ý thức trách nhiệm với công việc, có tinh thần làm chủ, năng động, sáng tạo, đoàn kết thống nhất xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh đáp ứng với nhu cầu của xã hội và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc- giáo dục, nuôi dưỡng trẻ.

doc17 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác nuôi ăn bán trú trong Trường Mầm non Vũ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Phòng giáo dục Đào tạo Kiến Xương
 Tên tôi là : Chu Thị Liên
 Sinh ngày: 24/12/1982
 Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Vũ An
 Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng 
 Trình độ chuyên môn: Đại học 
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao 
chất lượng công tác nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non Vũ An”
 Lĩnh vực áp dụng : Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng 
 Ngày áp dụng: 09/2023
 - Mô tả bản chất của sáng kiến:
 Đánh giá thực trạng về chất lượng giáo dục trong nhà trường rút ra những ưu 
điểm và hạn chế từ đó đưa ra những kiểm chứng, biện pháp để thực hiện tốt việc 
quản lý nâng cao chất lượng giáo chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường .
 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 + Điều kiện về cơ sơ vật chất, máy tính 
 + Tài liệu, phần mềm, mạng internet, các đồ dùng phục vụ cho việc nuôi ăn 
bán trú trong nhà trường.
 + BGH, GV , Ban đại diện phụ huynh, phụ huynh học sinh trong toàn trường
 - Đánh giá lợi ích thu được từ áp dụng sáng kiến đã đạt được những kết 
quả sau:
 + Đối với bản thân và giáo viên đã có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng 
dạy chăm sóc trẻ đặc biệt trong việc quản lý để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi 
ăn bán trú . 2
 Phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền giữa 
nhà trường ,phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc cho trẻ ở trường và ở nhà 
 + Đối với trẻ: 
 Giúp trẻ có nề nếp ăn ngủ và trong sinh hoạt hàng ngày.
 Bằng một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thực hiện sáng kiến tôi 
thấy chất lượng chăm sóc nuôi ăn bán trú của nhà trường đã đạt được mục tiêu đề 
ra, đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng được nâng cao về trình độ chuyên môn, có kinh 
nghiệm trong chăm sóc trẻ, đối với trẻ được rèn nề nếp thói quen ăn ngủ thường 
xuyên và hàng ngày nên trẻ phát triển tốt mọi lĩnh vực. Vậy tôi làm đơn này xin 
được hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến của tôi, tôi xin cam đoan mọi thông 
tin trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Vũ An, ngày 3 tháng 04 năm 2024
 Người nộp đơn
 Chu Thị Liên 3
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 I.THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác nuôi 
ăn bán trú trong trường mầm non Vũ An ”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
 3. Tác giả: Chu Thị Liên
 Sinh ngày: 24/12/1982
 Trình độ chuyên môn: Đại học - Chức vụ : Phó Hiệu Trưởng
 Đơn vị công tác : Trường Mầm Non Vũ An
 Điện thoại: 0834612850 - Tỷ lệ đóng góp tạo ra ý kiến: 100%
 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến; Trường Mầm non Vũ An
 Địa chỉ : Thôn Đô Lương – Vũ An – Kiến Xương – Thái Bình
 5. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2023-2024
 II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 1.Tên sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác nuôi 
ăn bán trú trong trường Mầm Non Vũ An”
 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
 3.Mô tả bản chất của sáng kiến :
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
 Vũ An là một xã thuần nông, mật độ dân cư đông, diện tích đất rộng, trải dài 
và nằm cách xã trung tâm của huyện. Xong được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo 
và Đảng ủy, chính quyền địa phương đến nay trường có 12 phòng học được đầu tư 
đầy đủ đồ dùng- trang thiết bị hiện đại: ti vi, máy tính, loa... phục vụ cho công tác 
chăm sóc- giáo dục trẻ, có sân chơi, đồ chơi ngoài trời, vườn cổ tích, khu vui chơi 
phát triển thể chất cho trẻ và 1 khu bếp ăn đảm bảo yêu cầu chung. 
 Trường có 25 CB- GV- NV. Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe được đào tạo chuyên 
môn nghiệp vụ chuẩn trở lên. Hiện tại trường có 23/25 giáo viên đạt trên chuẩn 
chiếm tỉ lệ 92,0 % và còn 1 đồng chí đang theo học Đại học. 100% CB- GV- NV 
trong trường luôn nêu cao tinh thần tự giác, có ý thức trách nhiệm với công việc, 
có tinh thần làm chủ, năng động, sáng tạo, đoàn kết thống nhất xây dựng môi 4
trường giáo dục lành mạnh đáp ứng với nhu cầu của xã hội và hoàn thành xuất sắc 
nhiệm vụ chăm sóc- giáo dục, nuôi dưỡng trẻ.
 Trường đã phân công, sắp xếp đội ngũ giáo viên phù hợp với năng lực, trình 
độ chuyên môn và với điều kiện thực tế của địa phương
 Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo sát xao việc tổ 
chức, thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo đúng sự chỉ đạo của Phòng 
GD&ĐT Kiến xương; Thường xuyên kiểm tra, giám sát đáng giá, rút kinh nghiệm 
cho giáo viên.
 Bên cạnh đó không thể không nói đến sự nhiệt tình của các bậc phụ huynh đã 
tham gia đóng góp ngày công, giờ công lao động vào việc cải tạo, chăm sóc vườn 
rau xanh cho trẻ.
 Như vậy có thể khẳng định chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong trường học 
là yếu tố luôn được quan tâm mà đội ngũ giáo viên có một vai trò cực kì quan 
trọng, nó không chỉ quyết định đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà 
trường mà còn gây được lòng tin của xã hội, của phụ huynh học sinh đối với bậc 
học. Đặc biệt là bồi dưỡng về kiến thức chăm sóc trẻ cho nhân viên nuôi dưỡng 
đáp ứng yêu cầu của ngành học trong giai đoạn mới.
 Việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong trường Mầm non như 
thế nào để nâng cao được chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng là vấn đề mà ban giám 
hiệu và toàn thể cán bộ giáo viên cần phải quan tâm và thực hiện tốt để đảm bảo 
chất lượng chăm sóc trẻ\ của nhà trường. 
 Thực hiện nhiệm vụ trong năm học 2023-2024 của nhà trường là nâng cao 
chất lượng công tác nuôi ăn bán trú . Là một cán bộ quản lý tôi phải làm thế nào để 
nâng cao chất lượng công tác bán trú trong nhà trường? Đó là vấn đề tôi luôn băn 
khoăn, trăn trở và tôi đã tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp để nâng cao được chất 
lượng công tác nuôi ăn bán trú .
 Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác nuôi 
ăn bán trú trong trường mầm non Vũ An ” Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của 
nhà trường ngày càng đạt hiệu quả hơn và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi 
dưỡng. 5
 Thông qua sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác nuôi 
ăn bán trú trong trường mầm non Vũ An ” tôi đã rút ra cho mình được nhiều kinh 
nghiệm quý báu. Trong trường mầm non thì vấn đề quan tâm đầu tiên, trước hết là 
công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Để làm tốt được công tác này thì người 
quản lý phải biết đưa ra được các biện pháp khả thi để nâng cao được chất lượng 
chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường.
 Thường xuyên tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh 
về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường và gia đình .
 Việc duy trì chất lượng giáo dục trong trường mầm non và nâng cao chất 
lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là việc làm cần thường 
xuyên và liên tục đã trải qua nhiều năm, nhiều người thực hiện. Thế nhưng ở mỗi 
địa phương, mỗi trường thì việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ có 
sự khác nhau. Đối với trường mầm non Vũ An thì công tác này được quan tâm chú 
trọng và xúc tiến ngay từ những ngày đầu của năm học. Vì vậy là một người quản 
lý tôi luôn chấp hành theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng, 
tôi luôn thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như 
nâng cao chất lượng giảng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ rất cần thiết 
và hết sức quan trọng. 
 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 * Mục đích của giải pháp:
 Để tiến hành thực hiện việc nâng cao chất lượng công tác bán trú trong trường 
mầm non. Sau một thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy như sau:
 a)Thuận lợi:
 - Năm học 2023 – 2024 cơ sở vật chất đầy đủ khang trang môi trường thân 
thiện tạo điều kiện thuận lợi cho chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 - Được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Kiến Xương, 
cũng như sự quan tâm của các cấp, các ngành lãnh đạo địa phương, ban đại diện 
phụ huynh học sinh và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh đối với việc 
chăm chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ. 6
 - Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có 
tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được phân công. 100% cán bộ giáo viên 
trong nhà trường đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
 - Đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, được phụ huynh học sinh tin tưởng 
ủng hộ.
 - Ban giám hiệu luôn đoàn kết hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong mọi công việc, nhất 
là công tác chăm sóc nuôi dưỡng nhà trường đặt lên hàng đầu.
 Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường được nâng lên rõ rệt. 
 - Cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng mới khang trang sạch sẽ, kiên cố, 
có đầy đủ đồ dùng phục vụ công tác bán trú. Nhà trường làm tốt công tác xã hội 
hóa giáo dục huy động sự đóng góp của phụ huynh học sinh, sự quan tâm của 
ngành học để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi ăn bán trú .
 b) Khó khăn: 
 - Phần đông các cháu được gửi đến trường là con em dân lao động, buôn bán 
nhỏ nên họ chưa dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc trẻ.
 * Nội dung giải pháp:
 Bác Hồ kính yêu đã từng dạy: 
 " Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"
 Để thực hiện tốt lời dạy của Bác. Bản thân là một cán bộ quản lý tôi đã luôn 
cố gắng học tập nâng cao trình độ, tu dưỡng và rèn luyện để trang bị cho mình 
những kiến thức cơ bản nhằm chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc- 
nuôi dưỡng trẻ góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Muốn trẻ phát triển 
không chỉ có kiến thức là đủ mà cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác như: Nhà 
trường, gia đình, xã hội và môi trường. 
 Xuất phát từ những hiện trạng, nguyên nhân chủ yếu trên và nhận thức được 
tầm quan trọng của vấn đề. Để nâng cao chất lượng chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ ở 
trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, là một quản lý tôi đã không ngừng 
suy nghĩ và tìm ra: "Một số biện pháp nâng cao công tác nuôi ăn bán trú ở 
trường Mầm non” 7
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
 Để đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ được tốt hơn, bản thân tôi cùng với Ban giám 
hiệu, giáo viên họp và thống nhất tìm ra giải pháp tốt nhất để quản lý,chỉ đạo cho 
tổ nuôi dưỡng lựa chọn, thay đổi thực đơn theo tuần, theo tháng, theo mùa phù hợp 
với trẻ. Bản thân tôi là người quản lý công tác chất lượng nuôi ăn bán trú của nhà 
trường nhận thức tầm quan trọng của công tác giáo dục cho trẻ, cùng với tinh thần 
trách nhiệm cao tôi thường xuyên theo dõi, dự giờ các hoạt động chăm sóc trẻ của 
giáo viên như giờ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân , để có biện pháp thực hiện và 
thay đổi kịp thời. Sau đây là môt số biện pháp thực hiện trong việc nâng cao chất 
lượng công tác nuôi ăn bán trú trong trường mầm non Vũ An mà chúng tôi đã thực 
hiện.
 Biện pháp1: Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo bán trú.
 Căn cứ công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 của 
PGD&ĐT huyện Kiến Xương nhà trường xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng 
trẻ năm học 2023-2024 bám sát các nhiệm vụ chung và căn cứ tình hình thực tế 
của đợn vị để xây dựng các tiêu chí trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.Từ đó 
đề ra các giải pháp thực hiện cụ thể, triển khai các nhiệm vụ theo từng tháng, tuần 
có đánh giá kết quả công việc sau khi thực hiện để điều chỉnh và rút kinh nghiệm 
cho các tháng tiếp theo.
 Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu đã phân công nhiệm vụ và quy định trách 
nhiệm cụ thể cho các thành viên trong tổ công tác nuôi ăn bán trú hàng ngày có 
nhiệm vụ:
 - Chịu trách nhiệm về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn nhà 
trường và chất lượng bữa ăn về định lượng, dưỡng chất đúng với giá trị mức ăn.
 - Kiểm tra số lượng thực phẩm theo tính ăn, tính khẩu phần ăn cho trẻ.
 - Kiểm tra, giám sát chất lượng, nguồn gốc thực phẩm nấu ăn cho trẻ.
 - Kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm trong quá trình tiếp nhận, sơ chế, 
chế biến thực phẩm, chia thức ăn cho trẻ hàng ngày tại trường.
 Kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh khu sơ chế, chế biến sử dụng, bảo
 quản đồ dùng bán trú, hệ thống ga, điện, nước trong nhà bếp. 8
 - Kiểm tra, giám sát việc chia ăn theo đúng định lượng cho trẻ theo từng độ
 tuổi và theo sĩ số lớp.
 - Thực hiện ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu vào sổ kiếm thực 3 bước theo 
qui định. 
 - Ghi bảng tài chính công khai trước 9h hàng ngày.
 - Bộ phận nuôi dưỡng lập đầy lưu các loại hồ sơ sổ sách bán trú theo quy 
định.
 - Hồ sơ bán trú được ghi chép, cập nhật hàng ngày về số lượng, nguồn gốc, 
xuất xứ của các thực phẩm mua vào, lưu mẫu thức ăn đã chế biến, theo dõi việc 
cho trẻ ăn đúng theo thực đơn.
 - Phó hiệu trưởng chi đạo, giảm sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an
 toàn thực phẩm, chế độ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn theo quy định, 
thực hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo mùa, phun thuốc khử trùng định kỳ 
2 lần năm học. 
 Biện pháp 2: Quản lý tài chính khâu bán trú
 - Chỉ đạo về việc thu - chỉ để thực hiện tốt việc thu - chi, nhà trưởng tiến hành 
họp Ban đại diện cho cha mẹ học sinh thông qua dự thảo kế hoạch thu chi. 
 - Thực hiện đảm bảo nguyên tắc tài chính trong việc thu chi: Khi mua hàng 
kèm theo chứng từ hóa đơn, đúng theo giá cả thị trường, đúng pháp luật, công khai 
tài chính hàng ngày thông qua bản tin của nhà trường để phụ huynh được biết.
 - Phân công người thu vào những ngày đầu của tháng (từ ngày mồng 01 đến 
ngày mồng10) tổng số tiền thu trong tháng niêm yết tại bàn thu, số ngày thực học 
của trẻ do giáo viên theo dõi và bảo số liệu trực tiếp hàng ngày với bộ phận kế 
toàn. Tiến hành chi theo kế hoạch đã đề ra.
 - Hiệu trưởng kiểm tra kết quả thực hiện và kí duyệt.
 Biện pháp 3: Quản lý việc xây dựng thực đơn và điều tra khẩu phần ăn. 
 * Trẻ nhà trẻ: 
 Chế độ ăn: Cơm thường
 - Nhu cầu năng lượng khuyến nghị của 1 trẻ trong 1 ngày là: 900-1000Kcal
 : Cơ sở GDMN (chiếm 60 - 70%/ngày) 9
 - Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Hai bữa chính và một bữa
 phụ.
 + Năng lượng phân phối cho các bữa ăn:
 Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi 
chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày.
 Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày. - Nước uống: 
khoảng 0,8 lit - 1,6 lít trẻ /ngày (kể cả nước trong thức ăn).
 * Trẻ mẫu giáo: 
 - Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của 1 trẻ mẫu giáo trong 1 ngày là: 1230-
1320Kcal.
 Chế độ ăn: Cả ngày(chiếm 50 - 55%/ ngày
 - Cho trẻ ăn 2 bữa ngày tại trường gồm 1 bữa chính và 1 bữa phụ
 - Cơ sở GDMN 615-726 Kcal.
 + Năng lượng phân phối cho các bữa ăn:
 Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ 
cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày,
 - Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn). 
 Để quản lý việc xây dựng thực đơn và điều tra khẩu phần ăn để chế độ ăn đảm 
bảo, đáp ứng được nhu cầu năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng với mức tiền 
ăn thực tế tại trường là 15.000d/trẻ/ngày chúng tôi đã thực hiện như sau:
 + Xây dựng thực đơn cụ thể, điều tra khẩu phần ăn cho trẻ trước một tuần trên 
phần mềm Nutrial. 
 + Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo tháng theo mùa các món ăn 
của thực đơn tuần 1 và 3 giống nhau, tuần 2 và 4 giống nhau. Thay đổi sự kết hợp 
giữa các loại thực phẩm để tạo ra các món ăn khác nhau. Thực đơn cân đối hợp lý, 
đa dạng nhiều loại thực phẩm để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ 
thể, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm .
 - Phối hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, trung bình thực đơn 1 
ngày của trẻ sử dụng từ 7-10 loại thực phẩm, trong mỗi bữa ăn phải có đủ 4 nhóm 10
thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng là nhóm chất bột đường, nhóm chất 
béo,nhóm chất đạm, nhóm vitamin và chất khoảng tạo ra các bữa ăn hợp lý cho trẻ.
 - Xây dựng khẩu phần ăn, lựa chọn thực phẩm đảm bao nhu cầu khuyến nghị 
về năng lượng, cân đối các chất cung cấp năng lượng protit, lipit, gluxit (P-L- G) 
theo nhu cầu khuyến nghị câu đối thành phần các chất dinh dưỡng, vitamin và 
muối khoảng trong phân phấn ăn (60% Protein trở lên; Lipi: 70% Lipit động vật, 
30% Lipit thực vật.
 Sử dụng muối hợp lý trong chế biến món ăn, không sử dụng thực phẩm đóng 
gói và chế biến sẵn. Muối là loại gia vị được sử dụng hàng ngày trong chế biển 
món ăn nhưng cơ thể chỉ cần một lượng rất ít, đối với trẻ mầm non nên sử dụng 
muối i ốt trong chế biến món ăn và chỉ nên sử dụng dưới 3g muối/ngày. Theo một 
số kết quả nghiên cứu, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia, không có 
lợi cho sức khỏe của trẻ, là một trong những nguyên nhân gây thừa cân, béo phì. 
Bánh kẹo có đường tạo cảm giác no giả là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Mặt 
khác thực phẩm chế biến sẵn thường có giá thành cao. Chính vì vậy khi xây dựng 
thực đơn chúng tối loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chế biến sẵn như (mì tôm, xúc 
xích, bánh kẹo, giò, cha ...) trong thực đơn hàng ngày của trẻ. 
 + Sử dụng nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, sẵn có tại địa phương cho bữa 
ăn hàng ngày của trẻ đảm bảo tươi, sạch, an toàn, tiết kiệm chi phí. Một tuần cho 
trẻ ăn 3 bữa cá, tôm, cua còn tươi sống. Hợp đồng rau sạch với cơ sở có uy tín, yêu 
cầu lấy tại địa phương để giảm giá thành, thu gom từ các gia đình, hội nông dân có 
mô hình trồng rau sạch, huy động phụ huynh cung cấp thực phẩm sạch cho bữa ăn 
của trẻ
 + Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi.
 + Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường cho trẻ mẫu giáo phải đảm bảo 
cung cấp cho trẻ 50 - 55% nhu cầu năng lượng 615- 720 Kcal/ngày và tuyên truyền 
cho gia đình trẻ cung cấp những phần còn lại khi trẻ về nhà: 45 - 50% năng lượng, 
để đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ.
 + Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 
25% đến 35% năng lượng cả ngày, bữa phụ 10% đến 15% cả ngày.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_nuoi_an_b.doc
Giáo Án Liên Quan