SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường mầm non nông thôn

Lời bài hát khẳng định trẻ em là tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi họ tộc, và mỗi gia đình Việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Ngày 10/2/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua và tuyên bố nghị quyết số 217A về Quyền con người. Tại điều 25, Liên hợp quốc đã thông báo rằng: “Trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt, tất cả trẻ em trong hay ngoài giá thú đều được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau”. Bác Hồ đã nói: “Trẻ em như búp trên cành”, ý nói giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời cần được chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhất Vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe cho đối tượng học sinh lúc nào cũng có nhiều ý nghĩa thiết thực và giữ một vai trò, vị trí quan trọng của mỗi quốc gia.

 Trong cuộc đời của một con người, người học sinh có khoảng 20 năm phải ngồi trên ghế nhà trường từ bậc mầm non đến bậc trung học phổ thông để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Học sinh là đối tượng đang ở trong giai đoạn phát triển và lớn nhanh về mọi mặt. Do đó muốn có một thế hệ tương lai vừa khỏe mạnh, vừa thông minh thì toàn xã hội cần phải chú ý đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các em ngay từ tuổi đến trường. Nhất là bậc mầm non các em rất cần sự quan tâm, chăm sóc năng niu vì các em còn rất nhỏ chưa thể tự ăn, uống, vệ sinh cá nhân. và cũng chưa phân biệt được thói quen, hành động nào là tốt và chưa tốt. Trẻ em như búp trên cành biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan. Nhưng nếu không có sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã hội nói chung, ngành y tế & giáo dục nói riêng thì những yếu tố nguy cơ như bệnh truyền nhiễm, ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích.sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe các em, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học là điều không thể tránh khỏi và trở thành vấn đề lớn của xã hội. Nhiều loại bệnh tật có thể để lại di chứng nghiêm trọng ảnh hưởng không tốt suốt cả cuộc đời của các em nếu như không được chăm sóc, bảo vệ một cách đầy đủ. Mặt khác hiện nay Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác tình hình bệnh dịch đang diễn biến rất phức tạp, có nguy cơ bùng phát. Đó là dịch bệnh theo mùa: bệnh mùa thu đông: như cúm, viêm đường hô hấp, viêm Amidan .bệnh mùa đông xuân khi thời tiết mưa ẩm nhiều như viêm đường hô hấp, thủy đậu, sốt virut bệnh mùa hè như: tay chân miệng, tiêu chảy Hay những dịch bệnh nổi cộm như đau mắt đỏ, sởi/rubella, sốt virus, tay chân miệng, Zika, Ebola Lứa tuổi chủ yếu mắc phải là trẻ em dưới 5 tuổi. Nên việc vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường mầm non là vô cùng quan trọng.

 

doc33 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường mầm non nông thôn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
«««««««
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC Y TẾ HỌC ĐƯỜNG
 TRONG TRƯỜNG MẦM NON NÔNG THÔN”
 Tác giả: Nguyễn Thị Vân
 Lĩnh vực: Khác
 Cấp học: Mầm non
Năm học: 2016 - 2017 
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
02
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
02
 I. Cơ sở lý luận
05
 II. Thực trạng vấn đề
05
III. Các biện pháp đã tiến hành
05
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế học đường.
05
 Biện Pháp 2: : Khảo sát kết quả điều tra sức khỏe đầu năm của trẻ, tổng hợp danh sách trẻ cần quan tâm, đề ra phương pháp chăm sóc tốt nhất.
09
 Biện pháp 3 : Cùng cán bộ giáo viên nhân viên tạo môi trường thân thiện, trong sạch an toàn cho trẻ.
11
 Biện pháp 4: Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp tích cực tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ.
12
 Biện pháp 5: : Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp, xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
14
 Biện pháp 6: Nghiêm túc trong quản lý theo dõi biểu đồ tăng trưởng, tổ chức khám sức khỏe định kì cho trẻ. 
15
Biện pháp 7 : Xử lý cấp cứu nhanh chóng, kịp thời, chính xác các trường hợp mắc bệnh và tai nạn thương tích (nếu có) theo đúng chức trách của y tế trường học:
16
 Biện pháp 8: Làm tôt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc cha mẹ phòng chống dịch bệnh cho trẻ 
17
Biện pháp 9: Tham mưu bổ sung trang thiết bị y tế, báo cáo kịp thời với lãnh đạo nhà trường và y tế cấp trên khi có hiện tượng bất thường:
18
 Biện pháp 10: Tích cực hoạt động, nhiệt tình trong công tác chữ thập đỏ của nhà trường:
19
 III. Hiệu quả của sáng kiến
20
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
25
 I. Kết luận
25
 II. Bài học kinh nghiệm
25
 III. Kiến nghị
26
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
27
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai
Đó là vần thơ, cũng là câu hát
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.
Xin được nhắc ngàn lần hơn thế
Xin điệp khúc triệu lần hơn thế
Lời bài hát khẳng định trẻ em là tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi họ tộc, và mỗi gia đìnhViệc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Ngày 10/2/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua và tuyên bố nghị quyết số 217A về Quyền con người. Tại điều 25, Liên hợp quốc đã thông báo rằng: “Trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt, tất cả trẻ em trong hay ngoài giá thú đều được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau”. Bác Hồ đã nói: “Trẻ em như búp trên cành”, ý nói giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời cần được chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhất Vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe cho đối tượng học sinh lúc nào cũng có nhiều ý nghĩa thiết thực và giữ một vai trò, vị trí quan trọng của mỗi quốc gia. 
 	Trong cuộc đời của một con người, người học sinh có khoảng 20 năm phải ngồi trên ghế nhà trường từ bậc mầm non đến bậc trung học phổ thông để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Học sinh là đối tượng đang ở trong giai đoạn phát triển và lớn nhanh về mọi mặt. Do đó muốn có một thế hệ tương lai vừa khỏe mạnh, vừa thông minh thì toàn xã hội cần phải chú ý đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các em ngay từ tuổi đến trường. Nhất là bậc mầm non các em rất cần sự quan tâm, chăm sóc năng niu vì các em còn rất nhỏ chưa thể tự ăn, uống, vệ sinh cá nhân... và cũng chưa phân biệt được thói quen, hành động nào là tốt và chưa tốt. Trẻ em như búp trên cành biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan. Nhưng nếu không có sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã hội nói chung, ngành y tế & giáo dục nói riêng thì những yếu tố nguy cơ như bệnh truyền nhiễm, ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích...sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe các em, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học là điều không thể tránh khỏi và trở thành vấn đề lớn của xã hội. Nhiều loại bệnh tật có thể để lại di chứng nghiêm trọng ảnh hưởng không tốt suốt cả cuộc đời của các em nếu như không được chăm sóc, bảo vệ một cách đầy đủ. Mặt khác hiện nay Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác tình hình bệnh dịch đang diễn biến rất phức tạp, có nguy cơ bùng phát. Đó là dịch bệnh theo mùa: bệnh mùa thu đông: như cúm, viêm đường hô hấp, viêm Amidan..bệnh mùa đông xuân khi thời tiết mưa ẩm nhiều như viêm đường hô hấp, thủy đậu, sốt virutbệnh mùa hè như: tay chân miệng, tiêu chảyHay những dịch bệnh nổi cộm như đau mắt đỏ, sởi/rubella, sốt virus, tay chân miệng, Zika, EbolaLứa tuổi chủ yếu mắc phải là trẻ em dưới 5 tuổi. Nên việc vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường mầm non là vô cùng quan trọng.
 	Nhà trường là nơi giáo dục toàn diện cho cả một thế hệ trẻ liên tục từ hết thế hệ này kế tiếp đến các thế hệ khác. Vì vậy, Y tế trường học là mắt xích quan trọng nối liền chăm sóc y tế với giáo dục tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được bảo vệ, chăm sóc toàn diện, thiết thực, kịp thời để phát triển toàn diện về đức - chí- thể- mỹ - lao động và là một công tác cần được quan tâm triển khai hoạt động một cách liên tục nhằm chuyển biến các kiến thức khoa học thành các kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học đường, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển giáo dục và xa hơn nữa là sức khỏe của dân tộc mai sau. Tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khỏe trong trường mầm non, mặc dù đã được quan tâm nhưng vì nhiều lý do nên mới chỉ chú ý đến bề ngoài còn mang nặng tính hình thức mà chưa phát triển sâu rộng.
 	 Là một cán bộ Y Tế, xác định được tầm quan trọng của công tác y tế học đường, và nhiệm vụ quan trọng của mình tôi mạnh dạn chọn đề tài:"Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường mầm non nông thôn".
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:
 	Từ năm 2009 đến nay nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước, các cấp các ngành y tế trường học đã có biên chế chính thức tại hầu hết tất cả các trường học trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng, tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh những hoạt động trong lĩnh vực này và là cơ sở xây dựng kế hoạch triển khai công tác y tế trong trường học. Tạo tiền đề thúc đẩy cho công tác này được hoạt động tốt, hạn chế tới mức thấp nhất trẻ mắc bệnh ở tuổi học đường, thực hiện mục tiêu chương trình nêu cao khẩu hiệu “Vì sức khoẻ trẻ em”. 
 	Trường mầm non nơi tôi đang công tác là trường c«ng lËp cã 1 ®iÓm tr­êng nằm ở trung tâm xã với trình độ dân trí và điều kiện kinh tế khá phát triển. Nhà trường luôn được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo sát sao nhưng việc thực hiện chăm sóc sức khỏe học đường còn gặp nhiều khó khăn. Cộng đồng dân cư tại địa phương chưa thay đổi được nhận thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh” mà chỉ đợi có bệnh mới “vái tứ phương”, chưa hiểu hết tầm quan trọng của y tế dự phòng. Chính vì vậy trẻ em tại địa phương hầu hết được chăm sóc theo kinh nghiệm của cha ông để lại, nhiều trẻ chưa được chăm sóc đúng cách, khoa học ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển thể chất và tinh thần.
 Các em cần lắm sự đảm bảo an toàn về sức khỏe để phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần, để học tập thật tốt sau này là những chủ nhân tương lai của đất nước. “Cầu” thì quá cấp thiết xong “cung” thì chưa đủ đáp ứng.
 Vì vậy, công tác y tế học đường là vô cùng quan trọng là nhiệm vụ trọng điểm góp phần năng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ em, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện về đức- chí- thể- mỹ - lao động
	II. Thực trạng vấn đề (nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n gÆp ph¶i trong qu¸ tr×nh c«ng t¸c): 
 	a. Thuận lợi:
 	- Đã có phòng y tế riêng, diện tích 18m2 thỏa mãn yêu cầu của phòng y tế trong cơ sở giáo dục.
 	- Bản thân tôi là cán bộ chuyên trách về y tế, được đào tạo bằng điều dưỡng đa khoa và có biên chế chính thức tại trường.
 	- Đội ngũ giáo viên của trường rất trẻ nhiệt tình trong công việc, yêu nghề, mến trẻ.
 	- Bước đầu đã có sự trao đổi hai chiều, phồi hợp về chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh.
 	- Y tế nhà trường được Phòng Giáo dục & Đào tạo, trung tâm y tế tập huấn tập huấn đầy đủ về công tác y tế học đường.
	b. Khó khăn:
 	 - Đã có phòng y tế riêng nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu và thô sơ.
 	- Phòng học diện tích còn hạn chế nên việc tổ chức các hoạt động và mọi sinh hoạt của trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
 	- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ có trách nhiệm cao nhưng trình độ chuyên môn chưa đồng đều, nhiều đồng chí tuổi đời còn trẻ chưa có gia đình nên kinh nghiệm chăm sóc con trẻ còn nhiều hạn chế. 
 	- Tỷ lệ trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh về tiêu hóa, bệnh về mắt, bệnh răng miệng còn cao. Việc chăm sóc chủ yếu dựa vào những kiến thức thực hành chăm sóc sức khỏe của giáo viên được cung cấp ở các trường Sư phạm mầm non, qua học tập bồi dưỡng các chuyên đề do các cấp tổ chức hoặc qua phối hợp với Y tế địa phương. 
 	- Sự liên kết, trao đổi hai chiều giữa gia đình và nhà trường chưa tỏ rõ hiệu quả rõ rệt trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ. 
 	- Công tác y tế trường học nói chung và y tế mầm non nói riêng còn gập rất nhiều khó khăn do kinh phí hoạt động của công tác này trong trường học rất hạn hẹp nên chưa thể tỏ rõ hiệu quả vượt trội.
	- Nhà trường đã chỉ đạo 100% nhóm lớp xây dựng góc tuyên truyền song chưa hiệu quả, chưa cập nhật được những thông tin mang tính thời sự, hình ảnh và nội dung còn nghèo nàn không được thay đổi thường xuyên. 
	- Phụ huynh học sinh chưa hiểu hết tầm quan trọng của công tác phối kết hợp giữa Nhà trường - Gia đình về chăm sức khoẻ cho trẻ. Do đó, công tác tuyên truyền chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của họ.
 	Với thực tế như vậy tôi đã tìm ra những giải pháp khắc phục để có kết quả như ý muốn.
 	III. Các biện pháp đã tiến hành:
	Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế học đường.
 	 Đây là công tác quan trọng hàng đầu được thực hiện vào đầu năm học,. Một nhân viên y tế trường học muốn công tác Y tế học đường hoạt động có hiệu quả thì phải xây dựng được kế hoạch một cách thiết thực, hiệu quả nhất để trình lãnh đạo phê duyệt và tổ chức thực hiện.
 	Tùy theo đặc thù của đơn vị, chương trình y tế của địa phương mà người cán bộ y tế trường học mới xây dựng chi tiết về kế hoạch của mình. Khi lên kế hoạch, tôi luôn chú trọng đến việc thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về việc phòng bệnh rải đều trong 9 tháng học tập, tháng nào tại địa phương thường hay xuất hiện loại bệnh gì thì tuyên truyền, giáo dục loại bệnh đó. Ngoài ra tôi còn đặc biệt chú trọng đến các đại dịch mang tính chất thời sự mà thế giới và nước ta quan tâm, lo lắng. 
	Ví dụ: Dịch cúm A H7N9, cúm AH5N1... hoặc trong năm học có dịch Ebola, Zika, Chân - Tay - Miệng, sốt xuất huyết tôi sẽ xây dựng một kế hoạch thực hiện riêng để đạt hiệu quả tuyên truyền giáo dục cao hơn.
 	Trong quá trình thực hiện tôi cũng luôn bám sát theo chỉ đạo của Phòng giáo dục, kế hoạch tháng của nhà trường, chương trình y tế địa phương để kịp thời bổ sung vào kế hoạch thực hiện cũng như có được sự chủ động để phối hợp với thực hiện các chương trình y tế cho đơn vị. 
 	Bên cạnh đó, tôi lập kế hoạch hoạt động rõ ràng cụ thể cho công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh tai nạn thương tích ngay từ đầu năm học trình lãnh đạo. Chính vì vậy công tác y tế học đường tại trường luôn được chuẩn bị bị đầy đủ, chu toàn, sẵn sàng hoạt động hiệu quả. 
Kế hoạch Y tế trường học được tôi xây dựng như sau:
Tháng
Nội dung công việc
Người thực hiện
Tháng 9
- Tuần 1: Họp kiện toàn ban chỉ đạo y tế học đường, tuyên truyền VSCN, vệ sinh trường lớp. tổ chức tổng vệ sinh toàn trường
- Tuần 2: Kiểm tra vệ sinh các lớp, nhà bếp, cân đo dóng biểu đồ tăng trưởng cho học sinh toàn trường lần 1.
- Tuần 3: Tổ chức tập huấn sơ cấp cứu
- Tuần 4: Tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích theo thông tư 13, Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, viêm đường hô hấp.
- Lập danh sách học sinh khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn đề nghị nhà trường đỡ đầu.
Nhân viên y tế, 
CB - GV - NV toàn trường.
BCĐ YTHĐ
BCĐ YTHĐ
Y tế
Tháng 10
Tháng 10
- Tuần 1: Họp giao ban ban chỉ đạo y tế học đường. tuyên truyền phòng chống bệnh Tay châm miệng, viêm đường hô hấp cấp, bệnh do viuss Zika, kiến ba khoang gây ra. 
- Tuần 2: Cân đo dóng biểu đồ tăng trưởng cho học sinh SDD-BP-TC, tổ chức khám sức khỏe cho học sinh toàn trường lần 1
- Tuần 3, 4: Kiểm tra vệ sinh và chế biến tại nhà bếp tuyên truyền vệ sinh răng miệng, vệ sinh ăn uống.
Y tế
Ban chỉ đạo y tế học đường, trạm y tế 
GVCN các lớp.
Y tế.
Tháng 11
- Tuần 1: Họp giao ban ban chỉ đạo y tế học đường Cân đo dóng biểu đồ tăng trưởng cho học sinh SDD - BP - TC.
- Tuần 2: Kiểm tra việc thực hiên vệ sinh của các lớp, đôn đốc giáo viên rèn kỹ năng rửa tay đúng cho trẻ.
- Tuần 3,4: Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lăy nhiễm qua đường tình dục, tuyên truyền phòng chống bệnh Cúm, sốt xuất huyết, quai bị. Kiểm tra các điều kiện phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Ban chỉ đạo YTHĐ
Y tế
Y tế
Tháng 12
- Tuần 1: Họp giao ban ban chỉ đạo y tế học đường. Cân đo, dóng biểu đồ tăng trưởng cho học sinh toàn trường lần 2.
- Tuần 2: Tuyên truyền cho ngày vi chất dinh dưỡng. kiểm tra việc giao nhận chế biến thực phẩm, lưu thức ăn của nhà bếp.
- Tuần 3,4: kiểm tra vệ sinh phòng nhóm lớp, vệ sinh môi trường, tuyên truyền phòng chống bệnh mùa đông
BCĐ YTHĐ
Y tế, hiệu phó nuôi
Y tế
Tháng 1
- Tuần 1: Họp giao ban ban chỉ đạo y tế học đường Cân đo dóng biểu đồ tăng trưởng cho học sinh SDD-BP-TC.
- Tuần 2: Tuyên truyền phòng chống bệnh mùa đông, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết
- Tuần 3,4: Lập danh sách trẻ khuyết tật, khó khăn đề nghị tặng quà tết. Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm.
BCĐ YTHĐ
Y tế
Y tế
Tháng 2
- Tuần 1,2: Họp giao ban ban chỉ đạo y tế học đường. Cân đo, dóng biểu đồ tăng trưởng cho học sinh toàn trường lần 3.
- Tuần 3,4: Tuyên truyền phòng chống bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Kiểm tra đôn đốc giáo viên giữ ấm cho trẻ, đảm bảo vệ sinh phòng bệnh.
BCĐ YTHĐ
Y tế, hiệu phó nuôi.
Tháng 3
- Tuần 1: Họp giao ban ban chỉ đạo y tế học đường Cân đo dóng biểu đồ tăng trưởng cho học sinh SDD-BP-TC.
- Tuần 2: Tuyên truyền phòng chống bệnh khi thời tiết chuyển mùa, tuyên truyền phòng dịch tay chân miệng, cúm H5/N1, H7N9
- Tuần 3,4: Tuyên truyền vệ sinh các nhân, vệ sinh môi trường, tổ chức tổng vệ sinh toàn trường.
BCĐ YTHĐ
Y tế
BCĐ YTHĐ
Tháng 4
- Tuần 1: Họp giao ban ban chỉ đạo y tế học đường. Cân đo, dóng biểu đồ tăng trưởng cho học sinh toàn trường lần 4.
- Tuần 2: Tổ chức khám sức khỏe cho 100% học sinh toàn trường
- Tuần 3: Liên hệ khám sức khỏe cho giáo viên, nhân viên trong trường, tuyên truyền phòng chống bệnh mùa nắng nóng.
- Tuần 4: Tuyên truyền phòng chống tai nạn do đuối nước, điện giật. tổ chức tổng vệ sinh toàn trường.
BCĐ YTHĐ
BCĐ YTHĐ, trạm y tế
Y tế
Y tế
Tháng 5
- Tuần 1: Họp giao ban ban chỉ đạo y tế học đường Cân đo dóng biểu đồ tăng trưởng cho học sinh SDD-BP-TC.
- Tuần 2,3: Tuyên truyền phòng chống bệnh tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm.
- Tuần 4: Tuyên truyền phòng chống bệnh chó dại.
BCĐ YTHĐ
Y tế
Y tế
	Biện pháp 2: Khảo sát kết quả điều tra sức khỏe đầu năm của trẻ, tổng hợp danh sách trẻ cần quan tâm, đề ra phương pháp chăm sóc tốt nhất:
 Đối với học sinh ở lứa tuổi mẫu giáo mầm non việc đánh giá sức khỏe thông qua theo dõi cân nặng chiều cao là vô cùng quan trọng. Hai chỉ số này sẽ cho ta biết tốc độ phát triển của trẻ trong quá khứ, hiện tại như thế nào để ta chọn lựa cách chăm sóc phù hợp với trẻ.Tôi quản lý cân đo dóng biểu đồ sức khỏe của trẻ và chủ động tổng hợp theo dõi, đánh giá, theo dõi kết quả khám sức khỏe trong hai năm học của trẻ tại trường để làm căn cứ đề ra các hướng khắc phục tốt hơn. Theo khảo sát tỷ lệ trẻ có thể trạng không tốt suy dinh dưỡng, thừa cân, thấp còi và vẫn ở mức cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập, khả năng tiếp thu cũng như tỷ lệ chuyên cần, chất lượng giáo dục... của nhà trường, khả năng phấn đấu của các em, ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình và toàn xã hội.
Kết quả theo dõi cân nặng:
Năm học
TS trẻ cân
Trẻ phát triển BT về cân nặng
Trẻ suy dinh dưỡng
Thừa cân
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
2014 -2015
520
493
94,8
19
3,6
8
1,5
2015-2016
560
535
95,6
18
3,2
7
1,2
 Biểu đồ theo dõi cân nặng theo độ tuổi
 2. Kết quả theo dõi chiều cao:
Năm học
TS trẻ cân
Trẻ phát triển BT về chiều cao
Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi
SDD vừa
SDD nặng
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
2014 -2015
520
488
93,8
32
6,2
0
0
2015-2016
560
533
95,1
27
4,9
0
0
 Biểu đồ theo dõi chiều cao theo độ tuổi
	 3. Điều tra sức khỏe đầu vào của học sinh:
	Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sịnh và có biện pháp chủ động kịp thời trong công tác chăm sóc trẻ tôi chủ động soạn thảo, đề xuất với ban giám hiệu phát tờ khai phiếu điều tra sức khỏe cho 100% học sinh toàn trường và kết quả thu được như sau: số lượng trẻ cần lưu ý chăm sóc là 35 trẻ chiếm 6,7%. Trong số đó có những cháu mắc bệnh mãn tính( sốt kawasaki, tan huyết bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh....) phải uống thuốc hằng ngày để duy trì sức khỏe bình thường. Tôi lên danh sách các cháu cần chú ý theo dõi trong quá nuôi dưỡng chăm sóc tại trường, báo cáo ban giám hiệu nhà trường, thông báo với giáo viên chủ nhiệm lớp đó được biết để lưu ý chăm sóc, chủ động tìm hiểu về bệnh mà các cháu đang mắc phải, chế độ ăn phù hợp, chế độ nghỉ ngơi, vui chơi phù hợp với từng cháu...liên hệ với phụ huynh từng cháu để tìm hiểu về quá trình mắc bệnh và điều trị. Sau đó tôi lên kế hoạch chăm sóc, phối hợp với tổ nuôi điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm cho trẻ uống thuốc đúng thời gian, đủ liều(đối với trẻ có phụ huynh gửi thuốc), điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi, hoạt động cho phù hợp.
 	Đối tượng trẻ khuyết tật hòa nhập là đối tượng tôi đặc biệt quan tâm. Lớp nào có trẻ có khuyết tật hòa nhập tôi đề nghị làm hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của trẻ, đồng thời lập ‘ Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập’ trình lãnh đạo phê duyệt để thực hiện. Vào các dịp lễ tết tôi cũng tham mưu với ban giám hiệu, các cấp lãnh đạo quan tâm tặng quà cho các cháu bớt thiệt thòi và công tác này nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cấp trên cũng như sự phấn khởi, vui mừng nhận quà của các cháu có số phận không may mắn.
 	 Biện pháp 3: Phối kết hợp đoàn thể trong trường tạo môi trường thân thiện, trong sạch an toàn cho trẻ:
 	Là cán bộ phụ trách y tế tôi thấy tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường liên quan mật thiết đến sức khỏe và hạnh phúc của con người. Môi trường sạch sẽ phòng được 80% bệnh tật.. Mỗi tuần một lần chúng tôi tổ chức tổng vệ sinh tại phòng nhóm lớp vào ngày thứ sáu cuối tuần và tổng vệ sinh toàn trường vào ngày thứ sáu cuối cùng của tháng.. Do đặc thù lứa tuổi mầm non học sinh luôn giữ thói quen bỏ đồ chơi vào miệng tôi đề nghị ban giám hiệu nhà trường mua đủ xà phòng tẩy rửa cho các lớp, đồng thời yêu cầu giáo viên thường xuyên ngâm rửa đồ chơi, hong khô sạch sẽ rồi mới cho trẻ chơi tiếp vào buổi sau.
 	Ví dụ: Vệ sinh phòng nhóm, khu vệ sinh luôn sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi được cọ rửa, phơi nắng, được cất ngăn nắp và được che đậy. Rác thải được thu gom vào thùng rác có nắp đậy, hàng ngày rác được đổ vào xe rác công cộng, không để tình trạng rác ứ đọng 
	Với khẩu hiệu “Hãy chung tay bảo vệ môi trường vì một thế giới trẻ thơ”, tập thể sư phạm nhà trường luôn có hành vi, cử chỉ, đúng mực trong việc làm và sinh hoạt, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Có thái độ đúng và tinh thần trách nhiệm cao đối với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường Xanh - Sạch - Đẹp.(Ảnh minh họa: Hình1)
 	Phối hợp với giáo viên tích cực tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ.: Chỉ đạo các lớp triển khai dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân để trẻ có thói quen lau mặt theo quy trình, rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, súc miệng nước muối Từ đó hình thành ở trẻ thói quen vệ sin

File đính kèm:

  • docyte-nguyenthivan-mnphuthi_31202013.doc
Giáo Án Liên Quan