SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi
Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục học người Ý Maria Montessori (1870 – 1952). Phương châm đào tạo Montessori là: Lấy trẻ làm trọng tâm; Tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình; Khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh. Montessori là phương pháp lấy khả năng tự học là nền tảng cơ sở. Chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ, chỉ quan sát đưa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ vì bản thân mỗi trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời. Nếu người lớn áp đặt, định hướng nhiều quá sẽ khiển cho trẻ mất khi khả năng tư duy vốn có. Do đó cần tạo môi trường, không gian cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân làm được nhiều điều hơn, phát huy khả năng tự học.
Đặc biệt là lứa tuổi 5-6 tuổi, khi mà khả năng ngôn ngữ phát triển mạnh, trẻ thể hiện bản thân đều bằng ngôn ngữ thì việc định hướng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mà vẫn giữ được tính riêng biệt của từng trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, linh hoạt về tư duy là rất quan trọng. Theo tiến sỹ, bác sỹ, nhà giáo dục đã nghiên cứu thành phương pháp Montessori – Maria Montessori: “Ngôn ngữ là điểm trọng tâm khác biệt giữa loài người và tất cả các giống loài khác. Ngôn ngữ nằm ở gốc rễ của sự biến đổi về môi trường mà chúng ta gọi là nền văn minh Ngôn ngữ là dụng cụ của tập hợp tư duy và phát triển với tư duy của loài người Vì vậy, ngôn ngữ là sự biểu hiện thực sự của một loại trí thông minh siêu phàm.” Việc làm quen và phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này tạo tiền đề hình thành tư duy logic, tư duy phản biện, tư duy giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo của trẻ. Trẻ sử dụng ngôn ngữ như một công cụ đắc lực kết nối, xâu chuỗi các vấn đề, tìm hiểu chi tiết, triển khai và tư duy để giải quyết hiệu quả.
Chính vì mong muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi ” nhằm trao đổi kinh nghiệm cũng như tham khảo thêm nguồn phương pháp mới để giáo dục trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục học người Ý Maria Montessori (1870 – 1952). Phương châm đào tạo Montessori là: Lấy trẻ làm trọng tâm; Tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình; Khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh. Montessori là phương pháp lấy khả năng tự học là nền tảng cơ sở. Chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ, chỉ quan sát đưa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ vì bản thân mỗi trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời. Nếu người lớn áp đặt, định hướng nhiều quá sẽ khiển cho trẻ mất khi khả năng tư duy vốn có. Do đó cần tạo môi trường, không gian cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân làm được nhiều điều hơn, phát huy khả năng tự học. Đặc biệt là lứa tuổi 5-6 tuổi, khi mà khả năng ngôn ngữ phát triển mạnh, trẻ thể hiện bản thân đều bằng ngôn ngữ thì việc định hướng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mà vẫn giữ được tính riêng biệt của từng trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, linh hoạt về tư duy là rất quan trọng. Theo tiến sỹ, bác sỹ, nhà giáo dục đã nghiên cứu thành phương pháp Montessori – Maria Montessori: “Ngôn ngữ là điểm trọng tâm khác biệt giữa loài người và tất cả các giống loài khác. Ngôn ngữ nằm ở gốc rễ của sự biến đổi về môi trường mà chúng ta gọi là nền văn minhNgôn ngữ là dụng cụ của tập hợp tư duy và phát triển với tư duy của loài người Vì vậy, ngôn ngữ là sự biểu hiện thực sự của một loại trí thông minh siêu phàm.” Việc làm quen và phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này tạo tiền đề hình thành tư duy logic, tư duy phản biện, tư duy giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo của trẻ. Trẻ sử dụng ngôn ngữ như một công cụ đắc lực kết nối, xâu chuỗi các vấn đề, tìm hiểu chi tiết, triển khai và tư duy để giải quyết hiệu quả. Chính vì mong muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi ” nhằm trao đổi kinh nghiệm cũng như tham khảo thêm nguồn phương pháp mới để giáo dục trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/ Cơ sở lý luận 1.1.Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non. Trẻ em ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, trẻ rất giàu xúc cảm tình cảm, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh và phần lớn thời gian của trẻ là chơi đùa. Trẻ chơi mà học và học mà chơi, học bằng các giác quan, bằng thử nghiệm, thực hành, tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, bằng tư duy suy luận. Chúng tự nghĩ ra những trò chơi và chơi mãi không chán .Trẻ con ở lứa tuổi này không thích những trò chơi phức tạp, nhiều quy tắc. Những trò chơi ngắn sẽ thích hợp với trẻ ở lứa tuổi này vì khoảng thời gian chú ý, tập trung của trẻ không kéo dài. 1.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ. Nhìn chung đến cuối tuổi mẫu giáo(5-6t) trẻ đã có khả năng nắm được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng sự phát âm của người lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt là nắm đựợc hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về phương diện cú pháp và về phương diện tu từ, trẻ nói năng mạch lạc và thoải mái. 1.3. Phương pháp Montessori. Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ngoài ra, phương pháp này còn rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại. Các hoạt động mang tính xây dựng, tự do, không bị gò bó, ép buộc. Lợi thế của phương pháp giáo dục Montessori: Sự phát triển của trẻ nhỏ được tối đa hóa thông qua quá trình chuẩn bị một cách khoa học. Giáo viên hướng dẫn cẩn thận cho trẻ các hoạt động đã được chuẩn bị để trẻ tự xây dựng kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Trẻ sẽ được phát triền cá tính bản thân trong môi trường này thông qua các hoạt động có tính thu hút trẻ, thông qua các giác quan cảm nhận và khuyến khích trẻ khám phá thế giới. 2/ Thực trạng vấn đề Hiện nay, chương trình giáo dục Việt Nam là chương trình giáo dục hiện hành theo phương thức giáo dục truyền thống. Nhờ sự cập nhật những chương trình và phương pháp giáo dục kiểu mới, giáo dục Việt Nam cũng đã bước đầu có sự xuất hiện của phương thức dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” và “giáo viên làm bạn với học sinh”; điều đó có nghĩa là cô và trò cùng nhau hoạt động, trao đổi kinh nghiệm cũng như việc học hỏi kiến thức ngay trong quá trình chơi, việc này rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, tạo sự gần gũi, học sinh cũng dễ dàng đề đạt và đưa ra những ý kiến cá nhân hơn. * Thuận lợi: Trường luôn tạo nhiều môi trường hoạt động và được trang trí, thay đổi khung cảnh sư phạm tích hợp theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Ban giám hiệu luôn đi sâu quan tâm giúp đỡ bồi dưỡng về chuyên môn, đặc biệt chú trọng nâng cao các điều kiện về tài liệu chuyên môn, cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục theo hướng hiện đại, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, các lớp chuyên đề nhằm nâng cao năng lực bản thân. Giáo viên trẻ, năng động, sáng tạo, vững vàng về chuyên môn, luôn tâm huyết với nghề, có ý thức bồi dưỡng, nâng cao trình độ cũng như tìm tòi, sưu tầm các tài liệu để dạy trẻ hiệu quả cao. Trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các hoạt động. Ban phụ huynh tạo điều kiện cho giáo viên trong công tác giáo dục và nâng cao phương pháp dạy cũng như tổ chức thực nghiệm phương pháp mới đối với trẻ, phối hợp và tạo điều kiện cho giáo viên trong công tác giáo dục trẻ. * Khó khăn: Cơ sở vật chất: vẫn còn thiếu thốn một số giáo cụ trực quan của phương pháp Montessori để giúp trẻ thực hành. Việc tìm hiểu tài liệu còn hạn chế. Khó khăn về việc sắp xếp thời gian bố trí giờ hoạt động. Từ tháng 2/2020 đến tháng 4/2020 các cháu nghỉ học theo công văn hướng dẫn phòng chống dịch bệnh Covid 19 của Sở GD&ĐT. 3. Các biện pháp đã tiến hành. Xuất phát từ một số thuận lợi, khó khăn nêu trên, tôi đã suy nghĩ làm như thế nào để bản thân và đồng nghiệp thuận lợi trong việc ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi, điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên mầm non phải thực sự hiểu về các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho các giác quan phát triển, mà ở đây chính là dựa vào đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm ngôn ngữ, nhu cầu, sở thích, trình độ khả năng của trẻ trong lớp và từng cá nhân trẻ cũng như tình hình khó khăn khi trẻ nghỉ học do dịch bệnh. 3.1 Biện pháp 1: Khảo sát sự hứng thú và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Đầu năm khi mới nhận lớp chúng tôi đã khảo sát sự hứng thú và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ bằng những hoạt động khảo sát như sau: Tổng số trẻ trong lớp: 38 Hoạt động Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Sự hứng thú Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Khả năng nghe, hiểu 70% 30% 75% 25% Vốn từ 70% 30% 75% 25% Diễn đạt 65% 35% 78% 22% Phối hợp ngôn ngữ - hình thể 60% 40% 69% 31% Với kết quả trên đã thể hiện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và sự hứng thú của trẻ còn chưa cao. Qua đó cho thấy: Việc ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi là việc làm vô cùng cần thiết. 3.2 Biện pháp 2: Thực hiện các bài tập khảo sát khả năng trước khi thực nghiệm: a, Để thực nghiệm, trước tiên, chúng tôi tiến hành cho trẻ trò chuyện, giao lưu với cô, các bạn trong lớp Ví dụ: Tôi đưa cho trẻ các con thú: thỏ, hổ và 1 số cây. Tôi trò chuyện, đàm thoại, gợi hỏi trẻ quan sát đặc điểm nổi bật của đồ chơi, ý tưởng kể về câu chuyện liên quan đến đồ chơi, nội dung câu chuyện kể, mối quan hệ giữa các nhân vât. Lần đầu: Trẻ chưa quen, tôi kể mẫu cho trẻ và khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ: Một ngày đẹp trời, chú thỏ trắng đi vào rừng chơi. Trong rừng có rất nhiều cây cối, thật là thích. Thỏ hát vang lên: Là lá la la, Là lá la la Tôi khơi gợi trẻ: Theo các con, có chuyện gì sẽ sẽ đến với thỏ trong rừng sâu?..... Những bài tập như thế này tôi tổ chức vào các giờ hoạt động đón trẻ, hoạt động góc, hoạt động chiều để trẻ có thể giao lưu với cô và bạn 1 cách tự nhiên, thân thiết. b, Sau khi cho trẻ làm quen với môi trường giao tiếp, 1 số đồ vật xung quanh trẻ, tôi tiến hành cho trẻ cùng cô chuẩn bị 1 số đồ dùng giáo cụ Montesori tự tạo để dùng trong học tập, vui chơi giúp trẻ vừa phát triển kĩ năng thẩm mỹ, vừa có sự giao lưu giữ cô và trò, giao lưu giữa bạn với bạn. Ví dụ 1 số bộ đồ dùng giáo cụ Montesori tự tạo: + Bộ chữ nhám (độ dày 1,5cm): giúp trẻ cảm nhận nét, nhận biết chữ cái. + Bộ đồ chữ, số bằng ngón tay, bằng bút + Bảng Bingo chữ cái, bộ thẻ 3 phần - Bộ đồ các nét - Bộ hộp âm thanh Những hoạt động này tôi tổ chức cho trẻ vào giờ hoạt động góc, hoạt động chiều. Ví dụ: Với các chữ cái hoặc số: Khi cô và trẻ cùng làm bảng chữ cái hoặc số( cô làm bảng, trẻ cắt chữ, hình ảnh...) Tôi yêu cầu trẻ sưu tầm các chữ cái có ở trên sách báo và trong các tờ lịch có ở lớp và nhắc trẻ cùng tìm các chữ cái đó trong sách báo có ở nhà sau đó cắt ra và dán vào một tờ bìa mầu hoặc một tờ giấy mầu có hình dạng mà trẻ thích và cất vào trong túi bài của mình để khi học chữ cái hoặc số nào thì trẻ tự lấy ra. Hoặc được cô cho trẻ tự in các chữ rỗng, dùng bút màu hoặc giấy mầu trang trí những hình dạng tuỳ ý vào chữ cái, chữ số đó. Như vậy chỉ với việc làm quen với các chữ cái, số ở trong hoạt động chung thì trẻ đã không chỉ được làm quen với một kiểu số do mình làm ra mà trẻ còn được làm quen với nhiều kiểu dáng chữ cái, chữ số khác nhau 3.3 Biện pháp 3: Thực nghiệm các bài tập ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi. Tôi tiến hành áp dụng bài tập ứng dụng của mình trên trẻ. Giáo cụ mà tôi sử dụng là các giáo cụ Montesori có sẵn và các đồ dùng giáo cụ mà cô và trẻ đã làm dựa trên mô hình giáo cụ mẫu để tạo độ gần gũi với trẻ và tiết kiệm chi phí cho quá trình thực hiện. Ví dụ: Bài tập: THẺ CHỮ NHÁM: O, Ô, Ơ Giáo cụ - 03 bộ chữ cái: In thường, viết thường, in hoa - Khay đựng đồ - Thảm Mục đích trực tiếp - Trẻ nhận biết và phát âm đúng tên gọi chữ cái O Ô Ơ. - Trẻ sờ và “Tập viết” theo đường nét của chữ nhám - Sự phối hợp giữa mắt và tay. Mục đích gián tiếp - Giúp trẻ phát triển trí tuệ, khả năng ghi nhớ thông qua tiếp xúc với đường nét của chữ nhám - Phát triển xúc giác - Phát triển sự tập trung chú ý Điểm hấp dẫn - Tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nhám của nét chữ Hướng dẫn thực hiện 1.Lấy thảm từ ống đựng thảm và trải thảm 2.Mang giáo cụ từ giá xuống thảm 3.Giới thiệu tên bài tập 4. Lấy thẻ chữ ra khỏi hộp. - Lấy từng thẻ chữ, gọi tên. Tay trái giữ thẻ chữ, tay phải (nhón trỏ) miết trên chữ nhám và đọc tên chữ “O” (vừa miết vừa đọc - 3 lần). Xong cô giới thiệu: Đây là chữ “O” và đặt về phía tay trái (theo cột dọc) hoặc phía trước (theo hàng ngang) - Lần lượt làm với các chữ tiếp theo. 5. Sử dụng câu hỏi 3 bước cho nhóm chữ cái O Ô Ơ Con hãy chỉ cho cô chữ O nào? Chữ Ô ở đâu nhỉ? Thế còn chữ Ơ ở đâu? Đây là chữ gì?- Chữ gì đây hả con? Ai có thể nói cho cô tên chữ cái này? 6. Cất chữ: Vừa cất, vừa đọc tên chữ. 7. Cho trẻ thực hiện bài tập 8. Sau khi trẻ thực hiện xong, bê khay đồ dùng cất lên kệ. 9. Cuộn thảm và cất thảm vào đúng vị trí. Ví dụ: Bài tập GHÉP ĐƯỢC BỨC TRANH VÀ TÊN Giáo cụ - Bức tranh - Thẻ tên của tranh - Khay đựng đồ - Thảm Mục đích trực tiếp - Trẻ biết gọi tên bức tranh và đối chiếu thẻ chữ đúng với bức tranh - Sự phối hợp giữa mắt và tay. Mục đích gián tiếp - Giúp trẻ phát triển trí tuệ thông qua việc chụp ảnh, chụp chữ và khả năng ghi nhớ - Phát triển sự tập trung chú ý Điểm hấp dẫn - Tiếp xúc với tranh ảnh đẹp màu sắc thẩm mỹ, trẻ được làm quen với các chữ cái. Hướng dẫn thực hiện 1. Lấy thảm từ ống đựng thảm và trải thảm 2. Mang giáo cụ từ giá xuống thảm 3.Giới thiệu cho trẻ tên bài tập. Lần lượt lấy các bức tranh ra và gọi tên 4. Đưa 3 tranh và hỏi câu hỏi 3 bước. + Đây là Cải Chip, đây là Súp lơ, đây là Cải Thảo.. + Chỉ cho cô Cải Chip đâu? Đâu là Cải thảo? Súp lơ đâu nhỉ? + Đây là rau gì?... Đây là rau gì?...Đây là rau gì?... 5. Tiếp tục đưa hết tranh ra và đặt câu hỏi 3 bước ( Hỏi những đồ vật vừa đưa ra trước - Câu hỏi 1 là cuối câu hỏi 2. Câu hỏi 2 là cuối câu hỏi 3) 6. Lấy thẻ chữ, xếp ngẫu nhiên từ trái sang phải. Lấy từng thẻ chữ đối chiếu với tranh ( Nếu thẻ chữ đúng với tranh thì gật đầu, nếu chưa đúng thì lắc đầu) 7. Khi cất: cất thẻ chữ trước và gọi tên sau đó cất tranh và gọi tên tranh Ví dụ : Bài tập: ĐỒ CHỮ NHÁM RẮC CÁT MÀU Giáo cụ Thẻ chữ nhám , hồ, cát màu, bút chì. Mục đích trực tiếp Giúp trẻ làm quen với số chữ nhám đọc thành thạo các chữ số, biết được các nét tạo thành. Mục đích gián tiếp Sự suy nghĩ, khả năng nhớ,sự quan sát, sự tập trung Hướng dẫn thực hiện 1. Lấy thảm từ ống đựng thảm và trải thảm. 2. Mang giáo cụ từ giá xuống thảm. 3. Giới thiệu tên bài tập: Đồ chữ nhám rắc cát màu. - Lấy thẻ chữ nhám, tay trái giữ thẻ chữ, dùng 1 ngón tay trỏ miết theo chữ nhám và đọc chữ. - Dùng giấy trắng vừa với khung của thẻ chữ nhám đặt chồng lên thẻ chữ nhám và dùng bút chì,bút chì màudi từ trái qua phải, từ trên xuống dưới - Dùng bông tăm chấm hồ lên trên chữ cái đã in được. - Rắc cát màu lên trên chữ và cho trẻ đếm từ 1-10 cho khô chữ. - Cất đồ dùng 3.4. Biện pháp 4: Làm quen với ngôn ngữ mọi lúc, mọi nơi Tại trường, trẻ được làm quen ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi, đáp ứng nhu cầu học hỏi và khám phá ở đầy đủ các lĩnh vực như Thực hành cuộc sống, Giác quan, Toán học, Ngôn ngữ, Văn hóa (Khoa học, Lịch sử, Địa lý) và Nghệ thuật. Trong đó, lĩnh vực Ngôn ngữ giúp trẻ phát triển tối ưu về ngôn ngữ và tư duy. Ở lĩnh vực Ngôn ngữ, trẻ có cơ hội tiếp cận với những hoạt động Montessori thú vị với các giáo cụ sinh động, trực quan. Giáo viên sẽ trực tiếp hướng dẫn trẻ thực hiện viết theo mẫu và viết sáng tạo, làm chữ bằng cát, nhận biết các nguyên âm, phụ âm, âm ghép và âm vị của chúng, đọc, hiểu và tạo từ, câu ngắn và rèn kỹ năng đọc sách đúng nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải Trẻ không chỉ được nghe, nhìn thấy các chữ cái mà còn được cảm nhận chúng thông qua tiếp xúc của đầu ngón tay trên nền giấy nhám, cát, Đồng thời, các chữ cái bằng gỗ, có thể tách rời đã tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ thao tác một cách dễ dàng để thiết lập các từ mới, câu mới, thậm chí sáng tạo ra các câu chuyện Điểm khác biệt này kích thích tư duy tìm kiếm những điều mới lạ trong thế giới ngôn ngữ của trẻ. Điển hình ở lĩnh vực Giác quan, nhiều giáo cụ có kèm các thẻ tên tương ứng để tăng phản xạ nhận biết và gọi tên từng giáo cụ Montessori của trẻ. Các bài học Giác quan không chỉ đánh thức giác quan của trẻ hoạt động linh hoạt mà còn cung cấp các bài học giúp trẻ phát triển vốn từ vựng về so sánh hơn kém, so sánh nhất như to, nhỏ, to hơn, nhỏ hơn, to nhất, nhỏ nhất, giúp trẻ gọi tên và phân biệt các vị (ngọt, mặn, chua, không vị), gọi tên và cảm nhận về xúc giác. Trẻ được học ngôn ngữ thông qua bài thơ, câu chuyện, bài hát xoay quanh nhiều chủ đề khác nhau như con vật, lễ hội, trò chơi dân gian.Với sự hiện diện của ngôn ngữ ở mọi hoạt động học tập, trẻ có thể làm quen và phát triển ngôn ngữ trên cả 4 phương diện Nghe – Nói – Viết – Đọc. Đó chính là nền tảng để tăng cường phản xạ ngôn ngữ hiệu quả, sử dụng từ vựng linh hoạt và hình thành tư duy viết và đọc, giúp trẻ chuẩn bị sẵn sàng và thành công trong các bậc học tiếp theo. 3.5 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để tạo môi trường cho trẻ phát triển ngôn ngữ ứng dụng phương pháp Montesori Gia đình là nơi trẻ được chăm sóc, yêu thương, gia đình còn là môi trường để trẻ "thực hành" những gì trẻ học được ở trường mầm non. Trong gia đình, với các bậc phụ huynh am hiểu về tâm lý trẻ, có thể tạo cho trẻ "môi trường" để thực hành tốt nhất. Hơn nữa, trong thời gian dịch bệnh, trẻ được nghỉ học thì cha mẹ chính là người thầy của con ở nhà tốt nhất. Để phụ huynh am hiểu và tạo môi trường thuận lợi ở gia đình cho trẻ phát triển ngôn ngữ 1 cách liên tục, tôi đã chủ đông thực hiện các công việc: Trao đổi với phụ huynh vào các buổi họp phụ huynh, giờ trả trẻ về tình hình của trẻ, khả năng phát triển ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ tại lớp. Tư vấn cho phụ huynh có thể mua đồ chơi giáo dục Montessori hoặc cùng trẻ chuẩn bị những đồ dùng, giáo cụ Mon dễ làm và chơi cùng trẻ. Tuyên truyền với phụ huynh về trang thông tin điện tử của trường để thường cập nhật chương trình học mà giáo viên đã đăng tải, hướng dẫn trẻ học tập tại nhà. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 4.1 Đối với trẻ: Trẻ hứng thú, tập trung chú ý với giáo cụ trực quan, biết sử dụng giáo cụ trực quan phù hợp. Trẻ có kĩ năng giao tiếp, tự tin, chủ động giao lưu với cô và bạn bè. Trẻ sử dụng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt, các mẫu câu ngắn được trẻ ứng dụng phù hợp vào hoàn cảnh. Qua một thời gian ứng dụng thực nghiệm tại lớp, tôi đã thu được kết quả tương đối khả quan. Đầu năm, mức độ hứng thú và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt, mức độ hứng thú thấp chỉ còn 4%. Tổng số trẻ trong lớp: 38 Hoạt động Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Sự hứng thú Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Khả năng nghe, hiểu 85 % 15% 97% 8% Vốn từ 82% 18% 94% 6% Diễn đạt 85% 15% 96% 4% Phối hợp ngôn ngữ - hình thể 89% 11% 95% 5% 4.2 Đối với giáo viên: Bản thân giáo viên được nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ theo phương pháp Montessori có chất lượng cho học sinh, phát huy khả năng sáng tạo và chủ động tốt trong việc thực hiện các hoạt động, biết cách tổ chức các hoạt động căn cứ vào tình hình thực tế của trường, của lớp và xây dựng kế hoạch phù hợp. 4.3 Đối với phụ huynh Luôn quan tâm đến sự phát triển của con em mình ở trường cũng như ở nhà. Phối hợp với cô và nhà trường trong việc tạo môi trường, điều kiện học tập theo phương pháp mới để trẻ được phát triển toàn diện. PHẦN III – KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1. Kết luận Việc ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển ngôn ngữ với trẻ 5 - 6 tuổi giúp trẻ tập trung, tự tin, độc lập trong học tập và giao tiếp với mọi người xung quanh. Khi thực hiện các bài tập Montessori và có sự hỗ trợ của giáo viên sẽ giúp trẻ giúp trẻ đạt được sự phát triển toàn diện về ngôn ngữ, linh hoạt về tư duy một cách đều đặn ,trẻ có thói quen học tập, ý thức trách nhiệm trong việc học của mình ở cấp học phổ thông sau này, tạo tiền đề chuẩn bị vào lớp 1. Việc làm quen và phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo phương pháp Montessori ở giai đoạn mầm non tạo tiền đề hình thành tư duy logic, tư duy phản biện, tư duy giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo của trẻ. Trẻ sử dụng ngôn ngữ như một công cụ đắc lực kết nối, xâu chuỗi các vấn đề, tìm hiểu chi tiết, triển khai và tư duy để giải quyết hiệu quả. Quá trình thực hiện đề tài cũng là quá trình tôi được học hỏi, được rèn luyện, làm việc một cách nghiêm túc và mở rộng thêm hiểu biết của bản thân về lĩnh vực Montessori. 2. Bài học kinh nghiệm: * Với những kết quả đạt được, bản thân tôi chỉ muốn nêu 1 số kinh nghiệm của bản thân như sau: Giáo viên cần nắm vững phương pháp ứng dụng Montessori vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn. Sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên giữa giáo viên – phụ huynh – nhà trường là cầu nối giúp trẻ phát triển toàn 1 cách toàn diện. Giáo viên hay cha mẹ trẻ hãy luôn là những người bạn của trẻ, thấu hiểu trẻ để trẻ luôn thoải mái, tự tin khi ở trường cũng như ở nhà và ngoài xã hội. 3. Đề xuất, khuyến nghị: Kính mong Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, những buổi kiến tập thực tế nhiều hơn về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo những phương pháp mới để giáo viên chúng tôi được học tập, nâng cao trình độ cũng như khả năng giảng dạy của mình. Trên đây là một số kinh nghiệm ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi của tôi. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
File đính kèm:
- skkn-lan-2020_17032021.doc