Tập huấn Sơ cứu đuối nước
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.
Trung bình mỗi năm trên địa bàn cả nước có từ 3.500 - 4.000 trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích, trong đó số trẻ em bị tử vong do đuối nước có trên 2.800 em/năm, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao từ 5 - 14 tuổi. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích.
Việt Nam là nước có tỷ lệ trẻ em tử vong cao nhất khu vực, cao gấp 10 lần các nước phát triển.
Chính vì vậy, nhằm giúp các thầy cô giáo, cha mẹ trẻ và cả cộng đồng hiểu và làm tốt công tác PCTNTT, trong đó có tai nạn đuối nước như: nguyên nhân, biểu hiện, xử trí, cách sơ cấp cứu đuối nước cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để hạn chế tổn thương, biến chứng, di chứng.
Tập huấn Sơ cứu đuối nướcNhóm 10NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐẾN VỚI LỚP TẬP HUẤN CÔNG TÁC TNV CHỮ THẬP ĐỎ NĂM 2020 HUYỆN GIA LÂM Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Trung bình mỗi năm trên địa bàn cả nước có từ 3.500 - 4.000 trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích, trong đó số trẻ em bị tử vong do đuối nước có trên 2.800 em/năm, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao từ 5 - 14 tuổi. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Việt Nam là nước có tỷ lệ trẻ em tử vong cao nhất khu vực, cao gấp 10 lần các nước phát triển. Chính vì vậy, nhằm giúp các thầy cô giáo, cha mẹ trẻ và cả cộng đồng hiểu và làm tốt công tác PCTNTT, trong đó có tai nạn đuối nước như: nguyên nhân, biểu hiện, xử trí, cách sơ cấp cứu đuối nước cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để hạn chế tổn thương, biến chứng, di chứng.Thảo luận một số tình huống đuối nước và cách xử tríThảo luận Anh/chị hãy chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến đuối nước? Dấu hiệu nhận biết đuối nước? Cách sơ cấp cứu khi anh/chị gặp một nạn nhân đuối nước? Nếu nạn nhân đuối nước còn tỉnh giãy giụa dưới nước anh/chị cần làm gì? Trường hợp nạn nhân bất tỉnh dưới nước các anh/chị làm như thế nào?I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌCSau khi học xong bài học này, người học có khả năng:1. Nêu được dấu hiệu chính để nhận biết, nguyên nhân, nguy cơ khi bị tai nạn đuối nước.2. Trình bày đủ các bước trong quy trình kỹ thuật sơ cấp cứu tai nạn đuối nước.3. Thực hành đúng các bước trong quy trình kỹ thuật sơ cấp cứu tai nạn đuối nước trên nạn nhân giả định.4. Thể hiện tác phong khẩn trương, tích cực, an toàn, kiên trì khi thực hiện sơ cứu tai nạn đuối nướcII. NỘI DUNG 1. Dấu hiệu nhận biết 2. Nguyên nhân 3. Nguy cơ 4. Xử trí 5. Một số biện pháp phòng ngừa đuối nướcII. NỘI DUNG CỤ THỂ1. Dấu hiệu nhận biết - Nạn nhân bị đuối nước và có nguy cơ bị chìm. - Có dấu hiệu sặc nước như: Ho dữ dội, sặc sụa, mặt đỏ hoặc tím, khó thở hoặc ngừng thở. - Bất tỉnh do ngừng thở, ngừng tim. 2. Nguyên nhân - Do nạn nhân úp mặt vào nước không tự thoát ra được - Bị rơi hoặc ngã xuống chỗ nước sâu, nước xoáy nguy hiểm. - Không biết bơi. - Do thiên tai, lũ lụt - Môi trường sống trong gia đình và cộng đồng không an toàn: bể nước, giếng không có nắp đậy; gần ao hồ.* Nguyên nhân chủ quan: 1. Nhận thức về tai nạn đuối nước ở trẻ em còn thấp2. Không biết bơi, không biết các nguyên tắc an toàn khi bơi.3. Môi trường sống không an toàn (Chơi gần ao hồ sông suối hoặc đi bơi mà không có người lớn trông chừng)4. Không được trang bị áo phao khi đi thuyền, ghe, đò5. Thiếu sự giám sát của người lớn6. Không khởi động kỹ trước khi bơi3. Nguy cơ- Đuối nước sẽ dẫn đến ngạt thở, tim ngừng và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp.Phút thứ 1: Nạn nhân mất thởPhút thứ 2-3: Nạn nhân thở dưới nướcPhút thứ 4: Nạn nhân mất cảm giác và ngừng timPhút thứ 5-7: Nạn nhân chết nhưng vẫn hy vọng sống.Phút thứ 8-10: Chết não hoàn toàn4. Xử trí - Xử trí sau khi đưa nạn nhân lên bờ: Cần áp dụng quy trình ABCDE trong sơ cứu đuối nước, thực hiện các bước Kiểm tra tình trạng đường thở (A) Hô hấp (B) Tuần hoàn (C) Thần kinh, sự tỉnh táo (D) Bộc lộ toàn thân, kiểm tra các tổn thương khác (E) ABECD4.1. Đối với trường hợp nạn nhân còn tỉnh- Cởi bỏ quần áo ướt, lau khô, ủ ấm cho nạn nhân.- Cho nạn nhân uống nước (có thể là nước dừa, nước Oresol) để bù nước.4.2. Đối với trường hợp nạn nhân bất tỉnh- Gọi người đến trợ giúp.- Nhanh chóng đánh giá nạn nhân theo quy trình ABCDE. Ví dụ : Khi gặp nạn nhân bị đuối nước. Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước ta cần khẩn trương tìm cách đưa họ nên bờ. Nếu không biết bơi ta phải tìm khúc gỗ, phao ném xuống cho họ bám vào để lên bờ hoặc hô hoán, chạy ngay đi tìm người lớn đến cứu. Tuyệt đối không nhảy xuống nước nếu không biết bơi. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần tiếp xúc với nạn nhân từ phía sau, tránh để nạn nhân túm được tóc của người cứu; phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.- Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi). Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu.Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành sơ cấp cứu tại chỗ:- Nếu nạn nhân bất tỉnh, còn thở, còn mạch, kiểm tra các tổn thương khác, cởi bỏ quần áo ướt, lau khô ủ ấm, đưa nạn nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn.- Nếu nạn nhân bất tỉnh, không thở, không có tim mạch thì tiến hành thổi ngạt 2 lần (vì ở người đuối nước bị ngừng tim do thiếu ô xy) sau đó ép tim và thổi ngạt theo chu trình.- Sau khi nạn nhân có thở, có mạch trở lại, đánh giá sự tỉnh táo của nạn nhân và kiểm tra các tổn thương khác (gãy xương, chảy máu)Sơ cứu đuối nướcHồi phục tim phổi* Đối với trẻ em từ 1 đến 8 tuổi: Sơ cứu tim phổi sẽ hà hơi thổi ngạt trước trước rồi mới ép tim, riêng trẻ em dưới 1 tuổi khi hô hấp cho trẻ miệng của người sơ cứu cần trùm kín cả miệng và mũi trẻ 5. Một số biện pháp phòng ngừa đuối nước- Cần tăng cường tổ chức các lớp dạy bơi, phổ cập bơi cho cộng đồng (kể cả người lớn và trẻ em).- Hạn chế và kiểm soát các nguy cơ ngạt nước trong gia đình, cộng đồng.- Dự phòng, huấn luyện cấp cứu ngạt nước, chủ động chuẩn bị phương tiện cứu hộ, sơ cứu ngạt nước trong mùa mưa bão.- Đảm bảo an toàn đi lại, sinh hoạt trong mùa mưa bão.* Một số biện pháp lồng ghép khi dạy trẻ mầm non phòng ngừa đuối nước Không chơi gần ao hồ, sông suốiKhông đùa nghịch khi ngồi trên thuyềnCần phải có người lớn giám sát khi tham gia tắm biển, tắm sông.Khi thấy có bạn bị đuối nước:+ Không được nhảy xuống cứu bạn.+ Phải hô hoán, gọi mọi người giúp đỡ.+Tìm vật dụng xung quanh nếu có, sẵn có như: gậy, dây, phao,....Học bơi.* Lưu ý:- Không làm nghiệm pháp Heimlich (ấn bụng) và dốc ngược nạn nhân. Khi nạn nhân bị đuối nước thường bị ngạt thở, ngừng thở, ngừng tim. Do vậy, việc đầu tiên phải khai thông đường thở, thổi ngạt và ép tim; tận dụng tối đa “Thời gian vàng” (từ 8-10 phút) để cứu sống nạn nhân. - Tuyệt đối không được dốc ngược nạn nhân vì như vậy sẽ làm chậm trễ việc cứu sống nạn nhân.- Chỉ được phép vận chuyển nạn nhân bị đuối nước đến cơ sở tế khi nạn nhân đã tự thở và có mạch trở lại.* Các điểm cần ghi nhớ1. Áp dụng quy trình ABCDE trong sơ cứu đuối nước2. Nạn nhân đuối nước sẽ dẫn đến ngừng thở, ngừng tim và tử vong. Phải khẩn trương khai thông đường thở và thực hiện CPR.3. Chỉ được phép chuyển nạn nhân bị đuối nước đến cơ sở y tế khi nạn nhân đã tự thở được.4. Không làm nghiệm pháp Heimlich (ép bụng) và dốc ngược nạn nhân.* Bảng kiểm các bước tiến hành sơ cứu đuối nướctrong trường hợp nạn nhân bất tỉnh không thở, không mạch1. Gọi người đến trợ giúp2. Nhanh chóng đánh giá tình trạng nạn nhân3. Khai thông đường thở4. Hô hấp nhân tạo 2 lần5. Ép tim 30 lần (tần suất 100 nhịp/phút)6. Tiếp tục thực hiện hồi sinh tim phổi theo chu trình đến khi nạn nhân thở được và có mạch trở lại7. Kiểm tra tình trạng tỉnh táo của nạn nhân 8. Kiểm tra các tổn thương khác (gãy xương, chảy máu)9. Ủ ấm cho nạn nhân, theo dõi nhịp thở và tim mạch của nạn nhân10. Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.Kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công tác.Chúc cho các nhà trường luôn giữ vữngdanh hiệu “Trường học an toàn”,Chung tay thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻXin trân trọng cảm ơn!
File đính kèm:
- so_cuu_duoi_nuoc_-_nhom_10_1710202015(1).ppt