Thiết kế bài dạy lớp Chồi - Kế hoạch hoạt động học: Văn học

1. Ổn định tổ chức:

- Xúm xít, xúm xít. Chúng mình lại đây với cô nào. Cô cho cả lớp hát: Sắp đến tết rồi.

2. Phương pháp hình thức tổ chức:

- Cô giới thiệu vào bài chính bài thơ: Tết đang vào nhà - tác giả: Nguyễn Hồng Kiên.

- Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ .

+ Hỏi trẻ tên bài thơ tên tác giả .

- Lần 2: Cô đọc kết hợp với tranh và đàm thoại nội dung .

“Bài thơ miêu tả 1 khung cảnh ngày sắp tết”.

Đàm thoại:

- Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài thơ gì?

- Trong bài thơ đã nói đến những loại hoa gì?

- Hoa đào và hoa mai được miêu tả như thế nào?

- Mẹ đã làm gì để chuẩn bị đón tết?

 

docx14 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp Chồi - Kế hoạch hoạt động học: Văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC: VĂN HỌC
TUẦN 18
Tên Hoạt động học
Mụch đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVH
Thơ: Tết đang vào nhà
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ , hiểu nội dung bài thơ.
2. Kĩ năng : 
- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ .
- Rèn phát triển ngôn ngữ mạch lac
3. Thái độ:
- Hứng thú với giờ học.
- Trẻ biết không khí trước tết: hoa đào hoa mai sắp nở, công việc của mọi người trước tết
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh minh họa theo nội dung bài thơ
- Giọng đọc: Nhẹ nhàng, vui tươi, ngắt nhịp 2/2
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng.
Ổn định tổ chức: 
- Xúm xít, xúm xít. Chúng mình lại đây với cô nào. Cô cho cả lớp hát: Sắp đến tết rồi.
2. Phương pháp hình thức tổ chức:
- Cô giới thiệu vào bài chính bài thơ: Tết đang vào nhà - tác giả: Nguyễn Hồng Kiên.
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ .
+ Hỏi trẻ tên bài thơ tên tác giả .
- Lần 2: Cô đọc kết hợp với tranh và đàm thoại nội dung .
“Bài thơ miêu tả 1 khung cảnh ngày sắp tết”.
Đàm thoại:
- Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài thơ gì?
- Trong bài thơ đã nói đến những loại hoa gì?
- Hoa đào và hoa mai được miêu tả như thế nào?
- Mẹ đã làm gì để chuẩn bị đón tết?
- Bé và ông làm gì?
- Lần 3: Cô đọc lại bài thơ và dạy trẻ thuộc thơ
Tổ chức cho trẻ đọc thuộc thơ: Cả lớp đọc thơ cùng cô đến khi trẻ tương đối thuộc. 
- Cô cho nhóm trẻ đọc, cá nhân trẻ đọc.
- Cô hỏi lại tên bài thơ, cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần.
Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC: VĂN HỌC
TUẦN 19
Tên Hoạt động học
Mụch đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVH
Truyện: Chuyện thần kì của mùa xuân
1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện , hiểu nội dung truyện.
- Trẻ kể được tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu được sự thay đổi của mùa xuân.
2. Kĩ năng :
- Rèn phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ biết tự hào về thiên nhiên đặc sắc của Việt Nam
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh minh họa theo nội dung truyện
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng.
1. Ổn định tổ chức:
- Cô đọc câu đố về các mùa trong năm. Trẻ trả lời câu đố-> Hướng trẻ vào bài
2. Phươngpháp hình thức tổ chức:
Cô giới thiệu tên câu chuyện: “Chuyện thần kỳ của mùa xuân”
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm bằng lời
 + Cô vừa đọc cho lớp mình nghe câu chuyện gì?
- Cô đọc lần 2: Kết hợp với tranh minh họa + Đàm thoại:
+ Trong câu chuyện có những ai?
+ Mùa xuân đã làm điều gì thay đổi?
Chú Gõ kiến đã bay khắp khu rừng để làm gì?
Ai là người gieo những nụ mầm xanh và những bông hoa đủ sắc?
Những chú Ong nhỏ đã làm gì?
+ Điều diệu kỳ nào đã xảy ra?
+ Các bạn nhỏ đã vui mừng như thế nào?
- Cô kể lần 3: Cô kể với tranh + cử chỉ.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét chung giờ học, chuyển hoạt động.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC: VĂN HỌC
TUẦN 20
Tên Hoạt động học
Mụch đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVH
Thơ: Hoa đào - Hoa mai
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ , hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về vẻ đẹp của hoa đào, hoa mai. Cả hai loại hoa đều nở vào mùa xuân làm cho mùa xuân thêm vui và tươi đẹp ở cả hai phương trời.
- Trẻ hiểu các từ: hội tụ, hai phương trời.
2. Kĩ năng :
 - Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi, thiết tha của bài thơ.
- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ .
- Rèn phát triển ngôn ngũ mạch lac.
3. Thái độ:
 - Yêu vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào, hoa mai
- Thể hiện lòng vui sướng khi “ mùa xuân đến”
- Biết cách chăm sóc cây, tưới nước cho cây.
- Hứng thú với giờ học.
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh minh họa bài thơ: Hoa đào- Hoa mai.
- Máy vi tính.
- Đĩa bài hát “Hoa đào, hoa mai”.
- Giọng đọc.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng.
1. Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ trò chuyện về những loài hoa mà trẻ biết -> Hướng trẻ vào bài.
2. Phươngpháp hình thức tổ chức:
- Cô giới thiệu bài thơ: Thơ: Hoa đào- Hoa mai . Tác giả: Lệ Bình
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ .
+ Hỏi trẻ tên bài thơ tên tác giả .
- Lần 2: Cô đọc kết hợp với tranh và đàm thoại nội dung .
Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
+ Trong bài thơ có nhắc đến những loại hoa nào?
+ Hoa đào ưa thời tiết như thế nào? 
Trích dẫn: “Hoa đào ....mà bay”.
+ Hoa mai thì say thời tiết như nào?
Trích dẫn: “Hoa mai ...chút gió”
+ Hoa đào và hoa mai có mầu sắc như thế nào?
+ Hoa đào và hoa mai thi nhau nở rộ khi nào?
- Con cảm thấy thế nào khi mùa xuân đến?
Trích dẫn: “Mùa xuân...phương trời”.
- Giải thích từ khó: Hội tụ là: Khi mà mọi người không ở gần nhau, sau một thời gian dài thì mọi người cùng về một nơi tập trung lại khi đó là hội tụ. 
- Lần 3: Cô đọc lại bài thơ và dạy trẻ thuộc thơ.
Tổ chức cho trẻ đọc thuộc thơ: Cả lớp đọc thơ cùng cô đến khi trẻ tương đối thuộc. 
+ Cho từng tổ lên đọc.
+ Cô cho nhóm trẻ đọc, cá nhân trẻ đọc.
+ Cô hỏi lại tên bài thơ, cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét chung giờ học, chuyển hoạt động.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC: VĂN HỌC
TUẦN 12
Tên Hoạt động học
Mụch đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVH
Truyện: Giọt nước tí xíu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện , hiểu nội dung truyện.
- Trẻ kể được tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ biết được quá trình tạo ra mưa. 
2. Kĩ năng : 
- Rèn phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Rèn trẻ kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp để trả lời được câu hỏi của cô.
3. Thái độ:
- Hứng thú với những hình ảnh truyện
- Trẻ thích tham gia hoạt động.
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh minh họa truyện “Giọt nước tí xíu”
- Tranh trời mưa
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng.
1. Ổn định tổ chức:
- Xúm xít, xúm xít. Chúng mình lại đây cô cho chúng mình xem 1 điều thú vị.
(Cho trẻ xem tranh trời mưa) Cho trẻ quan sát đàmm thoại dẫn trẻ vào bài.
Đây lầ tranh gì? 
Chúng mình có biết quá trình tạo ra mưa không?
Hôm nay cô và chúng mình cùng tìm hiểu quá trình tạo ra mưa qua câu chuyện “ Giọt nước tí xíu” của tác giả Nguyễn Linh nhé.
2. Phương pháp hình thức tổ chức:
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Hỏi trẻ tên truyện, tác giả?
- Cô kể cho trẻ nghe lần 2: Kể với tranh minh họa
Đàm thoại:
Cô vừa kể câu chuyện gì?
Trong câu truyện có những nhân vật nào?
Ai rủ Tí Xíu đi chơi?
Tí Xíu có đi chơi không?
Làm thế nào mà Tí Xíu bay lên được?
Cuối cùng Tí Xíu có gặp lại mẹ được không?
- Cô kể cho trẻ nghe lần 3: Cô kể với tranh, đàm thoại cho trẻ hiểu quá trình tạo mưa
Đàm thoại:
Ông mặt trời đã nói với Tí Xíu những gì?
Tí Xíu đã bay lên được nhờ điều gì?
Trên đường đi chơi Tí Xíu đã gặp những ai?
Qua truyện này chúng mình học được những gì?
Để có mưa thì thì qua một quá trình, nước từ sông, hồ, ao, suối nhờ có gió và mặt trời làm bốc hơi tạo thành những đám mây và sau khi đám mây đó tích tụ nhiều nước sẽ tạo ra mưa.
3.Kết thúc
Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC: VĂN HỌC
TUẦN 13
Tên Hoạt động học
Mụch đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVH
Thơ: Bão
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ , hiểu nội dung bài thơ.
2. Kĩ năng :
- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ .
- Rèn phát triển ngôn ngữ mạch lac.
3. Thái độ:
- Hứng thú với giờ học.
- Trẻ biết đặc điểm của bão.
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh minh họa bài thơ: 
Tranh 1:
Tranh 2: 
Tranh 3:
Đồ dùng của trẻ:
Trang phục gọn gàng.
Ổn định tổ chức
Cả lớp hát “cho tôi đi làm mưa với” Cô giới thiệu vào bài
Phương pháp hình thức tổ chức
Cô giới thiệu tên bài thơ: Bão, tác giả Phan Trung Hiếu
Đọc mẫu: 
+ Lần 1: Cô đọc mẫu . Hỏi trẻ tên bài thơ: Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì? Bài thơ của tác giả nào?
+ Lần 2: Cô đọc kết hợp tranh minh họa thơ.
Đàm thoại:
Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài thơ gì?
Bài thơ nói về hiện tượng tự nhiên nào?
Bài thơ ví Bão có những hiện tượng nào giống người?
Khi Bão có chân thì sẽ như thế nào?
Tác giả ví bão có tay thì sẽ như thế nào?
Là anh của gió mà Bão có ngoan không? Vì sao?
Bão có đáng cho mọi người chơi cùng không?
Bão có nguy hiểm không chúng mình nhỉ?
Khi trời mưa to gió lớn thì chúng mình có đi ra ngoài đường không?
Dạy trẻ đọc thuộc thơ
Cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần
Cô cho từng tổ đọc, sau đó từng nhóm đọc, cá nhân trẻ thi đua đọc.
Cả lớp đọc lại một lần.
+ Lần 3: Cô cho trẻ xem băng hình bài thơ: Bão.
Kết thúc
Cô nhận xét chuyển hoạt động
Lưu ý
Chỉnh sửa năm

File đính kèm:

  • docxtho_tet_va_mua_xuan.docx
Giáo Án Liên Quan