Thiết kế bài dạy lớp Lá - Chủ đề nhánh: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

Cô đến sớm mở cửa, thông thoáng lớp học, vệ sinh góc chơi. Ân cần đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về trang phục của trẻ khi thời tiết giao mùa. Nhắc trẻ mặc đủ ấm, đeo khẩu trang khi đi học.

* KĐ: Trẻ khởi động xoay cổ tay, cánh tay, vai, các khớp chân; Khởi động theo bài tập “Thể dục buổi sáng”.

* TĐ: Tập các động tác theo bài hát “Dậy đi thôi”, “Sinh nhật của bé”.

ĐT hô hấp: thổi bóng bay.

ĐT tay: tay thay nhau để trên vai.

ĐT bụng: đứng nghiêng người sang 2 bên.

ĐT chân: đứng đưa chân ra trước.

ĐT bật: bật tại chỗ.

* HT: làm chim bay nhẹ nhàng 2 vòng; Hít thở đều.

 

docx13 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp Lá - Chủ đề nhánh: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH 
THỜI GIAN THỰC HIỆN: TỪ NGÀY 19-23/10/2015
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
Cô đến sớm mở cửa, thông thoáng lớp học, vệ sinh góc chơi. Ân cần đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về trang phục của trẻ khi thời tiết giao mùa. Nhắc trẻ mặc đủ ấm, đeo khẩu trang khi đi học.
* KĐ: Trẻ khởi động xoay cổ tay, cánh tay, vai, các khớp chân; Khởi động theo bài tập “Thể dục buổi sáng”.
* TĐ: Tập các động tác theo bài hát “Dậy đi thôi”, “Sinh nhật của bé”.
ĐT hô hấp: thổi bóng bay.
ĐT tay: tay thay nhau để trên vai.
ĐT bụng: đứng nghiêng người sang 2 bên.
ĐT chân: đứng đưa chân ra trước.
ĐT bật: bật tại chỗ.
* HT: làm chim bay nhẹ nhàng 2 vòng; Hít thở đều.
Hoạt động chung I
Hoạt động chung II
MTXQ
Tìm hiểu qua tranh bé lớn lên như thế nào.
Thể dục
Tung bóng lên cao và bắt bóng.
Tạo hình: 
Cắt dán áo bạn nam bạn nữ.
Âm nhạc
DH: Bé đón sinh nhật.
NH: Lý cây bông.
TCAN: Ai nhanh nhất
Toán
Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.
Văn học:
Thơ: Lời bé.
Dạo chơi ngoài trời
Hướng dẫn trẻ xếp cắt bông hoa.
TCVĐ: Ai nhanh nhất.
Chơi tự do
Quan sát một số thực phẩm giàu chất bột đường.
TCVĐ: Chuyền bóng.
Chơi tự do
Chơi giải đố về một số loại quả.
TCVĐ: Kéo co.
Chơi tự do
Đọc đồng dao cho trẻ nghe “Tay đẹp”
TCVĐ: mèo đuổi chuột.
Chơi tự do
Nhặt lá rụng làm đồ chơi.
Chơi tự do 
Hoạt động góc
PV: nấu ăn, bán hàng
XD: Xây vườn rau
HT: Xếp hình bằng vỏ ốc
NT: Vẽ một số thực phẩm giàu Vitamin.
KH: Thả vật chìm nổi, Chăm sóc cây xanh.
Hoạt động chiều
HDTCM: TCHT: “Tự giới thiệu về bản thân”
Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày 20/10.
Ôn kiến thức cũ: Hoàn thành phần vở tạo hình.
Làm quen bài hát: “Khám tay”
Chơi ở các góc.
Đóng cđ “Bản thân” Mở chủ đề “Gia đình”.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Nội dung
Kết quả mong đợi
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Xây vườn rau.
Xây ngôi nhà của bé.
-Trẻ biết sử dụng kỹ năng xây dựng để xây công trình đẹp mắt.
-Trẻ biết trao đổi liên kết giữa các nhóm chơi.
Mô hình nhà, cây xanh, thảm cỏ, một số loại rau.
Bộ lắp ghép, hàng rào, khối gỗ.
Cô và trẻ hát bài “Bé đón sinh nhật”
Trò chuyện cơ thể bé lớn lên như thế nào.
Cô gợi hỏi trẻ về các góc chơi, giới thiệu các góc và nội dung các góc chơi trong lớp.
Cho trẻ lựa chọn và trở về góc chơi, trẻ tự phân vai chơi trong nhóm.
Cô bao quát gợi ý cho trẻ chơi: con đang chơi gì vậy?, để xây vườn rau cần đến những vật liệu gì?, cách lắp ghép ngôi nhà như thế nào?,...
Gợi ý để trẻ chơi có sự liên kết giữa các góc chơi.
Chú ý tới những trẻ kỹ năng chơi còn yếu.
Kết thúc cô đi đến các góc chơi nhận xét kết quả trẻ chơi, hướng dẫn để lần sau trẻ chơi tốt hơn.
Hướng trẻ tập trung quan sát và nhận xét góc chính.
Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
Nhắc trẻ thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động.
Nấu ăn
Bác sỹ
Bán hàng
Trẻ thể hiện tốt vai chơi của mình, biết chế biến một số món ăn đơn giản.
Trẻ đoàn kết sáng tạo trong khi chơi
Bộ đồ chơi nấu ăn.
Bộ đồ chơi bác sỹ
Bộ đồ chơi bán hàng.
-Vẽ một số thực phẩm giàu Vitamin.
-Biểu diễn các bài hát trong chủ đề
Trẻ biết sử dụng kỹ năng vẽ đã học để vẽ một số loại thực phẩm giàu Vitamin.
Biết hát múa một số bài hát trong chủ đề.
Giấy A4, sáp màu, bút chì
Dụng cụ âm nhạc.
-Xem tranh về chủ đề.
- Xếp hình bằng vỏ ốc.
Trẻ biết lật giở xem tranh và hiểu nội dung trong từng bức tranh.
Biết sử dụng vỏ ốc để xếp một số hình ảnh có nội dung về chủ đề.
-tranh ảnh về chủ điểm bản thân
- thẻ chữ cái
Chăm sóc cây xanh.
Thả vật chìm nổi.
Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh, cắt tỉa, tưới cây.
- Một số loại cây xanh, nước tưới.
Chậu nước, xốp, một vài hòn đá.
Thứ 2 ngày 19 tháng10 năm 2015
*Trò chuyện đầu tuần:
Cho trẻ ngồi xúm quanh cô, hát bài “Sáng thứ hai”.
Trò chuyện về ngày đầu tuần, về 2 ngày nghỉ ở nhà.
Cho trẻ nghe một số bài hát về chủ đề trong tuần.
HOẠT ĐỘNG CHUNG I
MTXQ: Trò chuyện tìm hiểu bé lớn lên như thế nào
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết quá trình lớn lên của bản thân theo trình tự thời gian. ( Mới sinh; 3 tháng biết lật, biết trườn; 6 tháng biết ngồi, biết bò; 12 tháng biết đi, trẻ đi học nhà trẻ; đi học mẫu giáo). 
- Trẻ biết những thực phẩm cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của bé.
- Trẻ diễn đạt được quá trình lớn lên của bé.
- Giáo dục: Trẻ yêu quý, biết ơn bố mẹ là người sinh ra và những người chăm sóc, nuôi dưỡng mình. Biết ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe và thường xuyên vận động để cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy tính có video về quá trình lớn lên của bé.
- Nhạc bài hát “Bé đón sinh nhật”.
- Lô tô về các giai đoạn lớn lên của bé.
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Bé trò chuyện, đàm thoại về quá trình lớn lên của bé
+ Cô mở cho trẻ nghe một đoạn nhạc trong bài hát “Bé đón sinh nhật”, đố trẻ đó là bài hát gì?
Xuất hiện hình ảnh “Bé đang thổi nến sinh nhật”.
Gợi hỏi trẻ em bé đang làm gì? 
Lớp mình có bạn nào có em bé không? Ai là người sinh ra em bé?
+ Để biết em bé lớn lên như thế nào, hôm nay cô sẽ cho các con cùng tìm hiểu và khám phá về sự lớn lên của bé nha.
Cho trẻ xem đoạn video: quá trình mang thai và khi em bé được sinh ra;
Gợi hỏi để trẻ đoán xem giai đoạn tiếp theo em bé sẽ làm gì? em bé tập lẫy; giai đoạn thứ 3 em bé tập ngồi; Giai đoạn thứ 4 em bé tập đi; Giai đoạn thứ 5 bé đi nhà trẻ, mẫu giáo. 
Cô kết hợp hướng dẫn cho trẻ hiểu về mỗi giai đoạn: trẻ làm gì?, ăn món ăn gì? Chơi những đồ chơi gì?,...
+ Con hãy kể tên 1 số hoạt động của bé ở trường mẫu giáo ( Đến lớp, học, vui chơi, ăn ngủ, thể dục, khám sức khỏe)
 - Cô kết luận: Khi bé được 3 tuổi bé đi mẫu giáo và càng lớn càng ngoan như các con vậy. Ở trường, bé được học, được chơi và được cô giáo yêu thương, chăm sóc. 
 - Cô khái quát: Sự lớn lên của bé trải qua 4 giai đoạn: Bé mới sinh>bé biết lẫy>bé biết ngồi>bé biết đi>bé đi nhà trẻ, mẫu giáo.( Cho trẻ nhắc lại 5 giai đoạn phát triển của bé)
 - Giáo dục: Muốn cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối các con phải biết ăn những thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động để cơ thể cân đối không bị béo phì, hay suy dinh dưỡng. 
*Trò chơi: Về đúng nhà
 - Cách chơi: Khi trẻ nghe hiệu lệnh của cô thì những trẻ có cùng thẻ đeo sẽ chạy về cùng 1 nhà, tương ứng với hình 1giai đoạn phát triển bé. 
Cho trẻ đọc thơ: “Tay ngoan” đi về ngồi theo nhóm, tô màu bức tranh.
HOẠT ĐỘNG CHUNG II
Thể dục: Tung bóng lên cao và bắt bóng
I. Mục đích-Yêu cầu:
- Trẻ biết tập cùng cô và các bạn bài tập phát triển chung.
- Thực hiện tốt vận động cơ bản tung bong lên cao và bắt bong.
- Rèn luyện kĩ năng khéo léo, chọn bắt được bóng.
- Giáo dục trẻ: chăm tập thể dục để rèn luyện sức khỏe
II. Chuẩn bị:
-Sân tập rộng rãi sạch sẽ
- Bóng đủ cho trẻ thực hiện.
- Máy tính có nhạc thể dục.
III. Tổ chức hoạt động:
a. Khởi động:
Cô và trẻ làm thành đoàn tàu khởi động các kiểu theo hiệu lệnh sau đó chuyển đội hình thành 2 hàng ngang.
b.Trọng động:
* BTPTC: cô và trẻ tập các đông tác hô hấp, tay,bụng, lườn, bật theo lời bài hát: “Dậy đi thôi”.
ĐT tay: đưa tay lên cao, ra trước, giang ngang.
ĐT bụng: đứng nghiêng người sang 2 bên.
ĐT chân: đứng khuỵu gối.
ĐT bật: bật tại chỗ
* VĐCB: 
Cô đưa những quả bóng ra cho trẻ xem và gợi hỏi trẻ chúng ta sẽ thực hiện bài bài tập gì?
+ Cô giới thiệu tên bài tập, mời 1 trẻ lên tung bóng theo khẳ năng.
+ Cô thực hiện mẫu lần 1 
+ Cô thực hiện lần 2 kết hợp giải thích động tác: đứng thẳng người 2 tay cầm bong, khi có hiệu lệnh bắt đầu trẻ dùng tay tung quả bóng lên cao, mắt nhìn theo quả bóng và đưa 2 tay đón bắt bóng. Chú ý tung bóng thẳng lên cao.
+ Mời 1-2 trẻ lên thực hiện mẫu
+ Mời cá nhân trẻ lần lượt thực hiện.
+ Cho trẻ thi đua giữa 2 tổ, bạn nào không bắt được bóng phải đứng ra ngoài, kiểm tra kết quả đội nào ít bạn bị loại là thắng cuộc.
+ Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
* TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
Cô tổ chức trò chơi cho trẻ chơi 2-3 lần.
c.Hồi tĩnh: Cô và trẻ làm chim bay nhẹ nhàng quanh sân trường.
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Hướng dẫn trẻ xếp cắt bông hoa tặng mẹ ngày 20/10
1/ Kết quả mong đợi:
Trẻ biết cách xếp, cắt hình bông hoa.
Biết ý nghĩa của ngày 20/10. Biết ơn, kính trọng bà, mẹ, cô giáo,
2/ Chuẩn bị:
Giấy màu, kéo, ghế cho trẻ ngồi.
3/ Tổ chức hoạt động:
Cô và trẻ đi ra sân trò chuyện về ngày 20/10.
Gợi hỏi trẻ sẽ tặng mẹ món quà gì?
Cô gợi ý có bạn nào muốn tặng mẹ những bông hoa do mình tự làm ra không?
Bạn nào biết cách xếp và cắt được bông hoa?
Cô hướng dẫn cách xếp từng bước cho trẻ xem. Mời trẻ nhắc lại.
Phát giấy cho trẻ thực hiện, cô bao quát hướng dẫn thêm cho những trẻ còn lúng túng.
Nhận xét, tuyên dương trẻ.
*TCVĐ: Ai nhanh nhất.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
Chơi tự do: cô bao quát trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chính: - Góc XD: xây vườn rau
Góc kết hợp - Góc phân vai: Nấu ăn
 - Góc nghệ thuật: hát múa về chủ đề
 - Góc thiên nhiên: chăm sóc cây
 - Góc học tập: xếp số 6 bằng vỏ ốc.
VỆ SINH- ĂN TRƯA-NGỦ TRƯA
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HDTCM: TCHT: Tự giới thiệu về bản thân
1/ Kết quả mong đợi:
Trẻ biết cách chơi, luật chơi, hứng thú tham gia chơi trò chơi.
Biết một số thông tin cơ bản về bản thân, tập nói thành câu để giới thiệu về bản thân.
2/ Tổ chức hoạt động:
Cho trẻ ngồi xúm xít quanh cô, trò chuyện giới thiệu về tên trò chơi.
Cách chơi, luật chơi theo trang 15 sách tuyển tập trò chơi, câu đố, thơ ca cho trẻ 5 tuổi.
Tổ chức cho trẻ chơi cả lớp.
Nhận xét, tuyên dương trẻ
Chơi tự do góc: cô bao quát trẻ
*Đánh giá cuối ngày:
.....
Thứ 3 ngày 20/10/2015
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Tạo hình: Cắt dán áo bạn nam bạn nữ
I. Mục đích-Yêu cầu:
- Trẻ biết cách cầm kéo để cắt dán áo bạn nam, bạn nữ.
- Trẻ biết cách phết hồ, không làm loang ra vở, bố cục tranh đẹp.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
II. Chuẩn bị:
Tranh gợi ý của cô: cắt dán áo bạn nam bạn nữ.
Giấy màu, keo dán, vở tạo hình.
III. Tổ chức hoạt động:
- Cô đóng vai người dẫn chương trình: chào mừng các bé đến với hội thi: “Bé tài năng” với chủ đề: cắt dán áo bạn nam bạn nữ.
Phần thi gồm có 3 phần:
-Phần thứ nhất: bé khám phá: trẻ được xem một số bức tranh cắt dán gợi ý, trò chuyện thảo luận về nội dung các bức tranh, đưa ra ý tưởng của mình: sẽ cắt áo gì, cắt như thế nào?
- Phần thứ hai: bé trổ tài: trẻ đọc thơ “Tay ngoan” về theo nhóm cắt dán.
Cô mở nhạc về chủ đề gây hứng thú cho trẻ thực hiện.
Cô bao quát, gợi ý cho trẻ còn lúng túng.
Chú ý những trẻ kỹ năng tạo hình còn yếu
Nhắc trẻ về thời gian để trẻ nhanh chóng hoàn thành sản phẩm.
- Phần thứ ba: Trưng bày, nhận xét sản phẩm
Cô cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình và các bạn
Cô nhận xét lựa chọn những bức tranh đẹp, trao quà, tuyên dương trẻ.
Thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động.
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Quan sát một số thực phẩm giàu chất bột đường
1/ Kết quả mong đợi:
Trẻ quan sát nêu nhận xét về một số loại thực phẩm: gạo, bánh mì, mì tôm, ngô,..
Biết ăn uống hợp lí 4 nhóm thực phẩm.
2/ Chuẩn bị:
Gạo, ngô, bánh mì, mì tôm,..
Bóng để chơi trò chơi.
3/Tổ chức hoạt động:
Cô và trẻ đọc bài thơ “Bạn ơi có biết” đi ra sân, trò chuyện với trẻ về lợi ích của các nhóm thực phẩm.
Quan sát một số thực phẩm gạo, ngô,đố trẻ đây là gì?
Mời trẻ lên gọi tên các loại thực phẩm.
Đố trẻ đây là thực phẩm giàu chất gì? Ăn như thế nào?
Giáo dục trẻ biết ăn uống hợp lí, giữ gìn vệ sinh.
*Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Chơi tự do: cô bao quát trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc chính: - góc phân vai : bán hàng
 - Góc kết hợp: - góc xây dựng: xây vườn rau
 - góc nghệ thuật: vẽ theo ý thích
 - góc thiên nhiên: chăm sóc cây
 - góc học tập: xếp chữ số bằng vỏ ốc
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày thành lập Hội LHPNVN 20/10.
1/ Kết quả mong đợi:
Trẻ biết ngày 20/10 là ngày hội của bà, của mẹ, cô giáo và các bạn nữ.
Hát múa chào mừng ngày 20/10.
2/ Chuẩn bị:
Nhạc một số bài hát về chủ đề.
3/ Tổ chức hoạt động:
Cô và trẻ xúm xít, trò chuyện về chủ đề.
Trò chuyện về ngày 20/10, đố trẻ là ngày hội của ai?.
Tổ chức cho trẻ hát múa, đọc thơ chào mừng ngày 20/10.
Mở video về một số hoạt động chào đón ngày 20/10 cho trẻ xem.
Giáo dục trẻ biết ơn, kính trọng người thân,cô giáo.
*Chơi tự do các góc
Vệ sinh- trả trẻ
*Đánh giá cuối ngày:
Thứ 4 ngày 21/10/2015
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Âm nhạc: Dạy hát: Bé đón sinh nhật
 Nghe hát: Lý cây bông
 Trò chơi: Ai nhanh nhất
I/ Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát, hát huộc bài hát, thể hiện đúng giai điệu.
- Chú ý lắng nghe cô hát.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
II. Chuẩn bị:
Hình ảnh chiếc bánh sinh nhật
Dụng cụ âm nhạc.
Máy tính, ti vi.
III.Tổ chức hoạt động:
Cô và trẻ chơi trò chơi “nu na nu nống” chạy về ngồi xúm quanh cô.
Cho trẻ xem hình ảnh chiếc bánh sinh nhật và cho trẻ đoán hình ảnh nhắc tới ngày gì?
Cô dẫn dắt trẻ vào nội dung bài hát “Bé đón sinh nhật”.
Gợi hỏi trẻ có bạn nào thuộc bài hát?
Cô hát lần 1 cho trẻ nghe, cho trẻ đặt tên bài hát.
Cô nhận xét, giới thiệu tên bài hát.
Cô hát lần 2 cho trẻ nghe, mời trẻ nhắc lại tên bài hát.
Mời cả lớp hát cùng cô 2 lần.
Trò chuyện về nội dung, giai điệu bài hát.
Thể hiện bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân trẻ.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Thể hiện bài hát kết hợp dụng cụ âm nhạc.
- Cô giới thiệu bài nghe hát “Lý cây bông”
Cô hát lần 1 cho trẻ nghe
Giới thiệu tên bài hát, dân ca Nam Bộ
Cô hát lần 2 kết hợp thể hiện, minh họa cho bài hát.
Lần 3 mời trẻ thể hiện cùng cô.
Nhận xét, tuyên dương trẻ
-TCAN: Ai nhanh nhất.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
Kết thúc: cho trẻ hát bài “Bé đón sinh nhật” và đi ra sân.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Chơi giải đố về một số loại quả.
1/ Kết quả mong đợi:
Trẻ biết một số câu đố nói về các loại quả.
Trả lời câu đố của cô.
2/ Chuẩn bị:
Cây để gắn những bông hoa.
Một số bông hoa được gắn câu đố bên trong.
3/ Tổ chức hoạt động
Cho trẻ đọc bài vè “Vè trái cây”.
Trò chuyện về chủ đề.
Chơi “Hái hoa dân chủ”, lần lượt mời trẻ lên hái hoa, cô đọc câu đố để trẻ thảo luận, giải đố cùng cô.
Lần lượt mời trẻ lên hái hoa và trả lời câu đố. Ai không trả lời được phải nhảy lò cò.
Giáo dục trẻ: biết ăn nhiều trái cây sẽ tốt cho sức khỏe.
Nhận xét, tuyên dương trẻ
*Trò chơi: Kéo co
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
Chơi tự do: cô bao quát trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chính: - góc xây dựng: Xây vườn rau
Kết hợp: - góc phân vai: Cô giáo
 - góc học tập: chơi lô tô
 - góc thiên nhiên: tưới cây
 - góc nghệ thuật: chơi với thẻ số.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn các chữ số đã học
1/ Kết quả mong đợi:
Trẻ ôn lại những chữ số đã học.
Nhận biết gọi đúng chữ số.
2/ Chuẩn bị:
Thẻ số từ 1-6, hột hạt, bảng con.
3/Tổ chức hoạt động
Cô và trẻ đọc bài thơ “Làm quen chữ số”
Trò chuyện về nội dung bài thơ.
Cho trẻ chơi các trò chơi với chữ số để ôn lại các chữ số đã học như: dùng hột hạt xếp chữ số, chơi trò chơi về đúng nhà, chơi với đồng hồ học toán
Cô chú ý tới những trẻ yếu
Nhận xét, tuyên dương trẻ
*Chơi tự do góc
* Đánh giá cuối ngày:
Thứ 5 ngày 23/10/2015
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Toán : Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6, tạo nhóm có số lượng 6.
I/ Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, phân biệt mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6, tạo nhóm có số lượng 6.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ toán học: nhiều hơn, ít hơn.
II/ Chuẩn bị :
Mỗi trẻ 6 hạt ngô, 6 mầm giá,các thẻ số từ 1-6.
Các nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng trong phạm vi 6 đặt xung quanh lớp.
Máy tính có bài giảng Pwenpoin.
III/Tiến hành :
Trẻ cùng cô đọc bài thơ “Làm quen chữ số”
Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề.
Phần 1: Ôn tập nhận biết có số lượng trong phạm vi 6
Mời trẻ nhìn lên màn hình đếm xem cô có bao nhiêu cái quần, bao nhiêu cái áo, bao nhiêu cái bát.
 Cho trẻ tìm những đồ vật xung quanh lớp có số lượng 4,5,6.
*Phần 2 :Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.
Mời trẻ gieo tất cả những hạt ngô xuống đất:
Cho trẻ vừa đặt vừa đếm xem có bao nhiêu hạt ngô.
Cô hỏi trẻ có tất cả mấy hạt ngô? Tương ứng thẻ số mấy?Cho trẻ đặt thẻ số tương ứng.
Mỗi hạt ngô sẽ nãy một mầm giá, mời trẻ đặt những mầm giá tương ứng với 1hạt ngô là một mầm giá (Có 1 hạt ngô khác màu chưa nảy mầm).
Cho trẻ đếm có bao nhiêu mầm giá? Đặt thẻ số mấy?
Cho trẻ đếm lại số ngô, đếm lại số mầm.
Cho trẻ nhận xét số ngô và số mầm .
Số nào nhiều hơn?nhiều hơn mấy?
Số nào ít hơn/ít hơn mấy?
Muốn cho số mầm và số hạt ngô bằng nhau ta phải làm gì ?
Cho trẻ tìm thêm cho hạt ngô còn lại 1mầm giá nữa.
Cho trẻ đếm cả 2 và nhận xét số lượng của 2 nhóm.(Bằng nhau và cùng bằng 6)
Bây giờ có 2 mầm giá đã lớn thành cây chúng mình cùng đưa đi trồng. Cho trẻ đếm lại số ngô, đếm số mầm, cho trẻ nhận xét số lượng 2 nhóm.
Số nào nhiều hơn,nhiều hơn mấy?số nào ít hơn?ít hơn mấy?Muốn 2 nhóm bằng nhau ta phải làm gì?
Tương tự có 3 mầm giá thành cây hỏi còn lại mấy mầm giá?....Tiến hành tương tự cho đến khi các mầm giá mọc thành cây.
Cho trẻ vừa nhặt vừa đếm số hạt ngô bỏ vào rổ.
Phần 3 :luyện tập :
- Cho trẻ chơi trò chơi tìm nhanh những cái mũ theo yêu cầu của cô gắn vào tranh cho đủ số lượng 6.
- Cho trẻ thực hiện vào vở bé làm quen với toán.
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Đọc đồng dao cho trẻ nghe “Tay đẹp”
1/Kết quả mong đợi:
Trẻ lắng nghe cô đọc bài đồng dao
Nhớ tên bài và hiểu nội dung, yêu thích những bài đồng dao.
2/ Chuẩn bị:
Ghế cho trẻ ngồi
Mũ mèo, chuột
3/ Tổ chức hoạt động:
- Cô và trẻ chơi trò chơi “chi chi chành chành”
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô giới thiệu cho trẻ bài đồng dao ‘ mười ngón tay’’
- Cô đọc bài đồng dao cho trẻ nghe 2 lần, trò chuyện về nội dung bài đồng dao
- Mời trẻ nhắc lại tên bài đồng dao, đọc đồng dao cùng cô 2 lần.
- Nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ.
*Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
Chơi tự do: cô bao quát trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc chính: - góc phân vai: nấu ăn
 - Kết hợp: - góc xây dựng : xây ngôi nhà của bé
 - góc nghệ thuật: hát múa về chủ đề
 - góc học tập: chơi với lô tô
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HĐCMĐ: Làm quen bài hát “Tay ngoan”
1/ Kết quả mong đợi:
Trẻ được nghe bài hát “Tay ngoan”, cảm nhận được giai điệu của bài hát.
Hát đứng giai điệu, rõ lời.
2/ Chuẩn bị:
Nhạc bài hát “Tay ngoan”.
3/ Tổ chức hoạt động:
Cho trẻ ngồi xúm xít quanh cô, trò chuyện về đôi tay xinh xắn của bé.
Cô giới thiệu tên bài hát, mở nhạc cho trẻ nghe 2 lần.
Trò chuyện về tên bài hát, nội dung, giai điệu.
Mời trẻ hát theo cô từng câu 2 lần.
Nhận xét, tuyên dương trẻ.
*Chơi tự do các góc
*Đánh giá cuối ngày:
Thứ 6 ngày 23/10/2015
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Văn học: Thơ: Lời bé
I/ Mục đích-Yêu cầu:
Trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện
Trẻ biết kể chuyện cùng cô và các bạn
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị:
Máy tính kết nối với ti vi.
Tranh minh họa truyện
 III.Tổ chức hoạt động
Cho trẻ chơi trò chơi ‘ mũi cằm tai’’
Cô cùng trò chuyện với trẻ về chủ điểm
Cô dẫn dắt trẻ vào nội dung truyện cậu bé mũi dài
Cô kể diễn cảm câu chuyện cho trẻ nghe, cho trẻ đặt tên truyện
Trò chuyện về nội dung truyện
Hỏi trẻ trong truyện có những nhân vật nào? Tại sao cậu bé lại bị mũi dài? Qua câu chuyện các con biết thêm đc điều gì?
Cô kể chuyện lần 2 qua tranh minh họa
Lần 3 mời trẻ kể chuyện cùng cô
Nhận xét,tuyên dương trẻ
Gd trẻ: ko nói dối cho dù đó là việc nhỏ
Kết thúc: cho trẻ hát bài ‘ đôi mắt xinh và ra sân’’ 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Quan sát cây xanh
Tổ chức hoạt động
cho trẻ đọc bài đồng dao đi cầu đi quán
Cô và trẻ cùng quan sát một số loại cây xanh quanh sân trường
Hỏi trẻ trong trường có những loại cây gì?cây xanh có những bộ phận nào? Ích lợi của từng bộ phận? muốn cây luôn xanh tốt chúng ta phải làm gì?
gd trẻ: biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Trò chơi vận động: kéo co
Cô tổ chức trò chơi cho trẻ
Chơi tự do: cô bao quát trẻ
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc chính: - góc nghệ thuật: vẽ theo ý thích
- Kết hợp: - góc phân vai: bán hàng
 - góc xây dựng: xây ngôi nhà bé
 - góc học tập: ôn chữ cái
VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh, vận động nhẹ nhàng, ăn quà chiều
- Liên hoan văn n

File đính kèm:

  • docxchu_de_ban_than.docx
Giáo Án Liên Quan