Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề 6: Phương tiện giao thông và luật lệ an toàn giao thông

- Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần và trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ

- Trò chuyện về những việc trẻ đã làm trong 2 ngày nghỉ cuối tuần

- Trò chuyện về một số biển báo giao thông: Biển cấm, biển hiệu, sự giống và khác nhau.

- Trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường, kiễng gót, đi bằng gót, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về đội hình 4 hàng dọc

- Tập thể dục theo nhạc bài nắng sớm, cô dạy em bài thể dục buổi sáng, con cào cào, chim mẹ, chim con

 

doc49 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề 6: Phương tiện giao thông và luật lệ an toàn giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG MẦM NON NGỌC THỤY
******˜&™******
SỔ SOẠN BÀI
CHỦ ĐỀ 6
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VÀ LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG
Thời gian thực hiện: 4 tuần từ ngày 29/02/2016 đến ngày 25/03/2016)
Chủ đề nhánh: 
- Nhánh 1:Phương tiện giao thông đường thủy, đường hàng không
- Nhánh 2:Phâm nhóm các phương tiện giao thông
- Nhỏnh 3:Phương tiện giao thông đường bộ
- Nhánh 4: Một số luật lệ an toàn giao thông
Lớp : MGL A6
Giáo viên : Lương Vân Anh
Đỗ Thị Thanh Tuyền
Năm học: 2015 - 2016 
Kế hoạch hoạt động tuần
Chủ đề nhánh (tuần I): Phương tiện giao thông đường thủy, đường hàng không
Thời gian thực hiện: Từ ngày 29/02/2016 đến ngày 04/03/2016
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Thanh Tuyền
Tên hoạt động
Thứ 2
29/02/2016
Thứ 3
01/03/2016
/Thứ 4
02/03/2016
Thứ 5
03/03/2016
Thứ 6
04/03/2016
Đón trẻ
Trò chuyện sáng
- Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần và trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ
- Trò chuyện về những việc trẻ đã làm trong 2 ngày nghỉ cuối tuần
- Trò chuyện về một số biển báo giao thông: Biển cấm, biển hiệu, sự giống và khác nhau...
Thể dục sáng
- Trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường, kiễng gót, đi bằng gót, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về đội hình 4 hàng dọc
- Tập thể dục theo nhạc bài nắng sớm, cô dạy em bài thể dục buổi sáng, con cào cào, chim mẹ, chim con
Hoạt động học
1-TDGH
- Bật tách chân, chụm chân.
- Tung bóng lên cao và bắt bóng.
2-Văn học
- Thơ: Đèn giao thông.
1-LQCV
- Làm quen chữ cái P, Q.
(Chỉ số 86)
1-KPXH
Trò chuyện về một số PTGT đường thủy, đường hàng không
2-GDÂN
- VĐTN: “Đường em đi”
- Nghe hát: Những lá thuyền ước mơ.
- TCÂN: Nhìn tranh đoán tên bài hát
1-LQVT
- Tách gộp nhóm đối tượng có số lượng là 10 thành 2 phần.
1-Tạo hình
- Gấp và dán thuyền trên biển.
Hoạt động góc
- Góc Phân vai ( chỉ số 40)
+ Chuẩn bị: Ngoài những đồ chơi sẵn có, chuẩn bị thêm nilon, kéo, băng dính để trẻ làm nem, rau tươi, túi nilon, dập gim để trẻ xếp rau; sổ khám bệnh, que chỉ, dụng cụ che mắt
+ Cửa hàng ăn uống
+ Bán hàng: Siêu thị mini
+ Góc bác sĩ: Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, nhắc nhở bệnh nhân phòng bệnh lây nhiễm (cúm, sốt dịch)
- Góc xây dựng: 
+ Chuẩn bị: gạch, xốp, lắp ghép, hoa, cây cảnh, bộ đồ chơi ghép hoa, bộ đồ chơi phương tiện giao thông
+ Xây dựng bến xe
- Góc học tập: 
+ Chuẩn bị: lôtô các loại PTGT, giấy vẽ, 
+ Nhận biết, thêm bớt các nhóm đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 10, vẽ cho đủ số lượng, xếp chữ, tô nét, nối hình từ các nét chấm mờ và tô màu bức tranh
- Góc văn học: 
+ Chuẩn bị: Sách truyện, tranh về chủ đề, kéo, hồ dán
+ Làm sách về chủ đề phương tiện giao thông
- Góc nghệ thuật: 
+ Chuẩn bị: Giấy vẽ, đất nặn, bút sáp màu, bảng...
+ Hát, vẽ, nặn về chủ đề phương tiện giao thông
- Góc thiên nhiên:
+ Chuẩn bị: giỏ, sỏi, que mốt, quả bóng tennis, bình tưới cây, nước, chậu cây cảnh, hạt giống...
+ Cắp cua bỏ giỏ, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, chọc mốt... Tưới cây, nhặt cỏ, lá, gieo hạt rau, hạt hoa
Hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về luật lệ giao thông đường bộ
- Trò chơi: tín hiệu
- Chơi tự do
- Quan sát xe máy
- Trò chơi: Kéo co
 - Chơi tự do
- Quan sát xe đạp
- Trò chơi: chuyền bóng
- Chơi tự do
- Quan sát xe xích lô
- Trò chơi: tung bóng
- Chơi tự do
- Giải đố về chủ đề giao thông
- Trò chơi: bật tách khép chân
- Chơi tự do
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ: Nu na nu nống
- Xem: quà tặng cuộc sống "Chờ một phút nhé"
- Ôn bài thơ: Đèn giao thông
- Kỹ năng sống: "người lạ gọi lên xe, phải làm thế nào?" 
- Ôn nhạc: Đường em đi
- Hoạt động lao động: Lau giá đồ chơi
- Hoạt động tự chọn
- Làm TCHT bài 20
- Nêu gương bé ngoan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tuần 1- Thứ 2 ngày 29 tháng 02 năm 2015
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-TDGH
- Bật tách chân, chụm chân.
- Tung bóng lên cao và bắt bóng.
1. Kiến thức
- Dạy trẻ kỹ năng bật chụm, tách chân
- Ôn kỹ năng tung và bắt bóng
2. Kỹ năng
- Phát triển cơ tay, cơ chân, tố chất khỏe.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức kỷ luật
- 10 quả bóng
- Ô để trẻ bật
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Khởi động: làm đoàn tàu đi các kiểu: đi mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm về ga (4 hàng dọc).
b. Trọng động
+ Bài tập phát triển chung
- Tay: tay đưa ra phía trước lên cao ( 4 x8n)
- Bụng: đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân (2x8n).
- Chân: khuỵu gối, tay đưa phía trước (2x8n)
- Bật: bật chụm tách chân (4x8n).
+ VĐCB:- Cô giới thiệu tên bài vận động và làm mẫu
- Lần 1: không giải thích.
- Lần 2: vừa làm vừa giải thích.
TTCB: đầu tiên cô đứng trước ô tay chống hông. Khi có hiệu lệnh cô bật liên tục chụm chân, tách chân, chụm chân vào ô. Tiếp đất bằng nửa bàn chân trước, chân cô không dẫm vào vạch kẻ. Sau đó cô lấy bóng, tung bóng bằng hai tay rồi bắt bóng, sau đó cất bóng và đi về cuối hàng.
- Hỏi lại tên vận động. Cô mời hai trẻ thực hiện. Cô nhận xét
- Cho cả lớp thực hiện 2-3 lần. Cô sửa sai, khuyến khích trẻ.
c. Hồi tĩnh: 
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
2-VĂN HỌC
Thơ:" Đèn giao thông"
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ: ý nghĩa của đèn hiệu giao thông ( Đèn xanh được đi, đèn vàng chuẩn bị dừng, đèn đỏ dừng lại)
- Bước đầu biết đọc thơ diễn cảm
2. Kỹ năng
- Mở rộng vốn từ cho trẻ
- Rèn kỹ năng nói cả câu, đủ ý, mạch lạc, rõ ràng
3. Thái độ
- Trẻ học hứng thú
- Tranh minh hoạ 
- Bài hát: "Đi đường em nhớ"
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức
- Hát:"Đi đường em nhớ"
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Cô đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài thơ: " Đèn giao thông", tác giả: Mỹ Trang
- Cô đọc lần 1 không sử dụng tranh minh hoạ
- Cô đọc lần 2 với tranh minh họa
b. Đàm thoại 
- Tên bài thơ là gì? Do ai sáng tác? (Bài thơ: " Đèn giao thông", do Minh Trang sáng tác)
- Đèn hiệu giao thông có mấy màu, đó là những màu nào? Câu thơ nào cho con biết điều đó? ( Đèn xanh đèn đỏ, đèn vàng/ Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông)
- Đèn xanh hiện lên có nghĩa là gì? Câu thơ nào cho con biết điều đó? (Đi đường bé nhớ nghe không/ Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi)
- Đèn vàng có ỹ nghĩa gì? Câu thơ nào cho con biết điều đó? ( Đèn vàng chậm lại dừng thôi)
- Khi gặp đèn đỏ thì phải làm gì? Câu thơ nào cho con biết điều đó? (Đèn đỏ dừng lại, kẻo rồi tông nhau)
- Giáo dục: Trẻ biết về ý nghĩa của đèn giao thông, và có ý thức chấp hành các qui định về an toàn giao thông
c. Dạy trẻ thuộc thơ 
- Cô cho cả lớp, tổ, nhóm đọc thơ cùng cô
- Cho cá nhân lên đọc ( cô chú ý sửa sai cho trẻ)
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Hát: "Đi đường em nhớ"
Tuần 1- Thứ 3 ngày 01 tháng 03 năm 2016
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-LQCV
- Làm quen chữ cái P, Q.
(Chỉ số 86)
1. Kiến thức:
- Nhận biết và phát âm đúng âm của các P, Q
- Nhận ra âm và chữ P, Q
trong từ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ phát âm đúng, phân biệt được sự khác nhau giữa các chữ cái trong nhóm
- Trẻ biết tạo dáng các chữ cái bằng ngón tay
3. Thái độ:
- Trẻ học hứng thú
- Tranh: xe đạp đi qua đường bài dạy trình chiếu trên PP
- Lô tô tranh các loài hoa có chữa chữ P, Q
- Thẻ chữ rời P, Q
- Máy vi tính
- Nhạc hòa tấu các bài hát trong chủ đề
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: giải đố về xe đạp
 Xe gì 2 bánh/ Đạp chạy bon bon/ Chuông kêu kính coong/ Đứng yên thì đổ
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Dạy trẻ làm quen với chữ cái
- Nhận biết chữ P qua tranh: Xe đạp
Giới thiệu tên tranh “ Xe đạp đi qua đường”
Giới thiệu từ dưới tranh
Cho cả lớp đọc từ dưới tranh 1- 2 lần
- Qua thẻ từ
Cô gọi trẻ lên lấy những chữ cái đã học
Cô giới thiệu chữ P
- Qua phát âm
Đổi thẻ chữ to
Cô phát âm mẫu 3 lần
Cho lớp, tổ, nhóm đọc (cô chú ý sửa sai)
- Phân tích- so sánh
Cô giới thiệu nét chữ
- Tương tự với chữ Q ( so sánh sự giống và khác giữa 2 chữ)
b. Luyện tập:
- Trò chơi 1: Ô chữ kỳ diệu
+ Chia trẻ làm 2 đội, các đội dùng xắc xô dành quyền trả lời 
+ Trên màn hình vi tính là các ô chữ được sắp xếp theo một trật tự nhất định, các đội phải tìm ra quy luật đó, đội nào trả lời được nhiều hơn là đội thắng cuộc.
- Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh
+ Chia trẻ làm 2 đội, lần lượt từng trẻ lên chọn tranh về các loài hoa, quả có chữ P, Q gắn lên ô bảng có chứa chữ P, Q tương ứng
+ Thời gian chơi là 1 đoạn nhạc, đội nào gắn được nhiều tranh đúng hơn thì thắng cuộc
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tuần 1- Thứ 4 ngày 02 tháng 03 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-KPXH
Trò chuyện về một số PTGT đường thủy, đường hàng không
1. Kiến thức
- Củng cố, mở rộng hiểu biết về đặc điểm cấu tạo, công dụng của một số PTGT đường thủy, đường hàng không
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng mô tả, so sánh, phân loại, chú ý và ghi nhớ
- Phát triển kĩ năng hợp tác, hoạt động theo nhóm
3. Thái độ
- Trẻ học hứng thú
- Clip về PTGT đường thủy ( thuyền, tàu thủy, ca nô) và đường hàng không ( máy bay chở khách, trực thăng, khinh khí cầu)
- Tranh khổ A0 vẽ cảnh biển và bầu trời
- Giấy màu
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Hát bài " Bạn ơi có biết"
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Khám phá
+ Trò chuyện về phương tiện giao thông đường thủy
- Cô đọc câu đố về thuyền, cho trẻ đoán
- Cô cho trẻ xem clip về PTGT đường thủy
- Hỏi trong clip có những phương tiện giao thông nào
- Những phương tiện đó thuộc loại PTGT gì? Hoạt động ở đâu?
- Chúng dùng để làm gì?
- Cô chính xác lại: Những phương tiện giao thông di chuyển trên mặt nước gọi là PTGT đường thủy, các PTGT đó để chở khách chở hàng, để du ngoạn...
+ Phương tiện giao thông đường hàng không
- Cô đọc câu đố về máy bay, cho trẻ đoán
- Cô cho trẻ xem clip về PTGT đường hàng không
- Hỏi trẻ xem trong clip có những PTGt gì? 
- Chúng thuộc loại PTGT gì?
- Nơi hoạt động của chúng ở đâu?
- Chúng dùng đẻ làm gì?
- Cô chính xác lại: Các PTGt hoạt động trên không gọi là PTGt đường hàng không, có máy bay dân dụng để chỏ khách trở hàng, máy bay trực thăng, khinh khí cầu, để quảng cáo, chở khách du lịch với số lượng ít...
+ So sánh PTGT đường thủy và đường hàng không
- Điểm giống nhau: Đều là các PTGt, đều dùng để chở khách, chở hàng
- Điểm khac nhau: PTGT đường thủy di chuyển trên mặt nước, PTGT đường hàng không di chuyển trên bầu trời
b. Củng cố: " Kỹ sư tài ba"
- Chia trẻ thành 2 nhóm , mỗi nhóm sẽ gấp một loại PTGT ( máy bay, thuyền)
- Gấp xong lên gắn đúng nơi hoạt động của chúng 
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Hát: Em đi qua ngã tư đường phố
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
2-GDÂN
- VĐTN: "Đường em đi"
- Nghe hát: "Những lá thuyền ước mơ"
- TCÂN: Nhìn tranh đoán tên bài hát
1. Kiến thức
- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi, nhịp nhàng của bài hát hát: "những lá thuyền ước mơ", cảm nhận được giai điệu nhịp nhàng, tình cảm của bài: "Những lá thuyền ước mơ"
- Trẻ biết vỗ đệm theo tiết tấu phối hợp bài: " Đường em đi"
2. Kỹ năng
- Trẻ hát tự nhiên, truyền cảm
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc theo bài hát
- Trẻ biết cách chơi trò chơi
3. Thái độ
- Trẻ học hứng thú
- Cô thuộc và hát đúng cao độ, trường độ 2 bài hát.
- Băng nhạc.
- Đàn organ
- Dụng cụ âm nhạc
- Trò chơi trên PP; Tranh ảnh minh họa các bài hát trong chủ đề, nhạc các bài hát: em đi qua ngó tư đường phố, đi đường em nhớ, em đi chơi thuyền, những con đường em yêu, em tập lái ô tô, ai nhanh hơn
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Đọc thơ:" Đèn giao thông"
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. VĐTN:" Đường em đi", Nhạc: Lê Quốc Tính, Lời: Tường Vân
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, giai điệu bài hát, nội dung bài hát: tình cảm của bạn nhỏ giành cho những con đường của tổ quốc yêu thương
- Cô giới thiệu vận động: Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp và làm mẫu 1 lần cho trẻ xem.
- Cho cả lớp vỗ đệm cùng cô
- Cho luân phiên tổ, nhóm vận động cùng cô, cô chú ý sửa sai
- Cô cho cá nhân trẻ lên thực hiện vận động sáng tạo.
b. Nghe hát : "Những lá thuyền ước mơ" sáng tác: Thảo Linh
- Cô giới thiệu tên làn điệu dân ca, giai điệu mượt mà
- Lần 1: Cô hát, hỏi trẻ tên bài hát.
- Lần 2: Cô múa minh họa, khuyến khích trẻ bôc lộ cảm xúc
- Lần 3: Mở băng cho trẻ xem.
c. TCAN: Nhìn tranh đoán tên bài hát
- Cô gợi ý để trẻ nói tên trò chơi, 
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, các đội xem hình ảnh trên màn hình và đoán xem đó là hình ảnh của bài hát nào, dùng xắc xô dành quyền trả lời 
- Luật chơi: Đội nào đoán được tên bài hát và hát được bài hát đó sẽ được điểm, đội nào đoán được nhiều hơn sẽ thắng 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lần
- Cô nhận xét, khen ngợi , động viên trẻ
3. Hoạt động 3: Kết thúc: 
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tuần 1- Thứ 5 ngày 03 tháng 03 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-LQVT
Tách gộp nhóm có số lượng 10 thành 2 phần
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ thêm bớt phân chia nhóm đối tượng có số lượng 10 thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau
2. Kỹ năng: 
- Trẻ biết thêm bớt phân chia nhóm đối tượng có số lượng 10 thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau
- Tìm được số tương ứng.
- Biết cách chơi trò chơi
3. Thái độ: 
- Trẻ học hứng thú
- Mỗi trẻ 1 rổ gồm 10 lô tô hình ô tô 
- Đồ dùng của cô giống trẻ nhưng có kích thước lớn hơn
- 1 số đồ dùng đồ chơi có số luợng 9, 10 để xung quanh lớp
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức
- Hát " Em tập lái ô tô"
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Ôn so sánh, thêm bớt tạo sự bằng nhau
- Cho trẻ tìm các nhóm đồ chơi để xung quanh lớp, gắn thẻ số, thêm để tạo thành nhóm có số lượng là 10
b. Dạy trẻ chia 1 nhóm thành 2 phần
- Lần 1: Cô chia mẫu 2 lần cho trẻ xem với các cách chia khác nhau, sau mỗi lần chia cho trẻ nhận xét kết quả, sau đó cô khái quát kết quả
+ Có nhiều cách để chia 1 nhóm đối tượng làm 2 phần
+ Mỗi cách chia có 1 kết quả
- Lần 2: Trẻ chia tự do
+ Cô hướng dẫn trẻ tự chia đối tượng của mình làm 2 phần theo ý thích
+ Cô gọi các trẻ đại diện các cách chia nêu kết quả, cho trẻ trong lớp kiểm tra kết quả của mình xem thuộc cách chia nào
+ Cô nêu lại từng cách chia, sau đó cho trẻ nhắc lại kết quả từng cách chia
+ Cô khái quát hoá 
- Lần 3: Trẻ chia theo yêu cầu của cô
+ Cô nêu số lượng 1 phần, trẻ xác định số lượng phần còn lại
c. Luyện tập: 
- Cho trẻ chia 1 phần làm 2 phần theo số lượng
3. Hoạt động 3: Kết thúc: 
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
Tuần 1- Thứ 6 ngày 04 tháng 03 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-TẠO HÌNH
Gấp và dán thuyền trên biển.
1. Kiến thức
- Trẻ biết gấp giấy tạo thành chiếc thuyền và dán vào vở
2. Kỹ năng:
- Rèn trẻ kỹ năng gấp, dán.
- Rốn trẻ cỏch bố cục tranh.
3. Thái độ:
- Trẻ học hứng thỳ
- Mẫu của cô: thuyền giấy trên biển
- Vở thủ công, hồ dán, giấy màu
- Clip PTGT đường thủy
1. Hoạt động 1:Ổn định tổ chức
- Hát bài : Em đi chơi thuyền
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Giải thích - hướng dẫn:
- Cho trẻ xem clip các PTGT đường thủy
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu và nhận xét ( thể loại tranh, nội dụng tranh)
- Để có được bức tranh như vậy, con phải làm những bước nào?
- Cô hướng dẫn trẻ cách gấp và dán: Gấp đôi hình chữ nhật thành hình tam giác làm cánh buồm , gập 1 cạnh hình tam giác lên tạo thân thuyền, bôi hồ và dán
- Cho trẻ lên gấp mẫu
- Hỏi lại trẻ cách gấp, chấm hồ và dán
b. Trẻ thực hiện:
- Cô quan sát, xử lý tình huống 
- Khuyến khích trẻ hoàn thành bài
c. Trưng bày, sản phẩm 
- Cô gợi ý để trẻ tự nhận xét bài của mình , bài của bạn
- Cô nhận xét những bài nổi bật, đặc biệt
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Hỏt “chiếc thuyền nan”
Kế hoạch hoạt động tuần
Chủ đề nhánh (tuần II): Phâm nhóm các phương tiện giao thông
Thời gian thực hiện: Từ ngày 07/03/2016 đến ngày 11/03/2016
Giáo viên thực hiện Lương Vân Anh
Tên hoạt động
Thứ 2
07/03/2016
Thứ 3
08/03/2016
Thứ 4
09/03/2016
Thứ 5
10/03/2016
Thứ 6
04/03/2016
Đón trẻ
Trò chuyện sáng
- Cô dón trẻ với thái độ ân cần, niềm nở, trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ
- Trò chuyện về những việc trẻ đã làm trong 2 ngày nghỉ cuối tuần
- Trò chuyện về PTGT đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt ( Sự giống và khác nhau của các loại hình giao thông trên)
Thể dục sáng
- Trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường, kiễng gót, đi bằng gót, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về đội hình 4 hàng dọc
- Tập thể dục theo nhạc bài cô dạy em bài thể dục buổi sáng, bé yêu biển lắm, bé khỏe, bé ngoan
Hoạt động học
1-TDGH
- Bật chụm chân qua 7 ô.
- Bò díc dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 – 6 hộp cách nhau 60cm.
2-Văn học
- Thơ: Tiếng động quanh em
1-LQCV
- Trò chơi với chữ cái P, Q 
1-KPXH
- Phân nhóm các loại phương tiện giao thông.
2-GDÂN
- VĐTN: “Em đi chơi thuyền”.
- Nghe hát: Anh phi công ơi
- Trò chơi: Ai nhanh nhất
1-LQVT
- Xác định phía phải, trái, trước, sau của đối tượng khác (theo vật chuẩn).
1-Tạo hình
- Vẽ phương tiện giao thông đường không
Hoạt động góc
- Góc Phân vai
+ Chuẩn bị: Ngoài những đồ chơi sẵn có, chuẩn bị thêm nilon, kéo, băng dính để trẻ làm nem, rau tươi, túi nilon, dập gim để trẻ xếp rau; sổ khám bệnh, que chỉ, dụng cụ che mắt
+ Cửa hàng ăn uống
+ Bán hàng: Siêu thị mini
+ Góc bác sĩ: Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, nhắc nhở bệnh nhân phòng bệnh lây nhiễm (cúm, sốt dịch)
- Góc xây dựng: 
+ Chuẩn bị: gạch, xốp, lắp ghép, hoa, cây cảnh, bộ đồ chơi ghép hoa, bộ đồ chơi phương tiện giao thông
+ Xây dựng bến xe
- Góc học tập: 
+ Chuẩn bị: lôtô các loại PTGT, giấy vẽ.
+ Nhận biết, thêm bớt các nhóm đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 10, vẽ cho đủ số lượng, xếp chữ, tô nét, nối hình từ các nét chấm mờ và tô màu bức tranh
- Góc văn học: 
+ Chuẩn bị: Sách truyện, tranh về chủ đề, kéo, hồ dán
+ Làm sách về chủ đề phương tiện giao thông
- Góc nghệ thuật: 
+ Chuẩn bị: Giấy vẽ, đất nặn, bút sáp màu, bảng... dụng cụ âm nhạc
+ Hát, vẽ, nặn... về chủ đề phương tiện giao thông
- Góc tiếng Anh: 
+ Chuẩn bị: Lô tô hình ảnh về các phương tiện giao thông, bút sáp, giấy vẽ, hồ dán, kéo
+ Trẻ đọc tên các loại phương tiện giao thông, vẽ tranh, tô màu về các phương tiện giao thông, cắt và dán tranh vào đúng từ chỉ tên phương tiện giao thông tương ứng
Hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về khinh khí cầu
- Trò chơi: Tín hiệu.
- Chơi tự do
- Trò chuyện về tàu thủy
- Trò chơi: Kéo co
 - Chơi tự do
- Trò chuyện về các PTGT đường bộ
- Trò chơi: Nhảy bật tách qua các vòng
- Chơi tự do
- Kể chuyện: "Kiến con đi ô tô"
- Trò chơi: Ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do
- Thi giải đố về các PTGT
- Trò chơi: ném vòng cổ chai
- Chơi tự do
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ theo bài: Ai nhanh hơn, em đi chơi thuyền...
- Quà tặng cuộc sống: "cây nhân ái"
- Hoạt động tự chọn
- Kỹ năng sống: Dạy con tự bảo vệ " Cẩn thận khi qua đường"
- Hoạt động lao đông: Lau giá đồ chơi
- Viết bảng số từ 1 – 10 
- Ôn thơ: Tiếng động quanh em, đèn giao thông
- Nêu gương bé ngoan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tuần 2- Thứ 2 ngày 07 tháng 03 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
1-TDGH
- Bật chụm chân qua 7 ô.
- Bò díc dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 – 6 hộp cách nhau 60cm.
1. Kiến thức
- Dạy trẻ bật chụm chân qua 7 ô
- Củng cố kỹ năng bò dích dắc
2. Kỹ năng
- Phát triển cơ chân.
- Rèn luyện sự khéo léo mạnh dạn tự tin trong luyện tập.
3. Thái độ
- Trẻ có ý thức kỷ luật.   
- Sân tập sạch sẽ
- Ô để trẻ bật, 6 hộp làm chướng ngại vật
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Khởi động: làm đoàn tàu đi các kiểu chân: đi mũi bàn chân, đi bằng gót bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm về ga (4 hàng dọc).
b.Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Tay: gập khuỷu tay, chạm các đầu ngón tay vào vai, giơ lên cao (4 x 8 nhịp).
- Bụng: đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân (2x8nhịp).
- Chân: ngồi khuỵu gối, tay đưa cao ra phía trước ( 2 x 8 nhịp)
- Bật: bật tiến về phía trước (4x8n).
* VĐCB: Bật chụm chân qua 7 ô, bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân
- Cô giới thiệu tên bài vận động.
- Cô giới thiệu tên vận động, làm mẫu 2 lần, lần 2 

File đính kèm:

  • docMGL_Chu_de_giao_thong.doc
Giáo Án Liên Quan