Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề 7: Các loại phương tiện giao thông
1.Mục tiêu:
1.1: Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Biết ăn uống phù hợp để có sức khoẻ tốt
- Có thói quen hành vi vệ sinh trong ăn uống
- Biết tự rèn luyện sức khỏe cho bản thân
* Phát triển vận động:
- Trẻ có kiến thức để thực hiện 1 số vận động cơ bản như : Ném xa bằng 1 tay, trèo lên bước xuống 2 – 3 bậc, chạy nhanh, chạy chậm, ném xa bằng 2 tay.
- Thực hiện các vận động 1 cách tự tin và khéo léo
- Có thể biết 1 số luật lệ an toàn GT phòng tránh những nơi nguy hiểm tham gia các vận động với bài tập phát triển.
- Chấp hành đúng luật giao thông.
1.2. Phát triển nhận thức
- Nhận biết phân biệt và so sánh được 1 số loại phương tiện giao thông. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không.
- Biết được tên gọi, lợi ích, nơi hoạt động và luật lệ khi tham gia GT.
- So sánh được sự giống và khác nhau của các loại PTGT.
- Phân nhóm được các loại PTGT và tìm ra dấu hiệu chung.
- Nhận biết được 1 số biểu tượng giao thông đơn giản và quy định thông thường của LLGT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG MẦM NON HOA THỦY TIÊN & CHỦ ĐỀ LỚP: LÁ 1 GVTH: CHỦ ĐỀ 7: CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (Thực hiện trong 2 tuần từ ngày 22/2/2016 đến ngày26/2/2016) 1.Mục tiêu: 1.1: Phát triển thể chất: * Dinh dưỡng và sức khỏe: - Biết ăn uống phù hợp để có sức khoẻ tốt - Có thói quen hành vi vệ sinh trong ăn uống - Biết tự rèn luyện sức khỏe cho bản thân * Phát triển vận động: - Trẻ có kiến thức để thực hiện 1 số vận động cơ bản như : Ném xa bằng 1 tay, trèo lên bước xuống 2 – 3 bậc, chạy nhanh, chạy chậm, ném xa bằng 2 tay. - Thực hiện các vận động 1 cách tự tin và khéo léo - Có thể biết 1 số luật lệ an toàn GT phòng tránh những nơi nguy hiểm tham gia các vận động với bài tập phát triển. - Chấp hành đúng luật giao thông. 1.2. Phát triển nhận thức - Nhận biết phân biệt và so sánh được 1 số loại phương tiện giao thông. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không. - Biết được tên gọi, lợi ích, nơi hoạt động và luật lệ khi tham gia GT. - So sánh được sự giống và khác nhau của các loại PTGT. - Phân nhóm được các loại PTGT và tìm ra dấu hiệu chung. - Nhận biết được 1 số biểu tượng giao thông đơn giản và quy định thông thường của LLGT - LQVT; SL 9 , NB số 9 -So sánh SL trong phạm vi 9 1.3. Phát triển ngôn ngữ - Giúp trẻ biết đặt và trả lời những câu hỏi về phương tiện và LLGT. Tại sao ? như thế nào ? vì sao ? - Biết nêu cảm xúc suy nghĩ của mình về PTGT các hành vi giao thông - Biết được các từ chỉ tên gọi các PTGT các cụm từ chỉ LLGT - Biết kể chuyện, đọc thơ sáng tạo, diẽn cảm, mạch lạc, rõ ràng về PT và LLGT - Nhận biết các chữ cái l,h,k và phát âm đúng, - Tập tô l,h,k 1.4. Phát triển thẩm mỹ - Vẽ và tô màu ô tô - Tô màu phương tiện giao thông - Có kỹ năng tạo hình, vẽ, xé dán, các loại PTGT đẹp, bố cục trang cân đối hài hoà, phối hợp màu đẹp. - Thể hiện được sự tin tưởng thoải mái của mình qua sự biểu diễn các bài hát về giao thông - Cảm nhận được những nét đẹp trong trang phục và PTGT. 1.5. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội : - Trẻ nhận thấy được những công việc, việc làm, cử chỉ tốt đẹp của người điều khiển và làm công tác giao thông - Kính trọng người lái xe. - Biết và chấp hành đúng những quy định về LL an toàn giao thông - Biết và thực hiện tốt 1 số hành vi văn minh khi tham gia giao thông như ngồi trên xe máy, xe khách, đi bộ - Biết giữ gìn an toàn cho bản thân, giữ gìn và bảo vệ các PTGT - Có thái độ không đồng tình với những hành vi sai trái. Phương tiện GT đường thủy - Tên gọi , cấu tạo, đặc điểm - Công dụng, nơi hoạt động. - Người điều khiển. - Một số luật lệ giao thông đường thủy cần chấp hành. Phương tiện GT đường thủy - Tên gọi , cấu tạo, đặc điểm - Công dụng, nơi hoạt động. - Người điều khiển. - Một số luật lệ giao thông đường thủy cần chấp hành. MẠNG NỘI DUNG - CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG - Tên gọi, đặc điểm cấu tạo nổi bật của các loại PTGT: - Biết được âm thanh, tốc độ, nơi hoạt động. So sánh sự giống & khác nhau Giữa các loại PTGT - Công dụng, người điều khiển - Luật lệ giao thông đường bộ - Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Biết 1 số biển báo GT. Phương tiện GT đường thủy - Tên gọi , cấu tạo, đặc điểm - Công dụng, nơi hoạt động. - Người điều khiển. - Một số luật lệ giao thông đường thủy cần chấp hành. các loại phương tiện giao thông Phương tiện GT đường hàng không: - Tên gọi, đặc điểm. - Công dụng - Nơi hoạt động. -Tiếng động cơ, người điều khiển. - Một số luật GT phải chấp hành. LUẬT LỆ GIAO THÔNG: -Một số quy định đơn giản của luật lệ giao thông - Hành vi văn minh khi đi trên tàu xe - Một số biển báo giao thông - Chấp hành luật giao thông ,khi tham gia giao thông 3.Mạng hoạt động: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Phát triển ngôn ngữ Phát triển thẩm mỹ Phát triển tình cảm xã hội +Ném xa bằng 1 tay. Trò chơi: Nhảy lò cò. +Bò dích dắc bằng bàn tay bàn chân qua 5 hộp cách nhau 50cm. Trò chơi: Kéo co. * LQVT: SL9 , NB số 9 * So sánh số lượng trong phạm vi 9 -Một số phương tiện giao thông đường bộ. -Một số phương tiện giao thông đường thuỷ. -Phương tiện giao thông đường sắt. -Phương tiện giao thông hàng không. +Thơ: Cô dạy con +Truyện : Qua đường -Làm quen : l,h,k . -Tập tô :l ,h.k -Tô màu phương tiện giao thông -Vẽ tô màu ô tô +Hát em đi chơi thuyền. +Hát : Đoàn tàu nhỏ xíu. + NH: Em đi qua ngã tư đường phố. + Hát: “Bác đưa thư vui tính”. -NH: Đường và chân -Trò chơi: Nghe hát tìm đồ vật, ai nhanh nhất, đoán tên bạn hát. +Trẻ nhận thấy được những công việc, việc làm, cử chỉ tốt đẹp của người điều khiển. Kính trọng người lái xe. Biết một số hành vi văn minh khi tham gia giao thông. -Thể hiện vai chơ của mình qua 1 số trò chơi đóng vai tài xế, bán hàng xây dựng. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1 Chủ đề nhánh: Bé biết những loại ptgt nào (Từ ngày 22/2 đến 26/2/2016) *TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN Chú ý tập thể dục sáng Trẻ biết phải đội mũ khi tham gia giao thông Trẻ biết kể tên 1 số phương tiện giao thông. Thời điểm Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Trò chuyện với trẻ về thời tiết và một số phương tiện giao thông. TDS Cho trẻ ra sân tập thể duc sáng Hoạt động có chủ đích PTTC: Ném xa bằng 1 tay PTNT: Tìm hiểu về 1 số phương tiện giao thông PTNN: Làm quen nhóm chữ l,h,k(tiết 1) PTTM: Vẽ và tô màu ô tô PTNN: Chuyện: Xe đạp con trên đường phố. PTNT: SL9,nhận biết sô 9 PTTM: Em tập lái ô tô NH: Em đi qua ngã tư đường phố Hoạt động ngoài trời - Dạo chơi hít thở không khí trong lành. Hỏi trẻ về thời tiết khí hậu mà trẻ cảm nhận và quan sát được. - T2: Đàm thoại kết hợp giới thiệu chủ đề “giao thông” với chủ đề nhánh: “1 số phương tiện giao thông phổ biến”. - T3: Trò chuyện về cấu tạo, đặc điểm, âm thanh, tốc độ, nhiên liệu nơi hoạt động của PTGT đường bộ - T4: Trò chuyện về luật giao thông đường thủy, giáo dục trẻ không đi tắm suối, cảnh báo về nạn chết đuối thường xảy ra trong mùa hè. - T5: Trò chuyện về ích lợi của phương tiện giao thông đường không. - T6: Trò chuyện về ích lợi của các loại PTGT đối với đời sống con người, về ý thức giữ gìn bảo vệ các PTGT. -TCVĐ: Ô tô về bến. Mỗi trẻ 1 lá cờ xanh (hoặc đỏ, hoặc vàng), cho trẻ làm ô tô chạy theo vòng tròn, khi nghe hiệu lệnh “Ô tô về bến” trẻ phải quan sát màu cờ trên tay cô rồi chạy về cho đúng. - TCDG: Lái ô tô. Cô chuẩn bị 1 số vòng làm vô lăng, cho trẻ tập lái ô tô đi trên đường hẹp, đúng phần đường của mình. - KPKH: Bóng bay đứng dậy?. (Chơi vào thứ 2 và thứ 5) Hoạt động góc Góc xây dựng:xây bến xe khách Góc phân vai: GĐ, Cửa hàng bán xe Góc nghệ thuật:Vẽ ,tô màu , xé dán ptgt Góc học tập: chơi lô tô Hoat động chiều Ôn và làm quen bài mới Ôn nhóm chữ cái l,h,k Ôn kỷ năng vẽ tô màu Ôn chuyện và làm quen bài mới Ôn sl 9 Làm quen bài mới Văn nghệ cuối tuần Tặng bé ngoan KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC Chủ đề nhánh: Bé biết những loại phương tiện giao thông nào? Thứ 2 ngày 22 tháng 2 năm 2016 I: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Giáo dục trẻ biết ăn mặc theo mùa và giữ gìn sức khoẻ đặc biệt phải ngồi ngay ngắn và đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. - Giáo dục trẻ về ích lợi của thể dục và sự thú vị khi làm xiếc. - Trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ các PT giao thông và chấp hành luật giao thông. - Biết chơi đoàn kết, nhường nhịn trật tự trong khi chơi. - Qua hoạt động chiều giúp trẻ củng cố được kiến thức của buổi sáng. II Chuẩn bị: - Đồ dùng phương tiện: TD. Sân tập bằng phẳng, ghế thể dục, túi cát. MTXQ.1 số PTGT, tranh vẽ nơi hoạt động của các loại PTGT đó hoặc hình ảnh trên máy tính. - ĐDVS cho cá nhân sắp xếp bàn ghế và thiết kế môi trường cho từng hoạt động. III: TIẾN HÀNH PTTC: NÉM XA BẰNG 1 TAY Hoạt động 1: Mở nhạc bài hát “ em tập lái ô tô “ - Khởi động: đi chạy theo vòng tròn, tập các động tác tay chân, xoay cổ tay, chân. - Trọng động: + Bài tập phát triển chung: Tập theo bài hát: Em đi chơi thuyền. ï Động tác tay : (2l x 8n) đưa tay vẫy trên cao, chân bước sang ngang . ï Động tác bụng : (2l x 8n) nghiêng người 2 bên, tay trước tay sau. ï Động tác chân 4: (4l x 8n) khuỵu gối, tay đưa ra trước. ï Động tác bật: bật tách và khép chân. * VĐCB: NÉM XA BẰNG 1 TAY - Giới thiệu bài tập: Hôm nay cô sẽ tổ chức cho c/c chơi 1 trò chơi nhé ,nhưng c/c phải chú ý lên cô đã nhé - Làm mẫu lần 1. - Lần 2 giải thích động tác. Đứng trước vạch xuất phát ,tay phải cầm túi cát ,rồi lấy đà đưa tay từ dưới lên trên lấy đà ném xa lên phía trước - Làm thử sửa sai trên 2-3 trẻ. - Thực hành: Lần lượt từng trẻ lên thực hành - Cô bao quát nhắc trẻ cẩn thận, tự tin khi thực hiện - Lượt sau cho các tổ thi đua với nhau. Hoạt động 3: Trò chơi: Chèo thuyền. 3 tổ xếp thành 3 hàng dọc, ngồi liền vào nhau, người khom về trước rồi ngã ra sau làm động tác chèo thuyền. + Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng hít thở sâu. Thả lỏng chân tay nhịp nhàng. Tiết 2. MTXQ. PTTC: Bé biết những loại phương tiện giao thông nào? I: Mục đích yêu cầu - Trẻ biết gọi tên một số ptgt, và đặc điểm riêng của chúng . - Trẻ biết được công dụng của các ptgt và sự cần thiết của chúng đối với con người . - Giáo dục trẻ chấp hành các luật lệ giao thông ,khi tham gia giao thông. II: CHUẨN BỊ - Hình ảnh về một số ptgt đường bộ ,sắt ,thủy ,hàng không - Một số bài hát về ptgt - Lô tô về các ptgt III:Tiến hành hoạt động Hoạt động 1: Lớp hát bài: “Em đi qua ngã tư đường phố”, bài hát có trong chủ điểm gì? PTGT gồm có những loại nào? (đường bộ, đường không, đường thủy), con đã được đi trên các PTGT đó chưa? Hôm nay cô sẽ tặng cho các con mỗi bạn 1 rổ quà, các con hãy xem trong rổ có gì nhé. Cô chủ động chia mỗi tổ 1 loại PTGT. Hoạt động 2: Trong mỗi rỗ có đựng các loại PTGT khác nhau. Tất cả trẻ ở tổ chim xanh có rổ đựng PTGT đường bộ, tổ nai vàng có rổ có PTGT đường thuỷ, tổ thỏ hồng có rổ có PTGT đường không. Cô mời 3 trẻ đại diện cho tổ đưa lôtô của nhóm mình lên rồi gọi tên PTGT đó và gắn nó lên bảng. Cô gợi hỏi trẻ: PTGT của nhóm con chạy ở đâu? (Hoặc đường bộ, hoặc đường thuỷ, không) Các PTGT của nhóm con có đặc điểm chung gì? Trẻ tự kể. Cô cho trẻ so sánh sự khác nhau của từng PTGT trong nhóm của mình bằng các câu hỏi như: Các PTGT dùng để làm gì? PTGT nào chở nhiều người và hàng hoá nhất? PTGT nào đi nhanh nhất? PTGT nào dễ đi lại trong các đường hẹp, ngõ nhỏ? So sánh: 3 nhóm PTGT này có điểm gì giống nhau? (cùng chở người và hàng hoá), 3 nhóm PTGT này có điểm gì khác nhau? (Ô tô đi trên cạn, tầu thuỷ đi dưới nước, máy bay bay trên trời. Cho trẻ chơi trò chơi nhẹ: Cô nói “máy bay” - trẻ nói “trên không” rồi chỉ tay trên cao. “tàu thuỷ” - trẻ nói “dưới nước” rồi chỉ tay xuống dưới Tổng hợp: Tất cả các loại PTGT trên đều có chung 1 đặc điểm là dùng để chở người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác và có chung tên gọi là PTGT. Mở rộng: Ngoài đường bộ, đường thuỷ, đường không con còn biết đường nào nữa? (đường sắt) cho trẻ xem tàu hoả, giới thiệu về cấu tạo, đặc điểm Các PTGT đều giúp việc đi lại và vận chuyển hàng hoá của con người được dễ dàng, vì vậy các con phải có ý thức giữ gìn các loại PTGT. Vậy để đảm bảo an toàn, khi ngồi trên xe máy các con phải chú ý điều gì? (đội mũ bảo hiểm). Khi ngồi trên ô tô, tàu hoả hay máy bay, chúng ta phải làm gì? (thắt dây an toàn, không thò đầu thò tay ra ngoài..). Khi đi tàu thuỷ, ca nô, xuồng máy ta phải làm gì? (không nghiêng người thò tay xuống nước) Hoạt động 3: - Hôm nay các con học rất ngoan nên cô sẽ thưởng các con, nhưng rất bí mật, các con có muốn xem PTGT trên máy tính không? Cô cho trẻ xem ô tô, máy bay trên máy, yêu cầu trẻ phải nói tên PTGT và nơi hoạt động của PTGT đó. - Trò chơi: Nhảy tiếp sức. Cô có 4 bảng vẽ nơi hoạt động của các loại PTGT (đường bộ, đường thuỷ, đường không) và nhiều tranh vẽ lôtô các PTGT để trên bàn. Chia trẻ thành 4 đội, ra hiệu lệnh, trẻ đứng đầu hàng chạy lên nhặt 1 lôtô, rồi gắn vào bảng chỗ có hình vẽ nơi hoạt động của PTGT có trong lôtô đó. Sau đó, trẻ chạy về chỗ, đập vào vai bạn đứng kế tiếp để bạn đó chạy lên chọn và gắn lôtô lên bảng, đội nào gắn nhiều và đúng hơn là thắng cuộc. Hoạt động 4: Kết thúc. 3. Hoạt động ngoài trời: - Đi dạo hít thở không khí trong lành, dự báo thời tiết trong ngày. - Cô cháu cùng trò chuyện về chủ đề mới 1 số phương tiện giao thông. - Ôn bài cũ: ÂN. Nắng sớm. - Trò chơi vận động: Ô tô về bến. - Trò chơi dân gian: Lái ô tô. - Chơi tự do: Trẻ dùng phấn vẽ các phương tiện giao thông, xé dán giấy để xếp thành các ptgt trên sân trường, chơi với lá cây, bóng diều tùy theo ý thích trẻ 5/Hoạt động góc: : Trọng tâm góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập. - Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng bán xe. Trẻ đựơc giới thiệu góc chơi, phân vai cho các bạn trong nhóm của mình. - Góc xây dựng: Xây bến xe khách. Trẻ nhận góc chơi và phân công cho các bạn trong nhóm tiến hành bàn bạc và xây hàng rào - Góc học tập - sách: Chơi tranh lô tô và phân nhóm các PTGT. Cho trẻ xem tranh và phân nhóm các loại PTGT.Xem sách báo, tranh ảnh về PTGT. - Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, xé dán các loại PTGT, làm bộ sưu tập về PTGT. 6/Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn chiều: Cho trẻ nêu món ăn trong ngày, giáo dục dinh dưỡng và văn minh lịch sự trong bữa ăn 7/ Hoạt động chiều: Ôn bài cũ: TD: Bé làm xiếc MTXQ: Bé biết những PTGT nào. Làm quen bài mới: Làm quen chữ P Q. Trò chơi học tập: Phân nhóm phương tiện giao thông. Chơi tự do: Hát múa theo chủ điểm, cho trẻ gấp, xé dán các loại PTGT. 8/ Nêu gương, bình cờ, trả trẻ: 9/ Đánh giá hoạt động trên ngày: d d dóc c c Thứ ba ngày 23 tháng 2năm 2016. PTNN:Làm quen chữ cái l,h,k(tiết 1) *I Mục tiêu: * Kiến thức: - Trẻ được dạo chơi quan sát thiên nhiên và được dự báo, dự đoán thời tiết diễn ra trong ngày - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ l- h- k trong từ và tiếng trọn vẹn. - Trẻ biết sử dụng các hộp giấy, khối gỗ và bố trí khuôn viên hợp lý khi xây bến xe khách. Chơi đoàn kết, nhường nhịn, thân thiện qua các trò chơi ở hoạt động góc. - Trẻ được ôn bài cũ, làm quen bài mới, chơi trò chơi học tập và nghe kể chuyện, đọc thơ, hát các bài có trong chủ đề. *II Chuẩn bị: - Đồ dùng phương tiện: Tranh có từ xe qua đường, xe đạp. Bìa ghi các từ về PTGT có chứa chữ l- h- k, ghi một đoạn thơ “bé tập đi xe đạp”. Thẻ chữ l- h- k của cô và trẻ. hoặc hình ảnh trên máy tính. - ĐDVS cho cá nhân sắp xếp bàn ghế và thiết kế môi trường cho từng hoạt động. *III: Tiến hành hoạt động Hoạt động 1: Cô kể vắn tắt câu chuyện “Xe đạp con trên đường phố”, hỏi trẻ trong câu chuyện có những loại xe gì? Những loại xe đó thuộc nhóm PTGT đưòng nào? Nhân vật chính trong câu chuyện đó là ai? (xe đạp). Hoạt động 2: Gắn tranh có từ “xe đạp”, còn tranh này theo con có từ gì? (qua đường) cho trẻ đồng thanh từ dưới tranh, Trong từ “xe đạp” (qua đường) có bao nhiêu chữ cái? Mời trẻ lên gắn từ rời và rút chữ đã học. Trẻ khác lên rút chữ giống trên tay cô và giới thiệu đây là nhóm chữ hôm nay chúng mình cùng làm quen. Lớp đồng thanh, tổ, nhóm, cá nhân phát âm lại Cô gắn chữ mẫu, theo con chữ p (chữ q) có cấu tạo như thế nào? Chúng gồm có mấy nét, là những nét gì? Con thấy chữ q in thường hơi giống chữ gì con đã học? (chữ g) So sánh: § Giống nhau: Đều có độ cao như nhau, đều có 2 nét: 1 nét thẳng và 1 nét cong. § Khác nhau: chữ p có 1 nét thẳng đứng trước, nét cong hở đứng sau. Chữ q có nét cong hở đứng trước, nét thẳng đứng sau. Giới thiệu chữ viết thường, chữ in hoa. Hoạt động 3: Lấy chữ phát âm theo yêu cầu của cô. Cô nêu đặc điểm cháu đưa chữ. Cô đưa chữ cháu phát âm. Hoạt động 4: * Cô treo tranh chữ đoạn 1 của bài thơ: “bé tập đi xe đạp”, cháu lên gạch chân và đếm xem có mấy chữ p, mấy chữ q. Bạn khác nhận xét kết quả của bạn đã đúng chưa, con có bổ sung gì nữa không? * Thi đua 3 tổ bật qua vòng chọn đúng hình chữ nhật gắn vào chữ p, hình vuông gắn vào chữ q trong các từ: phi công, hải quân, phố xá, đông quá, lấp lánh, phần đường, xin phép, phanh xe, quay lại, qua đường, phía phải * Chơi ghép chữ: Cô có 2 bìa cứng, 1 bìa có nét cong hở, 1 bìa có nét thẳng, với 2 bìa cứng này, con có thể ghép được những chữ gì? (b, d, p, q), ghép thế nào để được chữ cái đó? - Kết thúc: Hát bài: “Em chơi giao thông”. Hoạt động chuyển tiếp: PTTM: Bé vẽ phương tiện giao thông I/ Mục tiêu của hoạt động: - Trẻ biết miêu tả những hiểu biết của mình về các PTGT như ô tô, xe máy, tàu hỏa, thuyền, máy bay. - Rèn luyện kỹ năng tô vẽ ở trẻ. - Biết ích lợi, chăm sóc bảo vệ cây. II/ Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Trong lớp. - Phương pháp: quan sát, thực hành. - Nội dung tích hợp: MTXQ: 1 số luật giao thông. ÂN: Em tập lái ô tô - Đồ dùng phương tiện: Một số tranh vẽ về các PTGT: xe đạp, xe máy,ô tô tải, tàu hỏa, tàu thủy, máy bayVở, bút, màu tô đủ cho số trẻ. III/ Tiến hành hoạt động Hoạt động 1: Lớp hát bài: “Em tập lái ô tô”. Hàng ngày đến lớp con thấy gì trên đường? Đó là những PTGT đường nào? Ngoài ra còn có những loại xe gì nữa? Sau này lớn lên con thích làm bác tài ? Để có nhiều PTGT cho chúng ta điều khiển, hôm nay các con hãy trổ tài khéo tay, thiết kế nên những PTGT như các loại xe ô tô đời mới, tân tiến và hiện đại nhé. Hoạt động 2: + Tranh ô tô tải: Ô tô tải dùng để làm gì? Ô tô tải gồm có mấy bộ phận? Thùng xe, đầu xe, bánh xe có hình gì? Có bao nhiêu bánh xe? Vẽ như thế nào để có được ô tô tải. Tương tự cô cho trẻ xem các tranh còn lại, đàm thoại như trên. Trẻ nêu được đặc điểm của từng loại PTGT, nói lên các kỹ năng vẽ PTGT đó. Các con vừa xem các mẫu thiết kế nên những PTGT, mỗi loại PTGT đều có luật và an toàn giao thông, vậy khi tham gia giao thông con cần nhớ những điều gì? Làm như thế nào để phòng tránh được các tai nạn giao thông? Trò chơi nhẹ: Máy bay bay. Hoạt động3: Trẻ vẽ cô mở băng, khuyến khích trẻ vẽ nhiều loại PTGT và vẽ sáng tạo thêm các chi tiết phụ. Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm: Trẻ gắn bài lên bảng, nhận xét sản phẩm của bạn, cô nhận xét sản phẩm có sáng tạo. - Kết thúc: Hát bài “Em đi chơi thuyền”. * Đánh giá hoạt động trên ngày: :...... ...................... ......... . .................................................................... dddóccc Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2016 PTNN: Truyện. Xe đạp con trên đường phố. I Mục tiêu: * Kiến thức: - Trẻ biết được cấu tạo, đặc điểm, âm thanh, tốc độ, nhiên liệu nơi hoạt động của PTGT đường bộ trong khi trò chuyện cùng cô ngoài trời. - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, qua đó trẻ biết thêm một số PTGT đường bộ và tác dụng của các loại PTGT đó. - Giáo dục trẻ về an toàn giao thông, II Chuẩn bị: - Đồ dùng phương tiện: Tranh truyện, tranh nội dung. Giấy, chì màu đủ cho cả lớp. - ĐDVS cho cá nhân sắp xếp bàn ghế và thiết kế môi trường cho từng hoạt động. III- Tiến trình hoạt động Hoạt động 1: Hát bài: “Em tập lái ô tô”, sáng nay đi học con thấy có những PTGT gì? Các loại PTGT có tác dụng như thế nào đối với con người? Con đã điều khiển được xe chưa? Là xe gì? Đúng rồi, tuổi nhỏ như các con chỉ đi được xe đạp nhỏ mà thôi. Có 1 câu chuyện kể về cái gì đây? (Gắn tranh xe đạp) cho trẻ đồng thanh từ dưới tranh, với tranh này con đã được học nhóm chữ cái gì? (P Q), để biết điều gì xảy ra với chiếc xe đạp cô Thu Hạnh đã viết tặng lớp mình một câu chuyện rất hay, chúng mình cùng nghe nhé. Hoạt động 2: Cô kể diễn cảm lần 1, nói qua nội dung: Trong câu chuyện đã kể về những PTGT nào? Chúng thuộc nhóm PTGT đường nào? Kể lần 2 bằng tranh nội dung kết hợp trích dẫn làm rõ ý, tăng cường tiếng việt. Đoạn 1: Câu chuyện kể về ai? Khi ra khỏi nhà, Xe Đạp Con thấy gì? Xe Đạp Con nhìn thấy ai dính đầy bụi đất? Trên xe có gì? Xe Đạp Con hỏi gì? Đoạn 2: Theo con Ô tô Tải dùng để làm gì? Còn Ô tô Khách? Đoạn 3: Vì mãi suy nghĩ và nói chuyện, Xe Đạp Con đã đi như thế nào? Ai đã gọi Xe Đạp Con? Họ nói gì? Đoạn 4: Nghe Ô tô con nhắc nhở, thái độ của Xe Đạp Con như thế nào? Khi đèn đỏ bật lên, tất cả các loại xe làm gì? Trong đoạn này còn có xe gì? Theo con Xe Cứu Thương làm nhiệm vụ gì? Điều gì xảy ra với Xe Đ
File đính kèm:
- giaothong.doc