Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Xác định phía trên - Phía dưới, phía trước - phía sau của đối tượng khác

I .Mục đích-yêu cầu:

- Trẻ xác định được vị trí trên- dưới- trước- sau của đối tượng khác.

- Phát triển khả năng định hướng trong không gian, tư duy phán đoán của trẻ.

 - Trẻ có thái độ nghiêm túc, tích cực thực hiện các yêu cầu của cô

 II .Chuẩn bị:

- Giá đồ chơi, đồ chơi đủ cho trẻ.

- Bóng cho trẻ, bóng bay treo trên cao, hoa, lá trên mặt đất.

- Búp bê bé trai, bé gái.

- Lớp học sạch sẽ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Xác định phía trên - Phía dưới, phía trước - phía sau của đối tượng khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KIỂM TRA TOÀN DIỆN
Chủ đề: Bản thân
Đề Tài: Xác định phía trên-phía dưới,
phía trước-phía sau của đối tượng khác.
Đối tượng: Trẻ MG 4 - 5 tuổi
Ngày dạy: 19/10/2016
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hòa
I .Mục đích-yêu cầu:
- Trẻ xác định được vị trí trên- dưới- trước- sau của đối tượng khác.
- Phát triển khả năng định hướng trong không gian, tư duy phán đoán của trẻ.
 - Trẻ có thái độ nghiêm túc, tích cực thực hiện các yêu cầu của cô
 II .Chuẩn bị:
- Giá đồ chơi, đồ chơi đủ cho trẻ.
- Bóng cho trẻ, bóng bay treo trên cao, hoa, lá trên mặt đất.
- Búp bê bé trai, bé gái.
- Lớp học sạch sẽ.
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Cô và trẻ cùng hát bài: tay thơm tay ngoan.
- Cô hỏi trẻ về bài hát và hỏi trẻ kể tên các bộ phận trên cơ thể?
- Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh.
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài học.
2. Hoạt động 2: Ôn xác định phía trái- phải, phía trên- dưới, trước- sau của bản thân.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi : “ Lăn bóng”.
- Cô sẽ phát cho mỗi trẻ một quả bóng.
- Trẻ sẽ thực hiện lăn bóng theo hiệu lệnh của cô.
+ Bóng lăn lên trên.
+ Bóng lăn xuống dưới.
+ Bóng lăn sang trái.
+ Bóng lăn sang phải.
+ Bóng lăn ra đằng trước.
+ Bóng lăn ra đằng sau.
3. Hoạt động 3: Xác định phía trên - dưới, phía trước sau, của đối tượng khác.
* Xác định phía trên - phía dưới của đối tượng khác.
- Cô mời một trẻ lên đứng ở vị trí giữa lớp. Bên trên cô đã chuẩn bị bóng bay, quạt trần. Dưới chân dán những bông hoa, chiếc lá.
- Cô hỏi trẻ ngồi bên dưới xem trên đầu, dưới chân bạn có gì.
- Cô khái quát lại và khắc sâu cho trẻ về định hướng phía trước phía sau.
* Xác định phía trước- phía sau của đối tượng khác.
- Hôm nay cô giáo còn có một điều bất ngờ muốn dành cho lớp của chúng mình nữa đấy. Các con có muốn khám phá cùng cô không?
- Bạn búp bế vừa đi siêu thị về các bạn hãy giúp búp bê sắp xếp lại đồ dùng cho bạn búp bê nhé.
- Cô cho lên xếp các loại hoa quả ở vị trí đằng trước và đằng sau theo yêu cầu của cô.
- Hỏi trẻ nhiều lần về vị trí của đồ vật.
- Cô khắc sâu cho trẻ về vị trí đằng trước đằng sau.
- Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đồ dùng.
 - Cô cho trẻ xếp bạn giá ra bảng, sau đó cho trẻ xếp các vị trí ô ở trên, đôi giày ở dưới, chiếc áo đằng trước, chiếc quần ở đằng sau.
- Cô quan sát và giúp đỡ những trẻ làm chưa đúng.
- Cô cho trẻ cất đồ dùng
4.. Hoạt động 4: Trò chơi: “Đội nào giỏi”
- Cô chia lớp ra thành 2 đội: Đội 1 và đội 2.
- Cách chơi: Cả hai đội sẽ phải vượt qua một đoạn đường hẹp lên phía trên giỏ đồ chơi. Sau đó đội 1 có nhiệm vụ xếp đồ chơi ở phía trước và phía sau bạn búp bê. Đội 2 có nhiệm vụ xếp đồ chơi ở phía trên và phía dưới của búp bê. Mỗi bạn mỗi lần chỉ được xếp 1 đồ chơi vào vị trí. 
- Luật chơi: Thời gian là 1 bài hát nếu đội nào xếp đúng nhiều hơn đội đó sẽ giành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. 
- Trẻ tham gia chơi.
- Cô động viên khuyến khích trẻ.
- Khái quát lại nội dung bài học.
- Cho trẻ hát bài: Tay thơm tay ngoan và đi ra ngoài.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe và tham gia chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Quan sát vườn rau - Trò chơi vận động “Gieo hạt” - Chơi tự chọn với đồ chơi ngoài trời.
 1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đó là vườn rau, biết trong vườn có những loại rau gì, và rau tốt cho cơ thể như thế nào.
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ.
- Trẻ biết chăm sóc vườn rau.
 2. Chuẩn bị:
 - Vườn rau.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ.
 3. Tổ chức hoạt động:
 * Quan sát vườn rau
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài: Tay thơm tay ngoan.
- Các con nhìn xem chúng mình đang đứng ở đâu đây?
- Trong vườn có những loại rau gì?
- Cây rau cải có đặc điểm gì?
- Trồng rau cải để làm gì?
- Cây rau cải được chế biến thành những món gì?
- Cô chỉ vào cây rau ngót và hỏi trẻ đây là rau gì?
- Các con đã được ăn món gì từ rau ngót?
- Cây rau ngót có đặc điểm gì?
- Cô con mình vừa quan sát gì?
- Cô khái quát và giáo dục trẻ.
 * Trò chơi : Gieo hạt. 
- Cô giới thiệu cách chơi, và luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát trẻ trong khi chơi.
- Cô khen ngợi động viện trẻ.
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi.
 * Cô tổ chức cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời:
 + Cô quan sát và nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết với bạn.

File đính kèm:

  • docGiao_an_nhan_biet_phia_truoc_phia_sau_tren_duoi_cua_doi_tuong_khac.doc