Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Hoạt động làm quen tiếng việt anh trai, chị gai, em

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

 - Trẻ nói được và hiểu nghĩa các từ bằng Tiếng Việt, trả lời được câu hỏi. Đây là ai? Bạn đang làm gi? Nói được câu đơn giản, câu phức tạp thành thạo. (5t).

 - Trẻ biết nói được các từ bằng Tiếng Việt, nói được câu đơn giản, câu phức tạp theo cô. (4t).

2. Kỹ năng:

 - Rèn trẻ nói rõ ràng, chính xác, mạch lạc các câu, từ . Phát triển vốn từ cho trẻ. (5t).

 - Rèn trẻ nói các câu, từ theo cô rõ ràng. (4t).

3. Thái độ:

 - Cháu tích cực tham gia vào hoạt động. Giáo dục trẻ biết kính trọng, lễ phép với người lớn, yêu thương mọi người trong gia đình, biết nhường nhịn em nhỏ.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử: Hình ảnh gia đình, anh trai, chị gái, em và tranh.

2. Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô tương tự của cô.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Hoạt động làm quen tiếng việt anh trai, chị gai, em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	GIÁO ÁN THAO GIẢNG
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN TIẾNG VIỆT
ANH TRAI, CHỊ GAI, EM
 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân	
 Lớp: Mẫu giáo PYầu
 Ngày dạy: Thứ 5 ngày 24 tháng 11 năm 2016	
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
 - Trẻ nói được và hiểu nghĩa các từ bằng Tiếng Việt, trả lời được câu hỏi. Đây là ai? Bạn đang làm gi? Nói được câu đơn giản, câu phức tạp thành thạo. (5t).
 - Trẻ biết nói được các từ bằng Tiếng Việt, nói được câu đơn giản, câu phức tạp theo cô. (4t).
2. Kỹ năng:
 - Rèn trẻ nói rõ ràng, chính xác, mạch lạc các câu, từ . Phát triển vốn từ cho trẻ. (5t).
  - Rèn trẻ nói các câu, từ theo cô rõ ràng. (4t).
3. Thái độ:
 - Cháu tích cực tham gia vào hoạt động. Giáo dục trẻ biết kính trọng, lễ phép với người lớn, yêu thương mọi người trong gia đình, biết nhường nhịn em nhỏ.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử: Hình ảnh gia đình, anh trai, chị gái, em và tranh.
2. Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô tương tự của cô.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Ổn định: 
- Nhắn tin! Nhắn tin!
- Hôm nay cô nhận được tin nhắn của mẹ bạn A mời cô và các con đến thăm gia đình bạn. Các con có thích đi không?
- Cho trẻ hát bài:“Cả nhà thương nhau”
2. Nội dung: 
- Cô cho cháu xem hình ảnh về gia đình trên máy tính.
- Đã đến nhà bạn A rồi.
- Các con thấy gia đình nhà bạn A như thế nào?
- Các con thấy gia đình nhà bạn A có mấy thế hệ?
- Gia đình nhà bạn A thuộc gia đình đông con hay ít con?
- Cô tóm tắt giáo dục cháu: Các con ơi gia đình nhà bạn A chung sống với nhau rất là hạnh phúc,gia đình nhà bạn A có 2 thế hệ và thuộc gia đình đông con  gia đình nhà bạn A tuy đông con nhưng chúng sống với nhau rất là hòa thuận vui vẻ và hạnh phúc đấy. Vì vậy sống chung trong một gia đình các con phải biết kính trọng, lễ phép, yêu thương ba, mẹ, anh, chị, em của mình nhé! 
* Làm quen các từ:
+ Làm quen từ “Anh trai”: 
+ Cô xin giới thiệu với các con đây là bạn A đấy. Chúng ta chưa biết nhiều về bạn A và gia đình bạn.Vây giờ cô và các con đi tìm hiểu về gia đình nhà bạn A nhé? (Cô đưa hình ảnh anh trai cho trẻ quan sát).
- Cô đố các con đây là ai trong gia đình nhà bạn A? 
- À đúng rồi đây chính là anh trai bạn A đấy các con.
- Cô nói mẫu: “Anh trai”
- Cho trẻ nói từ: “Anh trai” theo lớp, tổ, cá nhân.
+ Làm quen từ “Chị gái”:
- Đây là gì của bạn A nào? (Cô đưa hình ảnh chị gái cho trẻ quan sát).
- Đây chính là chị gái của bạn A đấy các con.
- Cô nói mẫu: “Chị gái”
- Cho trẻ nói từ: “Chị gái” theo lớp, tổ, cá nhân.
+ Làm quen từ “Em”:
+ Cô đố các con bạn A là gì so với 2 anh chị của mình?:( Cô đưa hình ảnh em cho trẻ quan sát)
- À bạn A là người sinh ra sau cùng nên gọi là em út đó các con
- Cô nói mẫu: “Em”
- Cho trẻ nói từ: “Em” theo lớp, tổ, cá nhân.
- Cô tóm tắt giáo dục cháu: Anh trai, Chị gái, em là người trong gia đình đều do ba, mẹ chúng ta sinh ra, có cùng dòng máu, cùng huyết thống. Vì vậy các con phải biết yêu thương, nhường nhịn, đùm bọc và bảo vệ anh, chị, em trong gia đình mình nhé. 
* Dạy trẻ nói đủ câu:
+ Đến thăm nhà bạn A cô đã nhanh tay chụp lại ảnh một số người trong gia đình bạn. Đố các con đây là ảnh của ai? (Cô đưa hình ảnh Anh trai).
- Cho trẻ nói: “Đây là Anh trai ” theo lớp, tổ, CN.
- Anh trai và bạn A có quan hệ như thế nào?
- Cho trẻ nói: “Anh trai và bạn A là người cùng cha cùng mẹ” theo lớp, tổ, CN.
- Còn đây là hình ảnh của ai?(Cô đưa hình ảnh chị gái).
- Cho trẻ nói: “Đây là Chị gái” theo lớp, tổ, CN.
- Tại sao lại gọi là chị gái của bạn A?
- Cho trẻ nói: “Chị gái bạn A là người sinh ra trước bạn A” theo lớp, tổ, CN.
- Cô còn chụp được hình ảnh của ai nữa?(Cô đưa hình ảnh em).
- Cho trẻ nói: “Đây là em” theo lớp, tổ, CN.
-Tại sao bạn A được gọi là em?
- Cho trẻ nói: “Bạn A là người sinh ra sau cùng” theo lớp, tổ, CN.
- Cô theo dõi động viên trẻ nói đúng từ, đúng câu.
* Trò chơi: Trẻ hỏi, trẻ trả lời.
+ Vừa rồi các con rất giỏi để thử tài các con, cô mời một bạn lên chơi cùng cô.
- Cô gọi một cháu lên cô đưa hình ảnh trẻ trả lời, sau đó gọi hai trẻ tự hỏi tự trả lời với nhau. Cho trẻ hỏi và trả lời theo nhóm. 
VD: Đây là ai?
 Anh trai và bạn A có mối quan hệ như thế nào?
 Đây là ai?
 Chị gái là gì của bạn A?
 Đây là ai?
 Tại sao bạn A được gọi là em?
- Cô khuyến khích trẻ hỏi theo nhóm, 2 trẻ với nhau. 
- Cô bao quát động viên trẻ, sửa sai kịp thời.
* Trò chơi: “Thi xem ai giỏi”: 
- Đến thăm nhà bạn A mẹ bạn có chuẩn bị món quà tặng cho cô cháu mình đấy. Các con hãy nhìn xem quà gì nhé! (Cô đưa ra từng tranh hỏi trẻ và nêu nội dung tranh).
- Để nhận được các món quà này mẹ bạn muốn thử tài các con qua trò chơi: “Thi xem ai giỏi”.
- Cách chơi: Mỗi cháu lên chơi sẽ có một tranh lô tô vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh của cô các con chạy nhanh về tranh có hình ảnh giống như tranh của mình và nói được câu về nội dung bức tranh đó, ai về đúng nói giỏi sẽ được mẹ bạn khen đấy.
VD: Các con chọn được hình ảnh gì? 
- Đó là anh trai của ai ? 
- Anh trai bạn A đang làm gì?
VD: Các con chọn được hình ảnh gì?
- Đó là chị gái của ai?
- Chị gái bạn A đang làm gì?
VD: Các con chọn được hình ảnh gì?	
- Bạn A là gì của 2 anh chị mình?
- Em đang làm gì?
- Cô theo dõi động viên trẻ nói đúng từ, đúng câu.
3. Kết thúc: 
- Đã đến lúc chia tay gia đình bạn A rồi, chúng ta xin chào và tạm biệt.
- Cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau”.
- Tin gì ? tin gì ?
- Nghe cô
- Thưa cô có ạ.
- Cả lớp cùng hát.
- Trẻ quan sát.
- Chúng cháu chào 2 bác ạ.
- Thưa cô rất tình cảm và hạnh phúc.
- Thưa cô có 2 thế hệ.
- Thưa cô thuộc gia đình đông con.
Nghe cô.
- Trẻ quan sát.
- Thưa cô anh trai bạn A.
- Nghe cô.
- Lớp, tổ, cá nhân nói.
- Trẻ quan sát.
- Thưa cô chị gái bạn A.
- Nghe cô.
- Lớp, tổ, cá nhân nói.
- Trẻ quan sát.
- Thưa em .
- Nghe cô.
- Lớp, tổ, cá nhân nói.
- Chú ý nghe cô.
- Thưa cô: Đây là Anh trai.
- Lớp, tổ, cá nhân nói.
- Thưa cô: Anh trai và bạn A là người cùng cha cùng mẹ.
- Lớp, tổ, cá nhân nói.
- Thưa cô: Đây là Chị gái.
- Lớp, tổ, cá nhân nói.
- Thưa cô: Chị gái bạn A là người sinh ra trước bạn A.
- Lớp, tổ, cá nhân nói.
- Thưa cô: Đây là Em.
- Lớp, tổ, cá nhân nói.
- Thưa cô: Bạn A là người sinh ra sau cùng. 
- Lớp, tổ, cá nhân nói
- Một trẻ lên chơi cùng cô.
- Đây là anh trai.
- Anh trai và bạn A có cùng huyết thống.
- Đây là chị gái.
- Chị gái là người sinh ra trước bạn A.
- Đây là em.
- Bạn A là người sinh ra sau cùng
- Hai .trẻ lên chơi.
- Trẻ nghe cô hướng dẫn và tham gia chơi trò chơi.
- Hình anh trai. 
- Đó là anh trai của bạn A.
- Anh trai ngồi học bài rất chăm chỉ.
- Hình chị gái.
- Đó là chị gái của bạn A.
- Chị gái giúp mẹ lau nhà sạch sẽ.
- Hình Bạn A.
- Thưa cô là em.
- Em đang chơi với đồ chơi.
- Trẻ tham gia trò chơi.
- Xin chào và tạm biệt.
- Lớp cùng hát.

File đính kèm:

  • docLam_quen_tieng_viet.doc
Giáo Án Liên Quan