Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề lớn: Nghề nghiệp - Chủ đề nhỏ: Nghề xây dựng hoạt động: Thể dục sáng

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ biết tập đều các động tác hô hấp, tay vai, lưng bụng, chân bật cùng cô giáo theo nhịp đếm. Biết cách chơi trò chơi.

 - Rèn kỹ năng tập đều các động tác. Phát triển sức mạnh của cơ chân, cơ tay giúp các khớp mềm dẻo, linh hoạt.

 - Trẻ nhanh nhẹn, vui tươi, hào hứng, chú ý tập thể dục sáng.

 - 85 - 90 % trẻ đạt yêu cầu.

II. CHUẨN BỊ

- Nhạc các bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân"

- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.

- Áo quần cô và trẻ gọn gàng, thoải mái.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề lớn: Nghề nghiệp - Chủ đề nhỏ: Nghề xây dựng hoạt động: Thể dục sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 12
(Thực hiện từ ngày 09 tháng 11 năm 2015 đến ngày 13 tháng 11năm 2015)
 Chủ đề lớn: Nghề nghiệp
 Chủ đề nhỏ: Nghề xây dựng
 HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC SÁNG
(Thực hiện cả tuần)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết tập đều các động tác hô hấp, tay vai, lưng bụng, chân bật cùng cô giáo theo nhịp đếm. Biết cách chơi trò chơi.
 - Rèn kỹ năng tập đều các động tác. Phát triển sức mạnh của cơ chân, cơ tay giúp các khớp mềm dẻo, linh hoạt.
 - Trẻ nhanh nhẹn, vui tươi, hào hứng, chú ý tập thể dục sáng.
 - 85 - 90 % trẻ đạt yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc các bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân"
- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
- Áo quần cô và trẻ gọn gàng, thoải mái.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: * Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn trên nền nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”. 
- Kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh. 
- Cho trẻ vào đội hình 2 hàng dọc, chuyển 2 hàng ngang.
HĐ2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung (Tập theo bài hát cháu yêu cô chú công nhân)
- Hô hấp: “Hít vào thở ra” 
- Tay 1: Hai tay đưa lên cao, ra trước sang hai bên. 
- Chân 3: Ngồi xuống đứng lên liên tục. 
- Bụng 3: Đứng quay người sang 2 bên
* Trò chơi vận động: Vận động viên nhí
+ Cách chơi: Giáo viên xếp các con ki theo mô hình tam giác giống như trò chơi ném bowling, kẻ một đường phấn làm giới hạn cách con ki khoảng 2,5m. Trẻ ngồi hai bên để cổ vũ trẻ lên tham gia chơi sẽ đứng đằng sau vạch phấn khi có hiệu lệnh bắt đầu thì lăn bóng về phía các con ki sao cho càng nhiều con ki bị đổ càng tốt, giáo viên xếp lại các con ki cho trẻ cùng nhau đếm lại số con ki bị đổ sau mỗi lượt chơi..
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.
 HĐ3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng sân. 
- Trẻ thực hiện các kiểu đi chạy theo yêu cầu của cô.
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh
- Trẻ vào đội hình theo yêu cầu
- Làm động tác hít vào thở ra cùng cô.
- (2 lần x 8 nhịp)
- (2lần x 8 nhịp)
- (2lần x 8 nhịp)
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng cùng cô
 TRÒ CHƠI CÓ LUẬT
 ( Thực hiện cả tuần)
 *Trò chơi vận động: Vận động viên nhí“ Trò chơi cũ”
 * Trò chơi dân gian: Tập tầm vông“ Trò chơi cũ”
 *Trò chơi học tập: Đoán xem ai mới đến“ Trò chơi mới”
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên trò chơi, biết luật chơi, cách chơi, biết chơi trò chơi “Đoán xem ai mới đến” dưới sự hướng dẫn của cô.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát
- Trẻ đoàn kết trong khi chơi.
- 90 - 95% trẻ đạt yêu cầu
II. Chuẩn bị
- Khăn bịt mặt.
III. Hướng dẫn trẻ chơi
- Cách chơi: Chọn 5 trẻ đứng ra ngoài, các trẻ còn lại đứng thành vòng tròn, chọn một trẻ đứng vào giữa vòng tròn cho trẻ đó quan sát kĩ các bạn đứng ở vòng tròn.Sau đó cô bịt mắt trẻ đó lại. Cô chỉ định 2 đến 3 trẻ trong số những trẻ ra ngoài đứng vào vòng tròn khi cô hô "xong rồi" trẻ đứng ở giữa vòng tròn mở mắt ra và nói tên bạn mới vào. Nếu nói đúng tên thì trẻ mới vào sẽ bịt mắt tiếp, nếu nói không đúng, trẻ đứng ở giữa vòng tròn sẽ phải bịt mắt một lần nữa. Có thể cho hai trẻ cùng bịt mắt để thi xem ai quan sát nhanh hơn.
Thứ hai ngày 09 tháng 11 năm 2015
TRÒ CHUYỆN
Trò chuyện về công việc nghề thợ xây
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết được nghề thợ xây làm những công việc gì, biết dụng cụ và sản phẩm của nghề thợ xây.
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp . Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ yêu quý biết ơn người lao động.
- 85 - 90 % trẻ đạt yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh về nghề thợ xây.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Chúng mình vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát nói về ai?
HĐ2: Trò chuyện về nghề thợ xây
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ về nghề xây.
- Cô cho trẻ nhận xét về nội dung bức tranh
- Chú thợ xây đang làm gì?
- Chú sử dụng dụng cụ gì?
- Để xây được cái nhà chú cần làm những công việc gì trước?
- Làm móng xong chú tiếp tục làm gì nữa?
- Để xây được nhà đẹp chú xây dựng phải như thế nào?
- Cô chốt lại nghề thợ xây làm công việc rất vất vả để xây được những ngôi nhà ở đẹp, trường học, bệnh viện đẹp nghề thợ xây cần nhiều công sức dụng cụ vật liệu mới làm nên.. các con phải biết giữ gìn sạch sẽ
HĐ3: Củng cố
- Cô cho trẻ đọc thơ "Bé làm bao nhiêu nghề"
- Cả lớp hát.
- Trẻ trả lời.
- Cả lớp trả lời.
- Trẻ quan sát
- 3,4 trẻ nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- 3 trẻ trả lời
- 1,2 trẻ trả lời
- 2,3 trẻ trả lời.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp đọc.
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 Hoạt động: Làm quen với môi trường xung quanh
 Đề tài: Tìm hiểu về nghề xây dựng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ hiểu những công trình xây dựng là do những chú công nhân xây dựng làm nên.
-Biết được những công việc chính của một người công nhân xây dựng: Trộn vữa, xây, trát
– Trẻ trả lời các câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc.
– Rèn khả năng quan sát, chú ý có chủ định
- Yêu quý, biết ơn các cô chú công nhân xây dựng. Từ đó giáo dục trẻ biết yêu mến quý trọng người lao động.
– Biết giữ gìn trường lớp, nhà cữa, các công trình công cộng do các cô chú công nhân xây dựng xây nên (Không vẽ bậy lên tường)
II. CHUẨN BỊ
– Hình ảnh về các công trình xây dựng trên máy tính (Nhà ở, Trường học, Bệnh viện, tòa nhà cao tầng)
– Hình ảnh các cô chú công nhân đang làm việc (Chở gạch, trộn xi măng-cát, xây, trát tường).
– Hình ảnh nguyên vật liệu xây dựng.(Gạch, cát, xi măng, sỏi đá, sắt thép)
– Một số nguyên vật liệu xây dựng thật: Gạch, Xi măng, Cát
– Hình ảnh 1 số dụng cụ xây dựng (Bay, xô, bàn xoa, thước xây)
– Tranh về sản phẩm, dụng cụ, vật liệu của nghề xây dựng cho trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 3- 5 phút)
- Cho trẻ hát bài "Cháu yêu cô chú công nhân"
trò chuyện về chủ điểm dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2: Phát triển bài (15 -17 phút)
*Tìm hiểu về công việc của chú công nhân xây dựng”
– Trình chiếu cho trẻ xem hình ảnh về công việc của các cô chú công nhân xây dựng (Chở gạch, trộn xi măng, cát, xây, trát tường)
– Làm thế nào để các cô chú có thể xây dựng nên được những ngôi nhà như vậy? 
- Để xây được những ngôi nhà như vậy thì cần những nguyên vật liệu gì?
– Bây giờ chúng mình cùng tìm hiểu xem các cô chú công nhân đã dùng những nguyên vật liệu gì để xây nhé!
* Nhận biết một số đặc điểm nổi bật của một số vật liệu xây dựng”
– Cô trình chiếu lần lượt các nguyên vật liệu cho trẻ quan sát:
+ Gạch:
– Đây là gì cả lớp? 
– Viên gạch có dạng khốigì?
– Cô đưa viên gạch thật ra cho trẻ quan sát.
– Cô mời 2 trẻ lên sờ viên gạch.
– Con thấy viên gạch như thế nào?
– Gạch là 1 loại nguyên vật liệu dùng để xây nhà nhưng để các viên gạch gắn chặt lại với nhau và giúp tường không bị đổ, các chú thợ xây phải có gì?
+ Cát, xi măng
– Cô chiếu hình ảnh cát, xi măng cho trẻ xem, đưa cát và xi măng thật ra cho trẻ quan sát.
– Chúng ta cần có cát và xi măng trộn lại thành vữa. Khi xi măng và cát trộn vào nhau, đổ thêm nước chúng sẽ trở nên dẻo vừa nói cô vừa trộn xi măng với cát và đổ nước vào.
 Đây là vữa, rất dẻo và dính. Nhờ có vữa mà các viên gạch mới gắn chặt lại được với nhau, như thế tường mới không bị đổ.
* Mở rộng: Ngoài gạch, cát, xi măng ra các con còn biết những vật liệu gì nữa?
– Cô trình chiếu hình ảnh sắt, thép, đá sỏi, gạch lát nền(Gạch hoa)
– Ngoài ra còn có các dụng cụ để các cô chú công nhân xây dựng như: Bay, xô, bàn xoa, thước xây (Chiếu hình ảnh các dụng cụ xây dựng cho trẻ xem)
– Ngoài nghề xây dựng ra con còn biết nghề nào nữa?
– Ước muốn của con sau này làm nghề gì?
– GD: Trong xã hội có rất nhiều nghề và nghề nào cũng đều rất cao quý, có ích cho xã hội và đáng trân trọng. Vì vậy  các con phải biết trấn trọng các nghề, trân trọng những người lao động và công việc của họ đang làm vì những nghề này đều mang lại những nhu cầu, những lợi ích riêng cho cuộc sống của chúng ta
* Củng cố: Trò chơi "Thi xem đội nào nhanh"
- Chia trẻ thành 3 đội một đội lấy tranh vật liệu xây dựng, một đội lấy tranh dụng cụ, một độ lấy tranh sản phẩm nghề xây dựng.
- Cho trẻ chơi thời gian một bản nhạc kết thúc đội nào nhanh và lấy tranh đúng theo quy định đội đó chiến thắng.
- Cho trẻ chơi
Hoạt động 3: Kết thúc (2-3 phút)
- Cho trẻ đọc thơ "Bé làm bao nhiêu nghề"
- Cả lớp thực hiện
- Cả lớp quan sát lắng nghe.
- 2,3 Trẻ trả lời
- 3,4 trẻ trả lời.
- Lắng nghe, quan sát
- Quan sát lắng nghe
-3,4 trẻ trả lời.
- Cả lớp trả lời
- 2 trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cả lớp thực hiện
- Cả lớp quan sát
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Cả lớp quan sát
- 3,4 trẻ trả lời
- 5,6 trẻ trả lời
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lắng nghe
- Cả lớp tham gia chơi
- Cả lớp đọc
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Hoạt động có chủ đích: Cho quan sát sản phẩm nghề xây dựng
 Trò chơi: "Vận động viên nhí"
 Chơi tự do
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ được quan sát sản phẩm của nghề thợ xây (một số ngôi nhà xây gần trường), biết được những ngôi nhà này do ai làm ra và được xây dựng bằng những vật liệu gì.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ và khả năng nói câu dài.
- Giáo dục trẻ biết ơn người lao động, chăm ngoan.
- 85 - 90% trẻ đạt
II. CHUẨN BỊ
- Liên hệ với nhà dân quanh trường
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng dễ hoạt động
- Nhạc bài hát "Cháu yêu cô chú công nhân"
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Hoạt động có chủ đích ( Quan sát sản phẩm nghề xây dựng)
- Cô cho trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Bài hát nói về ai ?
- Trò chuyện dẫn dắt vào bài
-. Chúng mình cùng cô đi tham quan nào.
- Đến nơi rồi các con cùng quan sát bên tay phải đường của chúng mình có gì đây?
- Đây là ngôi nhà của bác Phương được xây như thế nào?
- Đây là nhà xây một tầng và có một tum ở trên.
- Ai là người làm nên ngôi nhà này?
- Để xây được ngôi nhà như thế này chú xây dựng phải làm những công việc gì?
- Các chú còn cần những dụng cụ gì?
- Vậy liệu để làm ra nhà này là gì?
- Cô tiếp tục cho trẻ quan sát tiếp nhà hai tầng, nhà cấp 4 và gợi hỏi trẻ về nghề thợ xây
- GD: Trẻ yêu quý các nghề, người lao động..
HĐ2: Trò chơi vận động: "Vận động viên nhí"
- Cô nêu cách chơi, luật chơi cho tre chơi.
HĐ3: Chơi tự do
 - Cô bao quát trẻ
- Cả lớp hát
- Cả lớp trả lời.
- Trẻ quan sát trả lời.
- 2- 3 trẻ nhận xét.
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cả lớp trả lời.
- Cả lớp trả lời.
- Trẻ lắng nghe, quan sát trả lời và thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Cả lớp lắng nghe
- Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô.
- Cả lớp chơi tự do
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2015
TRÒ CHUYỆN
 Trò chuyện về dụng cụ nghề xây dựng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhận biết về dụng cụ của nghề thợ xây gồm (Bay, bàn xoa, thước dây, thang, xe dùa, cây trống...)
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp, phát triển vốn từ và câu luyện nói câu dài.
 - Trẻ biết yêu quý những người lao động, biết giữ gìn sản phẩm.
 - 85 - 90% trẻ đạt yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ
 - Một số dụng cụ của nghề thợ xây
III.HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Gây hứng thú:
- Cho trẻ đọc thơ bài "Cái bát xinh xinh”
- Bài thơ nói về điều gì?
- Cô trò chuyện về nội dung bài thơ về chủ đề dẫn dắt vào bài
HĐ2: Trò chuyện về dụng cụ nghề thợ xây
- Cô cho trẻ xem dụng cụ nghề thợ xây
- Bạn nào có nhận xét gì những đồ dùng này?
- Những đồ dùng dụng cụ này của nghê nào?
- Công việc của các bác thợ xây làm những gì?
-Vậy ngoài cái bay, bàn xoa thơ xây cần những dụng cụ nào?
- Đây là cái gì?
- Cái thước dây chú thợ xây sử dụng khi nào?
- Cô khái quát lại: (Để làm ra nhiều công trình đẹp nhà cửa, trường học, bệnh viện chú thợ xây cần rất nhiều dụng cụ như bay, bàn xoa, thước dây, thang)
- Giáo dục: Trẻ yêu quý các bác thợ xây biết giữ gìn sản phẩm khi sử dụng
HĐ3: Củng cố
* Cho trẻ chơi trò chơi "Thi ai nói đúng"
- Cả lớp đọc
- 1,2 trẻ trả lời.
- Trẻ tích cực trò chuyện cùng cô
- Cả lớp quan sát.
- Trẻ trả lời.
- 2,3 trẻ nhận xét.
- 3,4 trẻ nhận xét.
- 2- 3 trẻ trả lời 
- Trẻ trẻ lời
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp tham gia chơi.
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 Đề tài: Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ “ Cái bát xinh xinh”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ kể tên bài thơ, tên tác giả, nhớ nội dung bài thơ, đọc diễn cảm và đúng nhịp điệu bài thơ, thể hiện tình cảm khi đọc.
- Rèn khả năng ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ biết ơn người lao động, giữ gìn sản phẩm khi sử dụng.
- 90- 95% trẻ đạt
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa bài thơ
- Phông chữ "Câu lạc bộ bé yêu thơ"
III.HOẠT ĐỘNG HỌC
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 3- 5 phút)
- Cô giới thiệu chương trình "Câu lạc bộ bé yêu thơ"
- Giới thiệu các đội chơi?
- Giới thiệu các phần chơi trong chương trình và thể lệ chơi.
Hoạt động 2: Phát triển bài( 15 – 17 phút)
*Đọc diễn cảm: Xin chào mừng các đội đến với phần chơi đầu tiên của chương trình "Bé lắng nghe"
-Cô đọc diễn cảm lần 1( Kèm cử chỉ, điệu bộ..) hỏi trẻ về tên bài thơ.
- Cô đọc diễn cảm lần 2 (sử dụng tranh minh hoạ)
- Hỏi trẻ bài thơ nói về điều gì?
* Đàm thoại. (Phần chơi tiếp theo của chương trình là "Bé trả lời nhanh"
- Bố mẹ bạn nhỏ công tác ở đâu?
- Nghề của bố mẹ bạn nhỏ làm ra sản phẩm gì? 
- Bố mẹ bạn nhỏ mang gì về cho bạn nhỏ?
- Hàng ngày khi dùng đến bát bạn nhỏ như thế nào?
* Giáo dục: trẻ yêu quý kính trọng những người làm ra sản phẩm.
* Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ(Giọng thơ của bé)
- Cho cả lớp đọc diễn cảm cùng cô 2 lần
- Cô cho mỗi tổ đọc 1 lần ( cô chú ý sửa sai)
- Cô cho trẻ đọc nhóm, cá nhân.
- Cho trẻ đọc nối tiếp theo tổ.
Hoạt động 3: Kết thúc ( 2- 3 phút)
- Tạm biệt chương trình câu lạc bộ bé yêu thơ chúng mình cùng hát vang bài ca "Cháu yêu cô chú công nhân nào" 
- Cả lớp lắng nghe.
- Từng đội đứng lên ra mắt.
- Cả lớp lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- 2 trẻ trả lời
-3,4 trẻ trả lời
- Cả lớp lắng nghe.
- 2- 3 trẻ trả lời.
- 2- 3 trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- 2- 3 trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp đọc 2lần
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu.
- 3 nhóm, 5,6 cá nhân trẻ đọc.
-Trẻ thực hiện.
- Cả lớp thực hiện.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Hoạt dộng có chủ đích : Vẽ theo ý thích trên sân
 Trò chơi "Vận động viên nhí"
 Chơi tự do
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết tưởng tượng và sử dụng những kỹ năng đã học để vẽ theo ý thích trên sân.
- Rèn kỹ năng cầm bút, kỹ năng vẽ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ hứng thú tích cực tạo ra sản phẩm.
- 85 - 90 % trẻ đạt
II. CHUẨN BỊ
- Phấn mầu, sân sạch đảm bảo cho trẻ hạt động.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 HĐ1:Hoạt động có chủ đích (Vẽ theo ý thích trển sân)
- Cô cho trẻ đọc thơ “Cái bát xinh xinh”
- Bài thơ nói về điều gì ?
- Trò chuyện dẫn dắt vào bài
- Cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ nêu về ý định của trẻ định vẽ gì?
- Để vẽ được những gì con vừa nêu cần phải sử dụng kỹ năng gi?
- Cho trẻ vẽ theo ý thích cô bao quát khuyễn khích trẻ tạo sản phẩm.
- GD: Trẻ biết ơn người lao động chăm chỉ học hành ngoan
HĐ2: Trò chơi: "Vận động viên nhí"
- Cho trẻ chơi 2 lần.
HĐ3 Chơi tự do:
 - Cô bao quát trẻ
- Cả lớp đọc.
-2,3 trẻ trả lời.
- Cả lớp trò chuyện cùng cô.
- 6,7 trẻ nêu ý thích của mình.
 - 2-3 nhận xét.
- 2-3 trẻ trả lời
- Cả lớp hứng thú tạo ra sản phẩm.
- 3,4 trẻ trả lời.
- Cả lớp chú ý lắng nghe.
- Cả lớp tích cực tham gia trò chơi.
- Cả lớp chơi.
 Thứ tư, ngày 11 tháng 11 năm 2015
	Hoạt động: 	TRÒ CHUYỆN
 Trò chuyện về vật liệu nghề xây dựng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhận biết vật liệu xây dựng bao gồm những gì, biết mối quan hệ giữa các vật liệu để làm ra nhà xây. 
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ yêu quý nghề y tế. Yêu quý các nghề và sản phẩm các nghề.
- 80 - 85% trẻ đạt yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ
- Một số vật liệu xây dựng (Cát, xi, gạch, sỏi, đá)
- Nhạc bài hát "Lớn lên cháu lái máy cày"
III.HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Gây hứng thú:
- Cho trẻ đọc thơ "Bé làm bao nhiêu nghề"
- Cô và cả lớp trò chuyện về chủ đề, chủ điểm.
HĐ2: Trò chuyện về vật liệu nghề xây dựng
- Cho trẻ nhắm mắt cô đưa ra viên gạch cho trẻ quan sát nhận xét.
- Đây là cái gì
- Viên gạch này màu gì?
- Viên gạch này có dạng gì?
- Bạn nào biết nghề nào cần sử dụng đến gạch?
- Có gạch rồi các chú công nhân xây dựng cần đến vật liệu gì nữa?
- Cô tiếp tục đưa ra cát, xi, sỏi, đá để trẻ quan sát nhận xét, gọi tên
- Giáo dục trẻ: Giữ gìn yêu quý sản phẩm, những người lao động
HĐ3: Củng cố
* Trò chơi: "Thi ai nói đúng"
- Cô nhắc lại luật chơi cách chơi cho trẻ
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần cô quan sát sửa 
- Cả lớp đọc.
- Cả lớp trò chuyện cùng cô.
-Trê gọi tên
- Trẻ trả lời
- 2-3 trẻ kể
- 2- 3 trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ kể
- Trẻ quan sát, gọi tên nhận xét.
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ lắng nghe 
-Trẻ chơi
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 Hoạt động: Phát triển thể chất
 Đề tài: - VĐCB: Ném xa bằng hai tay
 - TCVĐ: Vận động viên nhí.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết cách dùng hai tay để ném túi cát, trẻ biết tập các động tác trong bài tập phát triển chung, biết chơi trò chơi.
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo, quan sát phối hợp hài hòa các động tác..
- Có ý thức trong giờ học, đoàn kết trong khi chơi.
- 85 - 90 % trẻ đạt yêu cầu
II. CHUẨN BỊ
- Sân tập đảm bảo an toàn cho bài dạy, trang phục cô và thoải mái phù hợp tiết thể dục.
- Xắc xô
- 2 vạch chuẩn, túi cát đủ cho trẻ.
- Nhạc bài hát "Cháu yêu cô chú công nhân"
III.HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 2- 3 phút ).
* Khởi động
- Cho cả lớp đi vòng tròn trên nền nhạc bài hát"Nhà của tôi" kết hợp đi các kiểu đi.
về đội hình 2 hàng dọc, chuyển đội hình sang 2 hàng ngang.
Hoạt động 2: Phát triển bài (17 -19 phút). 
* Trọng Động 
a. Bài tập phát triển chung: 
- Tay 2: Đưa tay ra trước sang ngang 
- Bụng 2: Đứng hai chân dang rộng bằng vai,hai tay giơ quá đầu cúi xuống, hai chân thẳng, tay chạm đất.
 - Chân 2: Đứng thẳng hai chân chụm nhau,hai tay chống hông,nhún xuống,đầu gối hơi khụy,đứng thẳng lên.
b. Vận động cơ bản “ Ném xa bằng hai tay”
- Hôm nay cô và các con sẽ cùng thực hiện vận động : “ Ném xa bằng hai tay"
- Để thực hiện tốt vận động các con cùng quan sát cô làm mẫu.
- Cô làm mẫu lần 1
- Lần 2: Cô vừa thực hiện vừa kết hợp giải thích: (Tư thế chuẩn bị đứng trước vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh bật 2 tay cầm túi cát đưa ra phía trước khi có hiệu lệnh ném cô đưa vòng tay qua sau lên cao rồi ném...)thực hiện xong thì về cuối hàng cho bạn đứng đừng sau tiếp tục lên lần lượt cho đến hết)
- Cô gọi hai trẻ khá lên thực hiện mẫu
 - Cô khuyến khích hai đội thi đua nhau tập 
- Cô động viên, khuyến khích trẻ thực hiện, quan sát uốn nắn sửa sai cho trẻ.
 c. Trò chơi: "Vận động viên nhí"
- Cô nêu luật chơi - cách chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô quan sát động viên trẻ 
* Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng một hai vòng quanh sân.
Hoạt động 3 : Kết thúc (2- 3 phút)
- Cho trẻ hát bài "Bác đưa thư vui tính" vào lớp
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- (4 lần x 8 nhịp)
- (2 lần x 8 nhịp)
- (2 lần x 8 nhịp)
- Cả lớp lắng nghe.
- Chú ý quan sát.
- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ chỳ ý lắng nghe
-Trẻ khá lên thực hiện, 
- Trẻ thực hiện thi đua giữa hai đội.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô.
- Cả lớp thực hiện.
- Cả lớp thực hiện 
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Đề tài : Quan sát dụng cụ nghề xây dựng
 Trò chơi "Tìm đồ vật trong tranh"
 Chơi tự do
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ quan sát một số sản nghề thợ mộc (Giường, tủ, bàn ghế..) biết được công dụng và nghề làm ra sản phẩm.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ và chơi trò chơi
- Giáo dục trẻ yêu quý nghề làm ra sản phẩm.
- 85 - 90% trẻ đạt
II. CHUẨN BỊ
Giường, tủ, bàn ghế bằng đồ gỗ.
 III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Hoạt động có chủ đích "Quan sát dụng cụ nghề xây dựng"
 - Cô cho trẻ đọc thơ bài “Cái bát xinh xinh”
- Bài thơ nói về điều gì ?
- Trò chuyện dẫn dắt vào bài
- Các con cùng quan sát trên đây có những gì?
- Cô cho trẻ quan sát cái bay
- Đây là cái gì, như thế nào?
- Cái bay là dụng cụ của nghề nào?
- Để làm gì?
- Để xây được nhà đẹp, những công 

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_nghiep.doc