Thiết kế bài học lớp Lá - Chủ đề: Vẽ hoa mùa xuân
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến Thức:
- Cháu biết được mùa xuân có nhiều loại hoa. Mỗi loại hoa có màu sắc hình dáng khác nhau.
- Trẻ biết vẽ các loài hoa đặc trưng của mùa xuân: hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa đồng tiền
2. Kĩ năng:
- Cháu biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ hoa như : vẽ nét cong tròn, vẽ nét cong dài, nét thẳng, nét xiên để vẽ. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa có bố cục cân đối (CS 135)
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ cẩn thận để hoàn thành sản phẩm, biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
- Biết chăm sóc, bảo vệ và yêu quý các loài hoa.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Kiến Thức: - Cháu biết được mùa xuân có nhiều loại hoa. Mỗi loại hoa có màu sắc hình dáng khác nhau. - Trẻ biết vẽ các loài hoa đặc trưng của mùa xuân: hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa đồng tiền Kĩ năng: - Cháu biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ hoa như : vẽ nét cong tròn, vẽ nét cong dài, nét thẳng, nét xiên để vẽ. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa có bố cục cân đối (CS 135) Giáo dục: - Giáo dục trẻ cẩn thận để hoàn thành sản phẩm, biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. - Biết chăm sóc, bảo vệ và yêu quý các loài hoa. II. CHUẨN BỊ: - Tranh vẽ hoa đào, hoa mai. - Tranh vẽ hoa cúc, hoa đồng tiền. - Tranh vẽ hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa đồng tiền - Giấy A4, bút sáp, kim tuyến, tăm bông, hồ dán, que chỉ. - Tivi, máy tính, video một số hoa mùa xuân, nhạc các bài hát về mùa xuân và hoa. * Nội dung tích hợp: LQVH: Vè “Vẽ hoa” GDAN: Bài hát “Cùng múa hát mừng xuân” * Nội dung giáo dục lồng ghép: Giáo dục trẻ biết bảo vệ, chăm sóc các loại hoa III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU 1. Ổn định: Cứ mỗi độ xuân về nàng tiên hoa xuân lại bận rộn với công việc của mình là đi khắp nơi để gọi những nụ hoa xuân khoe sắc hương chào đón mùa xuân về (xem video về các loại hoa) Nhưng các con biết không vì làm việc không kể ngày đêm nên nàng tiên hoa đã bị ốm rồi còn công việc thì vẫn chưa xong, phải làm sao đây? - Các bạn Lá 3 ơi? Các bạn có cách nào giúp nàng tiên hoa xuân không? - Vậy hôm nay cô và các bạn sẽ cùng nhau vẽ hoa mùa xuân để giúp nàng tiên xuân hoàn thành công việc của mình nhé! - Để có thêm nhiều sự lựa chọn cho bức tranh của mình thì nàng tiên hoa xuân cũng gửi một số bức tranh vẽ hoa mùa xuân để giới thiệu cho lớp mình đấy. Chúng ta cùng xem nhé! 2. Nội dung: 2.1 Hoạt động 1: Quan sát trao đổi tranh gợi ý: a. Quan sát tranh hoa cánh tròn ( Hoa mai, hoa đào). - Chơi “tập tầm vông” - C/c xem trên đây cô có gì? - Trong bức tranh con thấy có những gì? - Con có nhận xét gì bức tranh hoa mai, hoa đào này?(có thân, cành, hoa, nụ) - Ai có nhận xét thêm gì về bức tranh hoa mai, hoa đào này nữa (màu sắc của hoa, lá, thân, cành) - Để vẽ được hoa mai, hoa đào cần những nét vẽ gì? - Con thấy bố cục tranh như thế nào? => Cô khái quát lại: Cách vẽ, màu sắc và bố cục tranh,luật xa gần. b. Quan sát hoa cánh dài (Hoa cúc, hoa đồng tiền) - Chơi “Trời tối, trời sáng” - Cô cho trẻ quan sát và gợi ý trẻ nhận xét bức tranh hoa cúc, hoa đồng tiền (Đặc điểm, màu sắc, hình dạng cánh, thân, lá, bố cục tranh) - Để vẽ được hoa cánh dài con dùng nét gì để vẽ? - Ngoài hoa cúc, hoa đồng tiền ra con còn thấy gì nữa? => Cô khái quát lại: Để vẽ được hoa cúc, hoa đồng tiền các con vẽ nét cong tròn khép kín làm nhị hoa, vẽ các nét cong dài nối tiếp nhau làm cánh hoa,nét thẳng làm thân, lá là các nét cong nối lại với nhau.Vì hoa cúc, hoa đồng tiền có nhiều màu sắc nên khi tô màu các con chọn nhiều màu sắc để bức tranh của mình thêm đẹp nhé! Ngoài ra các con có thể vẽ thêm ông mặt trời, mây, bướm để tranh thêm sinh động. c. Quan sát tranh hoa cánh tròn, cánh dài (hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hướng dương) - Chơi : “Gieo hạt”. - Tương tự cô cho cháu xem tranh hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hướng dương và gợi ý cháu trả lời đặc điểm, màu sắc, bố cục của tranh. => Cô khái quát lại: cách vẽ, màu sắc, bố cục tranh, luật xa gần. * Trò chuyện hỏi ý tưởng của trẻ - Con dự định vẽ gì? - Con vẽ như thế nào? Dùng kĩ năng gì để vẽ? - Để tranh vẽ của mình thêm sinh động c/c vẽ thêm gì nào? Để bức tranh thêm đẹp con nhớ tô nền cho vườn hoa nhé! 2.2 Hoạt động 2: Trẻ thực hiện. - Đọc vè: “Vẽ hoa” và về bàn thực hiện. - Cô nhắc trẻ tư thế ngồi,cách cầm bút, cách chọn màu, cô bao quát khuyến khích trẻ vẽ, gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo, cô gợi ý cho trẻ thực hiện xong có thể dùng kim tuyến bôi lên hoa cho bức tranh thêm đẹp. - Trẻ vẽ - Báo sắp hết giờ. - Báo hết giờ. 2.3 Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm. - Nhận xét từng tổ và cho trẻ mang sản phẩm lên treo. - Chơi “Bàn tay”. - Hỏi lại đề tài trẻ vừa vẽ - Cho trẻ quan sát tranh vẽ của cả lớp, chọn sản phẩm mà trẻ thích. + Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao? - Cô mời 1-2 trẻ vẽ khá lên giới thiệu bài vẽ của mình. - Cô nhận xét chung. - Giáo dục trẻ: Các con phải biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. Ngoài ra để có những bông hoa tươi thắm các con phải biết trồng và chăm sóc như: bắt sâu, tưới nước, bón phân và không được hái hoa, bẻ cành nhé! 3. Kết thúc: - Hát : “ Cùng múa hát mừng xuân” . - Lớp lắng nghe, xem video và trả lời một số câu hỏi của cô. - Trẻ trả lời. - Vâng ạ! - Trẻ chơi - Tranh vẽ hoa - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Hài hòa, cân đối. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ quan sát, nhận xét tranh. - Nét cong tròn khép kín làm nhị, nét cong dài làm cánh. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi của cô. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nói ý tưởng - Trẻ đọc vè và về bàn. - Trẻ vẽ - Trẻ đem sản phẩm lên - Trẻ chơi. - Trẻ nói. - Trẻ quan sát và chọn tranh. - Trẻ khá giới thiệu bài vẽ của mình. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát và ra ngoài. Ban giám hiệu duyệt Giáo viên Bùi Thị Hiền Phan Thị Nhung
File đính kèm:
- giao_an_ve_hoa_mua_xuan.doc