Thiết kế bài học lớp Lá - Đề tài: Hoạt động: Rửa tay – lau mặt

1.Mục đích yêu cầu:

a. Kiến thức:

- Trẻ biết được lợi ích của việc rửa tay, lau mặt và việc giữ vệ sinh cơ thể để phòng ngừa một số bệnh ngoài da.

- Trẻ biết thực hiện được các bước rửa tay, lau mặt theo đúng quy trình.

- Trẻ biết rửa mặt hằng ngày để luôn có đôi bàn tay, khuôn mặt sạch sẽ.

b.Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng biết rửa tay, lau mặt và trẻ thực hiện theo đúng quy trình.

- Thực hiện thao tác nhanh gọn khi rửa mặt, lau mặt.

c. Thái độ:

- Giáo dục cho trẻ có thói quen lau tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và khi tay bị bẩn; trẻ biết lau mặt khi mặt bị bẩn để khuôn mặt luôn sạch sẽ. Và trẻ biết vệ sinh thân thể để cơ thể sạch sẽ, gọn gàng, khỏe mạnh.

2. Chuẩn bị:

- Khăn lau tay, xà phòng, khăn lau mặt.

- Địa điểm thực hành sạch sẽ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Đề tài: Hoạt động: Rửa tay – lau mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN ĐỀ
GIỮ GÌN VỆ SINH CÁ NHÂN
ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG “RỬA TAY – LAU MẶT”
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Người thực hiện: Lê Thị Bích Liên
 Ngày thực hiện: 16 / 12 / 2016
1.Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết được lợi ích của việc rửa tay, lau mặt và việc giữ vệ sinh cơ thể để phòng ngừa một số bệnh ngoài da.
- Trẻ biết thực hiện được các bước rửa tay, lau mặt theo đúng quy trình.
- Trẻ biết rửa mặt hằng ngày để luôn có đôi bàn tay, khuôn mặt sạch sẽ.
b.Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng biết rửa tay, lau mặt và trẻ thực hiện theo đúng quy trình.
- Thực hiện thao tác nhanh gọn khi rửa mặt, lau mặt.
c. Thái độ:
- Giáo dục cho trẻ có thói quen lau tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và khi tay bị bẩn; trẻ biết lau mặt khi mặt bị bẩn để khuôn mặt luôn sạch sẽ. Và trẻ biết vệ sinh thân thể để cơ thể sạch sẽ, gọn gàng, khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị:
- Khăn lau tay, xà phòng, khăn lau mặt.
- Địa điểm thực hành sạch sẽ.
3. Phương pháp:
- Quan sát, đàm thoại, thực hành.
4. Tổ chức hoạt động:
a. Ổn định:
- Cho cả lớp hát bài và vận động theo bài hát : “Rửa mặt như mèo” 
- Cô cùng trò chuyện với trẻ: 
+ Các con vừa hát bài hát nói về điều gì ? ( Nói về việc bạn mèo rửa mặt )
+ Bạn mèo rửa mặt như thế nào ? ( Rửa mặt không sạch )
+ Vì vậy nên bạn mèo đã bị gì ? ( Đau mắt ) 
=> Đúng rồi, bạn mèo rửa mặt nhưng không sạch sẽ, nên đã bị đau mắt đấy.
 Các con ạ, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân rất quan trọng, sẽ giúp cho cơ thể chúng ta luôn sạch sẽ, thơm tho, gọn gàng và sẽ không xảy ra các bệnh về da, mắt đấy. 
Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân có nhiều hoạt động. Bạn nào hãy kể cho thêm một số hoạt động về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân ? ( đánh răng, lau mặt, rửa tay, tắm gội,.)
 Các con ạ, có rất nhiều hoạt động về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân như: Đánh răng, lau mặt, rửa tay, tắm gội, thay quần áo sạch sẽ, cắt móng tay, móng chân Hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về hoạt động rửa tay, lau mặt nhé.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Rửa tay
- Cho trẻ quan sát hình ảnh: “Bé rửa tay” 
+ Cô có hình ảnh gì đây ? ( bé đang rửa tay )
+ Vì sao phải rửa tay ? ( để tay luôn sạch sẽ, không bị vi khuẩn )
+ Nếu không rửa tay thì sẽ như thế nào ? ( tay bẩn, bị vi khuẩn bám vào gây ra một số bệnh )
 Cô kết luận: Rửa tay sẽ giúp cho tay chúng ta sạch sẽ, thơm tho, không bị vi khuẩn bám vào. Còn nếu chúng ta không rửa tay thì tay sẽ bị bẩn, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào và dễ gây ra một số bệnh về da, bệnh về giun, sán đấy.
- Vậy các con thường rửa tay vào những lúc nào ? ( Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bị bẩn )
- Vậy bạn nào hãy cho cô biết quy trình rửa tay có mấy bước ? ( trẻ trả lời )
 Cô kết luận lại và kèm theo video rửa tay: Rửa tay đúng quy trình gồm có 6 bước: 
Bước 1: Làm ướt tay, thoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà xát 2 lòng bàn tay với nhau. 
Bước 2: Dùng lòng bàn tay chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 4: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuộn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ và xoay vào lòng bàn tay kia.
Bước 6: Xả tay cho hết xà phòng dưới nguồn nước sạch và vẩy tay cho ráo nước và lau khô tay bằng khăn sạch.
+ Cho trẻ vận động bài: Rửa tay
Hoạt động 2: Lau mặt
+ Cô cho trẻ quan sát hình ảnh: “Bé lau mặt” 
- Cô có thêm hình ảnh gì đây ? ( bé đang lau mặt )
- Hằng ngày các con có rửa mặt không ? 
- Nếu không rửa mặt thì điều gì sẽ xảy ra ? ( nếu không rửa mặt thì mặt sẽ bẩn và dễ mắc một số bệnh về mắt, da..)
- Các con thường rửa mặt vào những lúc nào ? ( Rửa mặt khi ngủ dậy, khi bị bẩn )
- Các con hằng ngày đã được lau mặt khi ở nhà và khi ở trường nữa. Vậy bạn nào hãy nói xem lau mặt gồm có mấy bước ? ( trẻ trả lời )
+ Cô cho trẻ xem hình ảnh các bước lau mặt:
 Lau mặt gồm có 6 bước:
Bước 1: Trải khăn trên 2 lòng bàn tay
Bước 2: Bắt đầu lau từ đuôi mắt đến hốc mắt.
Bước 3: Nhích khăn lên lau từ trán xuống mũi.
Bước 4: Nhích khăn lên miệng.
Bước 5: Gấp đôi khăn lại lau 2 bên má.
Bước 6: Gấp khăn một lần nữa lau cái cằm cái cổ
+ Cho trẻ vừa đọc thơ vừa làm cử chỉ điệu bộ theo bài thơ: Bé tập lau mặt.
Hoạt động 3: Thực hành rửa tay – lau mặt
- Cô chuẩn bị vị trí sạch sẽ, đồ dùng: xà phòng, khăn lau tay, khăn lau mặt đầy đủ cho trẻ
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng và lần lượt cho trẻ thực hiện thao tác rửa tay sau đó đến lau mặt.
- Cô quan sát và nhắc nhở những trẻ còn lúng túng.
c. Kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét và động viên khen ngợi và nhắc nhở trẻ
- Hát bài: Tay thơm tay ngoan

File đính kèm:

  • docHOAT_DONG_CHUYEN_DE_VE_SINH.doc