Thiết kế bài học lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Hoạt động: Làm quen chữ cái - Đề tài: Làm quen chữ cái: b, d, đ

 HOẠT ĐỘNG HỌC:

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái: “b, d, đ”.

 - Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt.

 2. Kỹ năng: Trẻ tìm và nhận biết đúng các chữ cái: b, d, đ qua các trò chơi.

 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

 - Nhận dạng các chữ cái viết thường hoặc viết hoa và phát âm đúng các âm của các chữ cái đã được học.

 - Phân biệt được đâu là chữ cái, đâu là chữ số.

 3. Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Hoạt động: Làm quen chữ cái - Đề tài: Làm quen chữ cái: b, d, đ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
™¯˜
 - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
 - Hoạt động: Làm quen chữ cái
 - Đề tài: Làm quen chữ cái:b, d, đ
 - Ngày dạy: Thứ 4 ngày 13 / 04 / 2016
 - Chỉ số đánh giá:91
 CS 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt.
 HOẠT ĐỘNG HỌC:
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái: “b, d, đ”.
 - Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt. 
 2. Kỹ năng: Trẻ tìm và nhận biết đúng các chữ cái: b, d, đ qua các trò chơi.
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Nhận dạng các chữ cái viết thường hoặc viết hoa và phát âm đúng các âm của các chữ cái đã được học. 
 - Phân biệt được đâu là chữ cái, đâu là chữ số. 
 3. Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô. 
 II. Chuẩn bị:
 1. Không gian tổ chức: Trong lớp 
 2. Cô: 
 - Máy chiếu, máy vi tính.
 - Nội dung bài dạy trình chiếu trên phần mềm Microsoft Powerpoint.
 - Tranh và băng từ: “ mẹ dắt bé đi chợ tết”
 - Trò chơi: 
 + Đuổi hình bắt chữ
 + Ai nhanh hơn
 + Ngòi bút của bé
 3. Trẻ: Tranh, bút lông 
 4. Phương pháp: Quan sát, trò chuyện và trò chơi.
 III. Tiến hành: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
 1. Hát: “ Mùa xuân”
 - Bài hát nói về ngày gì?
 - Trong mùa xuân có ngày gì vui nhất?
 - Vậy tết con thường được ba mẹ dắt đi đâu?
- Trẻ hát
- Dạ nói về mùa xuân
- Dạ ngày tết
- Dạ đi chợ mua quần áo mới, 
2. Làm quen chữ cái:
 - Các con nhìn xem cô có tranh gì đây?
 - Các con hãy đặt cho cô một câu với bức tranh này đi? 
 - Cô cũng có một câu để đặt cho bức tranh này nữa, đó là: “ mẹ dắt bé đi chợ tết”.
 - Xem băng từ: “mẹ dắt bé đi chợ tết”
 - Cho cả lớp đồng thanh “mẹ dắt bé đi chợ tết”.
 - Cô và trẻ cùng đếm số tiếng trong băng từ: “mẹ dắt bé đi chợ tết” 
 - 6 tiếng tương ứng với chữ số mấy con?
 - Cho cả lớp đồng thanh số 6. ( MC 2)
 - Gợi hỏi trẻ tìm chữ cái đã học. 
 - Các chữ cái còn lại chữ cô sẽ dạy các con ở tiết học sau.
 - Hôm nay cô dạy cho các con nhóm chữ cái mới: b, d, đ. 
* Làm quen chữ cái: b
 - Cô cho xuất hiện chữ cái: b
 - Có bạn nào biết đây là chữ gì không?
 - Cô phát âm mẫu chữ cái g: b 2 lần.
 - Mời cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
 - Gợi ý trẻ phân tích chữ cái b: gồm một nét thẳng đứng bên trái và một nét cong tròn bên phải 
 - Cho trẻ nhắc lại.
 - Cô giới thiệu chữ b in thường, b viết thường và b in hoa.
 - Cho cả lớp đọc lại: b.
 * Làm quen chữ cái: d
 - Cho xuất hiện chữ cái: d
 - Bạn nào biết đây là chữ gì? 
 - Cô phát âm mẫu chữ cái d: d 2 lần.
 - Mời cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
 - Gợi ý trẻ phân tích chữ cái d: gồm một nét cong tròn bên trái và một nét thẳng đứng bên phải.
 - Cho trẻ nhắc lại.
 - Cô giới thiệu chữ d in thường, chữ d viết thường và chữ d in hoa.
 - Cho cả lớp đọc lại: d.
* Làm quen chữ cái: đ
 - Cho xuất hiện chữ cái: đ
 - Bạn nào biết đây là chữ gì? 
 - Cô phát âm mẫu chữ cái đ: đ 2 lần.
 - Mời cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
 - Gợi ý trẻ phân tích chữ cái đ: gồm một nét cong tròn bên trái, một nét thẳng đứng bên phải và có một nét ngang phía trên nét thẳng đứng.
 - Cho trẻ nhắc lại.
 - Cô giới thiệu chữ đ in thường, chữ đ viết thường và chữ đ in hoa.
 - Cho cả lớp đọc lại: đ.
 * Cho trẻ so sánh chữ cái b, d:
 - Các con nhìn xem chữ b, d có điểm nào giống nhau và điểm nào khác nhau?
 * Cho trẻ so sánh chữ cái d, đ:
 - Các con nhìn xem chữ d, đ có điểm nào giống nhau và điểm nào khác nhau?
 3. Trò chơi luyện tập: 
 * Trò chơi 1: “Đuổi hình bắt chữ” (MC 1)
 - Cô chiếu lên màn hình các tranh khác nhau, cô nhắc trẻ phải chú ý vào mũi tên chỉ vào hình ảnh nào thì trẻ đoán được đáp án dưới tranh.
 - Cho trẻ đặt câu với các từ đó và nói được chữ cái nào vừa biến mất.
 - Ví dụ: Trên màn hình xuất hiện từng tranh, mũi tên chỉ vào cành đào thì trẻ phải đoán là cành đào, tương tự với các từ còn lại: Mứt dừa, bánh tét, đu đủ
 - Cho trẻ chơi, cô quan sát gợi ý trẻ.
 - Cô nhận xét.
* Trò chơi 2: “Ai nhanh hơn”
 - Cách chơi: Cô chia lớp ra thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bức tranh có 4 hình ảnh: bánh tét, mứt dừa, cành đào, đu đủ và chữ cái b, d, đ ở giữa. Yêu cầu trẻ tìm và gạch nối chữ cái b, d, đ phía dưới các hình ảnh với chữ cái b, d, đ ở giữa. Sau thời gian 1 đoạn nhạc đội nào xong mang lên bảng dán.
 - Cho trẻ chơi
 - Cô nhận xét, khen ngợi trẻ.
* Trò chơi 3: “Ngòi bút của bé” 
 - Cách chơi: Chia lớp ra thành 3 tổ xếp thành 3 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh bắt đầu bạn đầu hàng của 3 tổ sẽ chạy thật nhanh lên tìm và tô theo nét chấm mờ các chữ cái b, d, đ có trong bài thơ, sau đó chạy về đưa viết cho bạn tiếp theo và xuống cuối hàng đứng. Hết thời gian 1 đoạn nhạc tổ nào tô được nhiều chữ cái nhất sẽ được khen.
 - Cho trẻ chơi
 - Cô nhận xét, khen ngợi trẻ.
- Trẻ trả lời
- Trẻ đặt câu
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc cùng cô
- Dạ 6 tiếng.
- Số 6 
- Trẻ đồng thanh “ Số 6”
- Chữ e, ă, ơ, ê 
- Trẻ chú ý
- Trẻ chú ý
- Trẻ trả lời
- Trẻ phân tích nét
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ đọc lại chữ b
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ phân tích
- Trẻ nhắc lại
- Cả lớp đọc lại d
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ phân tích
- Trẻ nhắc lại
- Cả lớp đọc lại đ
- Giống nhau: chữ cái b, d đều có nét thẳng đứng và nét cong tròn.
- Khác nhau: Chữ cái b thì có nét thẳng bên trái, nét cong tròn bên phải, còn chữ cái d có nét thẳng bên phải và nét cong tròn bên trái.
- Giống nhau: chữ cái d, đ đều có một nét cong tròn bên trái và một nét thẳng đứng bên phải.
- Khác nhau: Chữ cái d không có nét ngang phía trên nét thẳng đứng, còn chữ cái đ có thêm nét ngang phía trên nét thẳng đứng.
- Trẻ lắng nghe và tham gia
- Cho trẻ chơi
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ tham gia trò chơi
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ tham gia trò chơi 
4. Kết thúc:
 - Chúng ta vừa làm quen chữ cái gì? 
 - Các con có thích được học chữ cái không? 
 - Hát: “Chúc tết”
- Dạ chữ b, d, đ
- Dạ thích
- Trẻ hát

File đính kèm:

  • docLQCC_B_DD.doc