Thiết kế bài học lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Làm quen chữ cái E

I. Mục Tiêu :

- Trẻ nhận biết và phát âm được chữ cái e thông qua cụm từ “đôi dép” và trò chơi.

- Rèn kỹ năng phát âm rõ ràng, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

- Chú ý trong giờ học, chăm phát biểu. Trẻ biết giữ gìn cơ thể , vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. Đồng thời biết giữ vệ sinh môi trường không khạc nhổ bừa bãi, không chơi những vật sắt nhọn.

II. Chuẩn bị :

- Hình Đôi dép, thẻ chữ cái o, ô, ê, ă, rổ đựng chữ cái.

- Hột hạt, đất nặn, màu vẽ.

- Thời gian: 25- 30’

- Địa điểm: trong lớp

III. Tiến trình hoạt động:

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Làm quen chữ cái E, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Lĩnh Vực Phát Triển Ngôn Ngữ :
LÀM QUEN CHỮ CÁI E
I. Mục Tiêu :
- Trẻ nhận biết và phát âm được chữ cái e thông qua cụm từ “đôi dép” và trò chơi. 
- Rèn kỹ năng phát âm rõ ràng, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Chú ý trong giờ học, chăm phát biểu. Trẻ biết giữ gìn cơ thể , vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. Đồng thời biết giữ vệ sinh môi trường không khạc nhổ bừa bãi, không chơi những vật sắt nhọn. 
II. Chuẩn bị :
- Hình Đôi dép, thẻ chữ cái o, ô, ê, ă, rổ đựng chữ cái.
- Hột hạt, đất nặn, màu vẽ.
- Thời gian: 25- 30’
- Địa điểm: trong lớp
III. Tiến trình hoạt động:
STT
CẤU TRÚC 
HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ
1
Hoạt động 1:
Ổn định
Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ “Tay ngoan”
- Hỏi trẻ vừa hát bài hát gì? (Trẻ trả lời)
- Bài hát có nhắc đến bộ phận nào của cơ thể? (Bàn tay)
- Để giữ bàn tay sạch đẹp thì con phải làm thế nào? (Trẻ trả lời)
- Con còn biết bộ phận nào khác của cơ thể? (Trẻ kể)
- Cho trẻ xem hình ảnh các bộ phận của cơ thể. Cho trẻ đọc cùng cô từ bên dưới hình ảnh.
- Các con ơi các con phải biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, gọn gàng và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh nhé. 
2
Hoạt động 2:
 Bé học chữ e
*Giới thiệu chữ cái e:
Chơi “Trời tối trời sáng”
- Cho trẻ xem hình ảnh “Đôi dép”. 
- Các con nhìn xem đây là gì ?
- Dưới hình ảnh có cụm từ “ Đôi dép”.
- Cho trẻ đọc cùng cô từ “Đôi dép”.
- Các con chú ý nhìn lên bảng cô sẽ cho các con cùng làm quen với cách viết từ Đôi dép nhé.
- Cô viết lên bảng từ Đôi dép. Khi viết xong cô cho trẻ cùng nhắc lại 1 lần. (Trẻ nhắc lại cùng cô)
- Các con cùng đếm xem trong từ Đôi dép có bao nhiêu chữ cái. (Trẻ đếm)
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học rồi. (Trẻ tìm)
- Trong từ Đôi dép có rất nhiều chữ cái và hôm nay cô 
sẽ cho các con làm quen chữ cái mới đó là chữ e còn các chữ còn lại thì tiết sau cô sẽ dạy các con làm quen nha!
- Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm chữ e
- Cô phát âm lại cho trẻ nghe 2 lần.
- Mời lớp + tổ + nhóm + cá nhân phát âm 1 lần.
- Cô chú ý sửa sai phát âm cho trẻ.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ: chữ E in hoa, e in thường, e viết thường. Tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là e.
- Cho cả lớp phát âm lại cùng cô chữ e.
3
Hoạt động 3:
Trò chơi
* Trò chơi : Tìm chữ theo yêu cầu
- Cách chơi: cô chuẩn bị rổ có chứa nhiều chữ cái, cô yêu cầu tìm chữ cái nào thì các con tìm và phát âm chữ cái đó.
- Luật chơi: tìm đúng chính xác sẽ được khen.
- Cô cho trẻ phát âm dưới hình thức thi đua.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-3 lần.
* Trò chơi: “Đội nào nhanh hơn”
- Cách chơi: Chia lớp ra thành 2 đội cùng nhau thi đua cùng nhau. Lần lượt từng thành viên của 2 đội sẽ bật tách khép chân, sau đó lên chọn chữ cái e trong rổ chữ cái cô đã chuẩn bị sẵn, gắn chữ cái đó lên bảng của đội mình, sau đó chạy về chạm vào tay bạn để bạn tiếp theo lên chọn chữ cái. Cứ như vậy cho đến khi hết thời gian thì chúng ta dừng lại.
- Luật chơi: Chọn đúng chữ cái e nếu chọn sai sẽ không được tính. 
- Thời gian là bài hát “Bạn có biết tên tôi”
- Đội nào tìm được nhiều chữ e thì đội đó sẽ là đội chiến thắng.
- Cho trẻ chơi thử
- Sau đó cho trẻ chơi vài lần. 
- Cô cho 2 bạn đội trưởng cùng lên kiểm tra với cô.
* Trò chơi: Bé khéo tay
- Cách chơi: Cho 3 tổ thực hiện tô chữ cái, xếp hột hạt và nặn chữ cái e.
- Luật chơi: Tổ nào làm nhanh, sớm và đẹp sẽ được cô khen.
- Cô mở nhạc cho trẻ cùng thực hiện. Quan sát gợi ý nhắc nhở trẻ.
- Cô nhận xét chung lại sản phẩm của trẻ và giáo dục.
Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.

File đính kèm:

  • docxLQCC_E.docx
Giáo Án Liên Quan