Thiết kế bài soạn lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Lớp chồi thân yêu của bé
Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Thực hiện các động tác thể dục TDBS và bài tập phát triển chung
* Khởi động: Đi chậm, đi nhanh, đi kiễng gót.
* BTPTC:
- Hô hấp: Hít vào, thở ra.
- Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước, sang hai bên (kết hợp vẫy, nắm, mở bàn tay)
- Lưng, bụng, lườn: Cúi người về trước, ngửa người ra sau.
- Chân: Ngồi xổm, đứng lên
Chủ đề nhánh: Lớp chồi thân yêu của bé Thực hiện: 19 – 23/ 09/2016 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC. LVPT CS Mục tiêu Nội dung Hoạt động Phát triển thể chất 1 Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh - Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp - Thực hiện các động tác thể dục TDBS và bài tập phát triển chung * Khởi động: Đi chậm, đi nhanh, đi kiễng gót.. * BTPTC: - Hô hấp: Hít vào, thở ra. - Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước, sang hai bên (kết hợp vẫy, nắm, mở bàn tay) - Lưng, bụng, lườn: Cúi người về trước, ngửa người ra sau. - Chân: Ngồi xổm, đứng lên 2 Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi - Đi trên ghế thể dục kết hợp đầu đội túi cát. * Hoạt động học - Đi ghế thể dục kết hợp đầu đội túi cát. -Trò chơi: Tung cao hơn nữa * Hoạt động mọi lúc mọi nơi: Tổ chức trò chơi “đoàn tàu” Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi. Phát triển nhận thức 31 Trẻ biết nói tên và địa chỉ của trường, kể tên cô giáo và một số công việc của cô - Tên và địa chỉ trường lớp, công việc của cô giáo và các cô bác trong trường khi được hỏi, trò chuyện. * Hoạt động trò chuyện: - Trò chuyện về lớp chồi của bé * Hoạt động học: - Lớp chồi thân yêu của bé * Hoạt động ngoài trời: - Quan sát, trò chuyện về các lớp học trong trường mầm non * Hoạt động góc: Trò chơi phân vai: Cô giáo 50 Trẻ gọi tên các hình, chỉ ra được các điểm giống và khác nhau của hai hình (tròn và tam giác, vuông và chữ nhật) và biết sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra hình đơn giản. - Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu. * Hoạt động học: - Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới. * Hoạt động góc (HT): - Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích theo yêu cầu. Phát triển ngôn ngữ 55 Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự. - Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh. - Kể lại sự việc có nhiều tình tiết, mô tả sự vật, hiện trượng, tranh ảnh * Hoạt động học: Truyện: Món quà của cô giáo * Hoạt động góc (thư viện): - Cô kể chuyện cho trẻ nghe và đóng kịch: Món quà của cô giáo Phát triển thẩm mỹ 77 Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt - Hát đúng giai điệu, hát rõ lời, thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét nặt, điệu bộ. * Hoạt động học: - Dạy hát: Mẹ và cô TCAN: Đoán xem bạn nào hát *Hoạt động góc (Âm nhạc): Biểu diễn văn nghệ các bài hát có trong chủ đề trường mầm non. 81 Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ và tô màu để tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục. - Phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong, tròn, kĩ năng tô màu để tạo nên sản phẩm có màu sắc, kích thước, bố cục hợp lý. * Hoạt động học: - Vẽ đồ chơi trong lớp tặng bạn * Hoạt động ngoài trời: - Vẽ phấn trên sân theo ý thích * Hoạt động góc (Tạo hình): - Sử dụng một số kĩ năng vẽ, tô màu, để tạo ra sản phẩm có màu sắc, đường nét theo ý tưởng . Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội 70 Trẻ biết nói lời cảm ơn xin lỗi, chào hỏi lễ phép. - Dùng lời nói cử chỉ lễ phép trong giao tiếp (chào hỏi, cám ơn, xin lỗi...) * Giờ đón và trả trẻ - Tập cho trẻ kỹ năng sống hằng ngày, đến lớp biết chào cô, về nhà chào bố mẹ..nói lời cảm ơn, xin lỗi.. * Hoạt động MLMN: - Xem tranh những hình ảnh lễ giáo của bé. 73 Trẻ biết trao đổi thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung. - Cùng nhau bàn bạc thỏa thuận để thống nhất thực hiện theo ý chung. * Hoạt động trò chuyện: - Trò chuyện về một số qui định chung khi tham gia các hoạt động học , chơi. - Cho trẻ tham gia thực hiện các hoạt động hằng ngày của lớp. * Hoạt động góc: Chơi thân thiện với bạn PV: “Bác cấp dưỡng’ XD: Lớp học của bé II. KẾ HOẠCH TUẦN: Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 ĐÓN TRẺ - Cô đến lớp sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đón trẻ vào lớp. - Trao đổi với PH về việc học và cách phòng chống bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh một số tai nạn thường gặp ở trẻ - Cùng trẻ trò chuyện về số đồ dùng đồ chơi trong lớp học và cho trẻ xem tranh ảnh về lớp học của bé. - Điểm danh. THỂ DỤC SÁNG v Khởi động: Trẻ nghe nhạc chuyển đội hình, khởi động tay chân. v Trọng động: + Cơ hô hấp: 2 Thổi bóng + Cơ tay: 2 Hai tay đưa ngang lên cao lồng bàn tay sấp. - Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang một bước, đồng thời đưa 2 tay ra ngang lòng bàn tay sấp. - Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao (lồng bàn tay hường vào nhau). - Nhịp 3: Như nhịp 1. - Nhịp 4: Về TTCB. + Cơ chân :1 Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối. TTCB: Đứng thẳng 2 tay chống hông. - Nhịp 1: Chân phải bước lên phía trứoc, khuỵu đầu gối. - Nhịp 2: Co chân phải lại, đứng thẳng. - Nhịp 3: Đưa chân trái lên, khuỵu đầu gối. - Nhịp 4: Co chân trái lại, đứng thẳng. + Cơ bụng lườn: 2 Quay người sang hai bên. TTCB:Đứng thẳng, 2 tay chống hông. - Nhịp 1: Quay người sang phải. - Nhịp 2: Trở về tư thế ban đầu - Nhịp 3: Quay người sang trái. - Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu. - Cơ bật: 1 Bật tiến về phía trước. v Hồi tĩnh: Cho trẻ chơi uống nước. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH LQVH Chuyện “Món quà của cô giáo”. T.HÌNH Vẽ đồ chơi tặng bạn GDAN Mẹ và cô LQVT Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới Thể dục: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát KPKH Lớp chồi thân yêu của bé HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI *Quan sát trò chuyện: - Trò chuyện về một số đồ dùng đồ chơi trong trường lớp. - Quan sát, trò chuyện sát tranh ảnh về đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non về thời tiết trong ngày. - Cho trẻ đi dạo và quan sát đồ dùng đồ chơi của lớp. - Quan sát một số đồ dùng, đồ chơi trong sân trường. *Trò chơi vận động – Trò chơi dân gian - Kéo cưa lừa xẻ, nhảy dây, kéo co, rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng. *Chơi tự do. HOẠT ĐỘNG GÓC v Phân vai: Cô cấp dưỡng. + Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai cô cấp dưỡng tốt, biết phối hợp với bạn chơi +Chuẩn bị: - Các đồ dùng đồ chơi nấu ăn, sắp xếp gọn gàng. - Một số thực phẩm cho cháu chế biến. - Chọn cháu làm nhóm trưởng. + Cách chơi: - Cô và cháu cùng trò chuyện về chủ đề chơi, cháu biết phản ánh lại được những công việc làm của cô cấp dưỡng ở trong trường mầm non mà bé đang đi học. v Xây dựng: Xây vườn trường . + Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai cô cấp dưỡng tốt, biết phối hợp với bạn khi chơi + Chuẩn bị: - Các đồ chơi xây dựng. - Cây xanh, bông hoa, cổng, một số đồ chơi. + Cách chơi: - Cô cùng cháu trao đổi về đề tài và cách xây, cháu biết dùng các nguyên vật liệu chuẩn bị sẵn xây dựng thành vườn trường của mình. Cháu biết cách sắp xếp bố cục một cách hợp lý theo yêu cầu của cô. v Thư viện: Xem tranh ảnh về đồ dùng đồ chơi và trường, lớp MN. + Yêu cầu: Trẻ chơi trật tự, biết chọn đúng tranh theo yêu cầu của cô, phân loại đồ dùng đồ chơi tốt. + Chuẩn bị: Các tranh ảnh về trường lớp mầm non, bút chì màu. - Sách báo sưu tầm về trường lớp. + Cách chơi: - Cùng cháu trao đổi về góc chơi. - Các cháu hứng thú xem tranh ảnh về đồ dùng đồ chơi và chủ đề trường lớp mầm non, cháu nhận biết được những đặc điểm của các đồ dùng đồ chơi đó. - Cho cháu chọn vai chơi, cô theo dõi. v Tạo hình: Vẽ, nặn, tô màu các đồ dùng đồ chơi trong trường MN. + Yêu cầu: Trẻ vẽ, nặn và tô màu các đồ dùng và đồ chơi trong trường MN + Chuẩn bị: Đất nặn, bàn ghế, bút chì, tranh tô màu. + Cách chơi: - Cô gợi ý cho trẻ biết một số loại đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non. - Cháu biết sử dụng các đồ dùng cô chuẩn bị sẵn để vẽ, nặn, tô màu về trường mầm non theo yêu cầu của cô. v Âm nhạc: Hát và minh họa các bài hát về trường lớp mầm non. + Yêu cầu: Trẻ hát thành thạo các bài hát về trường lớp mầm non + Chuẩn bị: Băng, máy, các bài hát về chủ điểm, các loại mũ múa. + Cách chơi: - Cô gợi ý cho trẻ biết một số bài hát về trường mầm non. Cháu thể hiện lại được các bài hát về chủ đề trường mầm non. Cháu biết minh họa lại theo nội dung của bài hát. v Thiên nhiên: Nhặt lá cây, tưới cây và chăm sóc cây. + Yêu cầu: Trẻ biết chăm sóc cây xanh tốt, trẻ chơi đoàn kết. + Chuẩn bị: Bình tưới, nước, hoa, cây xanh. + Cách chơi: - Cô cùng cháu trò chuyện vể góc chơi. - Cháu biết nhặt những lá cây rơi và biết cùng cô chăm sóc tưới cây. Rèn cho cháu kỹ năng tưới cây và chăm sóc cây xanh trong trường. VỆ SINH ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA - Cho cháu rửa tay, rửa mặt làm vệ sinh sạch sẽ. - Cháu biết cùng cô chuẩn bị bàn ăn. - Rèn nề nếp, thói quen cho cháu trong khi ăn cơm. - Cho cháu đánh răng sau khi ăn trưa. - Cháu cùng cô sắp xếp nệm gối để chuẩn bị cho cháu ngủ trưa. - Cho cháu làm vệ sinh sau khi ngủ dậy. - Cháu cùng nhau ăn xế. HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Làm quen bài mới: Chắp ghép các hình dã học thành hình mới *Ôn bài cũ: Ôn các bài học sáng *Trò chơi: Úp lá khoai, chữ số kỳ diệu. “Ai đoán giỏi Trả trẻ - Vệ sinh, nêu gương, cắm cờ, trả trẻ. Giáo viên Nguyễn Thị Cúc Nguyễn Thị Tung DUYỆT KẾ HOẠCH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ hai, ngày 19 tháng 09 năm 2016 I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY: 1. Đón trẻ: - Cô đến lớp thông thoáng phòng và đón cháu vào lớp - Trao đổi với phụ huynh về tình hình các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa mưa - Thể dục buổi sáng: 2 2 1 2 1. - Điểm danh: 2. Hoạt động có chủ đích: Hoạt động: Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Chuyện “Món quà của cô giáo” a- Mục đích yêu cầu: - Trẻ hứng thú nghe kể chuyện Món quà của cô giáo và hiểu ND câu chuyện (CS: 55) - Rèn cho cháu kỹ năng ghi nhớ và trả lời trọn câu rõ nghĩa khi đàm thoại. Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ nội dung câu chuyện. Phát huy tính sáng tạo và kể chuyện sáng tạo ở trẻ. - Giáo dục cháu biết yêu quý cô giáo và các bạn trong lớp của mình. b- Chuẩn bị: + Không gian: Trong lớp. + Đồ dùng phương tiện: Tranh có nội dung câu chuyện, cô thuộc chuyện và kể diễn cảm. Mũ các nhân vật trong câu chuyện + Tích hợp: KHXH: Trò chuyện về trường mầm non c- Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định: –Trẻ hát bài Vui đến trường. – Trò chuyện về nội dung bài hát: Trường gì? Lớp nào, cô giáo và bạn bè -Hôm nay cô sẽ kể cho CC nghe câu chuyện: Món quà của cô giáo, các con hãy chú ý lắng nghe để hiểu rõ nội dung câu chuyện nhé! 2.Nội dung: *Hoạt động 1: Kể chuyện Món quà của cô giáo – Kể cho trẻ nghe lần 1 – Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? – Kể cho trẻ nghe lần 2 kết hợp tranh minh họa, *Hoạt động 2: Đàm thoại: – Cô giáo hươu sao đã hứa gì với các bạn? – Khi xếp hàng vào lớp, điều gì đã xảy ra? - Tại sao mèo khoang bị ngã? – Tại sao bạn gấu xù không dám nhận quà? – Cuối cùng thì những ai đã nhận lỗi? – Theo con? Gấu xù và các bạn có ngoan không? Tại sao? -Qua câu chuyện các con học tập được gì? +Giáo dục: Trẻ biết thật thà, biết nhận lỗi khi mắc lỗi, đoàn kết với bạn bè. *Hoạt động 3: Luyện tập +Kể lại nội dung câu chuyện – Cô chia lớp làm 3 nhóm, theo ba nhân vật: cún đốm, gấu xù, mèo khoang. – Cô đóng vai cô giáo Hươu sao. – Cô gợi ý cho các bạn suy nghĩ ra những tình huống khác nhau trong lớp để kể câu chuyện một cách sáng tạo. VD: trong giờ chơi, các bạn giành đồ chơi, cãi nhau hoặc không biết cất đồ chơi.v.v.. – Sau khi lựa chọn tình huống khác cho câu chuyện, cô và các bạn cùng diễn lại câu truyện trên theo tình huống mới. – Các nhóm sẽ thảo luận về tình huống mới, cách giải quyết tình huống mới để câu chuyện được sinh động. 3.Kết thúc: Trẻ hát: Tìm bạn thân -Trẻ hát -Trẻ trò chuyện cùng cô -Trẻ chú ý lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ nghe và quan sát tranh -Trẻ trả lời câu hỏi theo nội dung câu chuyện -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ cùng cô thể hiện vai chơi của mình có sang tạo -Trẻ hát và ra ngoài 3. Hoạt động chuyển tiếp: Chơi « Chi chi chành chành ». 4. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát một số đồ dùng, đồ chơi trong sân trường. - Chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ, nu na nu nống. - Chơi tự do. 5. Hoạt động góc: v Phân vai: Cô cấp dưỡng.(Trọng tâm)(CS 73) + Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai cô cấp dưỡng tốt, biết phối hợp với bạn khi chơi +Chuẩn bị: - Các đồ dùng đồ chơi nấu ăn, sắp xếp gọn gàng. - Một số thực phẩm cho cháu chế biến. - Chọn cháu làm nhóm trưởng. + Cách chơi: - Cô và cháu cùng trò chuyện về chủ đề chơi, cháu biết phản ánh lại được những công việc làm của cô cấp dưỡng ở trong trường mầm non mà bé đang đi học. * Góc kết hợp: - Xây dựng: Xây vườn trường . - Thư viện: Xem tranh ảnh về đồ dùng đồ chơi và trường lớp mầm non. - Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. 6. Hoạt động chiều: - Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay. - Chơi đóng kịch “Món quà của cô giáo”. - Vệ sinh, nêu gương, ra về. II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ ba, ngày 20 tháng 09 năm 2016 I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY: 1. Đón trẻ: - Cô đến lớp sớm quét dọn và đón cháu vào lớp, - Trao đổi với phụ huynh về thực đơn các món ăn ở trường. - Thể dục buổi sáng : 2 2 1 2 1. - Điểm danh. 2. Hoạt động có chủ đích: Hoạt động: Giáo dục âm nhạc +NDTT : Ca hát: Mẹ và cô +NDKH : Nghe: Lời ru trên nương Trò chơi: Đoán xem bạn nào hát a- Mục đích yêu cầu: - Cháu thuộc bài hát và thể hiện tốt giai điệu của bài hát - Rèn cho cháu kỹ năng hát đúng lời, đúng nhịp theo bài hát (CS: 77) - Giáo dục cháu biết nghe lời mẹ, cô giáo, biết yêu thương mẹ và cô giáo.. b- Chuẩn bị: + Không gian: Trong lớp + Đồ dùng, phương tiện: Cô hát tốt bài hát “Mẹ và cô”. +Tích hợp: KPXH: Trò chuyện về trường lớp của bé c- Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định: + Cho cháu chơi “ Trời tối, trời sáng”. - Các con ơi! Sáng rồi dậy thôi. Hôm nay các con đi đâu vậy?. - Các con đến trường có thích không? -Ai đưa các con đi học? -Tới lớp ai đón con vào lớp? - Các con có yêu mẹ và cô giáo cảu mình không? - Mẹ và cô giáo là 2 người mẹ gần gũi và yêu thương các con nhất, vì vậy các con phải biết yêu thương và nghe lời mẹ và cô giáo của mình nhé! - Hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát: Mẹ và cô. Bây giờ các con cùng lắng nghe nha! 2. Nội dung: 2.1 Hoạt động 1: Dạy hát: Mẹ và cô - Cô hát cho trẻ nghe mẹ và cô - Cô và cháu cùng hát vài lần. - Các con vừa hát bài gì ? - Cả lớp cùng hát. - Buổi sáng các con được mẹ cho đi đâu ? bạn nhỏ đã làm gì khi nhìn thấy cô giáo ? - Cháu hát theo bạn trai, bạn gái. - Cô chú ý sửa sai cho cháu. - Cháu hát luân phiên. - Cháu đọc thơ « Bạn mới » chuyển đội hình. 2.2 Hoạt động 2: Nghe hát : «Lời ru trên nương». - hôm nay cô hát cho các con nghe một ca khúc «Lời ru trên nương» hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe nha ! - Cô hát lần 1 cho cháu nghe. «Lời ru trên nương - Cô nói nội dung và tên tác giả. - Cho cháu hát theo tổ (Mẹ và cô) - Cho cháu hát theo nhóm, hát to nhỏ. - Cho cháu hát theo cá nhân. - Cô hát lần 2 cho cháu nghe «Lời ru trên nương 2.3 Hoạt động 3: «Đoán xem bạn nào hát » - Cô giải thích cách chơi : Cho trẻ lên bịt mắt, gọi 1 trẻ lên hát, khi mở khăn trẻ phải đoán được bạn nào vừa hát. - Cho cháu chơi vài lần. - Cô theo dõi cháu chơi. 3. Kết thúc: Hát «Cô giáo em ». Cháu chơi. Cháu trả lời câu hỏi của cô. Cháu trả lời Cháu chú ý nghe hát Cháu hát cùng cô. Cháu trả lời. Cháu hát. Cháu kể. Cháu hát. Cháu đọc thơ và chuyển đội hình. Cháu chú ý lắng nghe cô hát. Cháu chú ý lắng nghe cô nói. Cháu hát theo yêu cầu của cô. Cháu hát. Cháu hát theo yêu cầu của cô. Nghe cô giải thích. Cháu hát và đi ra ngoài. 3. Hoạt động chuyển tiếp: Chơi: Thổi bóng Hoạt động 2: Phát triển thẩm mỹ Đề tài: Vẽ đồ chơi trong lớp tặng bạn. (đề tài) a- Mục đích yêu cầu: - Trẻ hứng thú sáng tạo vẽ các loại đồ chơi thật đẹp để tặng bạn của mình. - Rèn kỹ năng cầm bút, kỹ năng vẽ các nét cơ bản, kỹ năng tô màu cho trẻ. - Giáo dục cháu biết đoàn kết với bạn, yêu quí, giữ gìn bảo vệ đồ chơi. b- Chuẩn bị: +Không gian: Trong lớp + Đồ dùng, phương tiện: Một số tranh vẽ các loại đồ chơi khác nhau. +TÍch hợp: KPKH: Trò chuyện về một số đồ chơi trong lớp HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định: -Cô và trẻ hát vận động bài :”Vui đến trường -Các con vừa hát bài hát gì? -Khi đến trường các con có cảm giác như thế nào? Vì sao ? -Ngoài ra các con được chơi với các đồ chơi trong lớp phải không nào? -Vậy bạn nào cho cô biết trong lớp chúng ta có những đồ chơi nào? -Hàng ngày các con được chơi với nhũng đồ chơi này rất vui, vậy hôm nay các con hãy vẽ nhũng đồ chơi này để tặng cho bạn của mình nhé! 2. Nội dung: 2.1 Hoạt động 1: Quan sát – đàm thoại -Cho trẻ chơi trò chơi:”Trời tối, trời sáng” - Cho trẻ quan sát bức tranh thứ nhất: Bức tranh này vẽ cái gì? Quả bóng có dạng hình gì? Màu sắc như thế nào? Quả bóng dùng đẻ làm gì? -Cách vẽ quả bóng như thế nào? -Vẽ xong để bức tranh thêm đẹp các con phải làm gì? -Tương tự cô cho trẻ quan quan sát bức tiếp theo - Cô gợi ý cho trẻ vẽ dùng nét thẳng, nét ngang, nét xiên để vẽ đầu xe và thân xe, nét cong tròn khép kín để vẽ bánh xe, các con sẽ vẽ đầu xe trước, vẽ thân xe sau đó vẽ bánh xe - Trên đây là những bức tranh trang trí về các loại đồ chơi... Hôm nay cô và các con hãy vẽ trang trí theo ý thích của mình một bức tranh thật đẹp nhé. -Trò chuyện về ý tưởng của trẻ: Con định vẽ đồ chơi gì để tặng bạn? Con định vẽ như thế nào? Con dùng những kỹ năng nào để vẽ? Cô mong các con sẽ vẽ được nhiều đồ chơi tặng bạn nhé? - Cháu đọc vè về bàn ngồi. 2.2 Hoạt động 2: Cô nhắc nhở cháu tư thế, cách ngồi và một số kỹ năng trong khi tô màu. - Cho cháu thực hiện, cô mở nhạc cho cháu nghe. - Cô theo dõi quan sát cháu. - Báo sắp hết giờ. - Cô theo dõi, giúp đỡ cháu thực hiện còn yếu. - Báo hết giờ và cho cháu mang sản phẩm lên. 2.3 Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm: - Cho cháu lên nhận xét các sản phẩm vừa làm được. Hỏi cháu thích sản phẩm nào? Vì sao cháu thích? Các con vẽ đồ chơi để tặng bạn nào? - Cô nhận xét chung: Khen những bạn làm đẹp và động viên những bạn làm còn yếu. - Các con ơi! Trong lớp mình có rất là nhiều các đồ dùng đồ chơi cho các con. Khi sử dụng các con phải nhớ giữ gìn cẩn thận và nhường nhịn cùng bạn nha. 3. Kết thúc:Hát 1 bài và đi ra ngoài. - Cháu hát và đến mô hình. - Đàm thoại cùng cô. - Cháu lắng nghe cô nói. - Cháu quan sát và đàm thoại cùng cô. - Cháu quan sát và trả lời. - Cháu quan sát. - Cháu đàm thoại. - Lắng nghe cô nói. - Cháu nói lên suy nghĩ của cháu. - Cháu đọc vè về bàn ngồi. - Chú ý nghe cô nhắc nhỡ. - Cháu thực hiện. - Cháu mang sản phẩm lên. - Cháu lên nhận xét. - Nghe cô nhận xét. - Lắng nghe cô giáo dục. - Hát 1 bài và đi ra. 4. Hoạt động ngoài trời: - Cho trẻ đi dạo và quan sát đồ dùng của lớp. - Chơi vận động: Nhảy dây, chi chi chành chành - Chơi tự do. 5. Hoạt động góc: v Xây dựng: Xây vườn trường .(Trọng tâm)(CS 73) + Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai cô cấp dưỡng tốt, biết phối hợp với bạn khi chơi + Chuẩn bị: Các đồ chơi xây dựng.Cây xanh, bông hoa, cổng, một số đồ chơi. + Cách chơi: - Cô cùng cháu trao đổi về đề tài và cách xây, cháu biết dùng các nguyên vật liệu chuẩn bị sẵn xây dựng thành vườn trường của mình. Cháu biết cách sắp xếp bố cục một cách hợp lý theo yêu cầu của cô. * Góc kết hợp: - Phân vai: Cô cấp dưỡng.. - Tạo hình: vẽ đồ chơi trong lớp - Thiên nhiên: Nhặt lá cây, chăm sóc cây và tưới cây. 6. Hoạt động chiều: - Ôn lại bài “Lời chào của bé). - Chơi: “Chiếc túi kỳ lạ”. - Vệ sinh, nêu gương, ra về. II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ tư, ngày 21 tháng 09 năm 2016 I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY: 1. Đón trẻ: - Cô trao đổi với phụ huynh của một số trẻ cá biệt trong lớp - Thể dục buổi sáng : 2 2 1 2 1. - Điểm danh. 2. Hoạt động có chủ đích: Hoạt động: Phát triển nhận thức Đề tài: Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới a- Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết chắp ghép các hình đã học khác nhau để thành một hình mới (CS: 50) - Rèn kỹ năng nhận biết chắp ghép, phát triển tư duy và phán đoán cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết trật tự và chú ý trong giờ học. b- Chuẩn bị: +Không gian: Trong l
File đính kèm:
- giao_an_chu_de_truong_man_non.docx