Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ đề: Bé với các phương tiện giao thông

 I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết được tên gọi, đặc điểm, công dụng và phân loại được một số phương tiện giao thông đường bộ và phân loại các phương tiện giao thông theo 2- 3 dấu hiệu.

 2.Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng quan sát các hình ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ, vẽ, cắt dán các hình ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ.

 3. Thái độ:

 - Biết tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông đường bộ : khi đi ra đường phải luôn đi về bên phải, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, không đùa nghịch khi đi trên ô tô.

* Tham gia hoạt động liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút (CS14/4)

 

doc10 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ đề: Bé với các phương tiện giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : BÉ VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Thời gian: Từ ngày 07/12 đến 11/12/2015	
 I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Biết được tên gọi, đặc điểm, công dụng và phân loại được một số phương tiện giao thông đường bộ và phân loại các phương tiện giao thông theo 2- 3 dấu hiệu.
 2.Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát các hình ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ, vẽ, cắt dán các hình ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ.
 3. Thái độ:
 - Biết tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông đường bộ : khi đi ra đường phải luôn đi về bên phải, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, không đùa nghịch khi đi trên ô tô.
* Tham gia hoạt động liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút (CS14/4)
 Tên gọi, đặc điểm của các phương tiện GT
- Trò chuyện về tên gọi của các PTGT
- Quan sát hình ảnh về các phương tiện giao thông
- Cắt dán, vẽ, tô màu về các phương tiện giao thông
- Nặn một số PTGT, làm tranh ô tô, máy bay, tàu thuyền từ hạt mè, hạt đậu
- Sao chép tên gọi của các PTGT
 II. MẠNG NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG
BÉ VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG 
Phân loại các PTGT
- Trò chuyện, quan sát về đặc điểm giống và khác nhau giữa các PTGT
- Lập bảng để phân loại PTGT theo 1-2 dấu hiệu.
- Sưu tầm hình ảnh, lô tô, họa báo về các loại PTGT
- Tô, vẽ, cắt dán về biến số xe
 Công dụng của các PTGT
- Trò chuyện với trẻ về công dụng của các phương tiện giao thông.
- Quan sát hình ảnh công dụng của các PTGT 
- Sưu tầm và cắt dán một số công dụng của các PTGT.
- Trò chơi: Ô tô và chim sẻ, Người tài xế giỏi, ô tô về bến
- Làm bộ tranh kể chuyện sáng tạo
- Giải ®è vÒ c¸c PTGT
III. KẾ HOẠCH TUẦN
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
TD SÁNG
Thứ 2, 4, 6 trẻ tập các động tác
- Động tác tay: co duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh tròn trước ngực, đưa lên cao(2x8n)
- Động tác bụng lườn: Nghiêng người sang hai bên, tay chống hông, chân bước sang phải sang trái (4x8n)
- Động tác chân : Nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về phía sau (2x8n).
Thứ 3, thứ 5: đồng diễn cùng với các lớp trong trường 
HĐNT
-Quan sát xe máy
-TC: Bơm xe
-TC: Bật qua vật cản chọn PTGT theo yêu cầu
- Chơi tự do
-TC: Người tài xế giỏi
-TC: Xếp ô tô từ que tính
- Chơi ở vườn cổ tích
-Quan sát xe cộ đi lại trên đường
-TC: Ô tô và chim sẻ
-TC: Mèo đuổi chuột
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
-Giải đố về một số PTGT
-TC: Ô tô về bến
-TC: Chi chi chành chành, lộn cầu vồng.
- Quan sát thời tiết
- Nhặt lá cây, vệ sinh bồn hoa
- Trò chơi: Ô tô và chim sẻ
HĐ HỌC
Văn học
Giúp bà
Khám Phá
Ô tô và xe máy 
LQCC
Tập tô B,D,Đ
LQVT
Sử dụng các hình để chắp ghép các hình mới
* Tham gia hoạt động liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút (CS14/4)
Tạo hình
Xé dán tàu thuyền trên biển
HĐ GÓC
Bán hàng: Cửa hàng tổng hợp Ngọc Hân ( các loại cây, gạch, rau, củ, quả, hạt mè)
Góc xây dựng: Xây bến xe Ngọc Hồi (Hàng rào, nhà, cây, đồ chơi các PTGT, gạch, tín hiệu đèn) 
Góc học tập: Tô màu chữ in rỗng, sao chép tên gọi các PTGT, cắt dán Ô tô, làm tranh các PTGT từ hạt mè (bàn, ghế,giấy A4, bút chì, bút màu, giấy màu, hồ dán)
Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, nặn, làm bộ sưu tập về PTGT( tranh ảnh, kéo, hồ dán, giấy A4, bút màu, đất nặn) 
* Đọc truyện: Vì sao thỏ cụt đuôi
* Đóng chủ đề.
HĐ CHIỀU
-Ôn thơ “Giúp bà”
-Trò chơi: lộn cầu vồng
-LQBM: Chắp ghép hình thành hình mới
-TC: Tôi đi đường nào
-Ôn chữ cái đã học: O, Ô, Ơ, A, Ă, Â, E, Ê, U, Ư, I, T, C, B, D, Đ
-Trò chơi: Xỉa cá mè
-LQBM: Xé dán thuyền trên biển
-Trò chơi: Đi cầu đi quán
*Mở chủ đề: Bé với luật đi đường
- Lao động cuối tuần
- Nêu gương, cắm cờ bé ngoan
A. MỞ CHỦ ĐỀ
 I. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của cô:
- Hệ thống câu hỏi, Bài hát “Đường em đi”
- Bài thơ “bé và mẹ”, bảng mở
 2. Chuẩn bị của trẻ.
- Trẻ tìm hiểu về PT giao thông
 II.TRÒ CHUYỆN:	
 1. Kích thích hứng thú:
 - Cho trẻ hát «  Đường em đi»
 - Trong bài hát nói đến loại phương tiện nào ?
 - Các con đã được đi những loại phương tiện nào ?
 - Khi tham gia giao thông con chú ý điều gì ?
 - Nhà con có những loại phương tiện giao thông nào ?
 - Con biết gì về các PTGT ?
 - Tuần này khám phá về phuong tiện và quy định về giao thông đường bộ con muốn khám phá
 những nội dung gì?
 2. Kích thích khám phá:
- Tên gọi, đặc điểm của phương tiện GT?
- Công dụng của PTGT?
 - Phân loại phương tiện giao thông ?
- Đọc bài thơ “Bé và mẹ”
 Thø hai ngày 07 th¸ng 12 n¨m 2015
THƠ: GIÚP BÀ
I. Môc tiªu
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc và đọc diễn cảm bài thơ
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, chú ý ghi nhớ cho trẻ	
- Trẻ biết giúp đỡ người già khi gặp khó khăn, khi đi qua đường xe cộ đông đúc.
II.Chuẩn bị
- Tranh nội dung bài thơ, tranh thơ chữ to kèm hình ảnh
III. Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng trẻ vào bài
- Cho trẻ hát bài " đường em đi”
- Trò chuyện dẫn dắt vào bài
- Cô đọc thơ sử dụng hình ảnh trên máy tính minh hoạ bài thơ.
- Nội dung bài thơ : bài thơ nói về một em bé rất ngoan , rất tốt bụng , biết giúp đỡ người già khi gặp khó khăn, khi đường đông xe cộ đi lại em bé đã không ngÇn ngại chạy ngay tới gúp bà dắt tay bà đưa bà qua đường.
* Hoạt động 2: Đàm thoại-trích dẫn
- Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì? Tác giả?
- Trên đường đi học về em bé đã gặp ai?
- Bà già đang muốn điều gì ?
- C©u th¬ nµo nãi lªn ®iÒu ®ã ?
- Em bé đã làm gì để giúp bà?
- Những câu thơ nào nói lên điều đó ?
- em bé đưa bà qua đ­êng như thế nào?
- Nếu là con khi gặp những người già như vậy con sẽ làm gì?
- Giáo dục trẻ: bài thơ nói về em bé rất ngoan , tốt bụng , biết giúp đỡ người khác , đi đúng luật giao thông đấy, bây giơ các con còn bé khi đi qua đường các con phải có người lớn dắt qua , ko được đi một mình đâu nhé!và phải học tập bạn nhỏ đó biết giúp đỡ người già khi gặp khã khăn.
*Hoạt động: Dạy trẻ đọc thơ
- Cho cả lớp đọc 1-2 lần(động viên sửa sai cho trẻ )
- Cô tổ chức cho trẻ được luyện đọc thơ với nhiều hình thức khác nhau: 
+ Thi đua giữa các tổ, nhóm, đọc thơ nối tiếp, đọc theo giọng đọc to -giong đọc nhỏ.
+ Cá nhân đọc
- Kết thúc: Chơi trò chơi ô tô và chim sẻ
********************************************
Thứ ba ngày 08 tháng 12 năm 2015
 KPKH : XE MÁY- XE Ô TÔ KHÁCH
 I. Mục tiêu:
 - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, công dụng của xe máy, xe ô tô khách, biết phân loại theo 1-2 dấu hiệu.
 - Rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ, kỹ năng quan sát, tô, vẽ, cắt dán, nặn về xe máy, xe ô tô khách.
 - Gi¸o dôc trÎ biÕt đoàn kết thân thiện với bạn bè.
 II Chuẩn bị:
 - C©u ®ã vÒ xe m¸y, xe « t«
 - H×nh ¶nh vÒ xe « t«, xe m¸y vµ mét sè PTGT kh¸c
 - Tranh tô màu, tranh cắt dán, chữ in rỗng, hộp sữa, keo, kéo, giấy màu, hồ dán
 III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: :Tên gọi, đặc điểm của xe máy, xe ô tô khách
 - Cô đọc câu đố: Xe hai bánh chạy bon bon, máy nổ giòn, kêu bình bịch? ( Xe máy)
 - Sáng nay bố mẹ con chở đi học bằng PT gì? ( Xe máy)
 - Khi ngồi trên xe máy con phải ngồi như thế nào? 
 - Con biết gì về xe máy? ( Nêu cấu tạo: Có 2 bánh, tay lái, có yên xe, chở được hai người, có đèn, có còi, chạy bằng xăng)
 - Ngoài xe máy con còn biết PT nào chạy ở đường bộ nữa?
 - Con đã thấy và được đi ô tô bao giờ chưa?
 - Cảm giác của con khi ngồi trên ô tô như thế nào?( Xe chạy nhanh, có nhiều người ngồi trên xe)
 - Trên xe ô tô có nhiều người vậy xe ô tô đó được gọi là xe gì? ( Xe chở khách)
 - Con biết gì về xe ô tô chở khách? ( Nhiều cửa sổ, có cửa lên xuống, có nhiều bánh xe, có vô lăng, có nhiều ghế ngồi dành cho hành khách)
 - Đố con để xe ô tô di chuyển được cần có gì? ( Có xăng, hoặc dầu).
 - Để báo hiệu mọi người nhường đường cho xe ô tô chạy thì xe ô tô cần có gì? ( Còi)
 - Ngoài ra đi ban đêm để có ánh sáng xe cần có gì? ( Đèn xe)
- Ngoài x máy, xe ô tô tải ra con còn biết PTGT nào nữa?
 - Cho trẻ quan sát - Ngoài x máy, xe ô tô tải ra con còn biết PTGT nào nữa?
 - Cho trẻ quan sát một số loại xe ô tô khác
 * Hoạt động 2: Công dụng của xe máy và xe ô tô khách
 - Vậy xe máy dùng để làm gì? ( Chở người, chở hàng hóa)
 - Xe ô tô khách dùng để làm gì? ( Chở khách)
 - Xe ô tô và xe máy là PTGT đường gì? ( Đường bộ)
 * Hoạt động 3: Phân loại 
 - Con thấy xe ô tô khách và xe máy giống nhau ở điểm nào?
 + Đều là PTGT đường bộ
 + Chạy bằng nhiên liệu
 + Có đèn, có còi, có bánh xe
 + Chở người và hành hóa.
 - Xe máy và xe ô tô khác nhau ở điểm nào?
 + Xe máy chở được ít người, có 2 bánh
 + Xe ô tô chở được nhiều người, có nhiều bánh
 * Hoạt động 4: Trải nghiệm
 - Nhóm 1: Vẽ ô tô, xe máy, Nhóm 2: Tô màu xe ô tô, vẽ thêm bánh xe, Nhóm 3: Phân loại các loại PTGT đường bộ.
 - Nhận xét sản phẩm
 + Cô nhận xét chung về sản phẩm của 3 nhóm.
 + Cháu cùng cô quan s¸t s¶n phẩm trÎ đã tạo ra, GD cháu biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm mà mình đã tạo ra. 
*****************************
Thứ 4 ngày 09 tháng 12 năm 2015
Làm quen chữ cái : Tập tô nhóm chữ B,D,Đ
I. Mục tiêu :
 - Biết cầm bút tô đúng các chữ cái theo nét chấm mờ, nhận biết và phát âm đúng các chữ cái B,D,Đ
 - Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ, cách cầm bút, tư thế ngồi tô cho trẻ.
 - Liên hệ thực tế qua bài học : Tìm đọc các chữ cái
II. Chuẩn bị
 - Thẻ chữ cái B,D,Đ
 - Vở tập tô, bút chì cho trẻ
III. Tiến trình hoạt động :
* Hoạt động 1 : Cô giới thiệu, hướng trẻ vào bài
 - Chơi trò chơi Tập tầm vông
 - Hỏi trẻ : Tay cô có gì ? Đây là thẻ chữ gì ?
 - Ôn lại cấu tạo chữ B,D,Đ và giới thiệu bài học ngày hôm nay
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn trẻ tô
 + Chữ B
 - Cô cho trẻ phát âm B và giới thiệu chữ B viết thường
 - Cô hướng dẫn cho trẻ cách tô : Cô cầm bút bằng tay phải, bằng ba đầu ngón tay : ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, đặt bút từ điểm đặt cô tô trùng khít theo đường in mờ, cứ như vậy cô tô hết chữ này sang chữ khác, không được tô lem ra ngoài
 + Chữ D,Đ
 - Tương tự cô hướng dẫn trẻ tô chữ D,Đ, cô nhắc nhở trẻ chú ý tư thế ngồi tô
* Hoạt động 3 : Trẻ thực hiện
 - Cô cho trẻ chuyển đội hình về bàn
 - Cô kiểm tra cách cầm bút, tư thế ngồi của trẻ
 - Cô cho trẻ thực hiện, cô bao quát, giúp đỡ trẻ để trẻ thực hiện.
* Hoạt động 4 : Nhận xét sản phẩm
 - Cô cho trẻ cầm vở và thực hiện các hiệu lệnh, quay vở cho bạn quan sát
 - Cô chọn một số bài tô đẹp và chưa đẹp để nhận xét 
 - Cô nhận xét chung.
 + Trò chơi : Bé thể dục
*********************************
Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2015
LQVT
Sử dụng các hình để chắp ghép các hình mới
I.Mục tiêu: 
- Trẻ nhận biết sử dụng các hình để chắp ghép các hình mới
- Phát triển kỹ năng chắp ghép, sự khéo léo của đôi ban tay 
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, chính xác khi chắp ghép hình
II. Chuẩn bị: 
- Hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật
- Hình ảnh ô tô tải trên máy tính
- Bài hát đường em đi
III.Tổ chức hoạt đông:
*Hoạt động 1 : Hướng trẻ vào bài- ôn kiến thức cũ
- Hát bài « Bạn ơi có biết »
- Trò chuyện về nội dung bài hát
- Phương tiện nào thường chạy ở đường bộ ?
- Các con cùng xem cô có hình ảnh gì đây ?
- Cho trẻ quan sát ô tô tải đầu và thùng xe có dạng hình gì ? ( hình vuông, chữ nhật)
- Cô cho trẻ phát âm lại các hình vuông, tam giác, chữ nhật
- Để có được các hình vuông này thì giờ học hôm nay cô sẽ cùng các con sử dụng các hình khác để chắp ghép được hình vuông, chữ nhật.
*Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức 
- Theo các con hình nào sẽ chắp ghép lại với nhau ? ( trẻ tự trả lời)
- Hai hình tam giác chắp ghép lại với nhau sẽ được một hình mới đó là hình gì? ( hình vuông)
- Từ hai hình vuông chắp ghép lại với nhau sẽ được hình gì? (hình chữ nhật)
- Cho trẻ phát âm
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Cho trẻ về 3 nhóm
- Cô phát cho mỗi trẻ có đủ số hình, trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Trò chơi Ai nhanh nhất
+Cô để các hình lộn xộn 3 tổ lên chọn và xếp thành một hình mói như là ngôi nhà, xe ô tô
+Thi đua giữa 3 tổ, tổ nào nhanh tổ đó thẳng cuộc
- Cô nhận xét tuyên dương
Thứ sáu ngày 06 tháng 12 năm 2013
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
* Hoạt động 1: Đàm thoại trò chuyện về chủ đề.
 - Trong tuần này các con đang thực hiện chủ đề gì? ( PTGT đường bộ)
 - Còn ở các góc con làm được những gì rồi?
 + Góc xây dựng: Con đã hoàn thành chưa? Cần bổ sung những gì nữa?
 + Góc học tập:
 + Góc phân vai:
 + Góc nghệ thuật:
 - Cô cho trẻ về các góc và hoàn thiện, trưng bày sản phẩm của các góc.
- Các con đã được học những gì trong chủ điểm này?
 + Âm nhạc: Đường em đi
 + Khám phá: xe máy, xe ô tô khách
 + Văn học: Thơ “ giúp bà”
 + LQVT: Chắp ghép các hình để tạo thành hình mới
 + LQCC: Làm quen chứ i, t,c
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện ở các góc chơi
* Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
 - Cô cho trẻ cùng cô đi tham quan các góc chơi nhận xét sản phẩm ở từng góc.
 - Cho trẻ tập trung về góc học tập để tổ chức văn nghệ và kể chuyện sáng tạo
* Hoạt động 4: Giới thiệu chủ đề mới
- Cô giới thiệu về chủ đề: các biển báo

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_la.doc
Giáo Án Liên Quan