Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ điểm: Gia đình (chuẩn)

Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ,không bỏ bữa để cơ thể khỏe mạnh trẻ biết lợi ích của các loại thực phẩm.

Trẻ phối hợp nhịp nhàng, khéo léo giữa chân và tay khi: Đi bước vào các ô, Tung bóng bằng 2 tay, Bò trườn qua vật cản, Đi trong đường hẹp, Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay.

Trẻ biết ích lợi của việc tập thể dục sáng.

Trẻ nhận biết phân biệt được bát thìa , hình tròn - hình tam giác, Cái ca - Cái cốc màu xanh, áo to - áo nhỏ.

Giáo dục yêu quý những người thân trong gia đình, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng gia đình.

 

docx32 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ điểm: Gia đình (chuẩn), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH (5 Tuần)
Lĩnh vực phát triển
Nội dung
Kết quả
Lĩnh vực phát triển thể chất
Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ,không bỏ bữa để cơ thể khỏe mạnh trẻ biết lợi ích của các loại thực phẩm.
Trẻ phối hợp nhịp nhàng, khéo léo giữa chân và tay khi: Đi bước vào các ô, Tung bóng bằng 2 tay, Bò trườn qua vật cản, Đi trong đường hẹp, Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay.
Trẻ biết ích lợi của việc tập thể dục sáng.
75% trẻ thực hiện được mục tiêu bài đề ra.
25% trẻ chưa thực hiện được mục tiêu đề ra.
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Trẻ nhận biết phân biệt được bát thìa , hình tròn - hình tam giác, Cái ca - Cái cốc màu xanh, áo to - áo nhỏ.
Giáo dục yêu quý những người thân trong gia đình, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng gia đình.
80% trẻ thực hiện được mục tiêu bài đề ra.
20% trẻ chưa thực hiện được mục tiêu đề ra
Lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng - xã hội - thẩm mỹ.
Trẻ hát thuộc bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả.
Trẻ vận động theo lời bài hát
Trẻ biết sử dụng khéo léo đôi bàn tay, ngón tay để xâu vòng, dán ngôi nhà, nặn đôi đũa, xếp bàn ghế, xếp ngôi nhà.
Trẻ biết tạo ra cái đẹp, thưởng thức cái đẹp. Biết giữ gìn cái đẹp cái đẹp do mình và bạn tạo ra.
90% trẻ thực hiện được mục tiêu bài đề ra.
10% trẻ chưa thực hiện được mục tiêu đề ra
75% trẻ thực hiện được mục tiêu bài đề ra.
25%trẻ chưa thực hiện được mục tiêu đề ra
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
* Hoạt động với văn học:
Trẻ biết đọc thơ, nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ “yêu mẹ", "mẹ và con", "Cháu chào ông ạ”.
Trẻ biết được tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung truyện “Thỏ con không vâng lời, ngôi nhà màu vàng vui vẻ”
Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.
* Hoạt động NBTN:
Trẻ NBTN được tên những người thân trong gia đình. Tên gọi, màu sắc và đặc điểm của một số đồ dùng trong gia đình.
Trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình. Biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng gia đình.
80% trẻ thực hiện được mục tiêu bài đề ra.
20%trẻ chưa thực hiện được mục tiêu đề ra.
80% trẻ thực hiện được mục tiêu bài đề ra.
20% trẻ chưa thực hiện được tiêu đề ra.
Thứ 2 ngày 7 tháng 11 năm 2016
 Ngày soạn: 05/11/2016
 Ngạy dạy: 7/11/2016
 CHỦ ĐIỂM: CÁC CON VẬT ĐÁNG YÊU
 Chủ đề: Một số con vật sống dưới nước (Tuần I)
 Tuần: 13	
A. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đón trẻ
Cô đón trẻ với tâm trạng thoải mái cởi mở tạo cho trẻ có cảm giác an toàn.
Nhắc trẻ chào cô chào người thân cất đồ dùng cá nhân cho trẻ vào nơi quy định.
2. Vệ sinh
Cô cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, giúp trẻ sửa soạn quần áo đầu tóc gọn gàng.
B. HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI
Trò chơi vận động: Gà trong vườn rau
I. Mục đích- yêu cầu
Trẻ biết tên trò chơi. 
Biết cách chơi và luật chơi của trò chơi “ Gà trong vườn rau”
Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh..
II. Chuẩn bị
Sân chơi sạch sẽ và rộng rãi
III. Cách tiến hành
1. Trước khi chơi
Cô trò chuyện về chủ đề và dẫn dắt vào bài
Cô cùng trẻ hát bài “Con gà trống”
Các con vừa hát bài hát gì?
=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ
Cô dẫn dắt trẻ vào trò chơi
2. Trong khi chơi 
Cô giới thiệu tên trò chơi
Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
* Cách chơi: Giữa sân cô khoanh 1 khu làm vườn và 1 người đóng vai làm người coi vườn còn phía đối diện là chuồng gà . Cô đóng làm gà mẹ và trẻ làm gà con đi theo gà mẹ để kiếm ăn, các chú gà chui vào vườn của bác nông dân để kiếm mồi, bới đất, mổ rau... Khi bác nông dân nhìn thấy bác nông dân chạy ra đuổi gà và kêu ui , ui.. Các chú gà phải nhanh chân chạy về chuồng của mình để trốn. Người gác vườn đi dạo một lúc rồi quay trở về chỗ cũ. Gà lại đi kiếm mồi.
Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần
Cô động viên khuyến khích trẻ chơi
Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì?
3. Sau khi chơi
Cô cho trẻ chơi tự do
Cô giáo dục và cho trẻ ra chơi.
C. Dạy trẻ NBTN Con cá – Con tôm
I. Mục đích - yêu cầu
Trẻ nhận biết gọi đúng tên Con cá – con tôm và 1 số bộ phận của chúng
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh và ghi nhớ cho trẻ
Cung cấp và phát triển vốn từ cho trẻ
Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật
II. Chuẩn bị
Tranh con cá – Con tôm
III. Cách tiến hành
Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề :
Cô đưa tranh con Cá ra cho trẻ quan sát và trò chuyện :
Tranh gì đây ?
Con cá có những bộ phận gì ?
Phần đầu có gì ?
Phần mình có gì ?
Con Cá thích ăn gì ?
Con Cá sống ở đâu ?
Con cá còn biết làm gì nữa ?
(Cô cho nhiều trẻ nói)
Cô khái quát lại và giáo dục trẻ.
Con tôm cô cho trẻ NBTN tương tự.
Hôm nay các con được làm quen con gì ?
Cô nhận xét chung và cho trẻ ra chơi.
D. VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẰM CỜ - TRẢ TRẺ.
1. Vệ sinh
Cô cho trẻ đi vệ sinh cá nhân. Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ.
2. Nêu gương cắm cờ
Cô nhận xét động viên cả lớp
Cô cho trẻ cắm cờ
3. Trả trẻ
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc trẻ chào cô và các bạn. Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ.
___________________________________________________________
Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2016
 Ngày soạn: 05/11/2016
 Ngạy dạy: 7/11/2016
A. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đón trẻ
2. Vệ sinh
B. Trò chơi học tập
 Bé yêu thơ “Rong và cá”
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng
 Luyện phát âm tăng vốn từ cho trẻ.
3. Giáo dục
Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ bài thơ.
Tranh con cá, bút sáp màu đủ trẻ
NDTH: Tạo hình
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1. Vui chơi cùng bé
Cô cho trẻ tô màu con cá và trò chuyện 
Con đang làm gì đấy ?
Con tô màu con gì ?
Đây là con cá gì nhỉ ?
Con cá có màu gì ?
Con cá sống ở đâu ?...
Cô khái quát lại và giáo dục trẻ.
* Hoạt động 2. Bé khám phá.
Cô giới thiệu tên bài thơ “Rong và cá” của tác giả Phạm Hổ
Cô đọc lần 1 không tranh
Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh hoạ và đàm thoại
Cô vừa đọc bài thơ gì ?
Của tác giả nào ?
Bài thơ nói về con gì ?
Cô rong xanh như thế nào ?
Đàn cá nhỏ thì sao ?
Cá bơi ở đâu ?
Giảng nội dung: Bài thơ nói về rong xanh và bầy cá cùng sống ở dưới hồ nước
Qua bài thơ này các con phải biết yêu quý lẫn nhau nhé.
* Hoạt động 3. Bé yêu thơ
Cô cho cả lớp đọc 2 lần theo cô
Cô cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc
(Cô khuyến khích trẻ đọc to rõ ràng,diễn cảm)
Các con vừa đọc bài thơ gì?
Của tác giả nào?
Cô cho cả lớp đọc bài thơ lại một lần nữa.
Cho trẻ hát bài “Cá vàng bơi” rồi đi ra chơi.
Trẻ tô màu
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ nghe và quan sát
Rong và cá
Phạm Hổ.
Nói về con cá.
Đẹp như tơ nhuộm
Đàn cá đuôi đỏ lụa hồng.
Bơi ở quanh cô rong
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc
Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc
Rong và cá
Phạm Hổ.
Trẻ đọc
Trẻ hát rồi ra chơi
C. Dạy trẻ hát bài “Cá vàng bơi”
1. Mục đích yêu cầu
Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, thuộc bài hát
Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc
Trẻ biết yêu quý chăm sóc và bảo vệ các con vật.
2. Chuẩn bị
Nhạc không lời bài hát “Cá vàng bơi”. 
3. Cách tiến hành
Cô trò chuyện dẫn dắt vào bài 
Cô giới thiệu bài hát “Cá vàng bơi"
Cô hát lần 1 không nhạc nói lại tên bài hát, tên tác giả.
Cô hát lần 2 kết hợp nhạc và đàm thoại
Cô giảng nội dung bài hát
Cho cả lớp hát cùng cô 2 - 3 lần
Cho trẻ hát theo hình thức tổ, nhóm, cá nhân
Cô động viên và khuyến khích trẻ hát
Hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả ?
Cho cả lớp hát lại 
D. VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẰM CỜ - TRẢ TRẺ.
1. Vệ sinh
2. Nêu gương cắm cờ - Trả trẻ
________________________________________________
Thứ 4 ngày 9 tháng 11 năm 2016
 Ngày soạn: 07/11/2016
 Ngạy dạy: 9/11/2016
 A. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đón trẻ
2. Vệ sinh
B. Trò chơi vận động “ Con bọ dừa”
I. Mục đích - yêu cầu
Trẻ biết tên trò chơi. 
Trẻ thuộc lời trò chơi và vận động được theo lời trò chơi con bọ dừa
Rèn kĩ năng vận động cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ.
Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh..
II. Chuẩn bị 
Sàn sạch sẽ
III. Cách tiến hành
1. Trước khi chơi
 Cô trò chuyện và dẫn dắt vào bài
2. Trong khi chơi
Trước khi chơi cô và các con đọc to lời trò chơi con bọ dừa nhé.
 “Bọ dừa mẹ đi trước
 Bọ dừa con theo sau
 Gió thổi ngã chỏng quèo
 Bọ dừa kêu ối ! ối !...”
Cách chơi: Cô làm “bọ dừa mẹ” bò đi trước. Trẻ làm “bọ dừa con” bò theo sau. Bọ dừa mẹ và bọ dừa con vừa bò trên sàn vừa đọc lời trò chơi. Khi đọc đến câu cuối cùng, cả cô và trẻ ngã ra sàn nắm ngửa, hai chân đạp vào không khí và kêu “ối ! ối ! ối !”
Cô chơi cùng trẻ 3 - 4 lần
Cô động viên và khuyến khích trẻ chơi
Hỏi trẻ chơi trò chơi gì ?
Cả lớp chơi lại cùng cô lần cuối.
3. Sau khi chơi
Cô thấy lớp mình chơi trò chơi rất giỏi cô sẽ hát tặng lớp mình bài hát “Cá vàng bơi”
Cô hát 2 lần
Mời trẻ hát cùng cô 1 lần
Hỏi trẻ vừa hát bài gì ?
Cô giáo dục và cho trẻ ra chơi
C. Dạy trẻ NBPB Cá to – Cá nhỏ
I. Mục đích - yêu cầu
Trẻ nhận biết và phân biệt được cá to - cá nhỏ và 1 số đặc điểm của con cá
Trẻ trả lời được các câu hỏi cuả cô.
Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ con vật
II. Chuẩn bị
Cô và mỗi trẻ có 1 rổ đựng 1 cá to - 1 cá nhỏ
III. Cách tiến hành
Cô giới thiệu tên bài dạy
* Cá to
Các con ơi cô có con gì đây ?
Con cá có màu gì ?
Con cá này được làm bằng gì ?
(Cô hỏi nhiều trẻ trả lời)
Con cá này to hay nhỏ ?
=> Đây là con cá to có màu đỏ, con cá này được làm bằng giấy xốp. Ngoài con cá to màu đỏ ra còn có cá to màu xanh, màu vàng.
* Cá nhỏ
Con cá có màu gì ?
Con cá được làm bằng gì nhỉ ?
(Cô hỏi nhiều trẻ trả lời)
Con cá này to hay nhỏ ?
=> Đây là con cá nhỏ màu vàng, con cá này được làm bằng giấy xốp. Ngoài con cá nhỏ màu vàng ra còn có cá nhỏ màu xanh, màu đỏ
Hai con cá này như thế nào với nhau ?
Các con ơi thấy 2 con cá này có điểm gì giống và khác nhau ?
=> Hai con cá này giống nhau là đều làm bằng giấy xốp. Còn khác nhau thì con cá to có màu đỏ, con cá nhỏ có màu vàng
Cho trẻ chọn hình theo yêu cầu của cô 2 - 3 lần
(Cô động viên và khuyến khích trẻ chơi)
Cô nhận xét chung rồi cho trẻ ra chơi
C. VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẰM CỜ - TRẢ TRẺ.
1. Vệ sinh
2. Nêu gương cắm cờ - Trả trẻ
____________________________________________________________
Thứ 5 ngày 10 tháng 11 năm 2016
 Ngày soạn: 08/11/2016
 Ngạy dạy: 10/11/2016
A. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đón trẻ
2. Vệ sinh
B. Trò chơi dân gian: Nu na nu nống
I. Mục đích- yêu cầu
Trẻ biết tên trò chơi. 
 Trẻ thuộc lời bài đồng dao và vận động được theo lời bài đồng dao nu na nu nống một cách tự nhiên.
Rèn kĩ năng vận động cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ.
Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh..
II. Chuẩn bị: Sân chơi sạch sẽ
III. Cách tiến hành 
Cô dẫn dắt vào bài
Trước khi chơi cô và các con đọc to bài đồng dao nu na nu nống nhé.
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống	
Tùng...Tùng... Tùng...Tùng
+ Cách chơi: Cô và các con ngồi thành vòng cung, chân duỗi thẳng. Tay cô chạn lần lượt hết chân của các trẻ mỗi lần chạm ứng với 1 từ. Đọc đến câu cuối, cô nắm tay lại làm động tác đánh trống vào chân trẻ. 
Cả lớp chơi 2 lần
Cô chia 2 nhóm chơi (Cho trẻ đổi vai chơi)
Cô động viên và khuyến khích trẻ chơi
Hỏi trẻ chơi trò chơi gì?
Cả lớp chơi lại cùng cô lần cuối..
Cô thấy lớp mình chơi trò chơi rất giỏi cô sẽ đọc tặng cho cả lớp mình bài thơ “Rong và cá”
Cô cho trẻ đọc 2 lần
Hỏi trẻ vừa đọc bài thơ gì?
Cô giáo dục và cho trẻ ra chơi
C. Rèn kỹ năng tô màu cho trẻ
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ biết lựa chọn màu vàng, biết cầm bút bằng 3 đầu ngón tay và tô màu
Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.
Giáo dục trẻ phải giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
II. Chuẩn bị
Đồ dùng của cô: Hỉnh ảnh con cá vàng, tranh vẽ con cá vàng, bút sáp.
Đồ dùng của trẻ: Tranh vẽ con cá vàng, bút sáp đủ trẻ.
NDTH: Âm nhạc “ Cá vàng bơi”
III. Hướng dẫn
Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài hát “ Cá vàng bơi”
Các con vừa hát bài hát gì?
Bài hát nói về con gì?
Cô đưa tranh vẽ con cá ra và đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ
Cô phát tranh vẽ con cá cho trẻ để trẻ tô màu
Cô cùng trẻ tô màu: Cô vừa tô màu vừa giải thích. Để tô màu con cá cô chọn búp sáp màu vàng, cô cầm bút bằng tay phải và bằng 3 đầu ngón tay. Khi tô cô đặt bút vào phần rỗng tô cho trùng khít, kín hình không để chờm ra ngoài.
Cô đến nơi và hỏi từng trẻ
Con đang làm gì?
Tô màu cho con gì?
Tô màu gì?
Cầm bút sáp bằng tay nào?
Trẻ tô màu cô động viên khuyền khích trẻ tô
Trẻ tô xong cô cho trẻ nhận xét sản phẩm 
Cô nhận xét chung
Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi .Cho trẻ ra chơi.
C. VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẰM CỜ - TRẢ TRẺ.
1. Vệ sinh
2. Nêu gương cắm cờ - Trả trẻ
_____________________________________________________
Thứ 6 ngày 11 tháng 11 năm 2016
 Ngày soạn: 08/11/2016
 Ngày day: 11/11/2016
A. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đón trẻ
2. Vệ sinh
B. ĐỌC ĐỒNG DAO
1. Yêu cầu
Trẻ biết đọc và chơi theo các bài đồng dao đã học
2. Chuẩn bị
Sân chơi sạch sẽ và các bài đồng dao để trẻ đọc và chơi theo lời bài đồng dao.
3. Cách tiến hành
Cô cho trẻ đọc bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ và tập tầm vông”
Cô cho trẻ đọc và chơi theo bài đồng dao 3 - 4 lần
Cô động viên và khuyến khích trẻ chơi.
Cô hỏi trẻ chơi theo bài đồng dao gì?
C. NÊU GƯƠNG - PHÁT BÉ NGOAN - VỆ SINH - TRẢ TRẺ.
1. Nêu gương - phát bé ngoan
Cô nhận xét chung cả lớp.
Tuyên dương, động viên, khuyến khích trẻ.
Cho trẻ lên cắm cờ. Đếm cờ và phát bé ngoan cho trẻ.
2. Vệ sinh - Trả trẻ
Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ .Cô trả trẻ tận tay cho phụ huynh trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2016
 Ngày soạn: 11/11/2016
 Ngày day: 14/11/2016
 CHỦ ĐIỂM: CÁC CON VẬT ĐÁNG YÊU
 Chủ đề: Một số con vật sống trong rừng (Tuần II)
 Tuần: 14
A. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đón trẻ
Cô đón trẻ với tâm trạng thoải mái cởi mở tạo cho trẻ có cảm giác an toàn.
Nhắc trẻ chào cô chào người thân cất đồ dùng cá nhân cho trẻ vào nơi quy định.
2. Vệ sinh
Cô cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, giúp trẻ sửa soạn quần áo đầu tóc gọn gàng.
B. Trò chơi vận động: “Trời nắng trời mưa”
I. Mục đích- yêu cầu
Trẻ biết tên trò chơi. Trẻ thuộc lời bài hát và vận động được theo lời bài hát
Rèn kĩ năng vận động cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ.
Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh..
II. Chuẩn bị
Sàn sạch sẽ
Mũ thỏ đủ trẻ
III. Cách tiến hành
1. Trước khi chơi
Cô trò chuyện về chủ đề và dẫn dắt vào bài
Cô cùng trẻ hát bài “Trời nắng, trời mưa”
2. Trong khi chơi 
Bây giờ cô và các con cùng chơi theo lời bài hát nhé.
“Trời nắng,... tắm nắng” 2 tay chống hông, nhảy về phía trước
“Vươn vai,... đôi tai” 2 tay để lên đầu giả làm tai thỏ vẫy vẫy
“Nhảy tới,... nắng mới” 2 tay chống hông, nhảy về phía trước
“Bên nhau,...cùng chơi” đi cao bước chân
“Mưa to rồi,... ta về thôi” chạy nhanh về tổ
Cả lớp chơi 2 - 3 lần (cô động viên và khuyến khích trẻ chơi)
Hỏi trẻ tên trò chơi ?
Cho trẻ chơi lần cuối
3. Sau khi chơi
Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Chú voi con ở bản đôn”
Cô hát 2 lần
Hỏi trẻ cô vừa hát bài gì ?
Cô giáo dục và cho trẻ ra chơi.
C. Dạy trẻ hát bài “Trời nắng tròi mưa”
I. Mục đích yêu cầu
 Trẻ nhớ tên bài hát, thuộc lời bài hát
 Làm tăng vốn từ cho trẻ
 Trẻ biết yêu quý các con vật xung quanh trẻ.
II. Chuẩn bị
Nhạc có lời bài hát “Trời nắng tròi mưa”. 
III. Cách tiến hành
Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
Cô hát lần 1 nói lại tên bài hát, tên tác giả.
Cô hát lần 2 và đàm thoại
=> Cô khái quát lại và giảng nội dung
Lần 3 cho trẻ nghe nhạc có lời
Cho trẻ hát cùng cô 3 - 4 lần
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
Hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả.
Cho cả lớp hát lại cùng cô lần cuối.
Hôm nay cô dạy các con bài hát gì ?
Cô nhận xét chung và cho trẻ ra chơi.
D. VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẰM CỜ - TRẢ TRẺ.
1. Vệ sinh
Cô cho trẻ đi vệ sinh cá nhân. Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ.
2. Nêu gương cắm cờ
Cô nhận xét động viên cả lớp
Cô cho trẻ cắm cờ
3. Trả trẻ
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc trẻ chào cô và các bạn. Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ.
Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2016
 Ngày soạn: 11/11/2016
 Ngày day: 15/11/2016
A. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đón trẻ
2. Vệ sinh
 B. Trò chơi học tập 
 Bé thi tài xếp đường giỏi
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ biết dùng các khối gỗ xếp cạnh nhau thành đường đi cho gấu, khỉ...
2. Kỹ năng
Rèn sự khéo léo của đôi tay cho trẻ
Làm giàu vốn từ cho trẻ
3. Giáo dục
Giáo dục trẻ hứng thú tham gia hoạt động, biết yêu quý và bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị
Đồ dùng của cô: Mô hình các con vật sống trong rừng
1 rổ có các khối gỗ, bảng kê.
Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ có 1 bảng kê, 1 rổ có các khối gỗ, 2 bảng kê to, 2 rổ to có các khối gỗ.
NDTH: NBTN 
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1. Bé thăm quan
Cô cho trẻ đi tham quan vườn bách thú.
Các con đi đến đâu đây ?
Vườn bách thú có những con gì ?
Con gì đây ?
Còn đây là con gì ?
Những con vật này sống ở đâu ?...
Cô khái quát lại và giáo dục trẻ
Các bạn gấu, khỉ... vừa được chuyển từ rừng về sống ở vườn bách thú nên các bạn chưa nhớ đường về chuồng. Bác quản lý vườn bách thú muốn nhớ cô con mình xếp giúp bác ấy đường đi cho các con vật này đấy. Các con có đồng ý không nhỉ ?
Để xếp được đường đi chúng ta phải cần cái gì?
Đúng rồi, để xếp được đường đi cho các con vật cô con mình phải cần đến các khối gỗ đấy. Bây giờ cô con mình cùng về chỗ ngồi thật đẹp để xếp đường đi cho các con vật nhé.
* Hoạt động 2. Bé khéo tay
* Cô và trẻ cùng xếp
Các con cầm khối gỗ xếp giống cô nào. Cô cầm khối gỗ đầu tiên cầm bằng ba ngón tay xếp nằm ngay ngắn và cân đối xuống bảng kê. Cô cầm tiếp khối gỗ thứ hai xếp sát cạnh vào khối gỗ thứ nhất cứ như thế đến khối gỗ cuối cùng. Vậy là cô xếp xong đường đi cho các con vật rồi
Cô quan sát, động viên giúp đỡ trẻ xếp
Cô hỏi trẻ các con đang làm gì ?
Con xếp đường đi thế nào ? 
Xếp bằng khối gỗ gì?
Trẻ xếp xong cô và trẻ cùng nhận xét
Con thích sản phẩm của bạn nào ? 
Vì sao ?
Con xếp như thế nào ?...
* Trẻ hoạt động nhóm
Cô thấy các con vừa xếp đường đi rất là đẹp. Cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi các con có thích không ?
Với 2 cái bảng kê và 2 rổ khối gỗ này cô sẽ cho các con chơi trò chơi có tên “Đội nào giỏi hơn”. Bây giờ cô sẽ chia lớp mình ra làm 2 đội: 1 đội nam, 1 đội nữ thi nhau xem đội nào xếp đường đi nhanh và đẹp hơn với thời gian là 1 bản nhạc. Thời gian chỉ có 1 bản nhạc thôi hai đội phải xếp thật nhanh thi xem đội nào xếp giỏi và đẹp hơn nhé.
Cô cho trẻ xếp
(Trong khi trẻ xếp cô quan sát và giúp đỡ trẻ, khuyến khích trẻ xếp)
* Hoạt động 3. Sản phẩm của bé
Cô nhận xét chung
Cho trẻ ra chơi
 Trẻ đi tham quan
Vườn bách thú
Voi, gấu, hổ, báo...
Con voi
Con hổ
Trong rừng
Trẻ lắng nghe
Các khối gỗ ạ
Trẻ lắng nghe
Trẻ xếp cùng cô
Trẻ nhận xét cùng cô
Trẻ lắng nghe
Trẻ xếp theo nhóm
Trẻ lắng nghe
Nghe cô nhận xét
Trẻ ra chơi
 C. Dạy trẻ NBTN Con voi - con gấu
I. Mục đích - yêu cầu
Trẻ nhận biết gọi đúng tên con voi, con gấu và 1 số bộ phận của chúng
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh và ghi nhớ cho trẻ
Cung cấp và phát triển vốn từ cho trẻ
Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật
II. Chuẩn bị
Con gấu, con voi bằng đồ chơi
III. Cách tiến hành
Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề :
Cô đưa tranh con voi ra cho trẻ quan sát và trò chuyện :
Tranh gì đây ?
Con voi có những bộ phận gì ?
Phần đầu có gì ? Phần mình có gì ?
Con voi thích ăn gì ? Con voi sống ở đâu ?
Con voi còn biết làm gì nữa ?
(Cô cho nhiều trẻ nói)
Cô khái quát lại và giáo dục trẻ.
Con gấu cô cho trẻ NBTN tương tự.
Hôm nay các con được làm quen con gì ?
Cô nhận xét chung và cho trẻ ra chơi.
 D. VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẰM CỜ - TRẢ TRẺ.
1. Vệ sinh
2. Nêu gương cắm cờ 
3. Trả trẻ
________________________________________________
	Thứ 4 ngày 16 tháng 11 năm 2016
 Ngày soạn: 13/11/2016
 Ngày day: 16/11/2016
A. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đón trẻ
2. Vệ sinh
B. Trò chơi dân gian: Tập tầm vông
I. Mục đích yêu cầu
Trẻ biết tên trò chơi. Thuộc lời và vận động được theo lời bài đồng dao, trẻ phản ứng nhanh nhẹn theo lời bài đồng dao
Rèn kĩ năng vận động cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ.
Giáo 

File đính kèm:

  • docxdong_vat.docx
Giáo Án Liên Quan