Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ điểm: Tết trung thu - Trường mầm non - Đề tài: Vận động theo tiết tấu chậm bài: Gác trăng

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ hát và biết vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Gác trăng” của tác giả “ Hoàng Văn Yến” và biết lắng nghe cô hát bài “ Chiếc đèn ông sao”.

- Rèn kỹ năng vỗ tay đúng theo tiết tấu chậm của bài hát và thể hiện cảm xúc khi nghe cô hát.

- Phát triển khả năng chú ý, khả năng cảm thụ âm nhạc.

- Giáo dục trẻ chú ý vào giờ học và biết cất giữ đồ dùng đồ chơi cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng của cô:

+ Máy tính, tivi.

+ Bài vè về trung thu.

+ Nhạc có lời và không lời bài “Chiếc đèn ông sao”.

+ Chiếc đèn ông sao.

- Đồ dùng của trẻ:

+ Lon, thanh gõ, gáo dừa.

III. TIẾN HÀNH:

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ điểm: Tết trung thu - Trường mầm non - Đề tài: Vận động theo tiết tấu chậm bài: Gác trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VẠN NINH
TRƯỜNG MẦM NON VẠN BÌNH
 CHỦ ĐIỂM: TẾT TRUNG THU - TRƯỜNG MẦM NON
 ĐỀ TÀI: VẬN ĐỘNG THEO TIẾT TẤU CHẬM 
 BÀI “ GÁC TRĂNG”
 GIÁO VIÊN : VÕ THỊ THANH
 ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI
 NGÀY DẠY : 14/09/2016
 NĂM HỌC: 2016 - 2017
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ hát và biết vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Gác trăng” của tác giả “ Hoàng Văn Yến” và biết lắng nghe cô hát bài “ Chiếc đèn ông sao”.
- Rèn kỹ năng vỗ tay đúng theo tiết tấu chậm của bài hát và thể hiện cảm xúc khi nghe cô hát.
- Phát triển khả năng chú ý, khả năng cảm thụ âm nhạc.
- Giáo dục trẻ chú ý vào giờ học và biết cất giữ đồ dùng đồ chơi cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô:
+ Máy tính, tivi.
+ Bài vè về trung thu.
+ Nhạc có lời và không lời bài “Chiếc đèn ông sao”.
+ Chiếc đèn ông sao.
- Đồ dùng của trẻ:
+ Lon, thanh gõ, gáo dừa.
III. TIẾN HÀNH:
 Hoạt Động Của Cô
 Hoạt Động Của Trẻ
* Hoạt động 1: Vận động theo tiết tấu chậm bài “Gác trăng”
- Cô tập trung trẻ
- Cô cùng trẻ đọc bài vè : 
“Dung dăng dung dẻ
 Vui vẻ đi chơi
 Lễ hội trăng rằm
 Mười lăm tháng tám.
 Dung dăng dung dẻ
 Vui cho lũ trẻ	
 Cùng nhau phá cỗ
 Rước đèn ông sao
 Ông sao í mà ông sao”.
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Trong bài vè nói về ngày gì?
- Cô xướng âm một đoạn giai điệu trong bài hát “ Gác trăng”
- Cô cho trẻ đoán tên bài hát, tên tác giả
- Cô giới thiệu lại bài hát “Gác trăng”của tác giả “ Hoàng văn yến”
- Cô và cả lớp cùng hát ( 1- 2 lần)
- Cô hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm mẫu lần 1. Hỏi trẻ: 
+ Cô vừa hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát gì?
- Cô hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm mẫu lần 2 
+ Giải thích: Bắt đầu vỗ tay vào từ “nhau”, vỗ 3 tiếng liên tiếp rồi mở ra, cứ thế vỗ cho đến hết bài hát và kết thúc vào từ “tròn” 
- Cô hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm lần 3
- Cô cho cả lớp vỗ tay không hát
- Cho cả lớp hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm ( 2-3 lần)
- Mời tổ, nhóm, cá nhân thực hiện
- Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan sát sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm
- Cô mời từng nhóm hát và vỗ bằng dụng cụ
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Dẫn dắt chuyển hoạt động.
* Hoạt động 2: Nghe hát “Chiếc đèn ông sao”
- Cô giới thiệu bài hát “chiếc đèn ông sao” của tác giả “Phạm Tuyên”
- Lần 1: Cô hát cả bài kết hợp với nhạc không lời . Hỏi trẻ:
+ Cô vừa hát bài hát gì?
+ Do ai sáng tác?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Cô khái quát lại và giáo dục: Bài hát nói về các bạn nhỏ rất vui khi cầm chiếc đèn ông sao để đón ngày hội trăng rằm và các con phải biết cất chiếc đèn trung thu cẩn thẩn và phải giữ gìn khi chơi. 
- Lần 2: Cô mở nhạc có lời cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ đứng lên nhún nhảy, theo bài hát cùng cô 
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
* *Hoạt động3: Chơi trò chơi “Nhảy theo điệu nhạc”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô nói cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi : Chơi lớp thành nhiều cặp, nhạc nhanh
 vui thì trẻ nhảy nhanh, sôi nổi, nhạc buồn thì trẻ 
nhạc chậm, nhẹ nhàng. Khi hết nhạc thì mỗi cặp
 nhảy vào vòng
- Luật chơi: Cặp nào không có vòng thì bị phạt nhảy
 lò cò.
- Cô cho trẻ chơi vài lần
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Kết thúc hoạt động
- Trẻ tập trung
- Trẻ vừa đi vừa đọc cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đoán tên bài hát 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời 
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhún nhảy theo cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Thu dọn đồ dùng cùng cô

File đính kèm:

  • docGac_trang.doc
Giáo Án Liên Quan