Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái; phía trước, phía sau của bản thân

I. Mục đích, yêu cầu

- Kiến thức: Trẻ xác định được phía phải, phía trái; phía trước, phía sau của bản thân.

- Kỹ năng:

+ Trẻ xác định được một đối tượng nào đó ở phía phải, phía trái; phía trước, phía sau của mình.

+ Khả năng diễn tả mạch lạc chính xác các phía của bản thân.

- Thái độ: Trẻ hứng thú, tích cực tham gia giờ học.

II. Chuẩn bị

1. Địa điểm

 Trẻ học trong lớp học rộng rãi, đảm bảo ánh sáng, vệ sinh an toàn.

2. Đồ dùng

- Đồ dùng của cô: Một số bài hát chủ đề bản thân, bố trí đồ dùng các phía xung quanh lớp.

 

docx5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái; phía trước, phía sau của bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án : Toán
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái; phía trước, phía sau của bản thân
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
Thời gian thực hiện: 25-30 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người thực hiện:
I. Mục đích, yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ xác định được phía phải, phía trái; phía trước, phía sau của bản thân.
- Kỹ năng: 
+ Trẻ xác định được một đối tượng nào đó ở phía phải, phía trái; phía trước, phía sau của mình.
+ Khả năng diễn tả mạch lạc chính xác các phía của bản thân.
- Thái độ: Trẻ hứng thú, tích cực tham gia giờ học.
II. Chuẩn bị
1. Địa điểm
 Trẻ học trong lớp học rộng rãi, đảm bảo ánh sáng, vệ sinh an toàn.
2. Đồ dùng
- Đồ dùng của cô: Một số bài hát chủ đề bản thân, bố trí đồ dùng các phía xung quanh lớp.
- Đồ dùng của trẻ: 
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Tập đếm”
2. Nội dung
2.1: HĐ1: Ôn xác định tay phải, tay trái
* Trò chơi: Thi xem ai nói nhanh
- Chúng mình có muốn chơi trò chơi không ?
- Vậy cô và chúng mình cùng chơi trò chơi “ Thi xem ai nói nhanh” nhé !
- Khi ăn cơm, chúng mình dùng tay phải để làm gì? Tay trái để làm gì ?
- Khi cô nói công việc của tay nào thì chúng mình giơ tay đó lên và nói thật to là tay nào nhé
VD: Khi cô nói “tay cầm thìa” thì chúng mình giơ tay phải lên và nói to “tay phải”.
 - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Lần này cô sẽ nói tên của tay nào thì chúng mình giơ tay đó lên và nói công việc của tay đó nhé!
VD: Khi cô nói “tay trái” thì chúng mình giơ tay trái lên và nói “tay giữ bát”
 - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
2.2 : HĐ2 : Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái; phía trước, phía sau của bản thân
- Cho trẻ xác định các bộ phận (chân, mắt, tai) trên cơ thể cùng phía với tay phải, tay trái
+ Chân phải đâu? Chúng mình cùng giơ chân phải lên rồi dậm chân 1 tiếng
+ Chân trái đâu, chúng mình cùng giơ chân trái lên rồi dậm chân 2 tiếng.
+ Mắt phải đâu? Hãy đưa tay phải che mắt phải
+ Mắt trái đâu? Hãy đưa tay trái lên che mắt trái
+ Tai trái đâu? Lớp mình cùng giơ tay trái lên sờ tai trái và nghiêng đầu sang trái 1 lần.
+ Tai phải đâu? Chúng mình cùng giơ tay phải lên sờ tai phải và nghiêng đầu sang phải 2 lần.
- Cho trẻ quan sát vùng không gian về phía phải, phía trái của trẻ.
+ Gọi cá nhân trẻ đứng lên hỏi: 
My ơi, con hãy đặt tay phải lên vai bạn ngồi bên phải của con rồi cho cô và cả lớp biết bên phải con là ai?
Con quay đầu sang bên phải của mình xem có còn bạn nào và đồ vật nào nữa không?
Vậy phía phải là phía nào ?
Hoàng ơi, con đặt tay trái lên vai bạn ngồi bên trái của con rồi cho cô và các bạn biết bên trái của con có ai ?
Con quay đầu sang bên trái của mình xem còn bạn nào và đồ vật nào nữa nhỉ ?
Vậy phía trái là phía nào ?
=> Cả 2 bạn đều nói đúng rồi đấy : Phía phải là phía bên tay phải, phía trái là phía bên tay trái
- Bây giờ, chúng mình hãy chỉ tay về các phía tương ứng rồi đọc to tên phía đó nhé ! 
 Có một trò chơi thú vị đang chờ lớp mình đấy, chúng mình có muốn chơi với cô không ?
 - Đó là trò chơi “ Giấu tay”, cả lớp cùng chơi với cô nhé !
 “ Giấu tay, giấu tay”
 “ Tay đâu, tay đâu”
- Khi giấu tay chúng mình có nhìn thấy tay không ?
- Vì sao chúng mình không nhìn thấy tay ?
- À, chúng mình không nhìn thấy tay vì tay ở phía sau chúng ta đấy !
- Vậy còn khi đưa tay ra trước thì có nhìn thấy tay không ?
- Vì sao chúng mình lại nhìn thấy tay ?
- Khi đưa tay ra trước thì chúng mình nhìn thấy tay vì nó ở phía trước.
2.3 : HĐ3 :Luyện tập củng cố
* Trò chơi: Tìm chỗ
Cô và cả lớp đi quanh lớp hát bài “ Cả tuần đều ngoan”, khi chúng mình nghe thấy hiệu lệnh “Tìm chỗ, tìm chỗ” thì chúng mình nói “chỗ nào, chỗ nào”. Lúc đó cô sẽ đưa ra yêu cầu và chúng mình sẽ tìm chỗ theo đúng yêu cầu của cô nhé !
VD: Khi cô nói “tìm chỗ sao cho cái bàn ở phía phải của con” thì chúng mình hãy tìm đúng về phía đó.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Trò chơi :Thi ai nhanh nhất
- Cô sẽ mời 1 bạn lên đây ngồi vào ghế (ngồi ngang so với các bạn trong lớp). Các bạn còn lại sẽ phải lắng nghe yêu cầu của cô rồi quan sát thật kĩ để trả lời nhanh và đúng nhé ! (Cô mời Hoa)
+ Lần 1: Khi cô nói phía nào thì chúng mình nói tên đồ vật tương ứng với phía đó của bạn.
VD: Khi cô nói “phía trước của bạn Hoa” thì chúng mình nói “búp bê”
+ Lần 2: Khi cô nói tên đồ vật thì chúng mình nói đồ vật đó ở phía nào so với bạn.
VD: Khi cô nói “cái ghế” thì chúng mình nói “phía sau bạn Hoa”
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
3. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên trẻ.
- Chuyển hoạt động: Cả lớp vận động theo bài hát “Cùng đi đều”.
- Trẻ hát
- Có ạ !
- Vâng ạ !
- Tay phải cầm thìa, tay trái giữ bát ạ.
- Vâng ạ
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
- Bạn Linh ạ !
- Bên phải con còn bạn Hà, bạn Uyên, cái áo nữa ạ !
- Phía phải là phía bên tay phải ạ
- Bạn Hùng ạ !
- Bên trái con còn bạn Dương, bạn Tùng, và đôi dép ạ
- Phía trái là phía bên tay trái ạ
- Vâng ạ
- Có ạ !
“ Tay đây, tay đây”
- Không ạ
- Vì tay ở phía sau ạ
- Có nhìn thấy ạ
- Vì tay ở trước ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi.
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ vận động

File đính kèm:

  • docxToan_Day_tre_xac_dinh_phia_phai_phia_trai_truoc_sau_cua_ban_than.docx