Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Gia đình của bé - Đề tài: Bé vui học chữ cái e – ê
I/ MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG:
1/ Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt các đặc điểm cấu tạo, hình dáng, tên gọi, cách phát âm của 2 chữ cái e,ê.
- Trẻ được điểm giống và khác nhau của 2 chữ cái e,ê.
- Trẻ biết chơi các trò chơi.
- Trẻ biết cấu tạo và ghép các nét tạo thành chữ cái E - Ê
- Biết được từ và tiếng có chứa chữ E - Ê và nhận dạng được chữ cái đã học.
- Trẻ biết thêm nhiều vốn từ mới thông qua chủ đề.
2/ Kỹ năng:
- Phát âm đúng, to rõ ràng các chữ cái.
- Rèn kỹ năng ghép các nét chữ E – Ê.
- Rèn kỹ năng nhận biết, so sánh, và phân biệt giữa 2 chữ cái.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, tự tin, nhanh nhẹn trong các hoạt động.
3/ Thái độ:
- Trẻ biết yêu thương, vâng lời người thân trong gia đình.
- Biết thể hiện tình cảm yêu thương kính trọng của mình nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.
- Biết đoàn kết, phối hợp với bạn trong nhóm.
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG ( PHẦN TỰ CHỌN) LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN CHỮ CÁI CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH Chủ đề nhánh: Gia đình của bé Đề tài: Bé vui học chữ cái E – Ê. Đối tượng: Lớp lá ( 5-6 Tuổi) Thời gian thực hiện: 30-35 phút Người soạn và dạy: H’ HẠNH AYUN Lớp Lá 4. Ngày soạn: 17/10/2016 Ngày dạy: 19/101/2016. I/ MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG: 1/ Kiến thức: - Trẻ nhận biết, phân biệt các đặc điểm cấu tạo, hình dáng, tên gọi, cách phát âm của 2 chữ cái e,ê. - Trẻ được điểm giống và khác nhau của 2 chữ cái e,ê. - Trẻ biết chơi các trò chơi. - Trẻ biết cấu tạo và ghép các nét tạo thành chữ cái E - Ê - Biết được từ và tiếng có chứa chữ E - Ê và nhận dạng được chữ cái đã học. - Trẻ biết thêm nhiều vốn từ mới thông qua chủ đề. 2/ Kỹ năng: - Phát âm đúng, to rõ ràng các chữ cái. - Rèn kỹ năng ghép các nét chữ E – Ê. - Rèn kỹ năng nhận biết, so sánh, và phân biệt giữa 2 chữ cái. - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, tự tin, nhanh nhẹn trong các hoạt động. 3/ Thái độ: - Trẻ biết yêu thương, vâng lời người thân trong gia đình. - Biết thể hiện tình cảm yêu thương kính trọng của mình nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. - Biết đoàn kết, phối hợp với bạn trong nhóm. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Không gian tổ chức: Trong lớp học. 2/ Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thực hành, luyện tập. 3/ Nội dung tích hợp: Môi trường xung quanh, âm nhạc, toán, thể dục, văn học. 4/ Đồ dùng phương tiện: - Giáo án điện tử về bài giảng. - Giáo án bài soạn. - Các chữ cái rời trong từ “ Múa cho mẹ xem”. - Các nét rời chữ cái E – Ê và thẻ chữ E – Ê đủ cho trẻ - Mẫu chữ cái E – Ê in hoa, in thường, viết thường trong máy. - Tranh cho trẻ chơi trò chơi - Một số đồ dùng cần thiết khác: Ô bật có dán chữ cái e, ê và chữ cái đã học, bảng chơi trò chơi, rổ đựng... bài hát, bài thơ liên quan đến chủ đề. III/ TIẾN HÀNH : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1:Ổn định gây hứng thú - Cô dẫn dắt giới thiệu tổ chức vào chương trình “ Con yêu mẹ” nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. - Mở đầu chương trình phần giao lưu âm nhạc thể hiện tình cảm yêu thương của các bé đối với mẹ nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 với bài hát múa “ Múa cho mẹ xem”. - Cô mở video cho trẻ xem các bạn nhỏ biểu diễn bài hát : “ Múa cho mẹ xem”. - Giáo dục trẻ biết quý trọng, kính trên nhường dưới, ngoan và lễ phép với người thân, ông bà, cha mẹ, cũng như người lớn. - Trẻ hưởng ứng cùng cô. - Trẻ hát múa theo nhạc bài hát. - Trẻ chú ý xem. - Trẻ lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động 2: Bé vui học chữ cái. - Cô dẫn dắt giới thiệu tranh có cụm từ “ Múa cho mẹ xem”. - Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh - Tìm chữ cái đã học trong cụm từ “ Múa cho mẹ xem”. - Cho cả lớp phát âm lại chữ cái o, a đã học. Chữ E. -Cô giới thiệu nhóm chữ cái mới: E (Trong từ “ Múa cho mẹ xem”) - Cô phát âm mẫu chữ cái E ( 2 lần) - Hướng dẫn phát âm: Khi phát âm chữ E miệng hơi mở lấy hơi và phát âm e. - Cho trẻ cầm xem thẻ chữ e và đọc theo nhiều hình thức cả lớp, tổ, cá nhân. - Hỏi trẻ chữ E có cấu tạo như thế nào? ( có 1 nét ngang và một nét cong hở phải phía dưới, cô chiếu hình ảnh các nét tạo thành chữ E cho trẻ xem.) - Cô giới thiệu chữ E in hoa thường dùng để viết đầu câu, e in thường vừa được làm quen và e viết thường được làm quen với tiết học sau dùng để tập tô và viết. - Tuy cách viết khác nhau nhưng cách đọc lại giống nhau. - Cho cả lớp cùng phát âm lại chữ e. Chữ Ê - Với chữ Ê thực hiện tương tự. - Cô dẵn dắt giới thiệu chữ Ê trong cụm từ: “ Mẹ bế bé”. - Cô phát âm mẫu chữ cái Ê ( 2 lần) - Hướng dẫn phát âm: Khi phát âm chữ Ê miệng mở hơi tròn môi và dùng mặt lưỡi đẩy hơi ra ngoài. - Cho trẻ cầm xem thẻ chữ e và đọc theo nhiều hình thức cả lớp, tổ, cá nhân. - Hỏi trẻ chữ Ê có cấu tạo như thế nào? (có 1 nét ngang và một nét cong hở phải phía dưới, có 2 nét xiên tạo thành dấu mũ ở phía trên, cô chiếu hình ảnh các nét tạo thành chữ Ê cho trẻ xem.) - Cô giới thiệu chữ Ê in hoa thường dùng để viết đầu câu, Ê in thường vừa được làm quen và Ê viết thường được làm quen với tiết học sau dùng để tập tô và viết. - Tuy cách viết khác nhau nhưng cách đọc lại giống nhau. - Cho cả lớp cùng phát âm lại chữ ê. * So sánh: - Chữ E, Ê có điểm gì giống nhau? - Đều có1 nét ngang và một nét cong hở phải phía dưới - Chữ E, Ê có điểm gì khác nhau? Cấu tạo: * Chữ cái E không có 2 nét xiên tạo thành dấu mũ, chữ Ê có 2 nét xiên tạo thành dấu mũ. Phát âm: * Chữ cái E khi phát âm thì 2 mép miệng hơi nhỏ miệng, Chữ Ê khi phát âm thì hơi tròn môi. * Luyện tập cá nhân: - Hát “ Bố là tất cả” chuyển đội hình - Cho trẻ lấy rổ, chọn và ghép nét chữ theo yêu cầu của cô. - Lần 1 cô cho trẻ chọn thẻ chữ E, Ê và phát âm theo yêu cầu của cô - Lần 2 cô yêu cầu trẻ ghép nét rời tạo thành chữ E, Ê phát âm theo yêu cầu của cô. - Cô bao quát kiểm tra trẻ. - Trẻ đọc thơ. - Trẻ trò chuyện. - Trẻ xem tranh. - Trẻ đọc . - Trẻ trả lời. - Trẻ tìm chữ cái đã học. - Trẻ phát âm. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ phát âm. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe và phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ phát âm theo các hình thức cô hướng dẫn. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe và phát âm. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lấy rổ đồ dùng và thực hiện theo yêu cầu của cô. Hoạt động 3: Bé chơi với chữ cái. Trò chơi 1: Tìm hoa tặng mẹ - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi , luật chơi. * Cách chơi: Chia lớp thành hai đội, trong 1 bản nhạc lần lượt các thành viên trong đội phải bật qua liên tục 5 ô hình vuông có dán chữ cái e hoặc ê. Sau đó lấy bông hoa chữ e, hoặc chữ ê đeo vào cổ mang về tặng mẹ nhân ngày 20/10 theo yêu cầu của cô. * Luật chơi: Chỉ được bật liên tục vào 5 ô hình vuông có dán chữ cái e hoặc ê. Nếu bật sai vào ô khác người chơi sẽ không được mang hoa về. Mỗi lần chỉ được mang về 1 bông hoa. - Cho trẻ chơi, trong lúc chơi cô bao quát trẻ. Trò chơi 2: Gia đình chung sức. - Cách chơi: - Chia lớp làm 3 đội, trong 1 bản nhạc nhiệm vụ của các đội phải tìm được chữ cái e và ê còn thiếu trong cụm từ, sao cho cụm từ còn thiếu giống cụm từ dưới tranh. - Sau khi trẻ chơi cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét về cách chơi của đội mình và đội bạn. - Cô khái quát lại và tuyên dương đội chơi dành chiến thắng, động viên những đội chơi chưa tốt cần cố gắng - Cô dẫn dắt chuyển hoạt động. *Trò chơi 3: Ô chữ kỳ diệu Trò chơi trên máy tính, cho trẻ sắp xếp theo yêu cầu đúng quy luật. - Bé sắp sếp cho đúng. - Cô cho trẻ chọn chữ cái xếp theo thứ tự. * Kết thúc giờ học: Cô nhận xét tuyên dương trẻ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi. - Trẻ tự nhận xét. - Trẻ lắng nghe. Giáo Viên thực hiện H’ Hạnh Ayun PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP BUÔN MA THUỘT TRƯỜNG MẦM HON HOA PƠ LANG ====o0o=== LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN CHỮ CÁI CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH Chủ đề nhánh: Gia đình của bé. Đề tài: Bé vui học chữ cái E – Ê. Đối tượng: Lớp lá ( 5-6 Tuổi) Thời gian thực hiện: 30-35 phút Người soạn và dạy: H’ HẠNH AYUN Lớp: Lá 4 Ngày soạn: 17/10/2016 - Ngày dạy:19/10/2016. Năm học 2016- 2017
File đính kèm:
- GIAO_AN_LAM_QUEN_CHU_CAI_E_E_CHU_DE_GIA_DINH.doc