Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề nhánh 3: Ngôi nhà của bé

-TCVĐ : Về đúng nhà? Người nội trợ tài ba

-TCHT: Nhà bé ở đâu, Xếp nhà bằng que, hình học.

- Chơi tự do

*Góc nghệ thuật: Tô màu xé dán, vẽ về gia đình.

*Góc xây dựng: Xây nhà của bé.

*Góc đóng vai: Gia đình, cửa hàng bán đồ dùng gia đình.

* Góc học tập: Ghép số tương ứng, nối số.

* Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát theo chủ đề.

* Góc văn hóa địa phương: Làm niệm bằng lá dừa, búp bê bằng rôm.

 

doc31 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Chủ đề nhánh 3: Ngôi nhà của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: NGÔI NHÀ CỦA BÉ
Từ ngày 7/11 – 11/11/2016
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ: Trò chuyện với trẻ về những thức ăn cần thiết cho cơ thể trẻ
 Chơi - thể dục sáng- Điểm danh
Hoạt động học
*KPXH
Gia đình hạnh phúc
PTTC:
Nhảy xuống độ cao 40cm.
PTNN: Làm quen: Ê
PTNT: 
Tách gộp trong phạm vi 6.
*PTTM:
- Nghe: Bàn tay mẹ
- TC: kidsmat
Vận động: Đố bạn
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-TCVĐ : Về đúng nhà? Người nội trợ tài ba
-TCHT: Nhà bé ở đâu, Xếp nhà bằng que, hình học.
- Chơi tự do
`HOẠT ĐỘNG GÓC
*Góc nghệ thuật: Tô màu xé dán, vẽ về gia đình...
*Góc xây dựng: Xây nhà của bé.
*Góc đóng vai: Gia đình, cửa hàng bán đồ dùng gia đình.
* Góc học tập: Ghép số tương ứng, nối số....
* Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát theo chủ đề.
* Góc văn hóa địa phương: Làm niệm bằng lá dừa, búp bê bằng rôm...
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ.
* nêu gương
*vệ sinh, trả trẻ.
*PTTM
Vẽ ngôi nhà mơ ước. tập thể dục
*vệ sinh, trả trẻ.
Rèn kỹ năng có ý thức về bản thân, cắm cờ.
*vệ sinh, trả trẻ.
*PTNN:
 Thơ tay ngoan..
*nêu gương, cấm cờ.
*vệ sinh, trả trẻ.
Dạy trẻ nhớ tên cha mẹ, số điện thoại, địa chỉ gia đình. gương, cấm cờ.
*vệ sinh, trả trẻ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY 
NGÀY 30/11/2015
 *Đón trẻ:
- Đón trẻ vào lớp, cho trẻ đem cất đồ dùng cá nhân.
 - Trò chuyện với trẻ về hai ngày nghỉ về chủ đề mới gia đình, hỏi về địa chỉ nhà của các trẻ.
* Ăn sáng:
*Thể dục sáng:
1. Mục tiêu yêu cầu:
- Trẻ biết thực hiện các động tác tay, bụng, chân, bật, biết kết hợp động tác với lời bài hát.
- Trẻ tập linh hoạt nhịp nhàng các động tác,tập nhịp nhàng với bài hát.
- Trẻ biết tập thể dục sáng có lợi cho sức khỏe.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân.
- TG: 7h30
- Sân tập an toàn.
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Khởi động.
Cho trẻ đi thành vòng tròn phối hợp các kiểu đi, kết hợp với bài hát “cả nhà thương nhau”.
* Hoạt động 2: Trọng động các động tác tập 2l x 8N
- Động tác hô hấp: Hai tay đưa lên cao hít vào, hạ tay xuống thở ra.
+ N1: Hai tay đưa lên cao hít vào.
+ N2: Hạ tay xuống thở ra.
+ N3,N4,N5,N6,N7,N8. thực hiện như trên.
- Động tác tay: Đưa ra phía trước sang ngang.
+ TTCB: Đứng thẳng, hai chân bằng vai.
+ N1: Hai tay đưa ra phía trước ngang bằng vai.
+ N2: Hai tay giang ngang.
+ N3: Như N1.
+ N4: Về ttcb.
+ N5,6,7,8 thực hiện như trên nhưng đổi chân.
- Bụng: Nghiêng người sang bên.
+ TTCB: Đứng thẳng hai tay thả xuôi.
+ N1: Đứng thẳng hai tay gập giơ cao, bàn tay chạm vai.
+ N2: Nghiêng người sang phải.
+ N3: Nghiêng người sang trái.
+ N4: Về TTCB.
+ N5,6,7,8 thực hiện như trên.
- Chân: Khuỵu gối.
+ TTCB: Đứng thẳng,hai gót chân chụm vào nhau, hai tay chống hông..
+ N1: Nhún xuống, đầu gối hơi khuỵu.
+ N2: Đứng thẳng lên.
+ N3: Như N1.
+ N4: Về ttcb.
+ N5,6,7,8 thực hiện như trên nhưng đổi chân.
- Bật: Bật tách khép chân.(2x8)
+ TTCB: Hai tay thả xuôi.
+ N1: Hay tay giang ngang,bật tách 2 chân ra.
+ N2: Bật chụm hai chân lại,tay đễ dọc thân.
+ N3,4,5,6,7,8.Thực hiện như trên
 Hoạt động 3: Hồi tỉnh.
Cho trẻ đi vun tay hít thở nhẹ nhàng.
Nhận xét, khám tay vệ sinh vào lớp.
Điểm danh:
Cô tiến hành điểm danh trẻ, cho trẻ vào lớp vệ sinh.
HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÔI NHÀ CỦA BÉ
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI: NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC
1. Mục tiêu yêu cầu:
- Trẻ biết kể về gia đình mình, Nói địa chỉ gia đình mình, số nhà, số điện thoại, khi được hỏi, trò chuyện.
biết gia đình là nơi trú ngụ và là cội nguồn của hạnh phúc.
- Rèn kỹ năng chú ý, quan sát, miêu tả về ngôi nhà của mình, biết phân loại so sánh về các loại hình nhà ở, cũng cố kỹ năng đếm cho cháu.
- Giáo dục cháu biết yêu quí ngôi nhà của mình, nhớ địa chỉ nhà để không bị lạc, biết tiết kiệm năng lượng để giảm chi tiêu trong gia đình.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp.
- Thời gian: 30-35 phút.
- Tranh ảnh về gia đình do cháu sưu tầm. 
- Các file về các thành viên trong gia đình đang ăn cơm. Tranh gia đình một thế hệ, hai thế hệ, gia đình đông con, gia đình ít con. Các ảnh nhà khác nhau.
- Tranh lô tô gia đình đông con, ít con, một thế hệ, hai thế hệ, các kiểu nhà.
- Bảng đa năng.
- Màn hình. Các bàn hát trong chủ đề.
3. Tiến hành:
STT
Cấu trúc
Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
Hoạt động 1: Tình huống
Hoạt động 2: Cùng nhau tìm hiểu
Hoạt động 3: 
Thư tài trí nhớ
Kết thúc.
- Tạo tình huống:Các bạn ơi hôm nay lớp mình được bạn búp bê mời cả lớp đến nhà bạn chơi vậy chúng ta vừa đi vừa hát bài “Nhà của tôi”.
- bạn vừa hát bài hát nói về gì?
- Thế nhà bạn ở đâu?
- Nhà bạn đó là nhà gì?
- Gia đình bạn có nhiều người không?
Để giải đáp thắt mắt của các bạn thì bây giờ chúng ta cùng trò chuyện về“ ngôi nhà hạnh phúc ” của các bạn nhé
cho trẻ xem file hình ảnh nhà tường.
+ Các bạn xem nhà của Linh là nhà gì?
+ Nhà một tầng hay nhiều tầng?
Ngoài ngôi nhà tường ra các bạn còn biết loại nhà nào nữa ( cho trẻ trẻ xem file nhà lá, nhà sàn, nhà gỗ, biệt thự...)
+ Nhà của các bạn là loại nhà nào?
Cho cháu xem hình ảnh mà bé sưu tầm.
+ Nhà của con ở ấp nào?
+ Số nhà là số mấy?
+ Nhà con có những ai?
+ hỏi về công việc của các thành viên trong gia đình trẻ.
+ Các bạn sẽ làm gì để ngôi nhà mình thêm đẹp?
Đúng rồi các bạn phải biết giữ gìn vệ sinh nhà, khi ăn quà bánh phải bỏ rác đúng nơi qui định, đồng thời các bạn trồng nhiều cây xanh trước sân nhà cho mát nhé
* Cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” các bạn ơi bạn Trang đã giới thiệu về gia đình của bạn ấy rồi bây giờ các bạn xem về các gia đình khác nhé!
- Cô cho trẻ xem file gia đình hai thế hệ đang ngồi ăn cơm.
+ Đây là tranh vẽ gia đình đang làm gì?
+ Gia đình này gồm có những ai?
+ Trong tranh mọi người đang làm gì?
+ Gọi là gia đình gì?
Gia đình gồm có cha, mẹ và các con sống chung một nhà gọi là gia đình hai thế hệ
+ Gia đình các bạn gồm có những ai?
Ngoài gia đình một thế hệ ra còn có gia đình gồm ông bà, cha mẹ và các con cùng chung sống gọi là gia đình 3 thế hệ ( cho trẻ xem file gia đình 3 thế hệ và nhiều thế hệ”
- Cho trẻ xem file gia đình đông con và gia đình ít con
+ Gia đình trong tranh có ít con hay đông con?
Gia đình có từ 2 người con trở lên gọi là gia đình đông con, gia đình có 1 đứa con gọi là gia đình ít con
- Trong tranh ai là người cao nhất?
- Ai là người thấp nhất? 
Cha bạn trang là một viên chức, mẹ là thợ uống tóc, còn trang thì đang đi học, em chí nhân còn nhỏ nên chưa đi học.Trong tranh mọi người trong gia đình bạn ấy đang vui đùa bên nhau rất là hạnh phúc
+ Các bạn đếm xem có bao nhiêu người con trong gia đình này? Gọi là gia đình gì?
+ Vậy theo con gia đình đông con hay gia đình ít con có cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ hơn? Tại sao con nghỉ như vậy? 
- Các bạn phải làm gì với anh chị em trong nhà?(Anh, em nhường nhịn lẫn nhau)
Gia đình là nơi ở của chúng ta, là tổ ấm của hạnh phúc, các thành viên trong gia đình phải yêu thương quan tâm chăm sóc lẫn nhau, sống có trách nhiệm với gia đình.
+ Các bạn sẽ làm gì để gia đình được vui vẽ?
- Ở gia đình thường có sử dụng các đồ vật cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày nhưng lại gây nguy hiểm như: phích nước nóng, bàn là, bếp đang đun, dao kéocác con không được đến gần nhé!
- Nếu con thấy có bạn đang nghịch phích nước nóng thì con sẽ nói với bạn như thế nào?
Các con nhớ là không được nghịch phích nước nóng sẽ gây bỏng, nghịch dao kéo sẽ bị chảy máu, rất đau,..
+ Các bạn làm gì để giảm chi tiêu trong gia đình?
Trong gia đình có rất là nhiều khoảng chi tiêu vì vậy cần tiết kiệm những khoảng hợp lí như: Trời lạnh thì không mở quạt, xem ti vi xong thì phải tắt, tối ngủ thì mở 1 bóng đèn nhỏ
* Hát “ Cháu yêu bà” cho trẻ chuyển đội hình. Các bạn ơi nhà của bạn Linh có rất nhiều ảnh chụp về kiểu nhà, gia đình có hai thế hệ, 3 thế hệ, gia đình đông con, gia đình ít con nhưng bị để chung vậy bây giờ các bạn hãy giúp bạn ấy lựa chon các ảnh để theo nhóm ví dụ kiểu nhà lá thì để chung với nhà lá. nhé
- Tổ chức cho trẻ chia làm 3 nhóm lựa chọn ảnh để riêng gấn hết giờ nhận xét từng nhóm
- Đọc thơ “ Tôi yêu nhà tôi” cho trẻ chuyển đội hình.
+ Các bạn ơi với những ảnh mà các bạn vừa lựa chọn được thì cô cho các bạn chơi trò chơi “ ai nhanh hơn”
+ Luật chơi: Mỗi lược chạy thì trẻ chỉ được lấy một ảnh . Bạn chạy về chạm tay thì bạn kế tiếp mới chạy lên.
+ Cách chơi: Cô chia lớp ra làm ba đội chơi theo tổ, mỗi đội chơi sẽ tạo nên bức tranh về gia đình và giới thiệu về bức tranh sau khi hoàn thành, hết thời gian đội nào hoàn thành bức tranh về gia đình đẹp là thắng.
+ Tổ chức cho trẻ chơi thử 1 lần, chơi thật vài lần. Nâng cao trò chơi là gắn tranh theo yêu cầu của cô.
+ Nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Hôm nay các bạn được đi đâu?
- Theo các bạn nên làm gì để gia đình luôn vui vẽ?
- Nhận xét lớp, các con muốn ông bà, cha mẹ, vui lòng thì các con phải ngoan, phải vâng lời, biết đi thưa về trình, phải biết giúp đỡ ông bà cha mẹ, làm những việc làm vừa sức của các con và phải nhớ địa chỉ của gia đình mình để không bị lạc đường.
Cho cả lớp hát bài “ cho con” kết thúc.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*Trò chơi vận động: Về đúng nhà.
*Trò chơi học tập: Nhà bé ở đâu.
*Chơi tự do
I. Mục tiêu yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “Về đúng nhà” và trò chơi “Nhà bé ở đâu”
- Trẻ biết quan sát chạy nhanh để về nhà đúng, suy nghĩ liên hệ dùng ngôn ngữ để diển đạt và trả lời câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà của mình, nhớ địa chỉ nhà của mình để không bị lạc đường, không xô đẩy bạn khi chơi, biết nhặt lá cây khô bỏ vào đúng nơi qui định để giữ môi trường xanh, sạch.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân.
- TG: 30-35 phút.
- Hai vòng tròn làm hai ngôi nhà ở hai vị trí khác nhau.
- Nhiều lá cờ có màu sắc khác nhau, mũ chớp, tờ giấy có ghi tên, địa chỉ số nhà của mỗi cháu.
- Chong chóng, dây thun, phấn
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: TCVĐ “Về đúng nhà”
- Cho cả lớp hát bài ”Nhà của tôi”
- Các bạn vừa hát bài hát gì?.
- Bài hát nhắc đến những gì?
- bạn có yêu ngôi nhà của mình không?
- Vậy gia đình các bạn gồm có những ai?
Với chủ đề nhánh ”ngôi nhà của bé” hôm nay cô sẽ cho các bạn chơi trò chơi vận động ” Về đúng nhà”
Để chơi được trò chơi này các bạn lắng nghe cô nói luật chơi và cách chơi nghe!
- Luật chơi: Bạn nào về đúng nhà theo qui định sẽ bị ra ngoài 1 lần chơi.
- Cách chơi: Chia trẻ ra làm hai nhóm và đứng theo đúng giới tính của mình. Khi cô hô hiệu lệnh “buổi sáng” thì tất cả đi ra khỏi nhà. Khi cô nói “ buổi chiều” thì các bạn chạy nhanh về nhà mình, ai nhầm nhà là thua cuộc, khi trẻ về nhà thì cô hỏi vì sao trẻ đứng trong nhà này.
+ Tổ chức cho trẻ chơi thử 1 lần. Chơi thật vài lần. Các lần sau cho trẻ đổi nhà với nhau và “buổi sáng” thì bạn trai chạy về nhà bạn gái, bạn gái chạy về nhà bạn trai.
+ Các bạn vừa chơi trò chơi gì?
+ Nhận xét giáo dục trẻ khi chơi không chen lắng xô đẩy nhau.
* Hoạt động 2: TCHT “Nhà bé ở đâu”
Các bạn vừa chơi trò chơi về đúng nhà rất giỏi vậy để các bạn nhớ được địa chỉ nhà của các bạn trong lớp mình qua trò chơi “Nhà bé ở đâu”.
- Luật chơi: Bạn đóng vai bé bị lạc đường phải nói được địa chỉ nhà tên cha mẹ
- Cách chơi: Cô đàm thoại và tạo tình huống trẻ bị lạc đường và nói xem nhà mình ở đâu để chú cảnh sát dẩn về đúng nhà theo địa chỉ.
 + Các bạn cảm thấy thế nào khi bị lạc đường?
 + Ai có thể giúp các bạn tìm được đường về nhà?
 + Các bạn nói thề nào để chú công an biết về nơi ở của mình?
 + Cha mẹ con tên là gì?
Cô hướng dẩn gợi ý để cháu trả lời:
+ Các bạn nghỉ rằng chú công an có thể giúp không?
+ Các bạn nói gì với chú công an về nơi ở gia đình mình?
- Tổ chức cho trẻ đóng vai chú công an và một trẻ đóng vai em bé bị lạc đường.
Cho trẻ chơi vài lần.
- Cô vừa cho các bạn chơi gì?
- Nhận xét trò chơi, giáo dục trẻ biết về địa chỉ nhà của mình, nhớ tên bố mẹ và số điện thoại để không bị lạc đường.
* Hoạt động 3: Chơi tự do
- Ngoài 2 trò chơi trên cô còn 1 trò chơi với rất nhiều đồ chơi như: Phấn, chong chóng, dâyvà một số trò chơi dân gian.
- Cô giới thiệu và hướng dẫn trẻ chơi một số trò chơi dân gian: Chi chi chành chành, nhảy dây, lộn cầu vồng, xoay đĩacho trẻ tự chọn trò chơi mà mình thích và kết bạn để chơi.
- Ngoài các trò chơi dân gian cô còn có đồ chơi ngoài trời, cô đố các bạn đó là những đồ chơi nào?
+ Khi chơi cầu tuột, xích đu... thì các bạn chơi như thế nào?
+ Các bạn nghĩ xem nếu có bạn leo từ cầu tuột lên và một bạn đang tuột xuống thì sẽ xảy ra chuyện gì?
+ Khi bạn đang chơi xích đu thì các bạn có được lại gần không? Vì sao?
- Cô còn làm rất nhiều đồ chơi nữa các bạn xem đây là những đồ chơi gì?
+ Chong chóng thì chơi thế nào?
- Vậy các bạn muốn chơi gì thì lấy và chơi cùng bạn nhé!
- Cô quan sát và giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng, an toàn, không xô đẩy bạn và không giành đồ chơi của bạn. Biết nhặt lá khô để đúng nơi qui định để cho sân chơi sạch đẹp và rửa tay thật sạch sau khi nhặt lá.
* Kết thúc giờ chơi: Cô tập trung trẻ lại và nhận xét quá trình chơi của trẻ, nhận xét cá nhân. 
HOẠT ĐỘNG GÓC
*Góc nghệ thuật: Tô màu xé dán, vẽ về gia đình...
*Góc xây dựng: Xây nhà của bé.
*Góc đóng vai: Gia đình, cửa hàng bán đồ dùng gia đình.
* Góc học tập: Ghép số tương ứng, nối số....
* Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát theo chủ đề.
* Góc văn hóa địa phương: Làm niệm bằng lá dừa, búp bê bằng rôm...
I. Mục tiêu yêu cầu:
- Trẻ biết nội dung chơi ở các góc theo chủ đề nhánh “mời bạn đến nhà chơi”. Trẻ biết xé dán, vẽ thành một bức tranh gia đình, biết ghép và nối số tương ứng các đò dùng gia đình, biết chơi đúng vai, biết làm niệm bằng lá dừa, thuộc các bài hát về gia đình...
- Thể hiện được vai chơi, chơi liên kết các góc chơi với nhau, tạo được sản phẩm đẹp.
- Không quăng ném đồ chơi, đoàn kết với các bạn khi chơi, giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp.
- Thời gian: 35-40 phút
- Giấy vẽ, bút màu, giấy thủ công, màu nước, dĩa, hồ, giấy nền....
- Khối gỗ, các vỏ hợp, bảng tên công trình xây dựng.
- Các đồ dùng nấu ăn, rau cải thật, đồ dùng gia đình, vé số...
- Vở toán 5-6 tuổi, thẻ số, tranh các đồ dùng gia đình, bút chì...
- Bông múa, trống lắc, dụng cụ âm nhạc....
- Lá dừa, rôm, dây, kéo,...
III. Tiến hành:
*Hoạt động1: Chúng mình cùng tham quan
Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”.
- Các bạn vừa hát bài gì?
- Gia đình trong bài hát có hạnh phúc không?
- Thế các bạn vừa đi tham quan lơp các bạn thấy gì?
- Với chủ đề “ Ngôi nhà của bé” thì giờ hoạt động góc các bạn sẽ chơi gì? 
* Hoạt động 2: Các bạn chơi gì?
+ Góc xây dựng: Các bạn ơi gia đình nào cũng có một ngôi nhà để ở nhưng cũng có gia đình vì nghèo nên không cắt được cho mình ngôi nhà để ở như gia đình của bạn Loan.Vậy các con hãy xây ngôi nhà thật đẹp để tặng cho gia đình bạn Loan nhé!
- Vậy góc xây dựng con thích xây gì?
+ Hôm nay góc xây dựng các bạn xây ngôi nhà của bé nha.
+ Con thích xây nhà cho bạn kiểu gì?
+ Các bạn xây như thế nào ?
+ Dùng kỹ năng gì để xây?
+ Khi xây các bạn xếp các khối gổ thế nào?
 + Muốn bảo vệ ngôi nhà thì các con sẽ xây thêm gì?
 - Dùng kỹ năng gì để xây hàng rào?
 Khi xây xong ngôi nhà thì các bạn sẽ làm gì cho ngôi nhà của bạn loan thêm đẹp?( trồng hoa, xây ao cá...)
 - Ai là thợ xây chín? Xây những gì?
 - Ai sẽ là thợ phụ? Sẽ làm việc gì?
 - Khi nhà các bạn có ao cá thì các bạn có được chơi gần ao cá không? Vì sao?
- Con sẽ nói gì khi thấy bạn chơi gần ao cá nè?	
- Vậy các bạn hãy xây ngôi nhà thật đẹp để tặng cho bạn nhé
+ Góc phân vai: Nhà xây xong thì chúng ta sẽ mời cả gia đình bạn Loan vào ở nhé! Vậy góc phân vai hôm nay các bạn sẽ chơi gì?( Gia đình, nấu ăn)
- Thế trong gia đình bạn Loan có những ai?
- Cha làm những công việc gì?
- Mẹ thường làm gì?
- Con thì thế nào?
- Trong gia đình ai là người nấu ăn?
- Nấu ăn cần có những đồ dùng gì? 
- Mẹ sẽ nấu những món ăn gì?
- Nấu như thế nào?
- Dùng vật liệu gì để nấu?
- Ai sẽ đóng vai cha? Ai sẽ đóng vai mẹ, vai con?
!- Để có các dùng nấu ăn thì các bạn sẽ làm gì?
 + Góc nghệ thuật: Các bạn ơi! gia đình bạn Loan cảm ơn các chú xây dựng đã tặng cho gia đình ngôi nhà mới. 
 - Thế nhà mới xây xong khi vào ờ thì chúng ta cần phải làm gì?
 - Để ngôi nhà trong đẹp mắt thì các bạn sẽ làm gì giúp bạn?
 Ở góc nghệ thuật cô có giấy vẽ, giấy thủ công, bút màuvậy các bạn hãy vẽ ngôi nhà và xé dán tranh trong gia đình để tặng gia đình bạn Loan nhé!
- Các con vẽ ngôi nhà như thế nào?
- Khi tô màu các con cầm bút bằng tay nào?
- Khi sản phẩm làm xong các con sẽ làm gì?
 + Con thích vẽ gì về gia đình?
+ Để có bức tranh đẹp thì khi xé dán các con sẽ làm gì?
* Góc học tập: Các bạn ơi nhà bạn Loan mới xây dựng nên các đồ dùng xắp xếp chưa ngăn nắp vậy các con hãy giúp bạn sắp xếp lại cho gọn nhé! ở góc học tập các bạn sẽ ghép số tương ứng , nối số với số lượng của các thành viên trong gia đình ở các bức tranh.
+ Để nói số đúng thì con làm gì?
+ Con ghép số tương ứng là ghép như thế nào?
* Góc âm nhạc: 
- Khi được ở trong ngôi nhà mới thì thường tổ chức ăn tăng gia mừng nhà mới, hôm nay góc âm nhạc các bạn hát những bài hát trong chủ đề
+ Con thích hát những bài nào?
+ Để bài hát thêm hay, vui con sẽ làm gì?
* Góc văn hóa địa phương: cô có chuẩn bị lá dừa, rôm các bạn hãy tập đan niệm bằng lá dừa để tặng cho bé nhé
Các bạn hãy làm búp bê bằng rôm để trang trí phòng ngủ cho bé thêm đẹp.
* Hoạt động 3: Chúng mình cùng thể hiện vai chơi.
Cho trẻ đọc bài thơ “em yêu nhà em” cho trẻ về góc chơi thỏa thuận vai chơi của mình và các bạn nhớ đeo thẻ vào nhé! 
- Trong khi chơi cô quan sát trẻ chơi, cùng chơi với trẻ, xử lý tình huống có thể xảy ra, những hành vi chưa đúng.
- Cô tạo tình huống cho trẻ chơi.
- Cô gợi ý cho trẻ liên kết các góc chơi.
*Hoạt động 4: Ai ngoan hơn
- Nhận xét từng góc chơi sau đó tập trung trẻ lại góc xây dựng nhận xét.
Kết thúc, giáo dục cháu khi chơi phải biết giử gìn đồ chơi, và chơi cùng các bạn để có buổi chơi vui vẻ, khi chơi xong phải biết thu dọn đồ chơi và rửa tay sạch sẽ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
*Dạy kỹ năng tự phục vụ.
*Nêu gương,cấm cờ.
*Vệ sinh, trả trẻ 
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 
Thứ ngày tháng năm 2016
1/ Tên những trẻ nghỉ học và lý do:
............................................................................................................................................................................................................................................................
2/ Tình trạng sức khỏe của trẻ ( những trẻ có biểu hiện bất thường về, ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật...): ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3/ Thái độ trạng thái xúc cảm và hành vi của trẻ (những trẻ có biểu hiện đặc biệt tích cực và tiêu cực về thái độ, cảm xúc, hành vi):
Sự tích hợp của các hoạt động với khả năng của trẻ:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sự hứng thú tích cực tham gia hoạt động của trẻ:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUAN_3_BTGD.doc
Giáo Án Liên Quan