Thiết kế giáo án lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường hàng không (máy bay dân dụng, tàu vũ trụ, máy bay trực thăng, khinh khí cầu)

I. Mục đích, yêu cầu :

1/ Kiến thức :

 - Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật, nguyên tắc hoạt động của các loại phương tiện giao thông đường hàng không.

- Trẻ biết công dụng của phương tiện giao thông đường hàng không: chở người, chở hàng, chiển đấu và nghiên cứu khoa học

- Trẻ phân biệt được một số phương tiện giao thông đường hàng không.

2/ Kỹ năng :

- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- Rèn cho trẻ kĩ năng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường hàng không. (máy bay dân dụng – tàu vũ trụ, máy bay trực thăng và khinh khí cầu)

 

docx7 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 4488 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường hàng không (máy bay dân dụng, tàu vũ trụ, máy bay trực thăng, khinh khí cầu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khám phá khoa hoc.
Chủ đề:Luật và các phương tiện giao thông
Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường hàng không
Đề tài: Tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường hàng không (máy bay dân dụng, tàu vũ trụ, máy bay trực thăng, khinh khí cầu)
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi (MGL 2)
Thời gian: 30 – 35 phút
Người soạn: Trịnh Ngọc Thanh Bình
Ngày soạn: 14/03/2015
I. Mục đích, yêu cầu :
1/ Kiến thức :
 - Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật, nguyên tắc hoạt động của các loại phương tiện giao thông đường hàng không.
- Trẻ biết công dụng của phương tiện giao thông đường hàng không: chở người, chở hàng, chiển đấu và nghiên cứu khoa học
- Trẻ phân biệt được một số phương tiện giao thông đường hàng không.
2/ Kỹ năng :
- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Rèn cho trẻ kĩ năng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường hàng không. (máy bay dân dụng – tàu vũ trụ, máy bay trực thăng và khinh khí cầu)
3/ Thái độ : 
 - Trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động, trò chơi.
- Giáo dục trẻ: Khi đi trên các phương tiện giao thông đường hàng không phải thắt dây an toàn, nghe theo sự hướng dẫn của các cô tiếp viên hàng không và đi đâu cũng phải có người lớn đi cùng.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dung của cô:
 - Các đoạn phim, hình ảnh về các phương tiện đường hàng không.
 - Tivi, nhạc, ..
 - Một số câu đố , bài thơ, trò chơi .
2. Đối với trẻ:
- Tranh lô tô về PTGT đường hàng không, và một số phương tiện giao thông khác. 
- Tâm thế thoải mái
- Trang phục gọn gàng.
III.Tiến hành hoạt động :
Hoạt động của cô
1. Hoạt động 1: Bé vui hát: “ Bạn ơi có biết”
- Cô cho trẻ hát bài “Bạn ơi có biết” 
Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài hát có tên là gì ? ( Bạn ơi có biết)
- Trong bài hát có nhắc đến những phương tiện gì? (Ô tô, xe máy, tàu thuyền, máy bay)
- Máy bay là phương tiện giao thông đường gì các con?( PTGT đường hàng không).
- Ngoài máy bay ra các con còn biết PTGT đường hàng không nào nữa?
( Máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, khinh khí cầu ).
* Giới thiệu: Để biết thêm về những phương tiện đường hàng không, hôm nay cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường hàng không nhé!
2. Hoạt động 2 : Bé cùng khám phá:
a) Đối tượng 1: Máy bay dân dụng
 + Cô đố:
 “Chẳng phải chim
 Mà có cánh
 Chở hành khách
 Đến mọi nơi
 Giữa mây trời
 Trông óng ả.	
 Đố bé là cái gì?
 (Máy bay)
- Cô cho trẻ xem hình ảnh máy bay.
- Cô cho cả lớp đọc « Máy bay dân dụng».
- Cô cho lớp xem một đoạn phim về máy bay dân dụng
- Trong đoạn phim vừa rồi có gì các con ? (máy bay bay trên bầu trời).
- Máy bay có cấu tạo như thế nào?( to lớn, có đầu máy bay, thân máy bay, đuôi máy bay,có cánh, và bánh xe).
- Máy bay được làm bằng gì nào? ( Làm bằng sắt)
-Máy bay bay được là nhờ đâu?( nhờ có động cơ,có người lái).
-Máy bay dùng để làm gì ? ( để chở người, chở hàng hóa).
- Người điều khiển gọi là gì? (Phi công).
=> Cô khái quát: Máy bay dân dụng được làm bằng sắt rất to lớn, máy bay có đầu thân và đuôi, có cánh, có bánh xe để chạy lấy đà trước khi bay và khi hạ cánh, máy bay bay được là nhờ động cơ và người lái, dùng để chở người và hàng hóa từ khu vực này sang khu vực khác. 
* Đối tượng 2: Tàu vũ trụ
- Cô có một loại phương tiện giao thông đường hàng không rất đặc biệt nữa bây giờ các con xem đây là phương tiện gì nhé!
- Trời tối – trời tối.
- Cô cho trẻ xem video tàu vũ trụ.
- Hỏi trẻ: Các con có biết đây là phương tiện gì không?
- Cô giới thiệu tàu vũ trụ và cho trẻ xem tranh
- Cho trẻ đọc « tàu vũ trụ»
- Tàu vũ trụ được làm bằng gì?( tàu vũ trụ được làm bằng sắt) 
- Tàu vũ trụ có cấu tạo như thế nào?( có đầu nhọn, thân dài, có cánh)
- Công dụng của tàu vũ trụ là gì ? (nghiên cứu khoa học, đưa người vào cung trăng).
=> Cô khái quát:Tàu vũ trụ được làm bằng sắt, có đâu nhọn, thân dài, có 2 cánh, được phóng ra ngoài vũ trụ nhờ động cơ, dùng để nghiên cứu khoa học, và đưa người vào cung trăng, người đi trên tầu vũ trụ được gọi là phi hành gia.
* So sánh: Máy bay dân dụng – tàu vũ trụ.
+ Giống nhau: Đều là phương tiện giao thông đường hàng không, dùng để chở người và có động cơ.
+ Khác nhau:
Máy bay dân dụng
Tàu vũ trụ
-Chở người và hàng hóa từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ đất nước này sang đất nước khác.
- Dùng để chiến đấu, nghiên cứu khoa học, đưa người vào cung trăng.
* Đối tượng 3: Máy bay trực thăng
 - Cô cho xem video
 - Trong đoạn phim vừa rồi có loại phương tiện gì? ( máy bay trực thăng).
 - Cô cho trẻ xem hình ảnh về máy bay trực thăng.
 - Cho trẻ đọc từ “ Máy bay trực thăng”
 - Trực thăng có được làm bằng gì ? ( Làm bằng sắt).
 - Máy bay trực thăng có những bộ phận nào? (Có đầu máy bay, có cánh quạt, có đuôi nhỏ và có bánh xe..)
 - Máy bay trực thăng bay được là nhờ đâu? ( nhờ có cánh, động cơ, có người lái)
 - Máy bay trực thăng dùng để làm gì các con?( chở khách tham quan, để chiến đấu).
 => Cô khái quát: Máy bay trực thăng được làm bằng sắt có thân to và đuôi nhỏ, có cánh quạt và bánh xe, bay được là nhờ có cánh quạt, nhờ động cơ và người lái. Dùng để chở khách tham quan hoặc dùng trong chiến đấu.
* Đối tượng 3: Khinh khí cầu
- Còn một loại phương tiện giao thông đường hàng không nữa mà cô muốn giới thiêu cho các con biết, các con cùng chú ý xem đó là loại phương tiện gì nhé!
- Cô đố - cô đố
- Trông xa ngỡ quả bóng to
 Lỡ tay ai thả lửng lơ giữa trời
Đưa người đi khắp đó đây
Ngắm nhìn cảnh đẹp nước non tuyệt vời
Đố là gì? (Khinh khí cầu)
- Cho trẻ xem tranh
- Cho trẻ đọc từ “khinh khí cầu”
- Các con có biết vì sao gọi là khinh khí cầu không ?
- Khinh khí cầu là một quả cầu to được bơm khí vào nên nó có thể bay lở lửng trên bầu trời giống như quả bóng bay vậy.
- Khinh khí cầu có cấu tạo như thế nào ?
(1 quả bóng khổng lồ và 1 chiếc giỏ bên dưới).
- Khinh khí cầu dùng để làm gì ?( chở người tham quan, trang trí trong các lễ hội)
- Khinh khí cầu di chuyển được nhờ đâu?( Nhờ lực đẩy).
=> Cô khái quát: Khinh khí cầu có cấu tạo là một quả cầu to bên trên và một chiếc giỏ bên dưới, bay được là nhờ bơm khí vào và nhờ lực đẩy. Dùng để chở khách tham quan hay dùng trang trí trong các lễ hội.
- Cho trẻ xem video về khinh khí cầu.
- Ai có thể cho cô biết sự giống nhau và khác nhau giữa máy bay trực thăng và khinh khí cầu?
+ Giống nhau: Là PTGT đường hàng không, dùng để chở người đi tham quan.
+ Khác nhau:
Máy bay trực thăng
Khinh khí cầu
- Có động cơ, đều được làm bằng sắt, còn dùng trong chiến đấu
- 1 quả bóng khổng lồ và 1 chiếc giỏ bên dưới, còn dùng trang trí trong các lễ hội.
* Đàm thoại mở rộng
- Vừa rồi cô và các con đã làm quen với PTGT đường hàng không nào?
- Ngoài các PTGT đường hàng không cô và các con vừa tìm hiểu các con còn biết thêm những phương tiện giao thông đường hàng không nào nữa?
 (Máy bay phản lực, tên lửa, tàu lượn)
- Cho trẻ xem hình máy bay phản lực, tàu lượn, tên lửa
- Cô giáo dục:Khi các con đi trên các phương tiện giao thông đường hàng không, các con phải thắt dây an toàn, nghe theo sự hướng dẫn của các cô tiếp viên hàng không,các con còn nhỏ nên đi đâu cũng phải có người lớn đi cùng.
2. Hoạt động 2: Bé vui học
a) Trò chơi “Cái gì biến mất”
- Cách chơi: Trên bảng có một số phương tiện giao thông đường hàng không. Cho trẻ xem các hình trong vòng 30s sau đó cho biến mất 1 loại phương tiện và hỏi trẻ phương tiện nào biến mất. Lần 2, 2 cái biến mất. Lần 3, 3 cái biến mất
- Luật chơi: Cô treo 4 bức tranh về 4 loại phương tiện sau đó cho trẻ nhắm mắt lại đồng thời cô giấu đi một bức tranh. Sau đó cô cho trẻ đoán xem bức tranh nào biến mất; lần 2, 2 cái biến mất; lần 3, 3 cái biến mất
b) Trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, khi nghe hiệu lệnh người thứ nhất sẽ chạy lên tìm trong rổ lấy một thẻ hình có phương tiện giao thông đường hàng không sau đó chạy về bỏ vào rổ của đội mình và đập vào tay bạn. Lần lượt như thế cho đến bạn cuối cùng.
- Luật chơi: Phải đợi bạn chạy về và đập tay thì bạn tiếp theo mới được chạy lên. Khi nghe hiệu lệnh kết thúc đội nào tìm đúng phương tiện giao thông hàng không nhất sẽ là đội chiến thắng. 
- Cho trẻ chơi 2 lần
3. Hoạt động: Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương và chuyển hoạt động .

File đính kèm:

  • docxTim_hieu_mot_so_phuong_tien_giao_thong_duong_hang_khong_may_bay_dan_dung_tau_vu_tru_may_bay_truc_tha.docx