Thiết kế giáo án lớp Lá - Hoạt động khám phá xã hội - Đề tài: Phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu

I.Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết công dụng và chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình, từ đó trẻ phân loại đồ dùng

- Trẻ biết cách sử dụng đồ dùng phù hợp với công dụng và chất liệu

- Phát triển ngôn ngữ và làm tăng vốn từ cho trẻ qua các từ: “sứ; inox, kim loại”

- Trẻ biết chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”, “ Chiếc túi kì lạ”

2.Kỹ năng:

- Trẻ trả lời trọn câu đủ ý, mạch lạc khi cùng cô tham gia tìm hiểu các đồ dùng trong ăn uống

- Trẻ phân loại được đồ dụng theo công dụng và chất liệu

- Trẻ có kĩ năng nhìn, sờ, nghe, phán đoán khi khám phá đối tượng

- Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo trong khi chơi

3.Thái độ:

- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.

- Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ các đồ dùng, biết sắp xếp, đặt đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Hoạt động khám phá xã hội - Đề tài: Phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI
Đề tài: Phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu
I.Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết công dụng và chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình, từ đó trẻ phân loại đồ dùng
- Trẻ biết cách sử dụng đồ dùng phù hợp với công dụng và chất liệu 
- Phát triển ngôn ngữ và làm tăng vốn từ cho trẻ qua các từ: “sứ; inox, kim loại”
- Trẻ biết chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”, “ Chiếc túi kì lạ”
2.Kỹ năng:
- Trẻ trả lời trọn câu đủ ý, mạch lạc khi cùng cô tham gia tìm hiểu các đồ dùng trong ăn uống
- Trẻ phân loại được đồ dụng theo công dụng và chất liệu
- Trẻ có kĩ năng nhìn, sờ, nghe, phán đoán khi khám phá đối tượng
- Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo trong khi chơi
3.Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
- Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ các đồ dùng, biết sắp xếp, đặt đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
II.Chuẩn bị:
*Đồ dùng của cô:
- Giáo án, một số đồ dùng ăn uống trong gia đình: Chén, muỗng, tô, dĩa, nĩa, đũa, ly, tách, cốc
*Đồ dùng của trẻ:
- Các đồ dùng gia đình: Chén, muỗng, cốc, tách trà
- Mỗi trẻ 1 loại đồ dùng gia đình để khám phá
- Các phần quà, 3 cái rá, 1 chiếc túi
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
*Tích hợp:
- Đồng dao: Gánh gánh gồng gồng
- Câu đố về các đồ dùng
- Vận động: Bật xa 50cm
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Ổn định, trò chuyện: 
- Cho trẻ chơi “ Tập tầm vông”
- Cô cầm cái gì vậy các con?
- Cái chén là đồ dùng ở đâu?
- Ngoài chén ra trong gia đình còn có những đồ dùng nào nữa?
- Hôm nay, cô cùng các con tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình nhé! 
Hoạt động 1: Phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu
- Mời 3 tổ lên nhận hộp khám phá của mình
1.1. Đồ dùng để ăn:
- Cô đố! Cô đố!
Miệng tròn, lòng trắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hằng ngày.
Là cái gì ?
- Cái chén hay còn gọi là cái gì nữa?
- Ai cầm cái chén đưa lên cho cả lớp cùng xem nào? - Cho trẻ phát âm cái chén
- Con có nhận xét gì về cái chén của con? 
- Ai có nhận xét khác? ( Mời trẻ có cái chén bằng nhựa, bằng sứ)
- Chén được dùng để làm gì?
- Khi dùng chén bằng sứ các con phải chú ý điều gì? Bằng nhựa, inox thì sao? 
- Như vậy những chiếc chén mà các con đang cầm có gì giống và khác nhau?
- Vậy ở tuổi của các con thì nên dùng chén được làm từ chất liệu gì?
* Cái Muỗng:
- Các con dùng cái gì để múc thức ăn?
- Cái muỗng còn được gọi là cái gì?
- Ai có cái muỗng đưa lên cho cả lớp cùng xem
- Con có nhận xét gì về cái muỗng của con?
- Cái muỗng của con thì sao?
- Bạn nào có cái muỗng làm bằng chất liệu khác?
Có cách nào để phân biệt được đâu là sứ, đâu là nhựa?
Làm thí nghiệm các vật chìm nổi:
+ Cô mời 2 trẻ cẩm 2 cái muỗng bằng sứ và bằng nhựa thả vào chậu nước và quan sát hiện tượng xảy ra
+ Cái muỗng nào nổi? Vì sao?
+ Cái muỗng nào chìm? Vì sao?
*Cô kết luận:
Đồ dùng làm bằng sứ nặng, chìm rất nhanh trong nước
Còn đồ dùng làm bằng nhựa nhẹ mỏng không dễ chìm trong nước
- Và để biết được muỗng nào được làm bằng sắt cô sẽ dùng 1 thanh nam châm để thí nghiệm. Nếu thanh nam châm này hút cái muỗng nào thì cái đó được làm từ sắt
- Cho trẻ đem các loại muỗng lên và tự trẻ thì nghiệm để rút ra kết luận
- Các con có nhận xét gì về các đồ dùng trên?
* Mở rộng: Ngoài chén và muỗng ra thì còn có đồ dùng gì dùng để ăn nữa nào?( Cô cho trẻ xem)
1.2. Đồ dùng để uống:
* Cái cốc:
- Mỗi khi khát nước
 Bé sẽ dùng ngay
 Rót nước thật đầy
 Và bưng lên uống. Đố các con là cái gì?
- Ai có cái cốc đưa lên cho cô và cả lớp xem nào!
- Con có nhận xét gì về cái cốc của mình?
- Chiếc cốc dùng để làm gì? 
- Theo các con chiếc cốc này làm bằng chất liệu gì?
- Thế ai có cái cốc làm bằng inox?
- Làm thế nào để phân biệt được đâu là thuỷ tinh, đâu là inox? Cô có 1 cách dễ thực hiện mà lại phân biệt được rất rõ ràng đấy.
- Cách 1: Đưa 2 cốc mỗi cốc có chứa 1 hòn bi ra và hỏi trẻ đố con biết trong 2 chiếc cốc này có gì?
+ Tại sao con nhìn thấy?
Cô chốt lại: Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh chúng ta có thể biết bên trong nó chứa gì, vì đặc điểm của thuỷ tinh là trong suốt, có thể nhìn xuyên qua và là chất liệu dễ vỡ
 Còn những đồ dùng làm bằng inox chúng ta ko thể biết bên trong nó chứa gì, vì inox là 1 kim loại, ko thể nhìn xuyên qua 
- Những chiếc cốc này như thế nào?
* Tách trà:
- Cái gì dùng để uống nước trà?
- Cho trẻ đưa tách trà lên và phát âm
- Ai có nhận xét gì về Tách trà này?
- Cho một số trẻ nhắc lại
- Khi sử dụng các đồ dùng bằng sứ, thủy tinh các con cần chú ý điều gì?
- Ai có nhận xét gì về hai đồ dùng trên?
* Mở rộng: Ngoài cốc và tách trà ra con có đồ dùng gì dùng để uống nữa?
( Cô cho trẻ xem)
- Theo các con thì các con nên dùng đò dùng ăn uống bằng chất liệu gì là an toàn nhất?
Hoạt động 2: So sánh 
* Cái chén inox và cái cốc bằng inox
* Cái cốc bằng thủy tinh và cái cốc bằng inox
* Phút thể dục: 
- Các con thường dùng cốc để làm gì?
- Có bài gì về sữa mà các con biết?
- Cùng hát với cô nào!
Hoạt động 3: Trò chơi: 
1.Trò chơi: “Ai nhanh nhất”
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội mỗi đội có sẵn 1 rá đựng các đồ dùng trong gia đình cô mở nhạc, bạn đầu hàng chạy lên chọn đồ dùng theo yêu cầu của cô đặt lên bàn rồi chạy về để bạn tiếp theo lên, cứ như thế đến khi bản nhạc kết thúc.
- Luật chơi: Mỗi lần chỉ lấy 1 loại đồ dùng, hết nhạc đội nào nhiều hơn thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
- Lần 1: Cô cho đội 1 chọn đồ dùng để ăn, đội 2 chọn đồ dùng để uống
- Lần 2: Cho đội 1 chọn đồ dùng làm bằng nhựa, đội 2 làm bằng kim loại
- Cho trẻ chơi và mỗi đội lên tự nhận xét.
2.Trò chơi: Chiếc túi kì lạ
* Cách chơi: Trẻ ngồi thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên đưa ra yêu cầu cho đội bạn lấy 1 đồ vật ở trong túi. Hai bạn của 2 đội còn lại sẽ đưa tay vào túi để chọn. 
Luật chơi: Nếu đoán đúng sẽ được 1 phần quà, trong thời gian nhất định đội nào được nhiều quà đội đó sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần.
Hoạt động 4 : Kết thúc
- Cô nhận xét, tuyên dương và cho trẻ nghỉ
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng và nghỉ.
- Trẻ chơi
- Cái chén
- Ở trong gia đình
- Trẻ kể: Ly, ấm trà, bình thủy, ti vi, tủ lạnh, bàn, ghế...
- Trẻ lắng nghe
- Đại diện các tổ lên lấy
- Cái chén
- Cái bát
- Trẻ đưa lên
- Trẻ phát âm
- Cái chén làm bằng inox, miệng chén tròn, có đáy.
- Trẻ nhận xét
- Dùng để đựng thức ăn
- Khi dùng chén bằng sứ phải cẩn thận không để rơi chén vĩ sứ dễ vỡ, còn chén bằng inox, bằng nhựa sẽ khó vỡ hơn
- Giống nhau về công dụng: đều dùng để ăn, khác nhau về chất liệu: có chén làm bằng nhựa, có chén bằng sứ, có chén bằng inox
- Chất liệu inox
- Cái muỗng
- Cái thìa
- Trẻ đưa lên và phát âm
- Cái muỗng của con được làm bằng nhựa, có cán muỗng và đầu muỗng, dùng để múc thức ăn
- Cái muỗng của con bằng sắt
- Cái muỗng của con bằng sứ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lên thực hiện
- Muỗng nhựa vì nó nhẹ
- Muỗng sứ, vì nó nặng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lên thực hiện
- Các đồ dùng trên đều dùng để ăn và được làm từ các chất liệu khác nhau
- Đũa, tô, dĩa, nĩa, vá...
- Là cái cốc
- Trẻ đưa lên
- Cái cốc của con có coai, có miệng cốc và đáy cốc
- Cái cốc dùng để uống nước
- Làm bằng thủy tinh
- Trẻ đưa lên
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời ở cốc thủy tinh có hòn bi, còn ở cốc inox thì trẻ không nhìn thấy
- Vì thủy tinh trong suốt
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- Đều dùng để uống nước nhưng được làm từ các chất liệu khác nhau
- Tách trà
- Trẻ đưa lên và phát âm
- Tách trà này nhỏ, được làm bằng sứ, có coai để cầm và dùng để uống nước trà
- Trẻ nhắc lại
- Cẩn thận, không để rơi vỡ
- Cái cốc và tách trà đều dùng để uống nước và chúng được làm bằng các chất liệu khác nhau
- Ly, phích nước, ấm trà... 
- Chất liệu inox
- Giống nhau: Về chất liệu: đều làm bằng inox và đều là đồ dùng trong gia đình
- Khác nhau: Cái chén là đồ dùng để ăn, còn cái cốc là đồ dùng để uống
- Giống nhau: Giống nhau về tên gọi và công dụng: Đều là cái cốc và dùng để uống, là đồ dùng trong gia đình; 
- Khác nhau: Về chất liệu: Một cái làm bằng thủy tinh, một cái làm bằng sứ; Cốc làm bằng thủy tinh dễ vỡ, cốc làm bằng inox khó vỡ
- Để uống nước, uống sữa...
- Cốc cốc!
- Trẻ hát và vận động
-Trẻ lắng nghe
- Hai đội hứng thú tham gia chơi
- Trẻ chơi
-Trẻ thu dọn đồ dùng và nghỉ

File đính kèm:

  • docphan_biet_do_dung_theo_cong_dung_va_chat_lieu.doc
Giáo Án Liên Quan