Thiết kế giáo án lớp Lá - Hoạt động: Làm quen văn học - Đề tài: Truyện “Quả bầu tiên” - Chủ đề: Thế giới thực vật
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật trong truyện.
Trẻ hiểu nội dung truyện ( Cậu bé tốt bụng nên đã gặp được điều may mắn, ông địa chủ tham lam, độc ác nên đã gặp điều ác).
Trẻ biết kể truyện theo lời thoại.
- Trả lời được câu hỏi
Bước đầu biết kể lại nội dung truyện,
- Có ý thức tham gia hoạt động.
Giáo dục trẻ biết sống chan hòa, yêu thương với bạn bè và mọi người xung quanh.
CHUẨN BỊ:
Lớp học.
Cô thuộc truyện quả bầu tiên.
Máy tính, màn hình tivi.
Side hình ảnh về truyện kể “ Quả bầu tiên”.
Băng giấy viết tên truyện “ Quả bầu tiên”.
Viết lông màu đỏ, cam.
Quả chứa câu hỏi.
Bảng bông.
Tập cho trẻ kể chuyện “ Quả bầu tiên”.
Tranh câu chuyện “ Quả bầu tiên”.
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP HUYỆN 2016 – 2017 Hoạt động: Làm quen văn học Đề tài: Truyện “Quả bầu tiên” Chủ đề: Thế giới thực vật Đối tượng: Trẻ mẫm giáo 5-6 tuổi Ngày soạn: 21/ 2/2017 Ngày dạy: 27/2/2017 Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Kim Thùy MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật trong truyện. Trẻ hiểu nội dung truyện ( Cậu bé tốt bụng nên đã gặp được điều may mắn, ông địa chủ tham lam, độc ác nên đã gặp điều ác). Trẻ biết kể truyện theo lời thoại. Trả lời được câu hỏi Bước đầu biết kể lại nội dung truyện, Có ý thức tham gia hoạt động. Giáo dục trẻ biết sống chan hòa, yêu thương với bạn bè và mọi người xung quanh. CHUẨN BỊ: Lớp học. Cô thuộc truyện quả bầu tiên. Máy tính, màn hình tivi. Side hình ảnh về truyện kể “ Quả bầu tiên”. Băng giấy viết tên truyện “ Quả bầu tiên”. Viết lông màu đỏ, cam. Quả chứa câu hỏi.. Bảng bông. Tập cho trẻ kể chuyện “ Quả bầu tiên”. Tranh câu chuyện “ Quả bầu tiên”. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Cô cháu cùng hát bài “ Bầu và bí” với nhạc nền. Đàm thoại về bài hát. Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về điều gì? Theo các bạn bầu và quả bí được xếp vào nhóm gì? Các bạn đã được ăn những món ăn nào chế biến từ bầu, bí? Trong quả bầu có gì? => Cô chốt lại: Bầu là loại quả có nhiều hạt. Quả bầu có thể chế biến rất nhiều món ăn như bầu luộc, bầu xào, bầu nấu canh tôm, nấu canh hến và quả bầu cung cấp cho chúng ta nguồn thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, chúng ta phải biết chăm sóc bảo vệ cây không ngắt lá, bẻ cành. Có 1 câu truyện cũng nói về quả bầu mà không phải quả bầu bình thường mà đó là quả bầu tiên, để xem trong quả bầu có điều gì xảy ra cô mời lớp mình nghe câu chruyện. HOẠT ĐỘNG 2: Cô kể lần 1: Dùng lời kể rỏ ràng. Tóm tắt nội dung: Chuyện kể về 1 chú bé rất tốt bụng, chú đã cứu chim én và được chim én trả công là một quả bầu đầy vàng bạc. Còn tên địa chủ tham lam, độc ác đã bị trừng phạt, nhận được quả bầu đầy rắn rết và bị chúng cắn chết. Cô kể lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa, Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? Cô đã viết được tên truyện, các con cùng đọc nào? Đếm tiếng trong từ? Tìm chữ cái đã học? Lần 3: trích đoạn: “lão địa chủ bắt én conrắn rết bò ra cắn chết lão” Trong đoạn có từ “tham lam”: ý muốn lấy hết về phần mình. GD: tố bụng như cậu bé mọi người yêu thương hưởng giàu sang còn tham lam như lão phú hộ sẽ bị trừng phạt. Lớp hát bài “ Bé hái quả trong vườn” vỗ tay theo phách. Quả cho chúng ta rất nhiều dinh dưỡng, nhiều sinh tố bổ dưỡng nên chúng ta thường xuyên ăn nha các con. Khi ăn quả nhớ rửa sạch, gọt vỏ, nhả hạt cho vỏ hạt vào sọt rác không xả rác bừa bãi. HOẠT ĐỘNG 3: Đàm thoại Cô có cây ăn quả trên cây có nhiều quả đã chín cô nhờ bạn hái giúp cô và giúp cô trả lời câu hỏi gắn trên quả hỏi gì nhé! - Trong câu truyện có những ai? Cậu bé là người như thế nào? Chi tiết nào cho biết câu bé là người tốt bụng? Cậu bé tốt bụng nên đã được hưởng gì? Còn lão địa chủ là người như thế nào? Chi tiết nào cho biết lão địa chủ là người tham lam, độc ác? Lão địa chủ tham lam , độc ác bị trùng phạt ra sao? Tại sao quả bàu của cậu bé và địa lão địa chủ lại khác nhau. Qua câu truyện nàycác con học tập ai? Vì sao? Người biết giúp đỡ người khác khi khó khăn sẽ được mọi người yêu mến sẽ được đền công xứng đáng còn kẻ tham lam, độc ác sẽ bị trừng trị, mọi người chê bay. Nên qua câu chuyện này con học tập cậu bé biết yêu quý con vật, biết chăm chỉ lao động không tham lam. Để các bạn ghi nhớ câu truyện hơn, hôm nay cô sẽ cho các bạn thi kể lại câu truyện “ Quả bầu tiên”. HOẠT ĐỘNG 4: Thi kể chuyện sáng tạo. Cho trẻ cùng xem tranh về câu truyện thảo luận tranh kể gì. Sau đó cho đại lên ghép tranh theo trình tự rồi kể chuyện theo nội dung tranh. ( câu câu truyện làm 2 đoạn: đoạn đầu chú bé gúp con chim bổ quả bầu toàn vàng là vàng). Đoạn 2: lão địa chủ bắt con chimrắn rết bò ra cắn lão địa chủ) Kể 1-2 nhóm. Câu truyện các bạn vừa kể có tên gì? Theo các con câu truyện này đặt tên nào khác nữa? Ý nghĩa câu truyện muốn nhắc ta điều gì? Qua câu chuyện này các con nên học tập chú bé, biết yêu thương quan tâm chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình, có như vậy mới được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Trẻ hát bài “ Bầu và bí” Kết thúc Cô nhận xét tuyên dương lớp. Lớp cùng hát. Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ kể 2-3 trẻ Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe Trẻ ngồi độ hình 3 hàng ngang lắng nghe truyện. Trẻ lắng nghe. Trẻ đọc theo cô. Trẻ đếm cùng cô – tìm chữ cái đã học gạch chân. Trẻ cùng hát và vỗ tay đi vòng tròn về hình chữ U Trẻ lên hái quả và trả lời câu hỏi. Trẻ lắng nghe. Trẻ xem tranh.Thảo luận Trẻ thi kể truyện. Trẻ trả lời Trẻ nêu ý kiến. Trẻ lắng nghe Trẻ hát. GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP HUYỆN 2016 – 2017 Hoạt động: Làm quen chữ cái Đề tài: Trò chơi chữ cái “chữ l, h, k” Chủ đề: Thế giới thực vật Đối tượng: Trẻ mẫm giáo 5-6 tuổi Ngày soạn: 20/ 2/2017 Ngày dạy: 27/2/2017 Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Kim Thùy MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết được các chữ l, h-k và phát âm đúng các chữ cái l, h-k qua các trò chơi. Trẻ biết được tên gọi của một số quả. - Rèn kỹ năng phát âm đúng, rõ ràng các chữ cái l, h-k - Giáo dục trẻ biết chú ý, tham gia tích cực trong giờ học, trẻ biết đoàn kết trong khi chơi. CHUẨN BỊ: - Thẻ chữ cái: l, h, k cho cô. - Câu hỏi có chữ số từ 1-3. - Thẻ chữ l-h-k đủ cho cả lớp. - Mô hình vườn cây. - Rổ có các chữ cái l-h-k . - Một số hột hạt, hộp dựng. - Máy tính, màn hình tivi. - Bảng bông. - Máy nghe nhạc có bài hát: chủ đề TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ Hoạt động 1: Gây hứng thú -Lớp đọc thơ “Ăn quả” -Các con vừa đọc bài thơ nói về gì? -Trong bài thơ có những quả gì? -Ngoài quả có trong bài thơ con biết những loại quả nào? (Dưa hấu, khế, nho) -Trong quả có chứa chất gì?(Vi ta min và muối khoáng) - Ăn quả giúp gì cho cơ thể ? Ăn quả giúp cơ thể khoẻ mạnh, các con thường xuyên ăn quả rất tốt cho sức khoẻ. - Xin chào mừng tất cả các bé đến với chương trình:“ Sân chơi chữ cái” của lớp lá 4 hôm nay. - Chủ đề của sân chơi chữ cái ngày hôm nay chính là: “Trò chơi với chữ cái l, h, k”. Người dẫn chương trình là cô Thùy. Về dự với sân chơi chữ cái của chúng ta ngày hôm nay còn có các cô đến từ Phòng giáo dục. - Đến với sân chơi hôm nay có các trò chơi: “ Nghe thấu đoán tài”, “ Ai chọn đúng”, “Chữ gì biến mất”, “ Cây nào quả ấy” và cuối cùng là trò chơi “ Bé khéo tay” , ngay bây giờ cô và các con cùng khám phá xem chủ đề chơi của chúng ta ngày hôm nay. Cô mời các con hãy quan sát lên màn hình và cùng cô mở các ô số nhé! Hoạt động 2: trò chơi chữ cái Trò chơi 1 “Nghe thấu đoán tài” + Cách chơi: Cô có 3 chữ số, sau mỗi chữ số là 1 câu hỏi, cô mời trẻ lên chọn cho mình 1 câu hỏi đưa cho cô, nghe cô đọc câu hỏi và trả lời. Nếu trả lời đúng được tặng 1 quả dễ thương, nếu trả lời sai đứng sang 1 bên và nhường quyền trả lời cho bạn khác Câu 1: Nếu ghép 1 nét sổ thẳng và 1 nét móc trên lại với nhau chúng ta sẽ được chữ cái gì? ( chữ h) Câu 2: Nếu ghép 1 nét sổ thẳng và 2 nét xiên lại với nhau chúng ta sẽ được chữ cái gì? ( chữ k) . Ghép 1 nét thẳng từ trên xuống chúng ta sẽ được chữ gì? ( chữ l) Cho trẻ kể tên một số loại quả trẻ biết. Trò chơi 2: Ai chọn đúng - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: Cô để những rổ quả xung quanh trẻ, cô và trẻ vừa đi vừa hát, khi cô lắc xắc xô yêu cầu trẻ chọn những quả có chứa chữ cái nào thì trẻ chạy đến chọn chữ cái theo yêu cầu của cô. - Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ chọn một quả có chứa chữ cái cô yêu cầu, trẻ nào chọn chưa đúng phải nhảy lò cò. - Cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát “Quả” và thực hiện trò chơi. - Sau mỗi lần chọn cô cho trẻ phát âm chữ cái đó. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. - Dẫn dắt chuyển sang trò chơi 3. Xúm xít xúm xít. Chúng ta cùng ngồi nhìn lên màn hình và chơi với trò chơi tiếp. Trò chơi 3:"Chữ gì biến mất" * Cách chơi: Trên màn hình của cô có các chữ cái. Nhiệm vụ của các con là hãy quan sát thật tinh, sau đó nhắm mắt lại khi có hiệu lệnh của cô các con hãy mở mắt và quan sát trên màn hình xem chữ cái gì đã biến mất. - Cô cho từng chữ cái biến mất. Khi trẻ đoán xong cô cho trẻ kiểm tra lại các chữ cái đó trên màn hình. ( l, h, k b, d). - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4lần. - Cô hỏi trẻ các con biết những loại cây ăn quả gì? Trò chơi 4: "Cây nào quả ấy" Cho một vài trẻ kể về vài tên cây ăn quả. * Cách chơi: Cô có các cây ăn quả và rổ quả có chứa chữ cái vừa học. Nhiệm vụ của các con là đi bước dồn ngang trên ghế này lên chọn quả đúng quả của cây để gắn lên cây. Sau đó quay về đứng cuối hàng để bạn tiếp theo lên tìm. *Luật chơi: Lần lượt như thế khi hết bản nhạc là trò chơi kết thúc, đội nào có nhiều quả mang chữ đúng yêu cầu đội đó thắng cuộc. - Cô cho mỗi đội 10-12 trẻ chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 1 lần. - Cô quan sát và nhận xét các đội chơi, động viên khuyến khích trẻ. Trò chơi ngón tay nhút nhít. Trò chơi 5: “Bàn tay khéo léo ” - Để tham gia trò chơi này cô mời các con hãy về các tổ của mình nào. Và trên đường về mỗi bạn chọn cho mình 1 bảng con và hộp hạt. * Cách chơi: Cô cho trẻ về 3 tổ. Gợi ý cho trẻ quan sát xem mình có những gì? - Cô giới thiệu cho trẻ biết đó là bảng con và hạt mà cô cháu đã sưu tầm khi ăn quả. Mình vừa chơi các trò chơi chạy nhảy bây giờ mình sẽ dùng bàn tay khéo léo của mình để xếp hạt thành những chữ đã học hôm nay. - Cô hướng dẫn trẻ cách xếp có 1 nét sổ thẳng từ trên xuống. là gì ? (chữ l). Chữ có nét sổ thẳng và 1 nét móc trên lại với nhau. là chữ gì? ( chữ h ) Chữ có 1 nét sổ thẳng và 2 nét xiên lại với nhau là chữ gì ? ( là k ) - Cô nhắc trẻ không tranh dành trong nhóm. Cô kiểm tra kết quả chơi. Nhận xét sau chơi Giáo dục trẻ tính đồng đội, chia sẽ nhừng nhịn bạn khi chơi. Hoạt động 3: Kết thúc Chương trình : “Sân chơi chữ cái l, h, k” đến đây là kết thúc. Cô thấy bạn nào tham gia vào chương trình rất sôi nổi và chương trình mang đến cho các bạn nhiều điều thú vị và bổ ích. Sau buổi học này Cô sẽ thưởng cho các con một chuyến du lịch dạo chơi ngoài vườn cổ tích. Trẻ đọc thơ Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe. - Trẻ vỗ tay hưởng ứng - Trẻ ngồi lại gần cô quan sát các ô số trên bảng. -Trẻ đọc chữ cái. - Cả lớp đọc chữ cái h, k, l trên máy. Trẻ kể. Trẻ lắng nghe. Trẻ vừa vòng tròn vừa đi vừa hát “Quả” và thực hiện trò chơi Trẻ xúm xít bên cô nhìn lên màn hình. - Trẻ quan sát các chữ cái trên màn hình, phát âm lại các chữ cái trẻ đã được học. Sau đó nhắm mắt lại, khi mở mắt trẻ đoán nhanh chữ cái đã biến mất là chữ cái gì. - Trẻ phát âm chữ cái theo yêu cầu của cô (Cả lớp, nhóm, cá nhân). Trẻ kể Trẻ lắng nghe trò chơi Trẻ chia 3 đội đứng 3 hàng. Trẻ thi đua chơi Trẻ lấy bảng và hột hạt đi về chổ ngồi. Trẻ xếp chữ cái theo yêu cầu. Trẻ phát âm đồng thanh – cá nhân. Trẻ láng nghe.
File đính kèm:
- giao_an_la.docx