Thiết kế giáo án lớp Lá - Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ

a.Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phân biệt được một số đặc điểm rõ nét giữa khối cầu và khối trụ.

b. kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt, so sánh giữa khối cầu và khối trụ.

c. Thái độ:

- Giáo dục trẻ tính kỷ luật và nề nếp học tập.

2.Chuẩn bị:

- Mỗi trẻ 2 khối cầu, 2 khối trụ.

- Đất nặn.

- Mô hình ngôi nhà.

- Một số đồ dùng có dạng khối cầu, khối trụ để xung quanh lớp.

3.Phương pháp:

- Đàm thoại,luyện tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ
a.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phân biệt được một số đặc điểm rõ nét giữa khối cầu và khối trụ.
b. kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt, so sánh giữa khối cầu và khối trụ.
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính kỷ luật và nề nếp học tập.
2.Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 2 khối cầu, 2 khối trụ.
- Đất nặn.
- Mô hình ngôi nhà.
- Một số đồ dùng có dạng khối cầu, khối trụ để xung quanh lớp.
3.Phương pháp:
- Đàm thoại,luyện tập.
4.Thực hiện:
a.Ổn định:
- Hát bài “Nhà của tôi”
* Trò chuyện: 
- Các con vừa hát bài gì? 
- Trong bài hát nói về cái gì? 
- Nhà dùng để làm gì?
- Nhà các con thuộc kiểu nhà nào?
- Nhà các con được làm bằng gì?
+ Cô khái quát: Có rất nhiều kiểu nhà khác nhau như : Nhà xây, nhà sàn, nhà 2 tầng, nhà trệt.và nó được làm bằng những nguyên vật liệu khác nhau: Nhà sàn thì được làm từ gỗ, nhà xây thì được làm từ xi măng, đất, cátCô cũng có một ngôi nhà được làm bằng các khối.Vậy hôm nay các con có muốn đến tham quan nhà của cô không?
b.Nội dung:
Hoạt động 1: Ôn nhận biết khối cầu,khối trụ.
- Cô cho trẻ vừa đi tham quan nhà của cô được làm bằng khối cầu, khối trụ . 
- Trò chuyện và yêu cầu trẻ tìm và gọi tên các khối trong ngôi nhà của cô.
- Cô cho cả lớp nhắc lại.
Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ.
- Cô phát khối cầu, khối trụ cho trẻ. Yêu cầu trẻ gọi tên các khối và giơ từng khối lên.
*Cô cho trẻ khảo sát các khối.
+ Cho trẻ lăn khối cầu.
- Hỏi trẻ: Khối cầu lăn được không?
- Cô chính xác lại câu của trẻ(khối cầu lăn được về các phía).
+ Cho trẻ sờ khối cầu.
- Hỏi trẻ:khi sờ khối cầu các con thấy thế nào?
+ Cho trẻ đặt chồng 2 khối cầu với nhau.
- Có đặt chồng 2 khối cầu với nhau được không?
- Vì sao(Vì không có mặt phẳng).
+ Cho trẻ lăn khối trụ.
- Hỏi trẻ: Khối trụ có lăn được không?Lăn được mấy phía?
+ Cô cho trẻ sờ khối trụ.
- Hỏi trẻ: khi sờ khối trụ các con thấy thế nào?
+ Cho trẻ đặt chồng 2 khối trụ với nhau.
- Có đặt chồng khối trụ với nhau được không?
- Vì sao(vì có mặt phẳng).
=> Kết luận:
- Khối cầu lăn được về mọi phía,không đặt chồng lên được vì khối cầu không có mặt phẳng.
- Khối trụ đứng được, lăn dọc, đặt chồng lên nhau được vì có mặt phẳng.
*So sánh sự giống nhau và khác nhau.
Giống nhau:
- Đều là khối lăn được.
Khác nhau:
- Khối cầu lăn được nhiều phía, khối trụ lăn được 2 phía. Khối cầu không đặt chồng lên nhau được còn khối trụ đặt chồng lên nhau được.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Cho trẻ chọn khối theo yêu cầu của cô.
- Cách chơi: + Cô nói tên khối, trẻ nói đặc điểm.
	 + Cô nói đặc điểm, trẻ nói tên khối.
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp đồ vật có dạng khối cầu, khối trụ.
Hoạt động 4: Trò chơi
* Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
- Cô hướng dẫn, giới thiệu trò chơi.
- Cô mời 2 đội chơi. Mỗi đội 3 trẻ bật qua vòng thể dục lên lấy khối theo yêu cầu của cô. Đội nào lấy đúng khối và nhiều hơn là đội thắng cuộc.
- Đếm số lượng từng nhóm.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Cô nhận xét kết quả chơi.
* Trò chơi “Tạo nhanh sản phẩm”
- Cô cho trẻ dùng đất nặn để nặn khối cầu,khối trụ. Trong quá trình nặn cho trẻ nói dùng kĩ năng xoay tròn hay lăn dọc để nặn mỗi khối (nặn khối cầu trước) .
c.Kết thúc hoạt động:
- Hát bài: “Cả nhà thương nhau” 

File đính kèm:

  • docGIAO AN NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT KHỐI CẦU.doc