Thiết kế giáo án lớp Lá - Trẻ nhận biết và phát âm được chữ a, ă, â

1.ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG:

- Trẻ phụ cô chăm sóc cây xanh của lớp.

- Tập thể dục với nhạc (dụng cụ gậy) + tập luân vũ.

2.TRÒ CHUYỆN ĐẦU GIỜ:

- Cho trẻ xem sách ở góc thư viện.

- Trò chuyện về các công việc mà mẹ thường làm trong gia đình: lau nhà, ủi quần áo, xếp quần áo, giặt đồ, nấu cơm

- Trẻ biết không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép.

3.HOẠT ĐỘNG HỌC:

 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

I.Mục đích yêu cầu :

- Trẻ nhận biết và phát âm được chữ a, ă, â thông qua các trò chơi với chữ cái.

 II.Chuẩn bị:

- Một số thẻ từ có chứa chữ cái a, ă, â.

- Bảng nỉ.

- Chấm tròn màu đỏ, xanh lá, xanh dương.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Trẻ nhận biết và phát âm được chữ a, ă, â, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10
TRƯỜNG MẦM NON MĂNG NON II
KẾ HOẠCH THI GIÁO VIÊN
DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
 Người dạy: Trịnh Thị Cẩm Loan
 Lớp: Lá 3
 Ngày dạy: 30/11/2015
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2015
1.ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG:
- Trẻ phụ cô chăm sóc cây xanh của lớp.
- Tập thể dục với nhạc (dụng cụ gậy) + tập luân vũ.
2.TRÒ CHUYỆN ĐẦU GIỜ:
- Cho trẻ xem sách ở góc thư viện.
- Trò chuyện về các công việc mà mẹ thường làm trong gia  đình: lau nhà, ủi quần áo, xếp quần áo, giặt đồ, nấu cơm
- Trẻ biết không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép.
3.HOẠT ĐỘNG HỌC:
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
I.Mục đích yêu cầu :
- Trẻ nhận biết và phát âm được chữ a, ă, â thông qua các trò chơi với chữ cái.
  II.Chuẩn bị: 
Một số thẻ từ có chứa chữ cái a, ă, â.
Bảng nỉ.
Chấm tròn màu đỏ, xanh lá, xanh dương.
3 bì thư có chứa thẻ chữ cái.
Rổ đựng các thẻ chữ cái a, ă, â rời.
Nhạc.
  III. Tiến hành:
  * Hoạt động 1:
Cô cùng cả lớp hát và múa bài “Múa cho mẹ xem”. Cô gợi ý, hỏi trẻ về các chữ cái đã học ở tiết học trước : ba mẹ, cái cặp, cây nến,
Cô cho trẻ đi tìm các chữ cái a, ă, â có ở môi trường xung quanh lớp học. Cô đặt yêu cầu: dán chấm tròn đỏ vào chữ a, chấm tròn xanh lá vào chữ ă và chấm tròn xanh dương vào chữ â.
Cô kiểm tra, sửa sai và cho trẻ phát âm lại một số thẻ từ.
Cô cho trẻ chơi trò chơi chuyển tiếp “Lăn bóng”.
  *Hoạt động 2:
Cô chia lớp làm 2 đội, xếp thành 2 hàng dọc. Mỗi đội sẽ tự đặt tên cho đội mình.
Cô giới thiệu tên trò chơi: “ Tìm chữ khuyết”. 
Cô nói rõ luật chơi và cách chơi: Mỗi bạn của mỗi đội sẽ chạy lên, nhìn vào bảng nỉ, 1 bên là thẻ từ của cô, một bên là thẻ từ bị khuyết các chữ cái. Nhiệm vụ của các bạn là tìm đúng thẻ từ bị thiếu và gắn vào.
Một thẻ từ gắn đúng thì sẽ được 1 ngôi sao.
Khi hết nhạc, đội nào có thật nhiều ngôi sao sẽ là đội chiến thắng.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
Cô cho trẻ chơi trò chơi chuyển tiếp “ Thỏ ăn cỏ”.
  *Hoạt động 3: 
Cô chia lớp làm 3 đội, xếp thành 3 hàng dọc, bạn đứng đầu sẽ là đội trưởng. Mỗi đội sẽ tự đặt tên cho đội của mình.
Cô giới thiệu tên trò chơi: “ Truyền tin – đoán ý đồng đội”.
Cô nói rõ luật chơi và cách chơi như sau: 
 Trên đây cô có 3 bì thư bên trong có chứa chữ cái , ngoài bảng cô có các thẻ chữ cái rời . Bạn đội trưởng lên chọn bì thư xem trong bì thư có chữ cái gì , sau đó quay về đội mình nói nhỏ vào tai bạn thứ hai, bạn thứ 2 sẽ kề vào tai nói nhỏ với bạn thứ ba chữ cái mình vừa nhận được , cứ thế truyền đến bạn cuối hàng . Bạn cuối hàng có nhiệm vụ lên bảng tìm chữ cái mình vừa nhận tính hiệu từ bạn . Nếu thẻ chữ cái vừa tìm giống với chữ cái trong bì thư là thắng cuộc . 
Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Lần thứ 2, cô cho viết mô phỏng vào lòng bàn tay bạn, viết trên lưng bạn.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Kết thúc hoạt động.
4.HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI:
- Trò chơi giả bộ có cốt chuyện:
+ Dạy trẻ biết đóng vai người khác khi chơi.
+ Biết rủ nhau chơi, thỏa thuận về trò chơi và chuẩn bị đồ chơi,  nơi  chơi cho trò chơi chung.
-Trò chơi xây dựng:
+ Trẻ biết phối hợp các thao tác xếp chồng và đặt cạnh để tạo ra mô hình xây dựng.
+ Biết phối hợp cùng bạn trong khi chơi. 
- Trò chơi có luật:
+ Trẻ biết rủ bạn cùng chơi, thỏa thuận về cách chơi.
+ Biết nhường nhịn bạn khi chơi.
-Trẻ có nhóm bạn chơi thường xuyên, vui vẻ, hòa đồng.
- Trò chơi khác:
* Góc âm nhạc:
+ Hát múa các bài hát về gia đình bé.
* Góc tạo hình:
- Sưu tầm hình ảnh và làm sách về các thành viên trong gia đình.
-  Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của  mình.  
* Góc văn học:
+ Xem sách truyện về gia đình
+ Diễn rối, kể chuyện sáng tạo 
* Góc khám phá:
+ Khám phá màu thực phẩm
* Góc LQCV:
+ Vẽ sáng tạo từ những chữ rỗng.
+ Viết chữ theo mẫu.
+ Nối chữ cái với từ có chứa chữ cái.
+ Tạo dáng chữ từ dây kẽm.
5.HOẠT ĐỘNG  NGOÀI TRỜI:
*Trò chơi dân gian: Kéo co
 *Trò chơi vận động : “Bắt chước tạo dáng”.
 *Chơi tự  do : Gợi ý hướng dẫn cho trẻ tham gia các  hoạt động:
+ Chơi với cát: cho trẻ chơi đào hố, đắp ngọn núi, in bánh, in  bàn tay, bàn chân, vẽ  trên cát
+ Lao động thiên nhiên: tưới cây, nhặt lá vàng, lau lá, nhổ  cỏ.
6.VỆ SINH ĂN - NGỦ:
  - Dạy trẻ cách vào bàn tự chia thức ăn theo nhu cầu của bản thân. Giáo dục trẻ thói quen văn minh, lịch sự trong ăn uống, giữ vệ sinh khu vực ăn.
7.HOẠT ĐỘNG  CHIỀU:
- Dạy trẻ hát bài “ Ai thương con nhiều hơn”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lqcv.doc
Giáo Án Liên Quan