Thiết kế giáo án lớp mầm - Hoạt Động: Làm quen văn học - Đề tài: Bài thơ “Đôi mắt của bé”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ “ Đôi mắt của bé” của tác giả Lê Thị phương
- Trẻ biết ngữ điệu , tình cảm,sắc thái được thể hiện trong bài thơ.
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: Bài thơ nói lên vẻ đẹp của đôi mắt bạn nhỏ, đôi mắt xinh xinh, tròn tròn. Đôi mắt của bé để nhìn mọi vật xung quanh nên phải giữ cho đôi mắt luôn sạch sẽ.
- Trẻ hiểu được các từ: “Xinh xinh”; “Tròn tròn”; “ giữ”;“Sáng hơn”.
2. Kỹ năng:
- Trẻ đọc thuộc thơ,thể hiện âm điệu nâng niu khi đọc thơ.
- Trả lời mạch lạc, rõ ràng.
- Rèn kỹ năng ngồi học chú ý có chủ định.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
* Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu quý đôi mắt.
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của mình.
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Hoạt Động : Làm quen văn học Đề Tài: Bài thơ “ Đôi mắt của bé” (Đa số trẻ chưa biết) Đối tượng: 4 – 5 tuổi Thời gian: 25 – 30 phút Số lượng: 33 trẻ Ngày dạy : 10/10/2016 Người dạy: Nguyễn Hồng Xen I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ “ Đôi mắt của bé” của tác giả Lê Thị phương - Trẻ biết ngữ điệu , tình cảm,sắc thái được thể hiện trong bài thơ. - Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: Bài thơ nói lên vẻ đẹp của đôi mắt bạn nhỏ, đôi mắt xinh xinh, tròn tròn. Đôi mắt của bé để nhìn mọi vật xung quanh nên phải giữ cho đôi mắt luôn sạch sẽ. - Trẻ hiểu được các từ: “Xinh xinh”; “Tròn tròn”; “ giữ”;“Sáng hơn”. 2. Kỹ năng: - Trẻ đọc thuộc thơ,thể hiện âm điệu nâng niu khi đọc thơ. - Trả lời mạch lạc, rõ ràng. - Rèn kỹ năng ngồi học chú ý có chủ định. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. * Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu quý đôi mắt. - Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của mình. II. CHUẨN BỊ. 1. Địa điểm: Trong lớp học. 2. Đồ dùng của cô: + Giáo án điện tử,Giáo án. + Truyện tranh minh họa bài thơ “ Đôi mắt của bé” tác giả Lê Thị Phương, que chỉ + Cô thuộc bài thơ “ Đôi mắt của bé” và có giọng đọc diễn cảm. - Nhạc bài hát: “ Cái mũi”; Nhạc nền để đọc thơ 3. Đồ dùng của trẻ: - Ghế đủ cho trẻ ngồi. III. CÁCH TIẾN HÀNH. Nội dung và tiến trình hoạt động Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức 2.Nội dung chính Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ 3. Kết thúc - Cô và trẻ hát bài hát “Cái mũi”, trò chuyện với trẻ về bài hát. + Các con vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát nói tới cái gì? + Ngoài mũi trên cơ thể chúng ta còn có những bộ phận gì? ( Cô gọi vài trẻ trả lời) + À đúng rồi trên cơ thể chúng ta có rất nhiều bộ phận và mỗi bộ phận có tác dụng khác nhau để biết rõ hơn về đôi mắt hôm nay cô giới thiệu với các con bài thơ “ Đôi mắt của bé”, tác giả: Lê Thị Phương * Cô đọc thơ cho trẻ nghe: + Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ thể hiện tình cảm nâng niu đôi mắt của bài thơ. - Cô vừa đọc bài thơ gì? - Muốn biết vì sao bài thơ có tên là“ Đôi mắt của bé” các con lắng nghe cô đọc lại lần nữa nhé! + Cô đọc lần 2: Cô đọc kết hợp hình ảnh minh họa sa bàn tranh quay. * Giảng giải nội dung bài thơ, trích dẫn và đàm thoại làm rõ ý: - Đôi mắt rất xinh,đôi mắt có hình tròn ,đôi mắt để nhìn mọi vật xung quanh chúng ta. Cô đọc trích dẫn từ câu “ Đôi mắt xinh xinh đến câu giúp em nhìn thấy mọi vật xung quanh” Cô giải thích từ: “ Xinh xinh”: Giống như là đẹp có nghĩa là một đôi mắt đẹp. “ Tròn tròn”: Đôi mắt có dạng hình tròn - Đôi mắt của chúng mình rất đẹp,nhưng để đôi mắt ngày càng sáng để nhìn rõ mọi vật thì các con phải giữ gìn cho đôi mắt luôn luôn sạch sẽ. Cô đọc trích dẫn từ câu“ Đôi mắt xinh xinh đến câu giữ cho đôi mắt ngày càng sáng hơn” * Các con vừa được nghe bài thơ “ Đôi mắt của bé” bây giờ chúng mình thi xem ai sẽ có câu trả lời nhanh nhất nhé! - Đôi mắt của chúng mình như thế nào? -Đôi mắt có tác dụng gì? - Để có đôi mắt sáng chúng mình cần phải làm gì? - Cô chốt lại các con ạ! Đôi mắt của chúng mình rất là xinh và rất quan trọng nó giúp chúng mình nhìn mọi vật xung quanh vì vậy chúng mình phải giứ gìn đôi mắt sạch sẽ. + Cô đọc lần 3 bằng hình ảnh powerpoit. * Dạy trẻ đọc thơ: + Cô cho trẻ đọc cùng cô 2 đến 3 lần. + Cô cho trẻ đọc theo tổ, nhóm. + Cô cho trẻ đọc thơ theo yêu cầu: Cô đưa ra hình ảnh nào trẻ đọc đoạn thơ tương ứng hình ảnh đó. + Cho trẻ khá lên đọc thơ cá nhân. + Cho cả lớp đọc lại 1 lần. Trong quá trình trẻ đọc thơ cô chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ đọc ngọng, đọc sai, đọc nhanh quá, đọc hét to không diễn cảm Cho trẻ thay đổi tư thế khi đọc thơ: Đứng tại chỗ, đứng lên phía trước lớp - Cô thấy lớp mình đọc thơ rất hay cô cũng rất thích bài thơ này cô sẽ đọc tặng các con trên nền nhạc nhé! ( Cô đọc thơ trên nền nhạc) * Củng cố,lồng ghép giáo dục, kết thúc giờ học. - Các con vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Để có đôi mắt sáng các con phải làm gì? - Khi bị bụi bay vào mắt các con phải làm gì? - Khi bị bệnh đau mắt các con phải đi đâu nhỉ? À đùng rồi sáng ngủ dậy các con phải rửa mặt bằng khăn sạch. Khi chơi đồ chơi xong các con phải rửa tay sạch để bụi không theo tay vào mắt.Khi bị bụi bay vào mắt các con không được dụi mắt mà phải nhờ người lớn giúp đỡ. Và khi bị đau mắt các con được bố mẹ đưa đi bác sỹ thì các con phải ngoan làm theo sự hướng dẫn của bác sỹ nhé! - Cô thấy lớp mình bạn nào cũng đọc thơ hay và bạn nào cũng có đôi mắt sáng cô khen tất cả các con. - Chuyển hoạt động khác. - Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe cô - Trẻ lắng nghe cô - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe cô - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát trên màn hình tv - Trẻ đọc thơ - Trẻ lắng nghe cô đọc. - Trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe cô
File đính kèm:
- Bai_tho_doi_mat_cua_em.doc