Thiết kế giáo án lớp mầm năm 2016 - Chủ đề: Gia đình
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động :
- Hình thành ý thức và kĩ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của bản thân trong gia đình sao cho sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp.
- Thực hiện đúng các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh, bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp hoặc hiệu lệnh.
- Trẻ được rèn luyện và phát triển cơ chân, cơ tay, toàn thân.
- Phát triển vận động nhịp nhàng, khéo léo, qua các bài vận động cơ bản: Bò chui qua cổng bước lên bước xuống bậc cao. ném xa bằng một tay.
* Dinh dưỡng, sức khỏe:
- Biết tên một số món ăn quen thuộc.
- Ăn uống hợp lí và đúng giờ.
- Tập luyện và giữ gìn sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.
Chủ đề: GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện: 3 tuần (17/10 - 04/11/2016) ---------------------- & -------------------- I. MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: * Phát triển vận động : - Hình thành ý thức và kĩ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của bản thân trong gia đình sao cho sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp. - Thực hiện đúng các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh, bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp hoặc hiệu lệnh. - Trẻ được rèn luyện và phát triển cơ chân, cơ tay, toàn thân. - Phát triển vận động nhịp nhàng, khéo léo, qua các bài vận động cơ bản: Bò chui qua cổng bước lên bước xuống bậc cao. ném xa bằng một tay. * Dinh dưỡng, sức khỏe: - Biết tên một số món ăn quen thuộc. - Ăn uống hợp lí và đúng giờ. - Tập luyện và giữ gìn sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình. 2. Phát triển nhận thức: * Khám phá khoa học: - Trẻ có khả năng nhận biết được các thành viên trong gia đình, công việc của mỗi thành viên trong gia đình, biết được đặc điểm của ngôi nhà mình ở. - Bước đầu biết nhu cầu của gia đình ( ăn, mặc, ở, mọi người quan tâm lẫn nhau...). - Biết được một số đồ dùng trong gia đình. * Làm quen với toán: - Phân nhóm đồ dùng gia đình theo 1, 2 dấu hiệu cho trước.. - Trẻ biết so sánh cao, thấp giữa 2 ngôi nhà. - Xác định vị trí đồ vật so với bản thân. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Mở rộng kĩ năng giao tiếp của trẻ thông qua việc trò chuyện, thảo luận theo chủ đề. - Trẻ biết mạnh dạn nói một số từ mới và hiểu ý nghĩa của các từ đó, trẻ phát âm đúng không nói ngọng, mạnh dạn trong giao tiếp bằng lời nói với những người xung quanh. - Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi đơn giản ( Ai? Cái gì? Để làm gi?...). - Biểu lộ các trạng thái xúc cảm của bản thân bằng ngôn ngữ. - Nghe hiểu nội dung một số bài thơ, câu truyện về chủ đề “Gia đình”. 4. Phát triển thẩm mỹ: * Làm quen tạo hình: - Trẻ có thể vẽ, tô màu tranh về gia đình. - Trẻ có thể sử dụng một số nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho dạy và học. * Làm quen âm nhạc: - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát trong chủ đề. Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu (Nhanh, chậm, phối hợp). - Chăm chú lắng nghe cô hát, nhận xét về giai điệu nội dung câu bài hát, bản nhạc và thể hiện cảm xúc phù hợp 5. Phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội: - Trẻ biết yêu quý gia đình của mình, các thành viên trong gia đình mình. - Phát triẻn kĩ năng hợp tác, chia sẻ quan tâm đến người khác. - Có thói quen giao tiếp lịch sự, biết lắng nghe người khác nói, biết thưa gửi lễ phép. - Trẻ biết thể hiện cảm xúc, tình cảm về ngôi nhà của mình, những thành viên trong gia đình mình. - Yêu quý giữ gìn đồ dùng trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Tranh, ảnh, truyện, sách về chủ đề “ Gia đình” - Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, bài thơ, câu chuyện ... liên quan đến chủ đề. - Bút sáp màu, đất nặn, bảng, giấy A3, A4, giấy màu, giấy họa báo... để trẻ làm quen và tô, vẽ, cắt, dán ... - Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép, xây dựng. - Đồ dùng, đồ chơi cho góc đóng vai; - Dụng cụ vệ sinh, trang trí góc, lớp. 2. Đồ dùng của trẻ: - Đất nặn, bảng con, vở tạo hình, làm quen với toán, bút sáp màu, giấy A4, giấy màu, hồ dán, kéo ... - Lô tô về chủ đề “ Gia đình” - Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi. III. MẠNG NỘI DUNG: Gia đình tôi - Trẻ biết rõ tên các thành viên trong gia đình. - Trẻ biết công việc của các thành viên trong gia đình. - Biết về quan hệ tình cảm của các thành viên trong gia đình. - Biết gia đình đông con, gia đình ít con. GIA ĐÌNH Nhu cầu gia đình. - Trẻ biết trong gia đình cần rất nhiều nhu cầu: biết đồ dùng gia đình, các phương tiện đi lại trong gia đình. - Biết gia đình là noi mọi người cùng nhau sống vui vẻ, cùng nhau tổ chức các ngày kỷ niệm. - Các thành viên trong gia đình cần được ăn mặc đầy đủ, ăn uống vệ sinh, hợp vệ sinh, - Trẻ biết trong gia đình mọi người phải thương yêu, chăm sóc lần nhau, có trách nhiệm với nhau. Gia đình sống chung một mái nhà - Trẻ biết nhà là nơi bé sống cùng gia đình, có ý thức giữ gìn vệ sinh, dọn dẹp vệ sinh cho sạch sẽ. - Nhận biết các kiểu nhà khác nhau: nhà nhiều tầng, nhà ngói, nhà tranh, nhà cấp 4. - Biết các vật liệu khác nhau để làm nên ngôi nhà: gạch, gỗ, cát, xi măng... - Biết nhà có sân, vườn... IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG: Phát triển nhận thức: * Khám phá khoa học : - Gia đình bé. Những người thân yêu của bé. Các kiểu nhà bé ở. Một số đồ dùng cần thiết trong gia đình. * Toán: - Đếm và so sánh về số lượng thành viên trong gia đình. Nhận biết những thứ 1 và nhiều trong gia đình. So sánh cao, thấp giữa 2 giữa hai thành viên, 2 ngôi nhà. Nhận biết các hình: Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật. Phát triển ngôn ngữ: - Đàm thoại về gia đình,các thành viên trong gia đình . Trò chuyện về công việc của bố mẹ; đồ dùng gia đình * Thơ: - Thăm nhà bà. Gió từ tay mẹ. Em yêu nhà em. Cháu yêu bà, Ấm và chảo. * Truyện: Cô bé quàng khăn đỏ. Quà tặng mẹ. Một bó hoa tươi thắm. Phát triển thể chất: Dinh dưỡng, sức khỏe: - TrÎ nhËn ra ®îc vµ kh«ng ch¬i mét sè ®å vËt cã thÓ g©y nguy hiÓm. - Nhận biết một số món ăn thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe Biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh đồ dùng đồ chơi trong gia đình một cách đơn giản * Vận động cơ bản: - Bò chui qua cổng. Bò theo đường dích dắc. Ném xa bằng một tay. Bước lên bước xuống bậc cao. Phát triển thẩm mỹ: Âm nhạc: * Hát, vận động: Cháu yêu bà. Đi học về. Chiếc khăn tay. Cả nhà thương nhau. Bé quét nhà. Múa cho mẹ xem. Nhà của tôi. * Nghe hát: Cho con. Ba mẹ là quê hương. Ru con. Ba ngọn nến lung linh. Ngôi nhà mới. Tôi là cái ấm trà. * Trò chơi: Ai nhanh chân, ai đoán giỏi, tiếng gì kêu. Tạo hình: - Tô màu: Bức tranh gia đình; Ngôi nhà của bé. Nặn quà tặng người thân. Dán ngôi nhà. Xếp hình ngôi nhà. - Vẽ bánh tròn tặng sinh nhật mẹ. Phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội: - Trò chuyện với trẻ về các thành viên trong gia đình, nhu cầu gia đình và một số quy tắc trong gia đình. - Chơi đóng vai :các thành viên gia đình; người bán hàng - Trò chơi lắp ghép: Nhà bé ở, khu chung cư, lắp ghép các phương tiện, đồ dùng gia đình. - Trò chơi: “Hãy đổi đồ dùng, đồ chơi cho bạn”: - Thực hành và luyện tập các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, sử dụng đồ dùng trong gia đình qua hoạt động góc. GIA ĐÌNH Chủ đề nhánh 1: GIA ĐÌNH TÔI Thời gian thực hiện từ ngày: 17/10 –21/10/2016) ----------------------&------------------ I. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: HOẠT ĐỘNG Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 ĐÓN TRẺ Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. - Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ trẻ hàng ngày, tuyên truyền với phụ huynh về chăm sóc sức khoẻ trẻ và tình hình học tập của trẻ. - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. - Trò chuyện với trẻ về bản thân, tuổi, giới tính của trẻ và của bạn THỂ DỤC SÁNG Bài tập: Tập kết hợp với bài hát “Cả nhà thương nhau” Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết tập thở sâu, phát triển cơ bắp. - Rèn luyện cho trẻ khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô. - Trẻ hứng thú tham gia tập. Chuẩn bị: - Sân ( sàn nhà ) bằng phẳng, khô ráo. - Quần áo trẻ gọn gàng. Tổ chức hoạt động: 1. Khởi động: - Cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn, vừa đi vừa kết hợp hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”, cô đi ngược chiều với trẻ. Cho trẻ đi các kiểu: Đi thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, về ga...Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn hoặc thành hàng dọc rồi chuyển thành hàng ngang và dãn cách đều. để tập BTPTC 2. Trọng động: Tập kết hợp với bài hát “Cả nhà thương nhau” 4 lần x 4 nhịp - Hô hấp: Cho trẻ làm động tác thổi bóng bay. - Tay: Hai tay dang ngang gập khuỷu tay lên vai “Ba thương con..con giống ba (4 lần x 4 nhịp) - Chân: Hai tay dang ngang, khụy gối hai tay đưa ra trước “Cả nhà ta..gặp nhau là cười ( 4 lần x 4 nhịp) - Bụng: Hai tay chống hông, nghiêng người sang hai bên “ba thương concon giống ba” (4 lần x 4 nhịp) - Bật: Hai tay chống hông nhảy bật tách chân, khép chân “Cả nhà ta.gặp nhau là cười ( 4 lần x 4 nhịp) * Hồi tĩnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng quanh sân tập. 3. Trò chơi vận động: Bóng tròn to - Cô giới thiệu trò chơi - Cách chơi: cô cho trẻ năm tay nhau thành vòng tròn. Khi cô đọc “bóng tròn to, tròn tròn to” thì trẻ nắm tay lùi ra sau làm vòng tròn to. Khi cô đọc “bóng xì hơi, xì xì hơi” trẻ năm tay nhau đi tiến vào trong. - Cô hướng dẫn trẻ chơi 2 – 3 lần. 4. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1 – 2 vòng ĐIỂM DANH Cô thực hiện dưới nhiều hình thức , nhằm làm cho trẻ biết tên và quan tâm đến nhau. Có thể cô lần lượt gọi tên từng trẻ. Hoặc cô làm cho mỗi trẻ một thẻ tên – kí hiệu. HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển nhận thức: MTXQ Trò chuyện về gia đình của bé. Phát triển thể chất: Thể dục - Bật về phía trước - Trò chơi: Thổi bóng. Phát triển nhận thức: Tạo hình Tô màu chân dung mẹ Phát triển ngôn ngữ: Văn học Truyện: Cô bé quàng khăn đỏ Phát triển thẩm mỹ: Âm nhạc Hát, vận động: Cả Nhà thương nhau. Nghe hát: Cho con Trò chơi: Ai nhanh hơn HOẠT ĐỘNG GÓC Phân vai - Gia đình - Cô giáo - Bác sĩ - Bán hàng Xây dựng - Xây dựng lắp ghép khu vườn cảu bé Học tập - Xem tranh ảnh về gia đình Nghệ thuật - Tô , vẽ, nặn, xé dán tranh theo chủ đề. -Biểu diễn văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề - Làm sách tranh về chủ đề Thiên nhiên - Chăm sóc cây xanh của lớp. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có mục đích: Trò chuyện tìm hiểu về địa chỉ gia đình. 2. Trò chơi: Trời mưa 3. Chơi tự do 1. Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về gia đình của bé 2. Trò chơi: Thi xem ai nhanh. 3. Chơi tự do 1. Hoạt động có mục đích: Vẽ tự do trên sân 2. Trò chơi: Lộn cầu vồng. 3. Chơi tự do 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát thời tiết. 2. Trò chơi: Chi chi chành chành 3. Chơi tự do 1.Hoạt động có mục đích: Quan sát cây xanh trong sân trường. 2.Trò chơi: Kéo co 3.Chơi tự do VỆ SINH ĂN TRƯA - Giờ ăn tiến hành trong khoảng 60 phút. Cô sắp xếp công việc một cách hợp lí từ khâu chuẩn bị ăn cho đến khâu vệ sinh sau khi ăn. - Hướng dẫn và tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. Lớp có hai cô thì phân công một cô giám sát trẻ lau mặt, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và cô còn lại kết hợp với một số trẻ trực nhật bữa ăn. Sau khi trẻ ăn xong, cho trẻ cùng cô dọn dẹp chỗ ngồi ăn và nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy, nhảy nhiều sau khi ăn. NGỦ TRƯA - Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ. Khi quá số tre vào cô mới cho trẻ nằm để ngủ. Phòng ngủ phải thoáng mát, tránh ánh sáng nhiều. Khi ổn định chỗ ngủ cô có thể hát ru hoặc cho trẻ nghe hát các bài ru, dân ca. Những trẻ khó ngủ cô vỗ về cho trẻ ngủ. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Trò chuyện, chơi các trò chơi về chủ đề - Chơi trò chơi tự do - Làm quen bài mới: Tô màu “Chân dung mẹ” - Chơi tự do - Ôn bài cũ - Chơi trò chơi dân gian - Ôn bài cũ: kể lại truyện trong chủ đề - Chơi tự do ở các góc - Văn nghệ cuối tuần - Ôn bài cũ VỆ SINH – TRẢ TRẺ - Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng. - Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Cô trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh tình hình trong ngày của trẻ II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI: Thời gian Tên trò chơi Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành 7h – 8h00 Chơi trong giờ đón trẻ Chơi theo ý thích của trẻ với đồ chơi của lớp. - Trẻ chơi đoàn kết, biết tự lấy đồ chơi theo ý thích của mình - Các đồ chơi theo chủ đề ở góc đầy đủ - Cô gợi ý trẻ xem trẻ thích chơi đồ chơi gì? Chơi ở góc nào? - Khi trẻ chơi cô bao quát chung và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Khen ngợi và khuyến khích trẻ khi trẻ có những sản phẩm đẹp, hành vi tốt. - Trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định. 8h – 8h40 Chơi trong giờ hoạt động có chủ đích 1. Trò chơi: “Nhà bé ở đâu?” - Cách chơi: Trò chuyện về tên các đường phố hoặc tên làng xã. Cô cầm tất cả các thẻ địa chỉ của một trẻ bất kì cho cả lớp cùng nghe rõ và hỏi “Có ai biết đó là địa chỉ của bạn nào không?”. Sau đó đọc lại địa chỉ và đưa thẻ cho trẻ có đúng địa chỉ đó. Trò chơi tiếp tục như vậy với địa chỉ khác và trẻ khác. 2. Trò chơi: “Ai đấy nhỉ?” - Cách chơi: Cô cho trẻ xem hình ảnh của các thành viên trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, bé) và hỏi trẻ đó là ai. 3.Trò chơi: “Đuổi bắt bóng” - Cách chơi: Cô chia trẻ thành các nhóm. Mỗi nhóm từ 6 – 8 trẻ và tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm. Cô vừa gọi tên các trẻ vừa đẩy bóng lăn đi theo các hướng khác nhau, trẻ chạy theo và nhặt bóng mang về cho cô. Cô tiếp tục đẩy bóng đi theo một hướng khác để trẻ chạy theo bóng lần 2. Cô tiếp tục chơi với nhóm tiếp theo. 4. Trò chơi: “Ai nhanh hơn” - Cách chơi: Cô có 5 cái vòng và mời 6 bạn lên chơi. Chúng mình cùng đi xung quanh những chiếc vòng và hát 1 bài hát, khi có hiệu lệnh thì các con phải chạy về vòng, 1 vòng chỉ được 1 bạn. - Luật chơi: Ai không tìm thấy vòng thì bạn ấy là người thua cuộc và phải nhảy lò cò. 8h40 –9h20 Chơi, hoạt động ở các góc Phân vai - Cô giáo, học sinh. - Bác sĩ - Gia đình - Bán hàng - Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. - Biết thể hiện một vài hành động chơi phù hợp với vai mình đóng - Đồ chơi gia đình: Nồi, bát đĩa, trang phục... - Cô giáo: Tranh ảnh, đồ chơi, xắc xô... - Bác sĩ: ống nghe, tủ thuốc... 1. Ổn định: - Cô hỏi trẻ “Lớp mình đang học về chủ đề gì?” - Cô và trẻ cùng hát bài hát “Cả nhà thương nhau’ + Các con vừa hát bài hát gì? - Hôm nay cô có rất nhiều góc chơi cho các con lựa chọn đấy! 2. Thỏa thuận trước khi chơi: - Cô và trẻ đàm thoại: - Con thích chơi ở góc nào? - Bạn nào cũng thích chơi ở góc này? - Còn bạn nào thích chơi ở góc khác? - Cô giới thiệu các góc chơi và giáo dục trẻ: + Phân vai: gia đình, bán hàng, bác sĩ. + Xây dựng: xây khu vườn của bé. + Nghệ thuật: vẽ, tô, nặn theo chủ đề. Hát, đọc thơ theo chủ đề + Học tập: xem tranh ảnh của gia đình. + Thiên nhiên: chăm sóc cây xanh. Bây giờ bạn nào chơi ở góc nào thì về góc đó chơi và rủ bạn cùng chơi nhé. * Trước khi chơi các con phải lấy đồ chơi nhẹ nhàng và trong khi chơi các con phải chơi đoàn kết với bạn. Khi chơi xong các con phải thu dọn đồ chơi vào đúng nơi quy định nhé! - Cho trẻ tự về góc mình thích , về góc trẻ tự thoả thuận vai chơi 3. Hướng dẫn quá trình chơi: * Góc phân vai: - Cô gợi ý trẻ nhận vai chơi, nếu trẻ chưa biết chơi cô nhập vai chơi cùng trẻ. - Ở trường mầm non có những ai? Cô giáo làm những việc gì?... - Cô dạy trẻ các thao tác chơi cơ bản: Chọn thực phẩm, sơ chế, bày hàng, dạy hát, tập thể dục... * Góc xây dựng: - Trẻ thực hiện cô bao quát hướng dẫn trẻ - Cô quan sát hướng dẫn, tạo tình huống chơi cùng trẻ. - Trẻ xếp hàng rào, vườn cây trong khu vườn. * Góc Nghệ thuật: - Cô giới thiệu một số sản phẩm tạo hình dể gây hứng thú cho trẻ. - Hướng dẫn trẻ tạo sản phẩm từ nhiều loại nguyên liệu. - Lựa chọn một vài bài hát có tiết tấu và lời ca đơn giản đẻ trẻ tập biểu diễn. - Dạy trẻ cách sử dụng đúng các nhạc cụ, tập đứng theo đội hình dể biểu diễn, khuyến khích trẻ sáng tạo động tác minh họa đơn giản. * Góc học tập: - Hướng dẫn trẻ xem tranh ảnh và nhận xét về tranh, hướng dẫn trẻ làm sách tranh theo chủ đề, ghép tranh về trường mầm non. - Trẻ về góc thực hiện nhiệm vụ chơi, trong khi trẻ thực hiện cô quan sát gợi ý cách bố trí tranh hợp lý * Góc thiên nhiên: - Cô chú ý tạo ra nhiều tình huống cho trẻ giải quyết, và giao lưa giữa các góc chơi 4. Kết thúc : - Cô nhận xét nhóm nào hoạt động xong trước rồi đến các nhóm tiếp theo. + Góc phân vai: các cô nội trợ và bán hàng hôm nay đã nấu ăn rất ngon bà bán hàng rất đúng giá đấy + Góc xây dựng: hom nay các bác thợ xây đã xây công viên rất đẹp và chắc chắn đấy + Góc học tập: các con đã biết phân biệt được gia đình ít con, gia đình đông con, các con rất giỏi + Góc nghệ thuật: các nhạc sĩ, ca sĩ hôm nay đã hát rất hay và đúng nhạc đấy + Góc thiên nhiên: à các bạn đã biết cách chăm sóc cây xanh rồi. + Cô nhận xét chung cả lớp và khen ngợi trẻ. - Cho trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định. Xây dựng - Xây khu vườn của bé - Trẻ biết xếp các khối, xếp cạnh, xếp chồng. - Hứng thú tham gia các hoạt động. - Hàng rào, cổng, gạch, khối. - Các miếng ghép đồ chơi. Học tập Xem tranh trò chuyện về gia đình - Chơi lô tô về các loại đồ dùng đồ chơi trong lớp. - Trẻ biết về nhóm chơi, biết cầm và giở sách đúng cách - Chuẩn bị thêm sách, truyện theo chủ đề. - Báo, tạp chí cũ để trẻ tập làm quen với việc tự giở sách. Nghệ thuật - Hát một số bài hát theo chủ đề. - Bước đầu có một số kĩ năng vẽ, nặn đơn giản, tạo ra sản phẩm. - Thích thú biểu diễn một số bài hát và vỗ đệm bằng các nhạc cụ. - Đất năn, đồ chơi cô nặn mẫu. - Băng nhạc theo chủ đề. - Mũ, nhạc cụ... Thiên nhiên - Trồng cây Chăm sóc cây . - Trẻ biết chăm sóc cây Và thích được chăm sóc cây Vườn thiên nhiên sạch sẽ, an toàn - Nước, khăn lau Bộ đồ chơi làm vườn. 9h20 – 10h00 Chơi ngoài trời 1. Trò chơi: “Trời mưa” Mục đích: - Rèn luyện kỹ năng vận động, phản xạ nhanh. Chuẩn bị: - 1 cái trống lắc. - Xếp ghế thành hình vòng cung, mỗi ghế cách nhau khoảng 30 – 40cm. Số ghế ít hơn số trẻ từ 3 – 4 cái. Cách chơi: Cô quy định mỗi ghế là một “ngôi nhà”. Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Trời nắng, trời mưa”. Khi cô ra hiệu lệnh “Trời mưa” và gõ trống lăc dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh dến 1 “ngôi nhà” (ngồi vào ghế) để tránh mưa. Luật chơi: Trẻ nào chạy chậm không có “ngôi nhà” để tránh mưa bị ướt thì phải dừng cuộc chơi. 2. Trò chơi: Thi xem ai nhanh? Mục đích: Phát triển tai nghe, phân biệt và nhận ra giọng hát của bạn . Chuẩn bị: Mũ chóp kín. Luật chơi: Bạn nào đoán sai thì ra khỏi vòng chơi. Cách chơi: - Cô cho một trẻ đội mũ chóp kín. Gọi một trẻ trai hoặc một trẻ gái lên hát. Trẻ đội mũ chóp sẽ phải đoán bạn đang hát là bạn trai hay là bạn gải hoặc tên bạn, tên bài hát. 3. Trò chơi: “Chi Chi Chành Chành” Mục đích: Phát triển ngôn ngữ và rèn luyện phản xạ nhanh cho trẻ. Chuẩn bị: - Số lượng: 5 - 6 trẻ trở lên - Không gian cho trẻ chơi theo nhóm như: Sân trường, lớp học. Luật chơi: Trẻ nào bị ”cái” nắm được ngón tay là thua cuộc. Cách chơi: - Cô cùng trẻ đọc thuộc bài đồng dao “Chi Chi Chành Chành”: “Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Bắt dế đi tìm Ù à ù ập Đóng sập cửa lại” - Một nhóm (khoảng 5 - 6 trẻ) quây tròn lại, một trẻ làm “cái”) xòe bàn tay ngửa lên trên. - Những trẻ khác đặt ngón tay trỏ vào giữa lòng bàn tay “cái”,vừa đánh nhịp đều đặn vừa đọc lời bài đồng dao. Đến tiếng “ập” của câu cuối cùng thì trẻ làm ”cái” phải nắm thật nhanh bàn tay lại, đồng thời các trẻ khác phải rút ngón tay trỏ của mình ra thật nhanh. Trẻ nào rút chậm ngón tay, bị “cái” nắm được là thua cuộc và phải thay “cái” xòe tay ra để các bạn khác chơi tiếp. 4. Trò chơi “Lộn cầu vồng” Mục đích: - Phát triển ngôn ngữ và khả năng vận động theo nhịp điệu - Rèn luyện cơ tay và cơ lưng cho trẻ. Chuẩn bị: - Số lượng: từ 2 trẻ trở lên, chơi theo số chẵn. - Không gian cho trẻ chơi theo nhóm như: Sân trường, lớp học Luật chơi: Khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai trẻ cùng xoay người nửa vòng để lộn cầu vồng. Cách chơi: - Cô và trẻ cùng đọc bài đồng dao “ Lộn cầu vồng” “Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có cậu mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng” - Hai trẻ đứng đối diện và cầm tay nhau. Trẻ vừa đọc lời đồng dao vừa vừa lần lượt đưa tay sang hai bên. Khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai cùng giơ cao cánh tay (vẫn nắm tay nhau) rồi cùng xoay người nửa vòng, chui qua tay, quay lưng vào nhau. Sau đó lại tiếp tục chơi như trước, đến câu cuối cùng thì lộn lại tư thế ban đầu. 5. Trò chơi: “Kéo co” Mục đích: Rèn luyện tính bền bỉ, sức dẻo dai và tinh thần đồng đội cho trẻ. Chuẩn bị: - Số lượng: không hạn chế - Một đoạn
File đính kèm:
- Chu_de_gia_dinh_le_thi_ngoc_tuyetmn_hai_thanh.doc