Thiết kế giáo án lớp mầm - Nhận biết con gà trống, con vịt
1. Kiến thức:
Trẻ nhận biết đúng con gà trống, con vịt
Biết tên, đặc điểm nổi bật, tiếng kêu thức ăn, nơi sống . của con gà trống và con vịt.
2/Kĩ năng
Trẻ trả lời đúng các câu hỏi
Chọn đúng tranh con gà trống, con vịt khi chơi trò chơi
3. Thái độ
Trẻ thích thú khi tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
Yêu thương và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình bé
II.Chuẩn bị
- Tranh, ảnh 1 số con vật nuôi trong gia đình.
- Loto con gà trống, con vịt
- Rổ
- Đĩa nhạc
- Tranh con gà trống, con gà mái.
GIÁO ÁN THÁNG 9 Tuần 3 Giáo viên: Hồ Thị Diễm My Lớp: 24-36 tháng Thứ 2 NHẬN BIẾT CON GÀ TRỐNG, CON VỊT I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ nhận biết đúng con gà trống, con vịt Biết tên, đặc điểm nổi bật, tiếng kêu thức ăn, nơi sống ... của con gà trống và con vịt. 2/Kĩ năng Trẻ trả lời đúng các câu hỏi Chọn đúng tranh con gà trống, con vịt khi chơi trò chơi 3. Thái độ Trẻ thích thú khi tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Yêu thương và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình bé II.Chuẩn bị - Tranh, ảnh 1 số con vật nuôi trong gia đình. - Loto con gà trống, con vịt - Rổ - Đĩa nhạc - Tranh con gà trống, con gà mái. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Nhận xét 1.Hoạt động 1: Ổn định Cô và trẻ chơi trò chơi: Bắt chước tiếng kêu của các con vật. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài Vừa rồi, các con vừa chơi rất là giỏi, bây giờ cô đố lớp minh xem đây là tiếng của con gì nhé. Ò ó o.. - Đúng rồi, vậy bạn nào biết hình dáng của con gà trống như thế nào chưa? -Vậy hôm nay cô cùng các con tìm hiểu con gà trống nhé. Nhận biết: Con gà trống -Cho trẻ quan sát tranh con gà trống Trò chuyện với trẻ + Đây là con gì ? (Cho trẻ nhắc lại nhiều lần con gà trống) + Gà trống gáy như thế nào? + Cô giới thiệu từng bộ phận của con gà trống cho trẻ xem xà cho trẻ nhắc lại nhiều lần. -Mời 3-4 trẻ lên chỉ các bộ phận của chú gà trống. -Gà trống được nuôi ở đâu? - Gà trống ăn gì? --> Khái quát về con gà trống cho trẻ. *Nhận biết: Con vịt - Cho trẻ quan sát tranh con vịt - Trò chuyện cùng trẻ + Đây là con gì? (Cho trẻ nhắc lại nhiều lần con vịt) + Con vịt kêu như thế nào? + Cô giới thiệu từng bộ phận của con vịt cho trẻ xem và cho trẻ nhắc lại nhiều lần. - Cô mời 3-4 trẻ lên chỉ các bộ phận của con vịt. Con vịt được nuôi ở đâu? - Con vịt ăn gì? --> Cô khái quát lại về con vịt cho trẻ *Chơi trò chơi: Nhanh tay chọn đúng - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi Cho trẻ chơi 2-3 lần Lần 1: Cô nói tên con vật, trẻ chọn trong rổ và giơ lên nói to con gà trống hay con vịt đúng theo yêu cầu của cô. Lần 2: Cô giả tiếng kêu của 1 con vật và trẻ chọn lô tô đưa lên và nói tên con vật đó 3. Kết thúc -Hỏi trẻ tên các con vật vừa nhận biết -Nhận xét, tuyên dương - Giáo dục trẻ Thứ ba VẼ THEO MẪU: VẼ ÔNG MẶT TRỜI I.Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức Cung cấp cho trẻ biết vẽ ông mặt trời là 1 hình tròn và những tia nắng là những nét xiên. Trẻ biết được lợi ích của ông mặt trời là sưởi ấm cho mọi vật và báo hiệu 1 ngày mới 2. Kỹ năng Cung cấp cho trẻ kỹ năng cầm bút, cách ngồi, cách vẽ hình tròn và những nét xiên quanh hình tròn. Biết kĩ năng vẽ bắt đầu từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Tô màu không bị lem ra ngoài. 3. Thái độ Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động Biết yêu cái đẹp và giữ gìn sản phẩm của mình cũng như của người khác. II.Chuẩn bị Hình ảnh ông mặt trời Tranh vẽ mẫu của cô Nhạc bài hát: cháu vẽ ông mặt trời Giá treo tranh Bút sáp màu Giấy vẽ cho trẻ III.Cách tiến hành Hoạt động Nhận xét 1.Hoạt động 1: Ổn định Cho trẻ hát bài: Cháu vẽ ông mặt trời. Trò chuyện: bài hát nhắc đến gì? + Ông mặt trời có đẹp không? + Bạn nhỏ vẽ ông mặt trời như thế nào? + Các con có muốn vẽ một bức tranh về ông mặt trời thật đẹp không? + Các con có muốn vẽ 1 bức tranh về ông mặt trời thật đẹp không? 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài *Cho trẻ xem tranh mẫu và nhận xét + Tranh vẽ gì, có đẹp không? + Ông mặt trời hình gì? + Ông mặt trời tô màu như thế nào? + Xung quanh ông mặt trời còn có gì? + Các con có muốn vẽ những bức tranh thật đẹp để tặng cô không? - Các con chú ý xem cô vẽ ông mặt trời như thế nào nhé. *Cô vẽ mẫu + Chọn bút màu đậm để vẽ ông mặt trời + Vẽ ông mặt trời bằng một nét cong tròn khép kín. *Cô vẽ mẫu + Chọn bút màu đậm để vẽ ông mặt trời + Vẽ ông mặt trời bằng một nét cong tròn khép kín. + Chọn bút màu vàng để vẽ tia nắng. Vẽ những tia nắng là những nét xiên ngắn, xiên dài xung quanh ông mặt trời. + Sau khi vẽ, cô sẽ to màu. Khi tô màu chú ý tô đều màu và không để màu bị lem ra ngoài. -Khi vẽ xong, cô nhắc lại cho trẻ cách vẽ ông mặt trời. -Cô hỏi trẻ cách ngồi, cách cầm bút + Muốn vẽ đẹp các con ngồi như thế nào? + Cầm bút bằng tay nào? + Cô ngồi mẫu cho trẻ xem: Tư thế ngồi thẳng lưng,1 tay giữ giấy, 1 tay cầm bút, cầm bút bằng ba đầu ngón tay. *Trẻ thực hiện -Vẽ trên không + Cho trẻ thao tác vẽ trên không + Tổ chức cho trẻ vẽ *Nhận xét sản phẩm Cho trẻ mang tranh lên treo và đứng xung quanh sản phẩm + Con thích bài vẽ của bạn nào nhất + Vì sao con thích? + Bạn tô màu có đẹp không -Cô tuyên dương trẻ 3. Kết thúc Cho trẻ hát bài: Cháu vẽ ông mặt trời. Thứ tư VẬN ĐỘNG: BƯỚC QUA VẬT CẢN Trò chơi vận động: Gà trong vườn rau I.Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức: Trẻ nhớ tên và thực hiện được vận động. Bước qua được vật cản có mang vật trên tay. 2. Kỹ năng: Trẻ biết phối hợp vận động chân, tay để bước qua vật cản khéo léo không làm rơi đồ và không làm đổ vật cản. 3.Thái độ: -Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. -Trẻ có ý thức rèn luyện thể lực hằng ngày. II.Chuẩn bị -Vạch chuẩn -Nhạc đoàn tàu nhỏ xíu, nhạc nền tập thể dục - Lá sen bằng xốp III.Cách tiến hành Hoạt động Nhận xét 1.Hoạt động 1: Ổn định -Hôm nay các con thấy cơ thể mình như thế nào, có bạn nào bị ốm không? -Các con có muốn đi chơi cùng cô không nào? -Chúng mình cùng nối đuôi nhau thành đoàn tàu nào! 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài -Cô mở nhạc: Cô mở nhạc “Đoàn tàu nhỏ xíu cho trẻ, làm đoàn tàu đi vòng quanh lớp với các kiểu đi: Đi nhanh, đi chậm, nhấc cao chân ... Rồi đứng thành đội hình vòng tròn. a.Trọng đông: *Bài tập phát triển chung: Cây cao, cây thấp. -Cô giới thiệu tên bài vận động rồi cho trẻ tập theo hiệu lệnh của cô. -Động tác”Cây cao”: Cô hô “Cây cao”, người đứng thẳng, đồng thời đưa 2 tay lên cao. + TRẻ nói và làm theo động tác của cô (cho trẻ làm 2 lần). -Động tác “Gió thổi nghiêng”: 2 tay đưa lên cao và nghiêng người sang 2 bên đồng thời nói gió thổi cây nghiêng. +Trẻ làm theo cô (2 lần) -Động tác “Cỏ thấp”: Cô ngồi xuống, đồng thời để 2 tay chạm mặt sàn. +Trẻ làm theo cô (2 lần) -Động tác “Hái quả”: Cô nói “Trên cây có nhiều quả quá,c húng mình cùng hái quả nào”. Cô đưa 2 tay lên, đồng thời bật lên cao và nói “Hái quả” + Cho trẻ tập 3-4 lần -Đàm thoại: + Các con vừa được vận động bài tập có tên là gì? + Các con thấy cơ thể thoái mái chưa? *Vận động cơ bản: Bước qua vật cản có mang vật trên tay -Cô cho trẻ về đội hình hàng ngang, đứng đối diện nhau ở giữa là vạch chuẩn -Cô giứi thiệu tên vận động: Tên đường đến nhà bạn thỏ có 1 cái cây bị đổ chắn ngang đường vì vậy hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con vận động: “Bước qua vật cản có mang vật trên tay” để các con có thể mang quà đến tặng thỏ. -Cô làm mẫu + Lần 1: Thực hiện vận động không giải thích + Cô vừa thực hiện xong vận động gì? + Lần 2: Thực hiện kết hợp giải thích từng động tác. + Cô mời 1 trẻ lên thực hiện vận động (quan sát và sửa sai cho trẻ) + Cho trẻ lên thực hiện theo nhịp hô (2-3 lần) + Cho trẻ thi đua theo 2 hàng lên bước qua vật cản. *Trò chơi vận động: “Gà trong vườn rau” -Giới thiệu tên và cách chơi cho trẻ. -Cách chơi: Cô và trẻ sẽ làm những chú gà kiếm ăn trong vườn. Cô phụ sẽ làm bác nông dân ra đuổi gà những chú gà phải chạy nhanh về tổ nếu không sẽ bị bác nông dân bắt (chơi 2-3 lần” 3. Kết thúc Nhận xét, giáo dục và tuyên dương trẻ. Thứ năm NẶN QUẢ CÀ CHUA I.Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức: Trẻ biết tạo ra sản phẩm và gọi đúng tên sản phẩm Trẻ biết chọn đúng màu để nặn quả cà chua 2. Kỹ năng: Trẻ biết chia đất, biết lăn tròn đất để tạo thành quả cà chua 3.Thái độ: Hứng thú tham gia các hoạt động Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. II.Chuẩn bị -Mẫu của cô -Đất nặn, bảng -Nhạc nền -Khăn III.Cách tiến hành Hoạt động Nhận xét 1.Hoạt động 1: Ổn định Cô và trẻ cùng hát bài “Quả gì?” + Cô và các con vừa hát xong bài gì nhỉ? + Cô có một món quà tặng các con đấy, các con có muốn xem không? 2.Hoạt động 2: -Quan sát mẫu: + Trên tay cô đang có quả gì? (Quả cà chua) + Quả cà chua có màu gì? + Quả cà chua có dạng hình gì? + Các con thấy quả cà chua của cô có đẹp không? + Vậy các con có muốn nặn được một quả cà chua đẹp giống cô không? -Để nặn được quả cà chua, các con chú ý xem cô làm mẫu nhé! *Cô làm mẫu: -Lần 1: Không phân tích -Lần 2: Cô nặn kết hợp phân tích + Chọn màu để nặn + Đặt đất màu xuống bảng, 1 tay giữ bảng, tay còn lại cô lăn tròn đất bằng cách xoay tròn tay. Để làm cuống quá, cô sẽ lấy một ít đất màu xanh và lăn dọc, sau đó gắn vào quả. + Thế là cô đã nặn được quả gì nào? + Quả cà chua này có màu gì? -Bây giờ cô mời các con về chỗ của mình và nặn những quả thật là đẹp nhé. *Trẻ thực hiện: -Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chưa làm được. *Nhận xét sản phẩm: -Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình: + Con nặn được quả gì đây. + Quả cà chua này có màu gì? + Con nặn quả cà chua bằng cách nào? 3. Kết thúc Nhận xét, giáo dục và tuyên dương trẻ. Thứ sáu DẠY HÁT: ĐÔI DÉP XINH Nội dung kết hợp: Nghe hát bài: Chiếc khăn tay I.Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức: -Trẻ biết tên bài hát, nội dung bài hát -Hát đúng giai điệu bài hát “Đôi dép xinh” cùng cô Trẻ lắng nghe cô hát và thể hiện cảm xúc của mình vào trong bài hát “Chiếc khăn tay” 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu, nhịp điệu bài hát 3.Thái độ: -Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh, đồ dùng cá nhân II.Chuẩn bị -Nhacjbaif hát: Đôi dép xinh, chiếc khăn tay. III.Cách tiến hành Hoạt động Nhận xét 1.Hoạt động 1: Ổn định Cho trẻ chơi trò chơi: Dung dăng dung dẻ. 2.Hoạt động 2: Hôm nay, cô thấy bạn nào cũng mặc quần áo đẹp và đi những đôi dép rất là xinh. Cô có 1 bài hát rất hay nói về đôi dép đấy các con có muốn biết về bài hát này không? + Bây giờ cô mời các con ngồi vào ghế nào. *Dạy hát: “Đôi dép xinh” -Cô hát lần 1: - Cô hát lần 2: Kèm động tác minh họa. - Đàm thoại: + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? (Mời 1 – 2 trẻ, sau đó mời cả lớp trả lời) - Dạy trẻ hát: + Bây giờ các con có muốn được hát thật hay bài hát “Đôi dép xinh” cùng cô không nào? + Chúng ta cùng nhau hát nhé + Cho trẻ hát 3 lần cùng cô. + Cho trẻ hát theo nhóm, cá nhân. + Bây giờ chúng ta cùng hát thật to bài hát này một lần nữa nhé. (Cho trẻ đứng hát và vận động theo ý thích) 3. Nghe bài hát: Chiếc khăn tay -Cô có một bài hát rất hay muốn tặng các con, các con có muốn nghe không? -Vậy các con cùng lắng nghe cô hát bài gì tặng cho các con nhé. + Cô hát lần 1: Kèm giải thích nội dung bài hát vừa giới thiệu tên bài hát. + Cô hát lần 2: + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? 4. Kết thúc Nhận xét, giáo dục . Cho trẻ nghỉ GIÁO ÁN THÁNG 9 Tuần 4 Giáo viên: Hồ Thị Diễm My Lớp: 24-36 tháng Thứ hai DẠY TRẺ ĐỌC THƠ: ĐÀN GÀ CON I.Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức: -Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm Rèn cho trẻ kỹ năng tự tin khi lên đọc thơ 3.Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc con vật nuôi trong gia đình II.Chuẩn bị Tranh về đàn gà con Đồ dùng đồ chơi III.Cách tiến hành Hoạt động Nhận xét 1.Hoạt động 1: Ổn định Cô và trẻ chơi trò chơi: Nghe tiếng kêu, đoán tên con vật 2.Hoạt động 2: Giới thiệu Hôm nay cô có 1 bài thơ nhắc đến con vật cũng được trong gia đình đấy. Bài thơ có tên là: “Đàn gà con” của tác giả Phạm Hổ. -Các con chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ nhé Cô đọc lần 1: + Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì? + Bài thơ của tác giả nào? Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa + Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì? + Bài thơ của tác giả nào? + Trong bài thơ có nhắc đến bao nhiêu quả trứng? + Mẹ gà đang làm gì nhỉ? + Cái mỏ của gà con như thế nào? -Cái chân của gà con như thế nào? - Lông của chú gà màu gì? - Mắt chú như thế nào? -Lần 3: Cô cho trẻ đọc cùng cô. -Lần 4: Cô cho trẻ thi: Ai đọc thơ hay nhất. 3. Kết thúc Nhận xét, giáo dục . Cho trẻ hát bài “Đàn gà trong sân” và nghỉ Thứ ba NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI RAU I.Mục đích yêu cầu: Trẻ nhận biết được tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của rau khoai lang, rau cải. -Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. -Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động II.Chuẩn bị - Tranh về rau khoai lang, rau cải - Loto về rau khoai lang, rau cải III.Cách tiến hành Hoạt động Nhận xét 1.Hoạt động 1: Ổn định Cô và trẻ cùng hát bài “Em yêu cây xanh” 2.Hoạt động 2: Giới thiệu *Nhận biết rau khoai lang. -Cô cho trẻ xem tranh rau khoai lang + Cô có tranh vẽ gì đây? + Rau khoai lang có những bộ phận gì (Thân, lá, rễ) + Lá rau có màu gì? + Rau để làm gì? - Cô cho trẻ phát âm từ : “Rau khoai lang” theo hình thức lớp, tổ, nhóm, cá nhân. -Cô chú ý sửa sai cho trẻ, cho trẻ phát âm nhiều lần. *Nhận biết rau cải (cho trẻ xem tranh rau cải” - Cô có tranh vẽ gì đây? + Cho trẻ phát âm nhiều lần - Rau cải có những bộ phận gì? - Lá rau cải có màu gì? + Cho trẻ phát âm từ :”Rau cải” theo hình thức lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. *So sánh: rau khoai lang và rau cải -Giống nhau: Đều là rau, có thân lá rễ, dùng để chế biến thức ăn. - Khác nhau + Rau khoai lang thân dài hơn + Rau cải: Thân ngắn hơn --> Mở rộng: 3. Trò chơi: Đưa nhanh đọc đúng -Cô phát rổ loto cho trẻ, cô nói đến tên rau nào thì trẻ đưa thẻ loto lên và nói nhanh tên rau đó. 3. Kết thúc Nhận xét, giáo dục . Cho trẻ hát bài “Đàn gà trong sân” và nghỉ Thứ tư NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT MÀU XANH, MÀU ĐỎ I.Mục đích yêu cầu: Trẻ biết tên màu đỏ, màu xanh Biết màu đỏ, màu xanh của một số đồ dùng, đồ chơi Gọi đúng tên màu đỏ, màu xanh Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định Trẻ hứng thú tham gia học tập, biết lấy cất đồ dùng gọn gàng đúng chỗ II.Chuẩn bị 1 lọ hoa màu đỏ, 1 lọ hoa màu xanh, 1 bông hoa màu đỏ, 1 bông hoa màu xanh Mỗi trẻ 1 rổ đựng 1 lọ hoa màu đỏ, 1 lọ hoa màu xanh, 1 bông hoa màu đỏ, 1 bông hoa màu xanh. Nhạc bài “Hoa bé ngoan”, “Ra vườn hoa” III.Cách tiến hành Hoạt động Nhận xét 1.Hoạt động 1: Ổn định Cô và trẻ cùng hát bài “Đôi dép xinh” 2.Hoạt động 2: Giới thiệu Hôm nay cô mặc áo màu gì? Bạn nào có áo màu giống cô không? Hôm nay là sinh nhật của cô, các con có muốn chuẩn bị những bông hoa thật đẹp để tặng cô không? Cô mời các con về chỗ để xem những bông hoa nhé. *Nhận biết màu đỏ, màu xanh -Cho trẻ nhận biết phân biệt lọ hoa màu đỏ, lọ hoa màu xanh, hoa màu đỏ, hoa màu xanh qua tranh. Lần 1: Các con nhìn xem có lọ hoa màu gì? + Cô còn có lọ hoa màu gì nữa? Lần 2: Ngoài những lọ hoa màu đỏ, lọ hoa màu xanh, cô còn có những bông hoa rất đẹp +Các con nhìn xem cô có hoa màu gì? + Ngoài hoa màu đỏ thì cô còn có hoa màu gì nữa? -Cô đưa lần lượt hoa màu đỏ, hoa màu xanh ra để cho trẻ phân biệt. - Cô cắm hoa vào lọ, hoa màu đỏ sẽ cắm vào lọ hoa màu đỏ, hoa màu xanh sẽ cắm vào bình màu xanh. - Cô đến gần trẻ và hỏi trẻ trong rổ có lọ hoa và bông hoa màu gì? -Hãy xếp hoa và lọ hoa ra phía trước. + Cô nói chọn cho cô lọ hoa màu đỏ, trẻ phải chọn lọ hoa màu đỏ đưa lên và nói được đó là lọ hoa màu đỏ. Tương tự lọ hoa màu xanh cũng vậy. + Tương tự cho trẻ chọn bông hoa màu đỏ, bông hoa màu xanh và phát âm (cho trẻ thực hiện 2-3 lần) -Chọn bông hoa màu đỏ cắm vào lọ hoa màu đỏ, boog hoa màu xanh cắm vào lọ hoa màu xanh (thực hiện 2-3 lần) 3. Trò chơi: Thi xem ai giỏi” Cách chơi: Trên bàn cô có 2 lọ hoa, 1 lọ hoa màu đỏ, 1 lọ hoa màu xanh. Bạn nào có hoa màu đỏ thì đặt vào lọ hoa màu đỏ, bạn nào có hoa màu xanh thì đặt vào lọ hoa màu xanh. -Cho trẻ chơi và kiểm tra kết quả. 4. Kết thúc Nhận xét, giáo dục . Cô và trẻ hát bài “Hoa bé ngoan” Thứ năm VẼ THEO MẪU: VẼ QUẢ CAM I.Mục đích yêu cầu: Trẻ biết vẽ và tô màu quả cam theo hướng dẫn của cô Biết cầm bút bằng 3 đầu ngón tay của tay phải để vẽ và tô màu Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm Có thái độ tích cực khi tham gia hoạt động II.Chuẩn bị Tranh mẫu vẽ hình quả cam Bảng giá treo sản phẩm Màu vẽ, giấy vẽ, bàn ghế III.Cách tiến hành Hoạt động Nhận xét 1.Hoạt động 1: Ổn định Cô và trẻ hát bài: “Đố quả” Trò chuyện: + Các con thích ăn những trái cây gì? + Ăn nhiều trái cây sẽ lợi như thế nào? 2.Hoạt động 2: Giới thiệu *Cho trẻ xem tranh mẫu + Cô có bức tranh vẽ gì? + Quả cam này có hình gì? + Quả cam có màu gì? + Quả cam còn có gì nữa? + Cuống và lá của quả cam có màu gì? + Các con có muốn vẽ được 1 bức tranh đẹp như thế này không? + Để vẽ được thì các con chú ý xem có hướng dẫn nhé. * Hướng dẫn trẻ thực hiện -Cô vẽ mẫu lần 1 + Đặt bút giữa tờ giấy, vẽ 1 đường cong tròn khép kín. Vẽ thêm 2 nét thẳng làm cuống, tiếp theo vẽ 2 đường cong nối vào nhau để làm lá. + Sau đó tô màu: Tô màu đều, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Không để màu bị lem ra ngoài. -Cô vẽ mẫu lần 2 và hỏi trẻ kỹ năng 3. Trẻ thực hiện -Cô phát đồ dùng cho trẻ - Quan sát động viên trẻ: + Con đang vẽ gì? + Quả cam của con còn thiếu gì? + Con tô quả cam màu gì? *Nhận xét sản phẩm: -Cho trẻ mang tranh của mình lên: + Con thấy bức tranh của bạn nào đẹp? + Bức tranh này là của ai + Để vẽ được quả cam, con đã làm như thế nào? 4. Kết thúc Cô nhận xét, giáo dục và tuyên dương trẻ. Cho trẻ nghỉ. Thứ sáu VẬN ĐỘNG THEO NHẠC: EM TẬP LÁI Ô TÔ I.Mục đích yêu cầu: Trẻ biết tên bài hát, thuộc lời bài hát Biết vỗ tay theo phách Kết hợp động tác minh họa theo cô Có thái độ tích cực tham gia các hoạt động II.Chuẩn bị 3 Chiếc vòng để trẻ chơi trò chơi III.Cách tiến hành Hoạt động Nhận xét 1.Hoạt động 1: Ổn định Hát bài: “Tập lái ô tô”, đi thành vòng tròn vừa đi vừa làm chú lái xe. 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài Bố mẹ các con làm nghề gì? Ngoài ra, các con còn biết nghề nào nữa. Cô có 1 bài hát nói về nghề lái xe đây, các con có muốn biết đo là bài hát gì không? Đó là bài “Em tập lái ô tô” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý đấy. *Cô hát lần 1: + Cô vừa hát cho các con bài hát gì? + Bài hát do ai sáng tác? *Cô hát lần 2: Cho trẻ hát cùng cô -Chú ý sửa sai cho trẻ - Để bài hát này hay hơn và sinh động hơn, các con cùng cô vỗ tay theo nhịp bài hát này nhé. Các con chú ý xem cô làm mẫu. + Cô vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp bài hát (2 lần) + Cho trẻ thực hiện theo cô (2-3 lần) - Chia lớp thành 3 tổ, mời từng tổ thực hiện. * Nghe hát: Bác đưa thư vui tính -Hát lần 1: - Hát lần 2: Kèm động tác minh họa. *Trò chơi âm nhạc: - Đặt 3 chiếc vòng sát vào nhau. Khi nghe cô hát xong thì nhanh chân nhảy vào vòng. Ai không nhanh chân nhảy vào vòng sẽ thua cuộc và bị nhảy lò cò. -Cho trẻ chơi 2-3 lần. 3. Kết thúc Cô nhận xét, giáo dục và tuyên dương trẻ. Cho trẻ nghỉ.
File đính kèm:
- Giao_an.docx