Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Chủ đề 1: Cuộc dạo chơi của đường nẻt

I. Mục tiêu

- Nhận ra và nêu được đặc điểm của các đường nét cơ bản.

- Vẽ được các nét và tạo ra được sự chuyển động của đường nét khác nhau theo ý thích.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức

1. Phương pháp:

- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập, thực hành.

2. Hình thức tổ chức:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Chủ đề 1: Cuộc dạo chơi của đường nẻt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: 
 CUỘC DẠO CHƠI CỦA ĐƯỜNG NẺT
 (Thời lượng 2 tiết)
I. Mục tiêu	
- Nhận ra và nêu được đặc điểm của các đường nét cơ bản. 
- Vẽ được các nét và tạo ra được sự chuyển động của đường nét khác nhau theo ý thích. 
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
1. Phương pháp:
- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập, thực hành.
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm.
 III.Đồ dùng và phương tiện.
1.Giao viên.
 Sách học Mĩ Thuật lớp 1
- Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề:
+ Hình ảnh hoặc hình vẽ các thẳng, ngang, cong, gấp khúc, nét đứt, nét chấm,...
+ Bài vẽ tham khảo.
2. Học sinh
- Sách học Mĩ thuật 1
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, hồ, kéo, đất nặn,.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
- Kiểm tra đồ dùng
Khởi động:
cả lớp hát bài : Cháu vẽ ông mặt trời 
- Để vẽ được ông mặt trời các con dùng nét gi?
GV Kết luận, giới thiệu, ghi bảng bài học với chủ đề “Cuộc dạo chơi của đường nét”
1. Hưóng dẫn tìm hiểu.
* Quan sát H41.1 và h 1.2 sgk lớp 1(Tr 5)
+ Trong tranh có những nét gì?
+ Đặc điểm của các loại nét thế nào?
+ Nét nào được vẽ bằng màu đậm? Nét nào được vẽ bằng màu nhạt?
+ Nét nào vẽ to , nét nào vẽ nhỏ.
GVchốt:
+ Trong các bức tranh sử dụng các loại nét và kết hợp với nhau như: nét thẳng, cong gấp khúc,
+ Các nét vẽ có nét đậm nét nhatjkhieens cho các hình ảnh trong tranh thêm sinh động, phong phú.
2. Hướng dẫn thực hành .
- HS quan sát h1.3 SGK lớp 1(tr 6) để hiểu về cách vẽ các nét.
- GV vẽ ngẫu hứng lên bảng để HS quan sát, vừa vẽ vừa giảng giải cho các con hiểu quy tắc khi đưa nét và làm thế nào để được nét đâm, nét nhạt như:
+ Cách giữ tay để tạo nét thẳng, cách chuyển động để tạo nét cong hay nhấc tay để tạo nét đứt,
+ Cách ấn tay để tạo nét đậm, nhạt.
+ Cách sử dung màu để tạo đậm nhạt. Phối kết hợp các loại nét để tạo ra hiệu quả bức tranh.
GV chốt: 
+ Khi vẽ chúng ta có thể vẽ các nét thẳng, cong, gấp khúc hay nét đứt bằng các màu sắc khác nhau.
+ Có thể ấn mạnh tay hay nhẹ tay khi vẽ để tạo độ đậm nhạt cho nét vẽ.
3. Thực hành
* Hoạt động cá nhân .
- GV dùng giáo cụ trực quan cho học sinh tự nhận xét và đưa ra ý kiến của mình khi vẽ nét và vận dụng vào bài vẽ của mình.
- Khi HS thực hành GV lưu ý các em: Trong quá trình thực hành có thể dùng bút màu hoặc bút đen hay ấn nhẹ tay – mạnh tay để vẽ nét đậm, nét nhạt.
Thực hành
- GV theo dõi HS làm việc và gợi mở, tư vấn trực tiếp cho các con bằng các câu hỏi?
+ Con thể hiện hình ảnh của nước, hoa, núi, như thế nào? Bằng nét gì?
+ Con có cần vẽ thêm những hình ảnh khác cho bức tranh thêm sinh động không? Con định vẽ hình gì, màu như thế nào?
TIẾT 2
 Tiếp nối hđ thực hành HS hoàn thành nốt bài vẽ của mình
4. Tổ chức trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn học sinh thuyết trình về sản phẩm của mình. Gợi ý các hs tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.gv đặt câu hỏi dể khắc sâu kiến thức và phát triển năng lực thuyết trình, tự đánh giá
+ Em có thấy thích khi thực hiện bức tranh này bằng nét k?
+ Em sử dụng những nét gì trong bài vẽ của mình?
+ Em làm thế nào để tạo ra được nét to, nét nhỏ, nét đậm, nét nhạt?
+ Hãy chỉ ra những nét tạo cảm giác nhẹ nhàng, mạnh mẽ, uốn lượn, gồ ghề hay khúc khuỷu trong các bức tranh?
+ Em thích bài vẽ của bạn nào nhất? Em học hỏi gì qua bài vẽ của bạn?
- YC học sinh tự đánh giá bài học của mình vào sách HMT.
- Chốt lại kiến thức chung của chủ đề. Tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. Gợi ý cho học sinh thực hiện phần: Vận dụng sáng tạo và chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
GV chốt: Đánh giá giờ học.
DẶN DÒ: 
- Nhắc nhở học sinh bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề sau: “Sắc màu em yêu”.
- Ban đồ dùng kiểm tra báo cáo.
- Học sinh thực hiện
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Hs trả lời câu hỏi
- Nét cong mềm mại, nét thẳng cứng cáp.
- Có nét to , nét nhỏ, nét đậm, nét nhạt.
- HS lắng nghe, bổ sung câu trả lời
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát và và đưa ra nhận xét của riêng mình
- HS vẽ theo ý thích cá nhân.
- Các HS lên trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV.
- Lần lượt các HS lên chia sẻ câu chuyện và thuyết trình về sản phẩm của mình, 
- các hs khác lắng nghe , đặt câu hỏi về sp của bạn.
- HS tích vào ô hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo đánh giá riêng của bản thân.
- HS ghi nhận xét, đánh giá của thầy cô giáo vào phần đánh giá của gv 
- Lắng nghe.
Chủ đề 2 : màu sắc em yêu ( 2 tiết )
I / MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT ĐƯỢC
* HS nhận ra và nêu được màu sắc của các sự vật trong tự nhiên và các đồ vật xung quanh.
*nhận biết được 3 màu chính: đỏ, lam, vàng
* Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp : - trực quan; - vẽ biểu cảm;- luyện tập, thực hành.
- Hình thức tổ chức : - hoạt động cá nhân ; - hoạt động nhóm
III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
GV chuẩn bị : 
- Sách mỹ thuật lớp 1
- Tranh ảnh thiên nhiên có màu sắc đẹp.
HS chuẩn bị :
- Sách mỹ thuật lớp 1
- Màu vẽ , giấy vẽ, bút chì...
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
A. khởi động : HS chơi trò chơi đoán màu từ chữ cái đầu:
GV nói chữ “Đ” – (màu đỏ).
GV nói chữ “V”-( màu vàng), “chữ L” ( màu lam)
- GV khen ngợi những HS trả lời đúng, sau đó giới thiệu chủ đề bài học
B. nội dung chính : 
1/ Tiềm hiểu :
- HS hoạt động nhóm
2/ thực hiện :	
- giáo viên yêu cầu HS nhớ lại sự vật trong tự nhiên và những sự vật quen thuộc trong cuộc sống để tìm đối tượng vẽ theo ý thích.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2.5SGK để tìm hiểu cách vẽ màu.
- cả lớp khởi động
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
TIẾT 2
3/ Thực hành :
- Yêu cầu HS vẽ hình và màu vào bài vẽ của mình.
4/ Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm :
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- hướng dẫn HS thuyết trình qua các câu hỏi gợi mở :
* em có thấy thích khi thực hiện bài vẽ không? em đã vẽ những hình gì trong bài vẽ của mình ?
* em đã những màu gì trong vẽ của mình? Trong những màu đó màu nào là màu chính?
* Em thích bài vẽ nào của các bạn, em học hỏi được gì từ những bài vẽ của các bạn ?
C/ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ 
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực , động viên, khuyến khích các em HS chưa hoàn thành bài.
VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
Yêu cầu HS pha trộn các màu cơ bản vào các hình a,b,c để tìm ra màu mới.
chọn màu đỏ với màu lam vẽ vào hình a.
màu lam với màu vàng vẽ vào hình b.
màu vàng với màu đỏ vẽ vào hình c.
- HS vẽ tranh cùng nhau
- các nhóm trưng bày sản phẩm, quan sát và đưa ra những ý kiến của mình về nhũng bức vẽ.
- HS chú ý lắng nghe
- HS làm bài thêm ở nhà.
Chủ đề 3 : sáng tạo cùng hình vuông, hình tròn,
 hình chữ nhật, hình tam giác ( 2 tiết )
I / MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT ĐƯỢC
* HS nhận ra và nêu được một số đồ vật, con vật, hình ảnh trong tự nhiên có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và hình tam giác.
* vẽ được hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật , hình tam giác.
*biết gắn kết các hình để tạo ra hình ảnh các con vật, đồ vật hoặc các hình ảnh trong tự nhiên.
* Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp : - trực quan; - gợi mở, - luyện tập, thực hành.
- Hình thức tổ chức : - hoạt động cá nhân ; - hoạt động nhóm
III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
GV chuẩn bị : 
- Sách mỹ thuật lớp 1
- Tranh ảnh các đồ vật trong cuộc sống hoặc các hình ảnh trong tự nhiên( cây, hoa, núi, côn vật,...) có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
+hình minh họa các sản phẩm tạo hình của HS.
+hình minh họa cách tạo hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
HS chuẩn bị :
- Sách mỹ thuật lớp 1
- Màu vẽ , giấy vẽ, bút chì, hồ dán...
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
A. khởi động : cho HS nghe bài hát “các hình cơ bản” và nêu tên các hình có trong bài hát. Cho 4 HS lên bảng vẽ sáng tạo với 4 hình GV vẽ sẵn trên bảng.
B. nội dung chính : 
1/ Tiềm hiểu :
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. 
– Yêu cầu HS quan sát:
+Hình 3.1SGK hoặc hình ảnh về các đồ vật và các hình ảnh trong tự nhiên có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác. + hình 3.2 trong SGK
 – Đặt các câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung bài học.
- những hình ảnh nào trong thiên nhiên và trong cuộc sống có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác? 
+ Em còn biết những hình ảnh nào khác cũng có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và hình tam giác? Em nhận ra được con vật gì, đồ vật gì? 
+ em thích nhất sản phẩm nào? Chúng được tạo ra bằng những hình gì?
2/ thực hiện :	
- yêu cầu HS quan sát hình 3.3SGK nêu câu hổi cho HS nhân ra cách tạo ra một sản phẩm mĩ thuật từ hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
- Yêu cầu tham khỏa các sản phẩm trong hình 3.4 SGK để tạo thêm ý tưởng tạo hình sản phẩm. 
+ em làm thế nào để có hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác?
- em làm thế nào để sáng tạo ra được một đồ vật, một con vật hay hình ảnh trong tự nhiên từ các hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác?
- Em định sáng tạo ra đồ vật gì? con vật gì? hình ảnh gì?
-Em sẽ sử dụng những hình gì để tạo ra sản phẩm đó?
- cả lớp khởi động
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
TIẾT 2
3/ Thực hành :
- Yêu cầu HS sáng tạo sản phẩm mỹ thuật từ các hình vuông , hình tròn, hình tam giác.
4/ Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm :
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- hướng dẫn HS thuyết trình qua các câu hỏi gợi mở :
* em có thấy thích khi thực hiện bài này không? 
* em đã tạo ra sản phẩm gì? 
* Em thích sản phẩm nào của các bạn, em học hỏi được gì từ những sản phẩm của các bạn ?
C/ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ 
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực , động viên, khuyến khích các em HS chưa hoàn thành bài.
VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
-gợi ý cho HS tạo ra nhiều hình cơ bản, sau đó ghép chúng lại thành bức tranh sinh động.
- HS vẽ tranh cùng nhau
- các nhóm trưng bày sản phẩm, quan sát và đưa ra những ý kiến của mình về nhũng bức vẽ.
- HS chú ý lắng nghe
- HS làm bài thêm ở nhà.
Chủ đề 4 : những con cá đáng yêu ( 3 tiết )
I / MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT ĐƯỢC
* HS nhận ra và nêu được đặc điiểm chung về hình dáng của con cá.
* Biết vẽ con cá và sử dụng được các nét và màu sắc đã học để trang trí con cá theo ý thích.
* Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp : vẽ cùng nhau, xây dựng cốt truyện.
- Hình thức tổ chức : - hoạt động cá nhân ; - hoạt động nhóm
III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
GV chuẩn bị : 
- Sách mỹ thuật lớp 1
- Tranh ảnh về cá
+hình minh họa cách vẽ và trang trí cá.
HS chuẩn bị :
- Sách mỹ thuật lớp 1
- Màu vẽ , giấy vẽ, bút chì, hồ dán...
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
tiết 1
A/ KHỞI ĐỘNG: cho cả lớp hát bài “cá vàng bơi” , sau đó hỏi trong bài hát có con gì?- sau khi HS trả lời GV giới thiệu “hôm nay chúng ta sẽ học bài vẽ về cá qua chủ đề “ Những con cá đáng yêu”
B. nội dung chính : 
1/ Tiềm hiểu :
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. 
– Yêu cầu HS quan sát:
+Hình 4.1SGK và hình ảnh về cá do GV chuẩn bị và nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận, tìm hiểu về cá
 + Kể tên những loại cá mà em biết?
 – cá sống ở đâu? Em còn quan sát thấy những hình ảnh nào khác ở nơi con cá sống?
- Cá có những đặt điểm gì? Có những bộ phận nào?
+ Màu sắc trên thân của cá như thế nào? Em quan sát thấy trên thân của con cá có những nét nào? 
- Yêu cầu HS quan sát một số bài vẽ cá ở hình 4.2SGK và một số bài vẽ cá do GV chuẩn bị.
- Nêu câu hỏi để HS thảo luận nhóm, rút ra cách vẽ và trang trí con cá.
* hình vẽ cá có giống nhau không? giống ở điểm nào, khác ở điểm nào?
* những con cá được trang trí bằng đường nét gì?
* em hãy tìm và chỉ ra những nét màu đậm và nét màu nhạt, những nét to và nét nhỏ được vẽ trên con cá?
*Em sẽ sử dụng những nét và màu sắc thế nào để vẽ con cá của mình?
2/ thực hiện :	
- yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ra cách vẽ và trang trí con cá. Yêu cầu đại diện nhóm nêu ý kiến.
- yêu cầu HS quan sát hình 4.3SGK để nhận ra cách vẽ cá và vẽ hình minh họa ra giấy.
- cả lớp khởi động
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- HS quan sát , lắng nghe và trả lời câu hỏi
tiết 2
3/ thực hành: 
3.1/ hoạt động cá nhân 
- Yêu cầu từng HS vẽ con cá vào tờ giấy
- hướng dẫn HS cắt rời hình vẽ các con cá ra khởi tở giấy tạo thành kho hình ảnh.
3.2/ hoạt động nhóm
hướng dẫn HS 
- sắp xếp các con cá từ kho hình ảnh dán vào tờ giấy to để tạo thành một bức tranh tập thể về đàn cá.
- vẽ hoạt cắt dán thêm hình ảnh phụ cho bức tranh thêm sinh động.
* Câu hỏi gợi mở: 
* Em thể hiện hình ảnh của nước như thế nào? bằng nét hay màu?
* Em có cần vẽ thêm hình ảnh khác cho bức tranh thêm sinh động không? Em định vẽ hình ảnh gì, màu sắc như thế nào?
- HS làm bài cá nhân
- HS vẽ tranh cùng nhau
tiết 3
4/ Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình. gợi ý các HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng nhau chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sau kiến thức và phát triển khả năng thuyết trình, tự đánh giá.
* em có tháy thích thú khi vẽ và trang trí con cá không?
*Trong bài vẽ của nhóm, con cá nào do em vẽ? Em đã sử dụng những đường nét và màu sắc như thế nào để trang trí?
*em có thích bức tranh của nhóm mình không? có những hình ảnh gì xung quanh chúng?
* Em thích bài vẽ nào nhất? Em học hỏi được điều gì trong bài vẽ của nhóm bạn?
C/ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ 
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực , động viên, khuyến khích các em HS chưa hoàn thành bài.
VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
-gợi ý cho HS vẽ thêm bài về cá theo ý thích và tạo hình con cá bằng các vật tìm được
- các nhóm trưng bày sản phẩm, quan sát và đưa ra những ý kiến của mình về những bức vẽ.
- HS chú ý lắng nghe
- HS làm bài thêm ở nhà.
BÀI 5: EM VÀ BẠN EM - LỚP 1
SỐ TIẾT: 3 tiết –TUẦN 10,11,12
I. Mục tiêu:
Nêu được tên các bộ phận chính của cơ thể người.
Thể hiện được bức tranh chủ đề “Em và bạn em” bằng cách vẽ hoặc xé dán.
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Chuẩn bị:
*Giáo viên: Tranh ảnh chân dung, tranh ảnh các hoạt động của học sinh.
*Học sinh:Tranh ảnh chân dung của mình, giấy vẽ, màu vẽ, keo dán , giấy màu, kéo.
III. Các hoạt động dạy học:	 TIẾT 1
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1/ Tìm hiểu:
-Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, tìm hiểu về hình dáng, các bộ phận trên cơ thể người.
-Hình dáng bên ngoài của người có các bộ phận chính nào?
-Trên khuôn mặt người có các bộ phận nào?
*Y/C HS quan sát bạn bên cạnh và nêu đặc điểm về hình dáng, khuôn mặt của bạn?
*Y/C hs quan sát hình 5.2 để tìm hiểu về tranh thể hiện người.
-Các bức tranh được thể hiện bằng các chất liệu gì?
-Bức tranh nào thể hiện nữa người, bức tranh nào thể hiện cả người?
-Em thấy màu sắc trong các bức tranh như thế nào?
-Hình vẽ các khuôn mặt có gì khác nhau?
*Khi vẽ chân dung chúng ta có thể vẽ nữa người hoặc vẽ cả người.
2/Cách thực hiện:
*Y/C hs quan sát hình 5.3a và 5.3b để tham khảo cách tạo hình dáng người.
*Cách vẽ tranh về người:
-Vẽ các bộ phận chính của cơ thể người.
-Vẽ các chi tiết khác( các bộ phận trên khuôn mặt, tóc)
-vẽ màu.
*Cách xé tạo dáng sản phẩm:
-Vẽ các bộ phận chính của cơ thể người ra tờ giấy màu rồi xé rời.
-Ghép các bộ phận thành cơ thể người hoàn chỉnh.
-Xé dán them các hình ảnh phụ.
* Y/C hs quan sát tranh vẽ người hình 5.4.
-HS quan sát và trả lời:
-Đầu, mình, chân, tay.
-Mắt , mũi, miệng, 2 tai, tóc.
*HS quan sát nhóm đôi : 2-4 hs nêu đặc điểm của bạn mà mình vừa quan sát.
*HS quan sát và thảo luận nhóm 4
-Màu nước, xé dán giấy màu, sáp màu
-Bức tranh thứ 1 thể hiện nữa người, bức tranh thứ 2, 3 thể hiện cả người.
-Màu sắc tươi sáng, có đậm, nhạt.
-Mỗi khuôn mặt đều có hình dáng và đặc điểm riêng của từng người ( tóc, trang phục, kính, mũ, giày, dép...)
*Quan sát hình và tìm hiểu cách vẽ
*Quan sát một số tranh vẽ người để có ý tưởng tạo hình người cho riêng mình.
 TIẾT 2:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
3/Thực hành:
-Hoạt động cá nhân:
*Yêu cầu HS vẽ chân dung tự họa.
-Hoạt động nhóm:
*Yêu cầu HS quan sát bạn bên cạnh và vẽ chân dung của bạn bên cạnh mình.
-GV theo dõi, nhắc nhở hs.
-Tự xem ảnh chân dung của mình và tự họa chân dung của mình.
*HS làm việc theo nhóm 2:
-Quan sát kĩ bạn bên cạnh mình.
-Không nhìn giấy kết hợp mắt và tay để vẽ chân dung của bạn mình 
 TIẾT 3
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
4/ Trưng bày giới thiệu sản phẩm:
Hướng dẫn HS trưng bày, yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của mình, của nhóm mình.
5/Đánh giá:
Hướng dẫn HS tự đánh giá.
Đánh giá sản phẩm của HS.
*Vận dụng sáng tạo :
Gợi ý cho HS vẽ hoặc xé dán bức tranh thể hiện mình đang làm một việc mình yêu thích.
*Chuẩn bị bài sau: Ông Mặt Trời vui tính.
Về nhà quan sát ông mặt trời lúc bình minh, lúc hoàng hôn. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
HĐ CỦA HỌC SINH
HS giới thiệu chia sẻ về sản phẩm của mình của nhóm mình.
HS tự đánh giá
HS về nhà vẽ hoặc xé dán tranh theo gợi ý của GV.
-HS lắng nghe GV dặn dò
Bai 7
NHỮNG CON VẬT NGỘ NGĨNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Cháu biết dùng các loại lá cây khác nhau để làm những con vật ngộ nghĩnh như: Con mèo, con gà, con trâu, con thỏ...
 - Cũng cố kỷ năng tạo hình cho trẻ.
 - Phát triển khả năng sáng tạo, thẩm mỹ của trẻ.
 - Giáo dục các cháu có ý thức bảo vệ môi trường, biết giữ gin trường lớp sạch sẽ và biết chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
 II / CHUẨN BỊ :
 - Máy tính, đèn chiếu và băng đĩa cho cháu xem.
 - 4 tranh làm bằng lá cây( con mèo, con gà, con trâu, con thỏ)
 - Một số loại lá cây, hoa, hạt nút, mày ốc.
 - Giấy A4, hồ dán, khăn lau tay.
 III / PHƯƠNG PHÁP :
 - Quan sát 
 - Dùng lời
 - Thực hành
 IV / TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HỌAT ĐỘNG CỦA TRẺ
 * HOẠT ĐỘNG 1 : Chơi “Ô cửa bí mật”
 - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi và hướng dẫn trò chơi:
 . Trên màn hình cô có 4 ô cửa, bên trong mỗi ô cửa đều có hình ảnh một con vật, khi cô hé mở ô cửa nào thì các cháu giơ tay đoán. Nếu cháu nào đoán đúng tên con vật ở bên trong ô cửa thì được cô và các bạn khen..
 - Cho trẻ tiến hành chơi, cô mở trình tự các ô cửa cho trẻ đoán và tuyên dương động viên trẻ.
 - Cô hỏi: Những con vật này được nuôi ở đâu? 
 - Cho trẻ kể tên một số con vật khác được nuôi trong nhà mà cháu biết.
 - Cô hỏi: Ở nhà các con có nuôi các con vật thì các con phải làm gì?
 - GV nói: Các con vật được nuôi trong gia đình rất có ích lợi, vì vậy các con phải biết chăm sóc chúng như cho chúng ăn, cho uống nước để chúng mau lớn.
 - GV tiếp: Các cháu mẫu giáo lớp cô cũng rất yêu quí các con vật nuôi trong gia đình, nên các bạn đã dùng những những lá cây để làm nhiều con vật ngộ nghĩnh rất đẹp. Bây giờ cô sẽ cho lớp mình xem nha ( Giáo viên kết hợp cho trẻ xem trên hình ảnh và gợi ý cho trẻ quan sát các bạn đang dùng các làm).
* HOẠT ĐỘNG 2 : Khám phá qua tranh
 - Cô cho trẻ xem một số tranh ( Con mèo, con con gà, con trâu, con thỏ ) và cho trẻ nhận xét cụ thể như: các bộ phận của từng con vật, cách sắp xếp bố cục tranh v.v
 - Giáo viên giới thiệu các nguyên vật liệu khác nhau đã làm những con vật ngộ nghĩnh và khái quát một số đặc điểm của các con vật:
 . Dùng lá giong cảnh để làm con mèo, lả tùng làm chân, lá dương làm râu mép, lấy hột nút cũ, làm mắt.
 . Dùng lá mít làm con gà, lấy cánh hoa giấy làm mào gà, bạn làm mõ gà rất nhọn.
 . Dùng lá bàng khô làm con trâu, 2 sừng trâu rất cong, lấy mày

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_MY_THUAT_DAN_MACH_LOP_1_BAI_1_2_3_4_5_7.doc