Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Chủ đề nhánh: Ngày hội của cô giáo

- Đón trẻ

- Thể dục sáng - Cô đón trẻ vào lớp, trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Hướng trẻ vào các góc chơi gắn với chủ đề. Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.

- Tập thể dục sáng theo băng nhạc của trường.

- KĐ: Cho trẻ chạy thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân, chạy khác nhau.

- TĐ: Tập phối hợp các động tác:

+ Hô hấp: Thổi bóng bay.

+ Tay- vai: 2 tay sang ngang, đưa ra phía trước.

+ Bụng lườn: Tay chống quay người sang hai bên.

+ Chân: Đứng giơ một chân lên cao.

+ Bật: Bật tách chân, khép chân.

- HT: Làm chim bay 2 vòng hít thở sâu.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Chủ đề nhánh: Ngày hội của cô giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH: Ngày hội của cô giáo
Số tuần: 1 tuần
Thực hiện từ ngày 14- 18/11/2016
Nội dung
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
- Đón trẻ
- Thể dục sáng
- Cô đón trẻ vào lớp, trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Hướng trẻ vào các góc chơi gắn với chủ đề. Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Tập thể dục sáng theo băng nhạc của trường. 
- KĐ: Cho trẻ chạy thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân, chạy khác nhau.
- TĐ: Tập phối hợp các động tác:
+ Hô hấp: Thổi bóng bay.
+ Tay- vai: 2 tay sang ngang, đưa ra phía trước.
+ Bụng lườn: Tay chống quay người sang hai bên.
+ Chân: Đứng giơ một chân lên cao.
+ Bật: Bật tách chân, khép chân.
- HT: Làm chim bay 2 vòng hít thở sâu.
Hoạt động học
*PTNT: Ngày hội của các cô giáo
*PTTM:
Dán hoa tặng cô giáo(Mẫu)
 *PTTC:
Trườn về phía trước
*PTNT:
Tách 3 đối tượng thành các phần bằng nhau
*PTTM:
Thơ : Mẹ và Cô
Dạo chơi ngoài trời
- Quan sát cây hoa bông trang
- Làm quen bài thơ: “Mẹ và Cô”
- Quan sát tranh ngày hội của cô giáo: “Cô múa hát cho trẻ xem” “Lễ hội bóng chuyền”
- Hát cho trẻ nghe bài: “Cô giáo”
- TCVĐ: “Bịt mắt bắt dê” “Dung dăng dung dẻ”
Hoạt động chiều
- Hướng dẫn trò chơi: “Thêm, bớt vật gì”
- Giải câu đố về chủ đề.
- Rèn kỹ năng các nhóm. 
- Kể chuyện sáng tạo theo tranh.
- Đóng chủ đề “Ngày hội của cô giáo” - Mở chủ đề “Nghề xây dựng”.
KẾ HOẠCH CÁC GÓC CHƠI BUỔI SÁNG
Tên góc
Kết quả mong đợi
Chuẩn bị
Nội dung
Góc xây dựng:
+ Xây ngôi nhà
+ Xây bệnh viện
- Trẻ biết xếp, lắp ghép, xây được nhà của bé.
Biết bảo vệ ngôi nhà của bé.
- Đồ chơi xếp hình, ghép hình. Đồ chơi xây dựng, đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xếp hình. 
- Bé làm chú công nhân xây dựng, bé xếp hình.
Góc phân vai:
+ Nấu ăn
+ Bán hàng
+ Bế em
+ Bác sĩ
- Trẻ biết thể hiện tình cảm, thao tác các vai chơi: Bác sỹ, bán hàng, bế em, gia đình.
- Đồ chơi nấu ăn, bác sỹ, đồ dùng gia đình.
-Nhập vai bán hàng, nấu ăn, bác sỹ, bế em.
 Góc nghệ thuật
+ Vẽ chân dung cô giáo
+ Múa hát theo chủ đề
- Trẻ biết cần sáp màu để vẽ chân dung cô giáo.
Trẻ biết dùng các dụng cụ âm nhạc để hát múa cho bài hát.
Bút màu, hồdán, kéo, giấy A4.
Nhập vai chú họa sỹ, vẽ chân dung cô giáo, làm ca sỹ.
Góc thiên nhiên:
+ Tưới nước cho cây
+ Lau lá cây 
+ Chơi với cát
- Trẻ biết dùng khăn, giấy để lau lá cây, tưới nước cho cây, chơi với cát nước.
- Bình tưới nước, kéo cắt, các loại chai lọ.
- Khăn lau hoặc giấy lau.
Trẻ biết dùng dụng cụ để lường cát,tưới cây.
Biết lấy dẻ lau bẩn cho lá.
Góc học tập:
+ Đọc hình
+ Xếp hột hạt
+ Xem tranh
Biết dùng hột hạt để xếp đồ dùng, biết các dở sách đúng chiều để xem.
Hình màu,hột hạt, tranh ảnh.
Trẻ biết nhập vai, xem sách, đọc hình.
Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2016
Trò chuyện đầu tuần:
- Cô cùng trẻ trò chuyện về 2 ngày nghỉ.
- Cô hỏi trẻ: Ngày nghỉ các con có được bố mẹ đưa đi chơi đâu không?
+ Hằng ngày các con đến lớp được ai đón
+ Và ai đã hướng dẫn các con vào lớp
+ Con có yêu quý cô giáo mình không ,yêu quý các con phải làm gì
- Cô giáo dục trẻ.
I.HOẠT ĐỘNG HỌC: PTNT
Đề tài: Ngày hội của các cô giáo
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết được ngày 20/11 là ngày của ai
- Biết ngày đó có ý nghĩa như thế nào đố với cô giáo.
2.Chuẩn bị:
- Tranh về ngày 20/11
3.Tổ chức hoạt động:
- Cô cùng trẻ hát bài “Cô giáo miền xuôi”.
- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát: Bài hát gì?Bài hát nói về ai?
Cô giáo làm công việc gì?
- Các con biết sắp tới ngày gì không? Ngày 20/11 là ngày gì?
- Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về ngày 20/11 nhé.
* Cho trẻ quan sát tranh nghề giáo viên:
- Hỏi trẻ bức tranh vẽ về ai? Cô giáo làm công việc gì?
- Cho trẻ kể tên các đồ dùng dạy học của cô gồm những đồ dùng gì?
- Bạn nào có bố mẹ là giáo viên? Hàng ngày các con đến trường được cô giáo dạy những gì?
- Sắp đến ngày 20/11 là ngày hội của cô giáo vậy các con biết gì về ngày 20/11 chưa?
- Cho trẻ xem tranh về các hoạt động trong ngày 20/11 ,các cháu múa hát tặng cô những bài hát hay,điệu múa đẹp,tặng hoa cô,những bó hoa tươi thắm,những lời chúc hay
- Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam tôn vinh nghề giáo dạy học là nghề cao quý nhất trong xã hội,làm công việc dạy chữ,dạy người.
- Cho trẻ kể một số việc trong ngày 20/11 mà trẻ dành đến cô.
- Giáo dục trẻ yêu quý cô,yêu quý nghề dạy học.
- Để thể hiện tình yêu thương đến các cô giáo hôm nay các con muốn thể hiện tình cảm của mình đến các cô không?
- Gợi hỏi trẻ con sẽ làm gì?
- Cô phát đồ dùng cho trẻ,tô màu hoa tặng cô
- Tổ chức cho trẻ tô màu hoa.
- Cô tổ chức cho trẻ lên tặng những bức tranh đẹp cho cô.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời,chăm ngoan học giỏi để cô giáo vui. 
II. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI:
Nội dung: - Quan sát cây hoa bông trang
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
1. Kết quả mong đợi:
-Trẻ biết tên gọi của cây hoa bông trang
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây hoa.
2. Chuẩn bị:
- Cây hoa bông trang
- Sân trường sạch sẽ.
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề
- Cô dẫn trẻ đến địa điểm cần quan sát đố trẻ: “Đây là cây gì?” “Đây là cái gì?”(chỉ hoa, lá hỏi trẻ) . “Hoa màu gì?” “Lá có màu gì?” “Cây hoa bông trang trồng để làm gì?
- Giáo dục trẻ bảo vệ cây không bẻ cành bứt hoa 
- Trò chơi vận động : Dung dăng dung dẻ.
+ Cô nhắc tên trò chơi,luật chơi 
+ Cho trẻ chơi 2-3 lần
+ Nhận xét trẻ chơi.
- Chơi tự do: cô quan sát, bao quát trẻ.
III. CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG:
Góc PV: Bác sỹ*
Góc NT: Vẽ chân dung cô giáo
Góc XD: Xây bệnh viện
Góc HT: Xem tranh
Góc TN: Lau lá cây
1. Kết quả mong đợi: 
- Trẻ biết sử dụng các loại nguyên vật liệu khác nhau, để xây dựng bệnh viên đa khoa xây dựng đúng quy trình, biết trang trí bố cục hài hòa
- Trẻ phản ánh công việc hàng ngày của bác sỹ, cô y tá, biểu lộ thái độ ân cần với người bệnh, biết phân vai nhận vai nhập đúng vai, thể hiện đúng vai chơi của mình.
- Trẻ có thói quen nề nếp học tập biết sử dụng đồ chơi theo đúng cách.
- Trẻ biết đoàn kết trong khi chơi biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn bè
2. Chuẩn bị:
- Các viên gạch xây dựng, cây xanh, hoa thảm cỏ, vườn rau, các loại bảng biểu.
- Đồ chơi bác sỹ, áo quần bác sỹ, kẹo làm thuốc, các chai thuốc có ký hiệu các bệnh thông thường: Đau đầu, đau bụng, răng, mắt
- Tranh ảnh về chủ đề
- Giấy A4, sáp màu.
- Khăn lau.
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô cùng trẻ đọc bài “Bé làm bao nhiêu nghề”, trò chuyện về chủ đề:
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Trong bài thơ nói về 
những nghề gì? Ngoài những nghề ra con hãy kể tên một số nghề mà con biết?
- Chúng mình đang học ở chủ đề gì?
- Các con ạ trong xã hội có rất nhiều nghề mỗi nghề đều cho ta một sản phẩm và ích lợi khác nhau Chúng mình làm gì để biết ơn và quý trọng những người đã làm ra sảm phẩm đó.
- Các con ơi? Hôm nay chúng mình chơi với chủ đề nghề các con sẽ chơi ở những góc chơi nào? Chơi mấy góc? Góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc học tập.
- Ở góc phân vai chúng mình chơi trò chơi gì?
- Trò chơi Bác sĩ gồm có những ai? Các bác sĩ làm những công việc gì? 
- Các con ạ để có nơi chăm sóc sức khỏe cho mọi người các bạn chơi ở góc chơi nào? Góc xây dựng các bạn chơi xây dựng gì?
- Để xây dựng được bệnh viên đa khoa các bạn cần có những ai?
- Bác Kỹ sư trưởng có nhiêm vụ như thế nào?
- Để xây dựng được công trình bệnh viện đa khoa đẹp các bác phải xây dựng như thế nào?
- Có bệnh viện đẹp rồi để có nhiều trang thiết bị cũng như đồ dùng cho các Bác Sỹ và các cô Y tá thì các bạn chơi ở đâu? 
- Tương tự các góc còn lại.
- Để giờ chơi được tốt các bạn chơi như thế nào?
- Bây giờ các con đi nhẹ nhàng về góc chơi cùng tham gia chơi. ( trẻ về góc chơi cô và quan sát gơi ý sửa sai cho trẻ)
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét các bạn trong nhóm chơi của mình, và các nhóm chơi khác bổ sung rút kinh nghiệm cho buổi chơi sau
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài bạn ơi hết giờ rồi thu don đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Nội dung: Hướng dẫn trò chơi “Thêm, bớt vật gì”
1. Kết quả mong đợi:
Phát triển khả năng quan sát
2. Chuẩn bị:
Đồ dùng, đồ chơi có sẵn trong lớp
3. Tổ chức hoạt động:
- Cho trẻ hát bài “ Cô và mẹ” đứng thành vòng tròn.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Cô giới thiệu trò chơi “Thêm, bớt vật gì” và nêu luật chơi, cách chơi:
Luật chơi: Trẻ nói nhanh và đúng tên một số đồ dùng, đồ chơi của lớp được thêm hoặc bớt trong lúc thêm bớt đồ dùng, đồ chơi nào trẻ phải nắm lại.
Cách chơi: Giáo viên đưa từng đồ dùng, đồ chơi của lớp cho trẻ quan sát và gọi tên. Sau đó cho tất cả vào túi. Khi bắt đầu chơi, giáo viên yêu cầu trẻ nhắm mắt lại (dùng hiệu lệnh) đồng thời đưa các đồ vật sau khi đã thêm hoặc bớt ra bày trước mặt trẻ. Cho trẻ mở mắt (dùng tín hiệu) và nhận xét có đồ dùng đồ chơi nào được thêm hoặc bớt đi. Trẻ nói đúng được tất cả nhóm vỗ tay hoan hô.ô và mẹ”
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cô nhận xét trẻ chơi và tuyên dương trẻ.
- Chơi tự chọn ở các góc (cô bao quát trẻ)
*Đánh giá cuối ngày:
 	Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2016
I.HOẠT ĐỘNG HỌC: PTTM
Đề tài: Dán hoa tặng cô giáo(Mẫu).
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết chọn hoa màu đỏ, màu vàng để dán thành bức tranh.
- Trẻ biết dán cành, lá để tạo thành bông hoa
- Trẻ biết dán hoa cân đối, đúng vị trí phía trên cành hoa.
- Trẻ biết ngày 20-11 là ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày hội của thầy giáo, cô giáo. 
- Trẻ có kỹ năng chấm hồ vào mặt trái của bông hoa, lá , cành để dán.
- Trẻ biết ơn các cô giáo đã chăm sóc dạy dỗ mình.
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
2. Chuẩn bị: 
+ Đồ dùng của cô:
 - 1 Tranh mẫu.
 - Hồ dán, khăn lau tay, que chỉ.
 - Giỏ treo tranh, rổ đựng, đĩa nhạc “ Cô và mẹ”
 + Đồ dùng của trẻ:
- Giấy A4, khăn lau tay, hồ dán. 
3. Tổ chức hoạt động:
Chào mừng các bé đến với hội thi “ Bé làm họa sỹ”
Đến với hội thi hôm nay có sự tham gia của các họa sỹ đến từ lớp 3 tuổi D Trường mầm non Hoa Hồng.
Mở đầu hội thi xin mời các họa sỹ đến với bài hát: “Cô và mẹ”.
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về ai?
- Ở nhà ai chăm sóc các con?
- Đến lớp ai yêu thương dạy dỗ các con?
- À, đúng rồi các cô rất yêu thương, quan tâm và chăm sóc các con. Các con có biết tháng này có ngày lễ gì của các cô không?
- Đó là ngày nhà giáo VN 20- 11 đấy. 
- Các con sẽ làm gì để tặng cô nhân ngày 20- 11 nào?
- Hôm nay Cô cũng đã chuẩn bị một món quà dành tặng cho các cô giáo đến dự giờ ở lớp chúng mình, các con có muốn biết đó là món quà gì không nào?
+ Đây là món quà gì các con?
+ À, đó là một bức tranh, các con hãy nhìn xem trong bức tranh có gì nào? Có mấy bông hoa? Bông hoa có màu gì? 
Ngoài hoa ra còn có gì đây nữa các con? ( cành,lá) Cành, lá màu gì?
- Đúng rồi, cô đã dán được 2 bông hoa để làm thành bức tranh tặng cô giáo nhân ngày 20-11 đấy? Các con thấy bức tranh này như thế nào?
- Các con có muốn dán những bông hoa thật đẹp tặng cô giáo nhân ngày 20-11 không nào?
- Bây giờ cô cũng muốn làm một bức tranh thật đẹp nữa để tặng cô giáo của mình đấy?
Tư thế ngồi cô ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi, một tay cô cầm bông hoa, một tay cô phết hồ vào mặt trái của bông hoa màu đỏ. Cô dán cân đối giữa tờ giấy. Sau đó cô dán cành, lá để hoàn thiện cho bông hoa.Tương tự cô dán bông hoa màu vàng. Cô đã dán hoàn thiện cho bức tranh rồi đấy.
- Các con thấy bức tranh có đẹp không nào?
- Các con có muốn làm cô chú họa sỹ dán bức tranh thật đẹp tặng cô giáo của mình không nào?
- Cô chúc các con dán những bức tranh thật đẹp nhé.
- Trẻ đọc bài thơ “Cô và mẹ” về bàn ngồi thực hiện.
- Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách phết hồ, cách dán hoa cân đối.
- Trẻ thực hiện cô đi bao quát, hướng dẫn, động viên trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
- Cô hỏi trẻ: 
+ Con thích bức tranh nào?
+ Vì sao con thích bức tranh này? Bạn đã dán hoa như thế nào? ( đẹp, cân đối trên giấy)
- Cô tổng hợp ý kiến, nhận xét và tuyên dương trẻ.
- Cô cùng trẻ làm bài “phút vận động”
II. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI:
Nội dung: - Làm quen bài thơ: “Mẹ và Cô”
- TCVĐ: “Bịt mắt bắt dê”
- Chơi tự do
1. Kết quả mong đợi.
- Trẻ biết tên bài thơ và hiểu nội dung của bài thơ.
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
2.Chuẩn bị:	
- Sân trường sạch sẽ.
- Một số đồ dùng chơi tự do.
3.Tổ chức hoạt động:	
- Cô lắc xắc xô trẻ đứng bên cô .
- Cô trò chuyện về chủ đề.
- Hôm nay cô cũng có một bài thơ rất hay các con có muốn nghe không nào?
- Cô đọc lần 1.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Cô đọc lần 2.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ nói về ai?
- Các con có yêu quý cô và mẹ không?
- Cô giáo dục trẻ .
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
- Cho trẻ nói lại cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Chơi tự chọn ở các góc (cô bao quát trẻ)
III. CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG:
Góc XD: Xây ngôi nhà*
Góc PV: Bán hàng
Góc NT: Hát múa theo chủ đề
Góc TN: Chăm sóc cây
Góc HT: Xếp hột hạt
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết làm các chú công nhân để xây ngôi nhà đẹp.
- Trẻ biết phân vai để bán hàng.
- Trẻ biết chăm sóc cây xanh.
- Trẻ biết xếp hột hạt.
- Trẻ biết hát các bài hát về chủ đề.
- Trẻ biết cách bảo vệ đồ chơi và chơi với bạn.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi các góc như: Đồ dùng bán hàng. Gạch, hoa, cây xanh. Các loại hột hạt. Xắc xô, trống lắc
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô lắc xắc xô trẻ lại ngồi bên cô cùng hát bài: “ Cháu yêu cô chú công nhân” Hát xong cô hỏi trẻ
- Các con vừa hát bài gì? Các cô chú công nhân đang làm gì?
- Cô giới thiệu các góc chơi : Góc xây dựng, góc phân vai, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên và góc học tập.
- Cô cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích.
- Trẻ lấy đồ ra chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Trẻ chơi cô đến các góc gợi hỏi: Hôm nay các chú công nhân làm gì vậy? Muốn có ngôi nhà đẹp các chú phải có những vật liệu gì? Đây là cái gì?
- Cô đến các góc khác gợi hỏi trẻ.
- Kết thúc: Cô nhận xét nhẹ nhàng ở các góc và cho trẻ cất đồ ra chơi .
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Nội dung: Giải các câu đố về các nghề
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết cách đứng dậy trả lời các câu đố và giải được các câu đố
- Rèn kỹ năng ghi nhớ
2. Chuẩn bị:
- Một số câu đố liên quan đến chủ đề.
- Phòng học sạch sẽ, chiếu ngồi.
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô và trẻ trò chuyện về ngày hội của cô giáo.
- Hôm nay cô cũng có một số câu đố nói về ngày hội của cô giáo, các con chú ý lắng nghe cô đọc và giải các câu đố đó nhé.
“Ai dạy bé vẽ
Múa hát cùng chơi
Ai yêu thương bé
Như mẹ ở nhà”
- Cô cùng trẻ giải câu đố
- Nhận xét tuyên dương trẻ
* Đánh giá cuối ngày:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 16 tháng 11 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG HỌC: PTTC
Đề tài: Trườn về phía trước
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ nhớ tên bài tập, Thực hiện đúng kỹ thuật trườn về phía trước và chơi được trò chơi “đội nào nhanh nhất”
- Rèn kỹ năng trườn, phát triển khả năng phối hơp các bộ phận trên cơ thể để thực hiện vận động một cách nhẹ nhàng và khéo léo.
- Trẻ biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa chân và tay.
- Phát triển sức mạnh của cánh tay và đôi chân. 
- Rèn tố chất nhanh nhẹn, khéo léo
- Giáo dục trẻ biết yêu thương và kính trọng các chú bộ đội đã có công bảo vệ đất nước mang lại hoà bình.
2. Chuẩn bị:
- Lớp học thoáng mát,sạch sẽ
- Đồ dùng cho cô: Còi, xắc xô, máy tính,
- Đồ dùng cho trẻ: Gạch cho trẻ chơi trò chơi, 2 cái rổ, 2 cây cờ
- Trang phục: trang phục cô và trẻ gọn gàng
3. Tổ chức hoạt động:
Khởi động:
- Cho trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu trên nền nhạc bài hát “đoàn tàu nhỏ xíu” kết hợp đi các kiểu: Đoàn tàu lên dốc, đi thường, xuống dốc, đi thường,đoàn tàu tăng tốc, chạy nhanh, giảm tốc độ, về ga.
Trọng động:
- Cho trẻ xếp đội hình 3 hàng ngang
- Cho trẻ tập BTPTC trên nền nhạc bài hát “chú bộ đội”:
 + Tay: Cho trẻ xoay các khớp tay (4L x 4N)
 + Chân : 2 tay chống hông,khụy gối (4L x 4N)
 + Bụng : 2 Tay giơ lên cao rồi gập người xuống (2Lx 4N)
 + Bật nhảy : Tách khép chân (2L x 4N)
- Cô thấy các chiến sĩ nhí của cô tập rất đẹp,cô tuyên dương cả lớp nào.
- Vận động cơ bản: Trườn về phía trước
- Cho trẻ đứng về đội hình 2 hàng dọc
- Cô giới thiệu bài vận động “ Trườn về phía trước” nhé.
+ Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích 
+ Cô làm mẫu lần 2: kết hợp với giảng giải kỹ thuật vận động ( CB: Cô nằm xuống sàn ,2 tay để trước ngực,đồng thời để sát vạch xuất phát.Khi có hiệu lệnh trườn cô đưa tay phải lên,chan trái co, chân phải duỗi thẳng, tay nọ chân kia đẩy người về phía trước, khi trườn mắt cô nhìn thẳng,người sát sàn) 
- Chúng mình vừa được cô hướng dẫn vận động gì? 
- Cho 2 trẻ khá lên làm mẫu
- Cả lớp thực hiện
- Cô thấy các con thực hiện rất là tốt,bên cạnh đó còn có 1 số bạn thực hiện chưa tốt lắm,nên về nhà các con tập thêm nhé.
- TCVĐ: Đội nào nhanh nhất
- Cho trẻ đứng thành 3 hàng dưới vạch xuất phát mà cô đã chuẩn bị
- Cô giới thiệu trò chơi “đội nào nhanh nhất”
- Cách chơi: cô chia lớp thành 3 đội, khi có hiệu lệnh bạn đứng đầu tiên trong đội sẽ lấy gạch vác lên vai chạy qua đường zíc zắc rồi bỏ gach vào rổ sau đó chạy về đứng ở cuối hàng tiếp tục bạn thứ 2 cho đến hết. Hết thời gian đội nào vác gạch qua đường zíc zắc được nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng
- Luật chơi:Khi di chuyển qua đường zíc zắc không được đi ngoài đường, nếu phạm luật thì viên gạch đó không được tính 
- Cho trẻ chơi trên nền nhạc bài hát “tập làm chú bộ đội”
- Cô nhận xét tuyên và khuyến khích trẻ.
- Giáo dục trẻ.
Hồi tĩnh:Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng,hít thở sâu	
II. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI:
Nội dung: - Quan sát tranh ngày hội của cô giáo: “Cô múa cho trẻ xem”, “Lễ hội bóng chuyền”
- TCVĐ: Mèo và Chim sẻ
1. Kết quả mong đợi:
-Trẻ biết được ngày lễ 20/11 là ngày của ai.
- Biết được ý nghĩa của ngày đó.
2. Chuẩn bị:
- Tranh
- Sân trường sạch sẽ.
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô đọc câu đố về chủ đề
- Trẻ đoán
- Cô giới thiệu tranh:
- Cô đưa ra bức tranh: “Cô múa cho trẻ xem” và hỏi trẻ?
+ Bức tranh vẽ gì đây? Trong bức tranh có những ai?
- Cô giáo và các bạn đang làm gì?
- Cô đưa tranh “Lễ hội bóng chuyền” và hỏi trẻ:
+ Đây là bức tranh về gì? Các cô đang làm gì?
- Qua các bức tranh này các con hiểu gì về về ngày 20/11
- Giáo dục trẻ
- Nhân xét khen trẻ :
- Trò chơi vận động : Mèo và chim sẻ
+ Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
+ Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
+ Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi với đồ chơi cô chuẩn bi sẳn.
III. CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG:
Góc XD: Lắp ghép ngôi nhà
Góc PV: Nấu ăn*
Góc NT: Vẽ chân dung cô giáo
Góc HT: Đọc hình
Góc TN: Chơi với cát
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết làm các chú công nhân để lắp ghép xây ngôi nhà đẹp.
- Trẻ biết phân vai để nấu ăn.
- Trẻ biết chơi với cát.
- Trẻ biết cách đọc hình.
- Trẻ biết cách vẽ chân dung cô giáo.
- Trẻ biết cách bảo vệ đồ chơi và chơi với bạn.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi các góc như: Đồ dùng nấu ăn. Gạch, hoa, cây xanh. Các loại hình. Giấy A4, sáp màu
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô lắc xắc xô trẻ lại ngồi bên cô cùng đọc bài thơ “Mẹ và Cô” cô hỏi trẻ:
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Ở nhà ai chăm sóc các con? Đến lớp ai yêu thương dạy dỗ các con?
- Cô giới thiệu các góc chơi : Góc xây dựng, góc phân vai, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên và góc học tập.
- Cô cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích.
- Trẻ lấy đồ ra chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Trẻ chơi cô đến các góc gợi hỏi: Hôm nay các cô chú đầu bếp nấu món gì vậy? Muốn có những món ăn ngon thì cần có những thực phẩm gì? Đây là cái gì?
- Cô đến các góc khác gợi hỏi trẻ.
- Kết thúc: Cô nhận xét nhẹ nhàng ở các góc và cho trẻ cất đồ ra chơi .
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Nội dung: Rèn kỹ năng các nhóm
Nhóm 1: Vẽ chân dung cô giáo
Nhóm 2: Lắp ghép ngôi nhà
Nhóm 3: Bán hàng
1.Kết quả mong đợi:	
- Cô hướng dẫn trẻ đi về nhóm mà trẻ đó đang cần rèn kỹ năng.
-Trẻ hứng thú tham gia.Không tranh giành đồ chơi của bạn.
2.Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi cá

File đính kèm:

  • docNgay_hoi_cua_co_giao.doc