Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Chủ đề: Trường mầm non của bé
1. Phát triển thể chất.
- Phát triển vận động cơ bản (đi - chạy - nhảy).
- Rèn cho trẻ biết sử dụng các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày (cầm thìa tự xúc ăn, tập rửa tay, rửa mặt, biết lợi ích của ăn uống, biết vệ sinh và biết giữ gìn sức khoẻ).
2. Phát triển nhận thức.
- Dạy cho trẻ biết tên trường, tên lớp học, địa điểm, trường lớp trẻ đang học.
- Biết công việc và hành động chính của co giáo và mọi người trong trường ( Cô hiệu trưởng, cô cấp dưỡng, y tế )
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Biết sử dụng các từ ngữ để diễn đạt ý nghĩ của mình, kể chuyện về từng lớp, cảm xúc của mình khi đến trường.
- Rèn cho trẻ biết nói đủ câu, biết lắng nghe cô và trả lời câu hỏi của cô.
4. Phát triển thẩm mĩ.
- Yêu thích và bảo vệ cái đẹp, biết cảm nhận cái đẹp của trường lớp mình qua một số sản phẩm tạo hình, biết giữ gìn vệ sinh trường lớp.
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ THỜI GIAN THỰC HIỆN 4 TUẦN MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất. - Phát triển vận động cơ bản (đi - chạy - nhảy). - Rèn cho trẻ biết sử dụng các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày (cầm thìa tự xúc ăn, tập rửa tay, rửa mặt, biết lợi ích của ăn uống, biết vệ sinh và biết giữ gìn sức khoẻ). 2. Phát triển nhận thức. - Dạy cho trẻ biết tên trường, tên lớp học, địa điểm, trường lớp trẻ đang học. - Biết công việc và hành động chính của co giáo và mọi người trong trường ( Cô hiệu trưởng, cô cấp dưỡng, y tế) 3. Phát triển ngôn ngữ. - Biết sử dụng các từ ngữ để diễn đạt ý nghĩ của mình, kể chuyện về từng lớp, cảm xúc của mình khi đến trường. - Rèn cho trẻ biết nói đủ câu, biết lắng nghe cô và trả lời câu hỏi của cô. 4. Phát triển thẩm mĩ. - Yêu thích và bảo vệ cái đẹp, biết cảm nhận cái đẹp của trường lớp mình qua một số sản phẩm tạo hình, biết giữ gìn vệ sinh trường lớp. 5. Phát triển tình cảm xã hội. - Biết thể hiện tình cảm của mình với mọi người, biết cảm nhận tình cảm của mình với mọi người xung quanh. - Yêu quý trường lớp mầm non, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. MẠNG NỘI DUNG TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ - Trẻ biết được địa chỉ của nhóm trẻ. - Trẻ biết được công việc của cô giáo và cô cấp dưỡng - Các hoạt động của trẻ trong nhóm - Biết yêu quí và giữ gìn vệ sinh trong nhóm học VUI HỘI TRĂNG RẰM - Trẻ biết được ngày 15/8 âm lịch hằng năm là ngày tết trung thu. - Trẻ được vui chơi ca hát, được người lớn tặng quà. - Biết yêu thương kính trọng những người lớn tuổi TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ -Biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi của nhóm. - Sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. LỚP HỌC CỦA BÉ - Trẻ biết tên nhóm, tên cô giáo và tên các bạn trong nhóm. - Biết công việc của cô giáo và các bạn. - Biết nhường nhịn, yêu thương các bạn của mình. - Biết vâng lời cô giáo MẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Thơ “Bạn mới” - Truyện “Sự tích chú cuội cung trăng” - Thơ “Truyện cây táo thần” - Thơ “Giờ chơi” PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Đi trong đường hẹp - Tung bóng bằng hai tay - Đi kiễng gót liên tục 3m - Bật tại chổ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Nhận biết và gọi đúng tên hình tròn hình vuông - Tạo nhóm theo 1 dấu hiệu chung - Nhận biết 1 và nhiều - Đồ dùng đồ chơi của bé TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI - Trò chuyện tìm hiểu về trường mầm non của bé - Lớp học của bé - Thực hiện 1 số yêu cầu đơn giản của cô - Bé biết gì về tết trung thu PHÁT TRIỂN THẨM MỸ - Dạy hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Tô màu bong bóng - Dạy hát “Rước đèn tháng tám” - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1 CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ THỜI GIAN THỰC HIỆN TỪ 29/08 ĐẾN 02/09/2016 Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ - Đón trẻ vào nhóm, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định. - Điểm danh - Thể dục sáng Thể dục sáng 1 Khởi động: đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy 2. Trọng động: + Hô hấp: Gà gáy. + Tay: Hai tay giơ cao đưa ra trước, lên cao. + Chân: Ngồi xuống, đứng lên. + Bụng: Hai tay chống hông nghiêng người sang hai bên + Bật: Bật tại chỗ. 3. Hồi tĩnh: thả lỏng, điều hòa Hoạt động học PTTM PTCKN-XH PTNN PTTC PTNT Dạy hát: trường chúng cháu là trường mầm non. - Nghe: Ngày đầu tiên đi học. - T/C: Giọng hát to – giọng hát nhỏ Trò chuyện tìm hiểu về trường mầm non của bé Thơ “ Bạn mới” Đi trong đường hẹp Nhận biết và gọi đúng tên hình tròn hình vuông Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa Hoạt động chiều Hát “Cháu đi mẫu giáo” Hát “vui đến trường” Ôn thơ “Bạn mới” Truyện “Bác voi tốt bụng” Trò chơi “Chim bay, cò bay” Vệ sinh trả trẻ - Dạy trẻ khi về biết thưa cô giáo, và thưa người thân trong gia đình Thứ hai, ngày 29/08/2016 PHÁT TRIỂN THẨM MỸ DẠY HÁT “TRƯỜNG CHÚNG CHÁU LÀ TRƯỜNG MẦM NON” NGHE HÁT “NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC” TRÒ CHƠI “GIỌNG HÁT TO – GIỌNG HÁT NHỎ” I. Mục đích: 1 Kiến thức - Trẻ thuộc lời ca, giai điệu bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”. Hiểu và cảm nhận được nội dung bài hát. 2 Kỹ năng - Tập cho trẻ vận động tự nhiên theo nội dung bài hát. 3 Thái độ - Trẻ hứng thú nghe cô hát, tích cực tham gia vào các trò chơi âm nhạc. Giáo dục trẻ yêu trường lớp mầm non. II Chuẩn bị Nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”, “Ngày đầu tiên đi học”. Trống lắc, vòng thể dục. III Tiến hành 1 Ổn định gây hứng thú - Cô và trẻ cùng hát bài “Đi học về” - Cô trò chuyện cùng trẻ + Các con vừa hát bài gì? + Nội dung bài hát nhắc đến điều gì? + Trường mầm non của con tên gì? + Trong lớp con có những ai? - Để thể hiện sự vui thích khi đến trường mầm non cô cháu mình cùng hát bài hát về trường mầm non nha. 2 Dạy hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô giới thiệu bài hát “Đi học về” tác giả “Hoàng Long” - Cô hát 1 lần cho trẻ nghe. - Cô hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả? - Trò chuyện về nội dung bài hát: Nội dung bài hát nhắc đến 1 bạn nhỏ rất là ngoan, bạn nhỏ ấy đi học về biết chào cha chào mẹ của mình. - Cô hát lại lần 2 - Cô dạy trẻ hát từng câu. + Câu 1: Đi học về là đi học về + Cô bắt giọng cả nhóm hát 2 lần + Câu 2: Em vào nhà em chào cha mẹ + Cô bắt giọng cho trẻ hát 2 lần + Cho trẻ lặp lại 2 câu 2 lần + Câu 3: Cha em khen rằng con rất ngoan + Trẻ lặp lại theo cô 2 lần + Câu 4: Mẹ âu yếm hôn đôi má em. + Cho trẻ hát lại 2 lần + Cho trẻ lặp lại câu 3 và 4 2 lần + Cô hát lại cả bài 2 lần + Cô cho trẻ hát lại cả bài 3 lần - Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Để bài hát này được hay hơn và vui hơn các con hãy vận động theo bài hát nhé! - Trẻ lắc lư vận động tự do theo nhạc. - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. 3 Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học - Ngày đầu tiên đi học các con thấy thế nào? - Cô sẽ hát tặng các con 1 bài hát nói về ngày đầu tiên đi học của chúng mình nha. - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần. - Tóm tắt nội dung bài hát: Ngày đầu tiên đi học em mắt ướt nhạt nhoà, cô vỗ về an ủi. - Cô hỏi trẻ: + Ngày đầu tiên đi học con thấy thế nào? + Các con được ai âu yếm, vỗ về? + Vậy để đáp lại tình cảm của cô các con phải làm gì? - Cô hát lại bài hát có động tác minh hoạ. 4 Trò chơi: “Hát to hát nhỏ” Cách chơi: Khi cô giơ tay lên thì trẻ hat to, khi cô đưa thẳng tay ra trước mặt thì trẻ hát bình thường, khi cô hạ tay xuống thấp thì trẻ hát nhỏ. Kết thúc: Nhận xét và tuyên dương trẻ HOẠT ĐỘNG CHIỀU HÁT “CHÁU ĐI MẪU GIÁO” I Mục đích yêu cầu -Trẻ thuộc được bài hát. Biết tên bài hát và tên tác giả. II Chuẩn bị Nhạc không lời “Cháu đi mẫu giáo” Tranh trẻ vào lớp học III Tiến hành - Cô giới thiệu bài hát “Cháu đi mẫu giáo” - Cô hát lần 1 cho trẻ nghe. - Cô hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả? -Cô hát lần 2 và đàm thoại + Bài hát có tên gì? + Bé đi mẫu giáo lúc mấy tuổi? + Vào lớp bé có những ai? - Cô hát lần 3 và mời trẻ cùng hát. Thứ ba, ngày 30/08/2016 PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI TRÒ CHUYỆN TÌM HIỂU VỀ TRƯỜNG MẦM NON I Mục đích 1 Kiến thức - Dạy trẻ biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn cùng lớp. Biết 1 số phòng nhóm của trường. 2 Kỹ năng - Rèn các thói quen vệ sinh, văn minh giữ trường lớp sạch sẽ 3 Thái độ - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp mầm non, yêu quý cô giáo và các bạn. II Chuẩn bị - Tranh về trường mầm non, bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” III Tiến hành 1 Ổn định gây hứng thú - Cô và trẻ cùng hát bài Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô trò chuyện cùng trẻ + Các con vừa hát bài hát gì? + Bạn nào biết tên trường mầm non của mình? + Các con học lớp nào? - Để hiểu thêm về trường mầm non hôm nay cô sẽ giới thiệu thêm về những đặc điểm của trường cho các con biết nhé. 2 Giới thiệu về trường mầm non - Cô cho trẻ xem tranh về trường mầm non - Đàm thoại, nhận xét nội dung bức tranh. + Tranh vẽ gì? Vẽ ai? Đang làm gì? + Khi đến trường các con phải như thế nào? + Lớp mẫu giáo chúng mình có những ai? + Có mấy cô giáo, tên các cô là gì? + Ngoài cô giáo ở lớp mình các con còn biết các cô nào nữa? + Ở trường ngoài cô giáo ra các con còn biết ai nữa? + Con biết trong trường mình có những phòng nào? + Nhà bếp để làm gì? + Ai làm việc ở nhà bếp? + Phòng ban giám hiệu để cho ai làm việc? + Bác bảo vệ làm những công việc gì? + Khi đến trường các con thấy như thế nào? + Các con phải làm gì để giữ vệ sinh trường lớp? 3 Trò chơi : “Nhớ tên” -Mục đích : Phát triển ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. -Cách chơi: Trẻ ngồi thành vòng tròn theo từng nhóm (khoảng 3-5 trẻ) . Cô giáo (hoặc trẻ trong nhóm) vỗ nhẹ vào trẻ ngồi bên cạnh và nói tên một trẻ nào đó trong lớp. Trẻ phải nhắc lại tên đó rồi lại vỗ nhẹ vào bạn bên cạnh và nói một tên khác (không được trùng với tên mà trẻ trước đã nói). -Luật chơi: Trẻ nào nói được tên của nhiều bạn trong nhóm sẽ là người thắng cuộc. 4 Kết thúc - Cô và trẻ cùng hát bài “Em đi mẫu giáo” HOẠT ĐỘNG CHIỀU HÁT “VUI ĐẾN TRƯỜNG” I Mục đích yêu cầu -Trẻ thuộc được bài hát. Biết tên bài hát và tên tác giả. -Trẻ biết được trường mầm non có cô giáo, có bạn II Chuẩn bị Nhạc không lời “Vui đến trường” III Tiến hành -Cô giới thiệu bài hát “Vui đến trường” -Cô hát lần 1 cho trẻ nghe. -Cô hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả? -Cô hát lần 2 và đàm thoại +Con vừa hát bài hát gì? +Trường mầm non con tên gì? +Trong lớp con có ai? -Cô hát lần 3 và mời trẻ cùng hát. Thứ tư, ngày 31/08/2016 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THƠ “BẠN MỚI” I. Mục đích : 1 Kiến thức - Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ. 2 Kỹ năng - Luyện kỹ năng nghe đọc. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3 Thái độ - Giáo dục trẻ biết yêu quý giúp đỡ bạn bè trong lớp. II. Chuẩn bị: - Tranh thơ “Bạn mới” III. Tiến hành 1 Ổn định gây hứng thú - Cô và trẻ cùng hát “Em đi mẫu giáo” - Sáng nay ai đưa con đi học? - Trường mầm non của con tên là gì? - Con học lớp nào? - Lớp con có những ai? 2 Giới thiệu bài thơ - Cô cho trẻ xem tranh về các bạn trong lớp mầm non. - Trò chuyện cùng trẻ: + Bức tranh vẽ ai? (Các bạn) + Các bạn trong tranh đang làm gì? - Cô giới thiệu tên bài thơ “Bạn mới” của tác giả “Nguyệt Mai” 3 Dạy trẻ đọc thơ - Cô đọc diễn cảm bài thơ 1 lần cho trẻ nghe - Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ và tên tác giả - Cô đọc lại lần 2 - Giảng giải nội dung bài thơ: Bài thơ nhắc đến những bạn nhỏ trong lớp biết yêu thương quan tâm đến người bạn mới của mình và được cô khen. - Cô đọc thơ lần 3 - Cô dạy trẻ đọc từng câu + Câu 1: Bạn mới đến trường + Trẻ lặp lại 2 lần + Câu 2: Hãy còn nhút nhát + Trẻ lặp lại 2 lần + Trẻ lặp lại 2 câu 2 lần + Câu 3: Em dạy bạn hát + Trẻ lặp lại 2 lần + Câu 4: Rủ bạn cùng chơi + Trẻ lặp lại 2 lần + Trẻ lặp lại 2 câu 2 lần + Câu 5: Cô thấy cô cười + Trẻ lặp lại 2 lần + Câu 6: Cô khen đoàn kết + Trẻ lặp lại 2 lần +Trẻ lặp lại 2 câu 2 lần - Cô cho cả lớp đọc lại cả bài 2 lần - Cô mời từng tổ đọc thơ - Cô cho cả nhóm đọc thơ - Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Trò chuyện về nội dung bài thơ + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Bạn mới đến trường bạn còn làm sao? + Bạn còn nhút nhát chúng mình phải làm gì để gíup bạn? + Khi chúng mình chơi ngoan với bạn co thấy cô như thế nào? - Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ HOẠT ĐỘNG CHIỀU ÔN THƠ “BẠN MỚI” I Mục đích yêu cầu -Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ -Trẻ hiểu nội dung bài thơ “bài thơ nói về bạn mới đến trường được các bạn trong lớp cùng học và cùng chơi rất vui”. -Trẻ thể hiện được âm điệu của bài thơ. II Chuẩn bị Tranh minh họa nội dung bài thơ III Tiến hành -Cô đọc bài thơ trẻ nghe lần 1 -Hỏi trẻ tên bài thơ và tên tác giả? -Cô đọc lần 2 và xem tranh -Đàm thoại -Dạy trẻ đọc thơ -Cho trẻ đọc theo nhóm, tổ và cá nhân trẻ đọc thơ. -Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Thứ năm, ngày 01/09/2016 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT HOẠT ĐỘNG HỌC : ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP I-Mục đích yêu cầu 1-Kiến thức -Trẻ biết đi thẳng người và không cúi đầu 2-Kỹ năng -Hình thành kỹ năng đi trong đường hẹp, trẻ thực hiện đúng tư thế 3-Thái độ -Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để khỏe mạnh, không đùa giỡn khi tập II-Chuẩn bị -Vạch chuẩn để trẻ tập -Hai quả bóng to, 20 quả bóng nhỏ, 2 rổ đựng bóng III-Cách tiến hành 1-Khởi động -Cho trẻ đứng thành đoàn tàu đi nhanh dần kết hợp với đi kiểu kiểng chân, chuyển sang chạy nhanh dần, chạy chậm, đi thường. Đứng thành hai hàng ngang tập bài phát triển chung. 2-Trọng động Bài tập phát triển chung Động tác tay: Xoay cổ tay (4 lần) Động tác chân: Giậm chân tại chỗ (8 nhịp) Động tác lườn: Gió thổi cây nghiêng (4 lần) 3-Vận động cơ bản -Cô thực hiện lần 1 -Cô thực hiện lần 2 + giải thích +Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng sát vạch xuất phát, 02 tay thả xuôi khi nghe hiệu lệnh đi thì bước chân vào đường hẹp, đi phối hợp tay chân tự nhiên, người thẳng không cúi đầu, không giẫm vào hai vạch bên đường. -Cô thực hiện lần 3 -Gọi 2-3 trẻ lên làm mẫu cho cả nhóm xem. -Lần lượt cho 2 trẻ lên thực hiện cho đến khi hết hàng. -Trẻ thực hiện sai cô sửa sai cho trẻ. 4 Trò chơi: “Thi xem ai nhanh” . - Cô giải thích luật chơi: chia lớp ra làm 2 đội sẽ thi nhau chạy lên lấy quả bóng để vào rổ . Sau 1 bài hát đội nào nhiều hơn đội đó sẽ thắng - Giáo duc trẻ chơi trung thực, không xô đẩy bạn khi chơi. - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần * Hồi tỉnh : Cho cháu đi lại hít thở nhẹ nhàng . HOẠT ĐỘNG CHIỀU TRUYỆN “BÁC VOI TỐT BỤNG” I Mục đích yêu cầu -Trẻ hiểu được nội dung câu truyện -Giáo dục trẻ yêu quý cô và bạn II Chuẩn bị -Tranh minh họa câu truyện III Tiến hành -Cô giới thiệu câu truyện “BÁC VOI TỐT BỤNG” -Cô kể cho trẻ nghe lần 1. -Cô kể lần 2 kết hợp xem tranh -Đàm thoại -Cô kể lại lần 3 -Cho trẻ xem truyện trên máy tính Thứ sáu, ngày 02/09/2016 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC NHẬN BIẾT VÀ GỌI ĐÚNG TÊN HÌNH TRÒN HÌNH VUÔNG I.Mục tiêu: 1 Kiến thức - Dạy trẻ nhận biết đúng tên hình tròn, hình vuông. 2 Kỹ năng - Trẻ nhận biết, quan sát. 3 Thái độ - Trẻ hứng thú ham học . II.Chuẩn bị: - Giáo cụ của cô: Hộp quà đựng tranh 2 hình tròn ( xanh- trắng), 2 hình vuông (vàng - đỏ). Bài hát “Đi dạo, quả bóng, em đi mẫu giáo” -Giáo cụ của trẻ: Hộp quà đựng tranh 2 hình tròn ( xanh- trắng), 2 hình vuông ( vàng - đỏ) - Vị trí: Cô cho trẻ ngồi hình chữ U. III. Tổ chức thực hiện: 1 Ồn định lớp, gây hứng thú: -Cô và trẻ cùng hát bài “Đi dạo” -Cô trò chuyện với trẻ: + Cô và các con vừa hát bài gì? + Trong bài hát vừa nhắc điều gì? 2 Hướng dẫn: *Dạy trẻ nhận biết, gọi đúng tên hình tròn, hình vuông. Dẫn chuyện: Các con ơi hôm nay là tuần đâu tiên các con đi học, cô đã chuẩn bị rất nhiều hộp quà để tặng cho các bạn trong lớp mình. Cô sẽ tặng cho mỗi bạn một hộp quà các con hãy mở quà của mình ra xem trong hộp quà của mình có những gì nhe! (Cô phát cho mỗi trẻ 1 hộp quà) Cô cũng có 1 hộp quà, trong hộp quà của cô cũng có nhiều quà cô sẽ lấy cho các con xem cô có gì nhe! Cô có món quà màu xanh và màu trắng các con hãy cùng quan sát nha. - Cô cho trẻ quan sát hình tròn. - Cô cho trẻ chọn hình giống hình của cô. - Cho trẻ gọi tên hình vừa chọn (cô mời 2,3 trẻ) - Cô gọi tên hình tròn (cho trẻ lặp lại nhiều lần) - Luyện tập: Khi cô nói màu xanh hoặc màu trắng thì các con giơ hình tròn và khi cô nói hình tròn các con hãy giơ màu xanh hoặc màu trắng lên nhé. Ngoài món quà lúc nảy cô còn có thêm món quà màu vàng và màu đỏ các con hãy nhìn xem món quà của cô nhe. - Cô cho trẻ quan sát hình vuông - Cô cho trẻ chọn hình giống hình của cô - Cho trẻ gọi tên hình vừa chọn (cô mời 2,3 trẻ) - Cô gọi tên hình vuông (cho trẻ lặp lại nhiều lần) - Luyện tập: Khi cô nói màu vàng hoặc màu đỏ thì các con giơ hình vuông và khi cô nói hình vuông các con hãy giơ màu vàng hoặc màu đỏ lên nhé. * Dạy trẻ khảo sát hình tròn, hình vuông. - Sờ hình + Sờ hình tròn: Tay trái con cầm hình, ngón trỏ của bàn tay phải để lên đường bao của hình, khi di chuyển thấy nó cong và nhẵn không bị vướng là hình tròn. + Sờ hình vuông: Tay trái con cầm hình, ngón trỏ của bàn tay phải để lên đường bao của hình khi di chuyển thấy nó bị gấp khúc là hình vuông. - Lăn hình + Lăn hình tròn: Tay trái con cầm hình để lên mặt phẳng lòng bàn tay phải để lên đường bao của hình lăn phải, lăn trái, trượt về phía trước được đó là hình tròn (cho trẻ lặp lại hình tròn lăn được) + Lăn hình vuông: Tay trái con cầm hình, để lên mặt phẳng , lòng bàn tay phải để lên đường bao của hình, lăn phải ngã, lăn trái ngã thì nó là hình vuông (cho trẻ lặp lại hình vuông không lăn được) => Vậy hình tròn lăn được và hình vuông không lăn được (trẻ lặp lại nhiêu lần) Luyện tập - Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp những đồ vật có dạng hình tròn và hình vuông - Lấy theo yêu cầu của cô: + Cô nói tên hoặc đặc điểm của hình cháu giơ lên và nói tên hình + Cho trẻ chơi 4 lần 3 Trò chơi “Kết nhóm” - Cô giới thiệu tên trò chơi “Kết nhóm” - Cô giải thích cách chơi: Các con hãy chọn 1 hình mà các con thích và vừa đi vừa hát bài “Quả bóng” khi nghe hiệu lệnh của cô “Kết nhóm” thì các con hãy kết cho cô những nhóm có hình giống nhau. - Tiến hành chơi: 3 lần + Lần 1+2 kết nhóm giống nhau + Lần 3 đổi thẻ Nhận xét và kết thúc tiết học HOẠT ĐỘNG CHIỀU TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG “CHIM BAY CÒ BAY” - Mục đích yêu cầu: Trẻ biết phối hợp cùng với bạn để chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Chơi đoàn kết, không xô đẩy bạn khi chơi. - Chuẩn bị: Sân thoáng mát, sạch đẹp. - Tiến hành: Cho trẻ chơi “Chim bay cò bay”. - Nhận xét và tuyên dương trẻ chơi. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2 CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC CỦA BÉ THỜI GIAN THỰC HIỆN TỪ NGÀY 05/09 ĐẾN 09/09/2016 Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ - Đón trẻ vào nhóm, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định. - Điểm danh - Thể dục sáng Thể dục sáng 1 Khởi động: đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy 2. Trọng động: + Hô hấp: Gà gáy. + Tay: Hai tay giơ cao đưa ra trước, lên cao. + Chân: Ngồi xuống, đứng lên. + Bụng: Hai tay chống hông nghiêng người sang hai bên + Bật: Bật tại chỗ. 3. Hồi tĩnh: thả lỏng, điều hòa Hoạt động học PTTC KN-XH PTNN PTNT PTTC PTTM Lớp học của bé Truyện “Cây táo thần” Nhận biết 1 và nhiều Tung bóng bằng 2 tay Tô màu trường mầm non Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa Hoạt động chiều Thơ “Nghe lời cô giáo” Hát “Hoa bé ngoan” Kéo cưa lừa xẻ Truyện “Gà tơ đi học” Hát “Trường em” Vệ sinh trả trẻ - Dạy trẻ khi về biết thưa cô giáo, và thưa người thân trong gia đình Thứ hai 05/09/2016 PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI LỚP HỌC CỦA BÉ I Mục tiêu 1 Kiến thức - Trẻ có những hiểu biết về lớp học, tên cô, tên mình, tên 1 số bạn. Công việc của cô giáo và các bạn. 2 Kỹ năng - Trẻ nói được công việc của cô, một số việc làm của mình khi đến lớp 3 Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia học tập II Chuẩn bị Tranh vẽ về lớp học, đồ dùng, đồ chơi III Tiến hành 1 Ổn định gây hứng thú Cô trò chuyện cùng trẻ + Con học lớp gì? + Cô giáo con tên gì? + Trong lớp học của con có những đồ dùng đồ chơi nào? + Con thích đồ dùng nào nhất? Vì sao? 2 Lớp học của bé - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “trời tối – trời sáng” - Trò chuyện cùng trẻ + Sau khi thức dậy các con làm những gì? + Gợi ý trẻ xem trong lớp học có những thứ gì? + Trong lớp học con có những ai? - Cho trẻ quan sát tranh về lớp học + Con học lớp gì? + Trong lớp con có những ai? + Mời trẻ giới thiệu tên và sở thích của mình cho cô và các bạn cùng biết. + Trong lớp con thích chơi với ai? + Trong lớp có những loại đồ dùng đồ chơi gì? + Đến lớp con cảm thấy thế nào? + Để lớp học luôn sạch sẽ, gọn gàng thì cô cháu ta phải làm gì? + Làm sao để được cô giáo khen? - Giáo dục trẻ lễ phép với thầy cô, người lớn. Đoàn kết yêu thương bạn bè, chăm ngoan học giỏi. 3 Trò chơi: “Tìm một số đồ chơi theo yêu cầu của cô” - Cô giải thích luật chơi: Khi cô nói tìm cho cô món đồ chơi như: con gấu, búp bê thì trẻ tìm cho cô.. - Cho trẻ chơi 03 – 04 lần - Nhận xét trẻ chơi, tuyên dương cháu 4 Kết thúc - Cô và trẻ cùng hát bài “Quả bóng” HOẠT ĐỘNG CHIỀU THƠ “NGHE LỜI CÔ GIÁO” I Mục đích yêu cầu -Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ -Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Bé được đi học khi đến lớp bạn ấy biết nghe lời cô giáo” -Trẻ thể hiện được âm điệu của bài thơ. II Chuẩn bị Tranh minh họa nội dung bài thơ III T
File đính kèm:
- Truong_mam_non_4_tuan.doc