Thực trạng xây dựng các mối quan hệ của nhà trường ở trường mầm non Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh
1. Đặt vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
Thật vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, mất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết của người làm công tác quản lí nhất đó chính là làm tốt công tác xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường. Công tác này phụ thuộc vào nhiều đặc điểm của đơn vị như: Mặt bằng dân trí, trình độ đào tạo, tình hình kinh tế, xã hội, ; một phần công tác còn phụ thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo nghành và mức độ hiểu biết về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của phụ huynh học sinh, đội ngũ giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý.
Trường mầm non Thạch Lạc được thành lập vào tháng 9 năm 2002, trên địa bàn xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Qua 15 năm thành lập và hoạt động, được sự quan tâm của các cấp, công tác giáo dục đã có nhiều bước phát triển như: quy mô đào tạo ngày một rộng, đội ngũ giáo viên ngày càng phát triển về chất lượng cũng như đảm bảo về số lượng, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học ngày càng được đầu tư và mở rộng, Mặt khác, để tiếp tục duy trì và phát triển nhà trường, còn nhiều vấn đề đặt ra với công tác quản lý, điều hành của nhà trường như: Phát triển quy mô đào tạo, khai thác các điều kiện sẵn có để có hình thức giáo dục phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và một thử thách không nhỏ đó là việc xây dựng các mối quan hệ của nhà trường.
Hiện tượng tâm lý của con người diễn ra rất đa dạng, phức tạp và nó có sức mạnh vô cùng to lớn đối với hoạt động của con người. Một cái bắt tay siết chặt, một câu hỏi han chân tình, một ánh mắt thân thiện của Hiệu trưởng có uy tín có thể làm cho con người khoẻ hẳn lên về cả sinh lực và tinh thần, do đó hiệu quả công việc của họ cao hơn hẳn. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một câu quở trách không đúng lúc, đúng mức của Hiệu trưởng có thể làm cho người ta trở nên ủ dột, chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả làm việc của họ. Hơn thế nữa xây dựng một bầu không khí tâm lý trong nhà trường phải thân thiện : “Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa CBQL, GV, và PHHS” tốt cũng là việc cần phải thực hiên ở một tập thể nhà trường để dẫn đến mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tương thân tương ái, dẫn đến một tập thể vững mạnh và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác của một người Hiệu trưởng.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung đã nêu trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Thực trạng xây dựng các mối quan hệ của nhà trường ở trường mầm non Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL Trường Mầm non ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG MẦM NON THẠCH LẠC, THẠCH HÀ, HÀ TĨNH Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Đông Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GDMN - Giáo dục mầm non CBQL - Cán bộ quản lý CSVN - Cộng sản Việt Nam HĐGD GV - - Hội đồng giáo dục Giáo viên PHHS - Phụ huynh, học sinh GD - Giáo dục TN - Thanh niên BCH - Ban chấp hành ĐHĐN - Đại học Đà Nẵng GDĐT - Giáo dục đào tạo CNTT - Công nghệ thông tin NXB - Nhà xuất bản GDTC - Giáo dục thể chất ĐH - Đại học TDTT - Thể dục thể thao MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 3.1 Các mối quan hệ hiện có trong trường mầm non Thạch Lạc 16 3.2 Thực trạng xây dựng các mối quan hệ với các bên liên quan 18 3.3 Các nội dung xã hội hóa giáo dục của trường mầm non Thạch Lạc năm học 2016 – 2017. 19 3.4 Nguyên nhân ảnh hường đến công tác xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong nhà trường của trường mầm non Thạch Lạc. 20 3.5 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng và phát triển các mối quan hệ trường mầm non Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh. 23 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” Thật vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, mất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết của người làm công tác quản lí nhất đó chính là làm tốt công tác xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường. Công tác này phụ thuộc vào nhiều đặc điểm của đơn vị như: Mặt bằng dân trí, trình độ đào tạo, tình hình kinh tế, xã hội,; một phần công tác còn phụ thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo nghành và mức độ hiểu biết về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của phụ huynh học sinh, đội ngũ giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý. Trường mầm non Thạch Lạc được thành lập vào tháng 9 năm 2002, trên địa bàn xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Qua 15 năm thành lập và hoạt động, được sự quan tâm của các cấp, công tác giáo dục đã có nhiều bước phát triển như: quy mô đào tạo ngày một rộng, đội ngũ giáo viên ngày càng phát triển về chất lượng cũng như đảm bảo về số lượng, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học ngày càng được đầu tư và mở rộng, Mặt khác, để tiếp tục duy trì và phát triển nhà trường, còn nhiều vấn đề đặt ra với công tác quản lý, điều hành của nhà trường như: Phát triển quy mô đào tạo, khai thác các điều kiện sẵn có để có hình thức giáo dục phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và một thử thách không nhỏ đó là việc xây dựng các mối quan hệ của nhà trường. Hiện tượng tâm lý của con người diễn ra rất đa dạng, phức tạp và nó có sức mạnh vô cùng to lớn đối với hoạt động của con người. Một cái bắt tay siết chặt, một câu hỏi han chân tình, một ánh mắt thân thiện của Hiệu trưởng có uy tín có thể làm cho con người khoẻ hẳn lên về cả sinh lực và tinh thần, do đó hiệu quả công việc của họ cao hơn hẳn. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một câu quở trách không đúng lúc, đúng mức của Hiệu trưởng có thể làm cho người ta trở nên ủ dột, chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả làm việc của họ. Hơn thế nữa xây dựng một bầu không khí tâm lý trong nhà trường phải thân thiện : “Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa CBQL, GV, và PHHS” tốt cũng là việc cần phải thực hiên ở một tập thể nhà trường để dẫn đến mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tương thân tương ái, dẫn đến một tập thể vững mạnh và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác của một người Hiệu trưởng. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung đã nêu trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Thực trạng xây dựng các mối quan hệ của nhà trường ở trường mầm non Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài tiến hành đánh giá thực trạng, tìm ra những nguyên nhân hạn chế trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong nhà trường của trường mầm non Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu 1 Thực trạng công tác xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong nhà trường của trường mầm non Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh. 3.2. Mục tiêu 2 Lựa chọn và đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong nhà trường của trường mầm non Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục mầm non Sau khi đất nước bước vào quá trình đổi mới, dù với nhiều khó khăn và thách thức đặt ra nhưng Đảng và nhà nước vẫn luôn quan tâm tới công tác phát triển giáo dục, đào tạo, đặc biệt là công tác giáo dục mầm non. Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quy định một số chính sách phát triển GDMN đã nêu rõ: “Ủy ban nhân dân các địa phương bảo đảm quy hoạch diện tích đất và áp dụng các phương thức giao đất, cho thuê đất, thuê cơ sở vật chất để phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non, phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, địa phương. Nhà nước đầu tư thông qua Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên, đồng thời lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và các nguồn kinh phí khác để xây dựng cơ sở vật chất các trường mầm non công lập theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo đủ phòng học, phòng chức năng, sân chơi và các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định hiện hành. Ưu tiên thành lập và xây dựng mới các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng nông thôn, các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn, các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa và các xã, phường có mức sống thấp của thành phố, thị xã. Thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai, về tín dụng, về thuế, để khuyến khích phát triển trường, lớp mầm non ngoài công lập, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và những nơi tập trung đông dân cư”. Ngoài ra, Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi cũng đã nêu ra các quan điềm: - Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển giáo dục mầm non, tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên; ưu tiên đào tạo các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới theo hướng xây dựng các trường công lập kiên cố, đạt chuẩn. - Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ em vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước. - Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển giáo dục mầm non. - Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp tiên tiến, gắn với đổi mối giáo dục phổ thông, góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.” Qua đó, có thể thấy giáo dục mầm non là một bộ phận quan trọng của giáo dục trường học và được sự quan tâm, chỉ đạo rất cụ thể của Đảng và nhà nước. 1.2. Khái niệm về mối quan hệ trong trường mầm non Quan hệ là sự liên quan giữa hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng, có thể có các ý nghĩa. Trường mầm non là một tổ chức xã hội với nhiều mối quan hệ đa dạng, gồm những nhóm người (giáo viên, trẻ, nhà quản lý, hội phụ huynh, các thành viên cộng đồng) nhằm mục đích: - Làm việc, vui chơi cùng nhau. - Để đáp ứng những mục tiêu giáo dục chung. 1.3. Vai trò của các mối quan hệ đối với hoạt động nhà trường Trong trường mầm non có các mối quan hệ xã hội và quan hệ quản lý. Các mối quan hệ này rất đa dạng, phong phú, đan xen với nhau. 1.3.1. Vai trò của các nhóm chính thức Nhóm chính thức là những nhóm người được liên kết lại bằng một loại nhiệm vụ, một mục tiêu chung của nhà trường như: Tổ chuyên môn, tổ hành chính. Cơ sở liên kết của thành viên nhóm này là công việc, kỷ luật hành chính, sự quy định chặt chẽ về trách nhiệm, quyền hạn. Các mối quan hệ trong nhóm này tạo nên cơ cấu tổ chức của nhà trường. Đối với nhóm này, cần có sự linh hoạt và mềm dẻo. Nhà quản lý cần tạo được bầu không khí thi đua làm việc để mọi người phát huy hết khả năng của mình. 1.3.2. Vai trò của các nhóm không chính thức Nhóm không chính thức là nhóm người liên kết với nhau bằng tình cảm, cùng chung sở thích hay vì cùng hoàn cảnh, độ tuổi. Trong nhóm chính thức cũng có nhóm không chính thức, những nhóm này tạo nên bầu không khí của tổ chức. Nhà quản lý cần nắm chắc và hiểu rõ những nhóm không chính thức để có tác động tinh thần, thông qua các mối quan hệ thân tình của các thành viên nhằm giải quyết những tình huống gây cấn mà không cần dùng quyền lực hay những biện pháp hành chính nặng nề. Văn hóa nhà trường cũng có ảnh hưởng quan trọng đến các mối quan hệ này. 1.4. Xây dựng các mối quan hệ của trường mầm non 1.4.1. Xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường Những vấn đề chung nhà quản lý cần quan tâm: - Hiểu đặc điểm tâm lý của từng người và có những phương pháp đối xử khác nhau phù hợp với từng người. - Quan tâm giúp nhân viên thỏa mãn những nhu cầu của con người để họ sống và làm việc tích cực. Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow con người có 5 loại nhu cầu: nhu cầu sinh tồn, nhu cầu an toàn, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu cao nhất là nhu cầu tự khẳng định bản thân. - Cần đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho nhân viên.Luôn tạo cho nhân viên cảm giác họ là người có ích, thường xuyên khen ngợi, khuyến khích và động viên họ, công nhận thành tích và sự cố gắng của họ và tạo điều kiện để họ phát triển năng lực sáng tạo, được tự khẳng định mình. 1.4.2. Xây dựng các mối quan hệ với các bên liên quan Các mối quan hệ cá nhân (Hiệu trưởng - giáo viên, giáo viên - phụ huynh, giáo viên - học sinh,) lành mạnh tạo nên mối quan hệ lành mạnh trong tập thể. Các mối quan hệ này được xây dựng dựa trên sự hiểu biết, sự thông cảm lẫn nhau và dựa trên những mục tiêu chung của tập thể. Cách thức chung để xây dựng được các mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa Hiệu trưởng với các giáo viên, phụ huynh và giữa các cán bộ giáo viên với nhau là: cởi mở, tôn trọng, chân thành, tin tưởng nhau, đối xử công bằng, biết đánh giá, biết sử dụng đúng người đúng việc, biết động viên khuyến khích và khen ngợi người khác đúng lúc và kịp thời. Có được các mối quan hệ cá nhân tốt là điều kiện cần để tạo ra bầu không khí làm việc tích cực trong nhà trường. Bên cạnh đó, người quản lý còn phải xây dựng được các mối quan hệ giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa các tổ chức với các cá nhân một cách lành mạnh. 1.5. Người hiệu trưởng và việc xây dựng các mối quan hệ Người hiệu trưởng nên có những cách đối xử khác nhau phù hợp với từng người: - Đối với những nhân viên cao tuổi, có thâm niên công tác cao, kinh nghiệm sống và nghề nghiệp dày dặn thì cần phải tôn trọng họ, tham khảo ý kiến của họ với sự trân trọng, không cầu thị. - Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên trẻ, cần động viên khuyến khích họ trong công việc và trong cuộc sống, tin tưởng họ, tạo điều kiện cho họ học tập và phát huy sáng kiến. Nói chung, đối với người dưới quyền, nhà quản lý cần dẫn dắt, khuyên bảo, hợp tác và giúp đỡ họ, không nên dùng quyền lực để ép buộc họ làm việc hay đe dọa kỷ luật họ. Nhà quản lý cần lôi cuốn mọi người vào công việc, cùng bàn bạc và cùng nhau giải quyết. Những nguyên tắc ứng xử người hiệu trưởng cần thực hiện để xây dựng các mối quan hệ quản lý tốt - Niềm nở và lịch thiệp. - Tươi cười với mọi người. - Cố gắng duy trì tinh thần phấn khởi của mình và của những người xung quanh. - Chào hỏi đồng nghiệp khi đến nơi làm việc. - Gọi những người dưới quyền bằng “anh”, “chị”. Đó là điều cần thiết để duy trì quan hệ công tác bình thường và kỷ luật lao động tốt. - Biểu hiện lòng chân thành với mọi người. Hãy đến với nhân viên bằng tấm lòng, chú trọng tính văn hóa, nhân văn trong quản lý. - Cần quan tâm đến đời sống, sức khỏe của bản thân và gia đình nhân viên. - Biết hài hước đúng lúc. - Lắng nghe ý kiến của mọi người, việc lắng nghe ý kiến của cấp dưới có nhiều tác dụng: Biết được tình hình hoạt động của trường. Biết được tâm tư, nguyện vọng của cán bộ giáo viên để kịp thời điều chỉnh hoạt động quản lý. Biết được mức độ chính xác và hợp lý của những quyết định. - Khai thác, phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể. Khuyến khích tính tích cực sáng tạo của họ. - Giao nhiệm vụ cho cấp dưới một cách lịch thiệp. - Chú ý đến công việc của cấp dưới. Cần thấy được thành tích của từng người trong công tác và khen ngợi họ. Điều được khen phải đúng là điều người đó đã làm. Nên đa dạng hóa phần thưởng: bằng tiền, hiện vật, kỳ nghỉ, đề bạt bổ nhiệm - Không bao giờ quên lời hứa. - Nghiêm túc và đòi hỏi sự cố gắng của cấp dưới. Nếu không có sự đòi hỏi và cũng không có yêu cầu cao đặt ra với những người dưới quyền thì họ dễ chán nản, không thích làm việc. - Biết phê bình và tự phê bình. Khi phê bình nhắc nhở ai cần tế nhị, điều chủ yếu là để cho họ có cảm xúc ân hận và có ý thức khắc phục khuyết điểm. Một số điều cần chú ý trong việc phê bình người khác: Cần nói ưu điểm của họ trước, sau đó mới nêu khuyết điểm. Không phê bình người cấp dưới khi có mặt người thứ ba. Chỉ cảnh cáo phê bình trước tập thể sau khi góp ý nhiều lần mà người đó vẫn không tiến bộ. Khi nhân viên mắc lỗi đến mức bị thi hành kỷ luật thì nhà quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan, xem xét quá trình công tác, xem xét lỗi lầm đó là hiện tượng hay bản chất. Cần thận trọng khi quyết định hình thức kỷ luật đối với một người bởi vì điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, danh dự của họ. - Tin tưởng vào nhân viên, giáo viên. Sử dụng con người trước tiên phải tin tưởng, tôn trọng và trao quyền đầy đủ cho họ. - Đối xử với mọi người một cách công bằng. - Sử dụng người đúng năng lực, trình độ chuyên môn của họ. - Hết sức quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng người tài, tạo điều kiện cho cấp dưới được học tập nâng cao trình độ. 1.6. Xây dựng mối quan hệ trong tập thể lãnh đạo, Hội đồng giáo dục nhà trường 1.6.1. Với các thành viên ban lãnh đạo nhà trường Trong nhà trường, mối quan hệ giữa hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có ảnh hưởng quyết định tới không khí làm việc chung của toàn bộ nhà trường, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của nhà trường và cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ với bên ngoài. Để xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp này, Hiệu trưởng và các thành viên trong ban lãnh đạo cần phải: - Hiểu biết và tin tưởng nhau. - Có sự phân công công việc rõ ràng, có kế hoạch làm việc cụ thể. - Hiệu trưởng cần tránh sự độc đoán mà nên công khai, dân chủ, biết cách phân công và ủy nhiệm quyền hạn cho các phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng đảm nhận trách nhiệm chung, quan hệ với bên ngoài, với các tổ chức ở địa phương và cộng đồng. Các phó hiệu trưởng tập trung vào việc chỉ đạo chuyên môn, quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. - Biết lắng nghe nhau, cùng nhau bàn bạc đi đến nhất trí. Hiệu trường cần khuyến khích, ủng hộ các sáng kiến của các phó hiệu trưởng, tạo điều kiện để họ phát huy tinh thần trách nhiệm, sự chủ động trong lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. - Các thành viên trong ban lãnh đạo cần hoàn thành tốt trách nhiệm được giao. 1.6.2. Với Hội đồng giáo dục. Lãnh đạo nhà trường và HĐGD cần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức hoạt động của nhà trường, tư vấn cho HĐGD và thực hiện các kế hoạch chiến lược do HĐGD đưa ra. Lãnh đạo trường cần cung cấp cho HĐGD các thông tin cần thiết để HĐGD có thể ra những quyết định tốt về các mục tiêu, kế koạch, các ưu tiên, trong hoạt động của nhà trường. HĐGD ủy nhiệm cho lãnh đạo trường, tạo điều kiện pháp lý để lãnh đạo trường thực hiện những chức năng của mình, báo cáo tiến trình thực hiện các sách lược của HĐGD hằng năm. Lãnh đạo trường vừa thực hiện các quyền và trách nhiệm mà Luật pháp quy định,vừa thực hiện các quyền và trách nhiệm do HĐGD ủy nhiệm. Lãnh đạo trường cần thông báo cho HĐGD về việc thực hiện những quyền và trách nhiệm đó. HĐGD cần hỗ trợ nhà trường để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ giáo dục, có trách nhiệm kiểm soát giúp nhà trường nâng cao chất lượng hoạt động, tạo điều kiện học tập, vui chơi, chăm sóc trẻ tốt nhất. HĐGD có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tiến bộ của nhà trường. Tuy nhiên vai trò đó chỉ được phát huy khi các thành viên của Hội đồng làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình và có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với lãnh đạo trường. 1.6.3. Xây dựng các mối quan hệ với các tổ chuyên môn Trong trường mầm non, đội ngũ giáo viên, các tổ chuyên môn có vai trò nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong tổ và với lãnh đạo nhà trường là việc làm rất cần thiết. Để giúp các tổ chuyên môn làm việc có hiệu quả và tạo mối quan hệ gắn bó với họ, lãnh đạo trường cần: - Nắm vững tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên ở các tổ, đặc biệt là trình độ nghiệp vụ của họ. - Phân loại, đánh giá giáo viên, cán bộ ở các tổ một cách chính xác và khách quan. - Bố trí, sắp xếp công việc của các tổ một cách có kế hoạch, rõ ràng. Mặt khác quan tâm hỗ trợ những điều kiện để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Góp ý cho các tổ trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. - Tạo nền nếp, thói quen làm việc có kế hoạch, khoa học và sáng tạo. - Kiểm tra uốn nắn hoạt động của các tổ khi cần thiết. - Bồi dưỡng, đào tạo, phát triển đội ngũ, thường xuyên giúp đỡ, kèm cặp giáo viên yếu và bồi dưỡng giáo viên giỏi. - Thường xuyên phối hợp công việc với các thành viên trong tổ, đặc biệt là với tổ trưởng, kịp thời nắm bắt tình hình và có biện pháp giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn khi cần thiết. - Khen thưởng động viên khi các tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc xây dựng các mối quan hệ với các tổ chuyên môn có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau như : nghe báo cáo, trò chuyện, tham gia các cuộc họp, sinh hoạt định kỳ của tổ, 1.6.4. Đối với tổ chức Đảng CSVN trong nhà trường Mối quan hệ và lề lối làm việc giữa hiệu trưởng và chi bộ nhà trường: - CBQL nhà trường tiếp thu đường lối, chủ trương của Đảng và phổ biến cho giáo viên, hướng dẫn và tổ chức cho giáo viên thực hiện. - Hiệu trưởng xin ý kiến chỉ đạo của chi bộ khi ra các quyết định về hoạt động GD của nhŕ trýờng. - Hiệu trưởng xin ý kiến chỉ đạo khi nhà trường có việc đột xuất mà hiệu trưởng không thể tự giải quyết được. - Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước chi bộ Đảng về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, về tình hình trật tự trị an trong trường. - Hiệu trưởng thường xuyên báo cáo cho chi bộ về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. - Hiệu trưởng tham gia vận động kết nạp, bồi dưỡng Đảng viên trẻ. - Hiệu trưởng động viên quần chúng góp ý phê bình cho tổ chức Đảng trong nhà trường. - Chi bộ thường xuyên quan hệ, quan tâm theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của nhà trường, kịp thời giúp đỡ lãnh đạo trường khi cần thiết. - Chi bộ giúp nhà trường phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. - Chi bộ quan tâm xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường. Cần lưu ý: Nếu hiệu trưởng là thành viên trong chi ủy thì cũng phải báo cáo cho tập thể chi ủy về tình hình hoạt động của nhà trường. Nếu hiệu trưởng chưa phải là đảng viên thì bí thư chi bộ cần giúp cho hiệu trưởng nhận thức đúng đắn về trách nhiệm thường xuyên hội ý, báo cáo cho bí thư chi bộ về tình hình hoạt động của nhà trường. Nếu hiệu trưởng kiêm bí thư chi bộ thì phải hết sức đề phòng sự độc đoán, thiếu dân chủ trong công tác. 1.6.5. Đối với Đoàn thanh niên trong nhà trường Mối quan hệ giữa hiệu
File đính kèm:
- THUC_TRANG_XAY_DUNG_CAC_MOI_QUAN_HE_CUA_NHA_TRUONG_O_TRUONG_MAM_NON.docx