Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Câu hỏi: Vui chơi của trẻ MG trong trường mầm non?

+ Ý nghĩa của vui chơi đối với trẻ:

- Chơi giúp trẻ thực hành những kỹ năng đã có và học những kỹ năng mới. Trẻ học làm người lớn thông qua những hoạt động mà người lớn gọi là “ chơi”.Đây là phân công tự nhiên trong giai đoạn này của cuộc sống.

- Chơi là phương tiện học hỏi của trẻ, tạo cơ hội để trẻ thử nghiệm những ý tưởng mới, sự kết nối các ý tưởng, các cách diễn tả tình cảm và những vai trò khác nhau.

- Vui chơi thúc đẩy và nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện cho trẻ.

+ Yêu cầu tổ chức hoạt động chơi:

- Đảm bảo sự tự nguyện, hứng thú, phát huy tính sáng tạo của trẻ, không đáp đặt trẻ chơi theo ý thích của người lớn.

- Khuyến khích các biểu hiện tự lực, sáng tạo của trẻ. Mọi hình thức áp đặt, làm thau, làm hộ đều không giúp trẻ vui hơn và không có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ.

 

doc38 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 25190 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ NĂM HỌC: 2014 – 2015
CHUYÊN ĐỀ: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO
Câu hỏi: Vui chơi của trẻ MG trong trường mầm non?
+ Ý nghĩa của vui chơi đối với trẻ:
- Chơi giúp trẻ thực hành những kỹ năng đã có và học những kỹ năng mới. Trẻ học làm người lớn thông qua những hoạt động mà người lớn gọi là “ chơi”.Đây là phân công tự nhiên trong giai đoạn này của cuộc sống.
- Chơi là phương tiện học hỏi của trẻ, tạo cơ hội để trẻ thử nghiệm những ý tưởng mới, sự kết nối các ý tưởng, các cách diễn tả tình cảm và những vai trò khác nhau.
- Vui chơi thúc đẩy và nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện cho trẻ.
+ Yêu cầu tổ chức hoạt động chơi:
- Đảm bảo sự tự nguyện, hứng thú, phát huy tính sáng tạo của trẻ, không đáp đặt trẻ chơi theo ý thích của người lớn.
- Khuyến khích các biểu hiện tự lực, sáng tạo của trẻ. Mọi hình thức áp đặt, làm thau, làm hộ đều không giúp trẻ vui hơn và không có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ.
- Phát huy vai trò chơi theo hướng tích cực, mở rộng liên kết các chủ đề chơi.
- Tích cực làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ trong khi chơi. Sử dụng các biện pháp tích cực để giúp trẻ thảo luận khi tham gia góc chơi, vai chơi có nhiều trẻ thích chơi.
- Luân phiên góc chơi, vai chơi của trẻ không để một số trẻ chỉ chơi ở một hai góc cố định trong thời gian diễn ra chủ dề hoặc luôn đống vai chính trong trò chơi.
- Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên quan sát biểu hiện, hành động của trẻ và lắng nghe những gì chúng nói, cố gắng hiểu xem trẻ nghĩ gì và cố làm gì.
- Giáo viên chỉ hổ trợ khi cần thiết.
Câu hỏi: Ở lớp bạn dành những khoảng thời gian nào cho trẻ chơi, chơi trong thời gian bao lâu?
Trả lời:: Ở lớp tôi dành những khoảng thời gian nào cho trẻ chơi, chơi trong thời gian như:
80-90 phút: Đón trẻ, chơi, thể dục sáng.
30-40 phút: Học
40 – 50 phút: Chơi, hoạt động ở các góc.
30 - 40 phút: Chơi ngoài trời
70 - 80 phút: Chơi, hoạt động theo ý thích
Câu hỏi: Khi tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động ở các góc trẻ thường chơi những loại trò chơi nào?.
Trả lời:+ Khi tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động ở các góc trẻ thường chơi những loại trò chơi:
- Trò chơi đóng vai theo chủ đề
- Trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng
- Trò chơi đóng kịch.
- Trò chơi học tập
- Trò chơi dân gian.
- Trò chơi vận động
- Trò chơi với các phương tiện công nghệ hiện đại.
Câu hỏi: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi của trẻ?.
Trả lời: Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi của trẻ
- Trẻ cần nhiêu cơ hội và sự khuyến khích cho trẻ việc khám phá và thử nghiệm các ý tưởng trong những khoảng thời gian riêng và khu vực riêng.
- Vịc sắp xếp các đồ vật trong lớp ảnh hưởng đến tâm lý họt động của trẻ. Nó có thể khuyến khích sự thám hiểu, trải nghiệm hoặc có thể kìm hãm sự sáng tạo và hạn chế tưởng tượng của trẻ.
- Các đồ dùng, đồ chơi được sắp đặt thuận tiện, số lượng đủ cho pháp trẻ được sử dụng sáng tạo theo cách của trẻ ... giúp thu hút và duy trì khả năng hứng thú của trẻ.
- Việc học qua chơi của trẻ mang nhiều ý nghĩa khi trẻ tìm kiếm các câu trả lời cho mình, thông qua quá trình tự trải nghiệm và trao đổi với các bạn cô giáo.
- Khi trẻ được khích lệ, có các hoạt động phù hợpđể thành công trẻ sẻ cảm thấy yên lòng, có tâm lý tin tưởng và biết mình thuộc về nhóm lớp nơi này.
CHUYÊN ĐỀ: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẪU GIÁO
Nội dung:
1. Các loại kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mẫu giáo. 
2. Cách xây dựng kế hoạch giáo dục năm học; kế hoạch giáo dục chủ đề; kế hoạch giáo dục tuần; kế hoạch giáo dục ngày.
3. Thực hành và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mẫu giáo. 
I. CÁC LOẠI KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Câu hỏi: Thực hiện CTGDMN cho trẻ mẫu giáo có các loại kế hoạch GD nào?
Cơ sở để xây dựng kế hoạch giáo dục?
Ai là người xây dựng kế hoạch giáo dục? 
TL: Các loại kế hoạch giáo dục
Kế hoạch giáo dục mẫu giáo được xây dựng dựa trên chương trình GDMG và tình hình thực tiễn của địa phương, trường, lớp. Kế hoạch giáo dục giúp giáo viên thực hiện chương trình giáo dục một cách có mục đích và có hệ thống. 
Kế hoạch giáo dục mẫu giáo bao gồm:
 kế hoạch giáo dục năm học, 
kế hoạch giáo dục chủ đề, 
kế hoạch giáo dục tuần, 
kế hoạch giáo dục ngày.
Kế hoạch năm: là những dự kiến về mục tiêu, nội dung giáo dục, các chủ đề giáo dục trong một năm học của cơ sở giáo dục mầm non, nhằm đạt được mục tiêu của Chương trình Giáo dục mẫu giáo. 
Kế hoạch chủ đề: là một phần của kế hoạch giáo dục năm học. Kế hoạch chủ đề gồm mục tiêu, các nội dung giáo dục và dự kiến hoạt động giáo dục cho từng nội dung giáo dục theo chủ đề.
Kế hoạch tuần: là những dự kiến hoạt động giáo dục của một tuần nhằm chuyển tải các nội dung giáo dục, được sắp xếp phù hợp vào các thời điểm chế độ sinh hoạt ngày của trẻ mẫu giáo trong tuần. 
. Kế hoạch ngày: là một phần của kế hoạch tuần bao gồm các hoạt động giáo dục cụ thể được thực hiện trong ngày. 
Cơ sở để lập kế hoạch giáo dục
- Chương trình giáo dục mầm non (Chương trình ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. 
- Khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ.
- Khả năng của giáo viên
- Những kiến thức đơn giản bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, văn hoá xã hội và môi trường tự nhiên của địa phương.
- Thời gian trẻ đến và ở tại trường.
- Cơ sở vật chất của trường lớp.
- Điều kiện khác.....
- Chương trình giáo dục mầm non (Chương trình ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. 
- Khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ.
- Khả năng của giáo viên
- Những kiến thức đơn giản bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, văn hoá xã hội và môi trường tự nhiên của địa phương.
- Thời gian trẻ đến và ở tại trường.
- Cơ sở vật chất của trường lớp.
- Điều kiện khác.....
Ai lập kế hoạch giáo dục?
Kế hoạch giáo dục năm học (Ban giám hiệu và giáo viên cùng xây dựng)
Kế hoạch giáo dục chủ đề, KHGD tuần, KHGD ngày, hoạt động (chủ yếu là giáo viên xây dựng trình ban giám hiệu duyệt có ý kiến bổ sung, điều chỉnh trước khi GV tổ chức thực hiện)
II. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC
Câu hỏi: Kế hoạch GD năm học bao gồm những gì? 
Kế hoạch GD năm học Bao gồm:
1. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
2. NỘI DUNG GIÁO DỤC NĂM HỌC
3. DỰ KIẾN CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ CỦA NĂM HỌC
Câu hỏi: Thảo luận 2-3 ví dụ về cách viết mục tiêu giáo dục năm học của một số địa phương đã xây dựng (tài liệu phát tay và hình ảnh ví dụ minh họa).
- Các vấn đề cần trao đổi và thống nhất một số điểm chung cần thiết khi viết mục tiêu giáo dục năm học:
+ Những cứ để viết mục tiêu GD năm học: Căn cứ xác định mục tiêu giáo dục năm học đối với mẫu giáo 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi
+ Cách viết mục tiêu GD năm học?
Trả lời: 1. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
1.1. Căn cứ xác định mục tiêu giáo dục năm học
1.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu giáo dục năm học đối với mẫu giáo 3-4 tuổi; 4-5 tuổi
- Mục tiêu và kết quả mong đợi của từng lĩnh vực giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non.
Khả năng của trẻ và điều kiện thực tiễn của trường/lớp. 
Mục tiêu phát triển chất lượng giáo dục của địa phương (nếu có).
Căn cứ xác định mục tiêu giáo dục năm học
1.1.2. Căn cứ xác định mục tiêu giáo dục năm học đối với mẫu giáo 5-6 tuổi
- Mục tiêu, kết quả mong đợi của từng lĩnh vực giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non và Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
- Khả năng của trẻ và điều kiện thực tiễn của trường/lớp.
- Mục tiêu phát triển chất lượng giáo dục của địa phương. 
Cách viết mục tiêu
- Mục tiêu cần hướng vào trẻ: trẻ phát triển và có những kỹ năng, thái độ, tình cảm, nhận thức, hứng thú, hành vinhư thế nào (trẻ có thể biết gì, làm được gì và có thái độ như thế nào?...) sau quá trình giáo dục. 
Mục tiêu thường được viết bắt đầu bằng các từ như: trẻ nhận ra, nói được, biết được, đếm được, kể ra, hiểu được, thực hiện được, sử dụng được, tự giác, bảo vệ....
- Mục tiêu đặt ra cụ thể, có thể quan sát, đo đếm, lượng hóa được.
Ví dụ: về mục tiêu GD năm học trẻ MG 4-5 tuổi
Một số mục tiêu giáo dục lĩnh vực phát triển nhận thức 
- Khám phá khoa học
+ Trẻ thích tìm hiểu, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh
+ Bước đầu trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát, khám phá
+ Trẻ phân biệt được các đối tượng theo 1-2 dấu hiệu
+ Trẻ nói được mối quan hệ của một số sự vật, hiện tượng đơn giản
- Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
+ Bước đầu trẻ quan tâm đến chữ số, số lượng ở xung quanh 
+ Trẻ đếm được trong phạm vi 10
+ Trẻ biết cách so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và nói được kết quả so sánh.
+ Trẻ biết gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 và nói được kết quả.
+ Trẻ có biểu tượng về số trong phạm vi 5
+ Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp của 3 đối tượng trở lên và sao chép lại.
- Khám phá xã hội:
+ Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân.
+ Trẻ nói được họ, tên, công việc của các thành viên trong gia đình.
+ Trẻ nói được địa chỉ, số điện thoại của gia đình.
+ Trẻ kể được tên, công cụ sản suất, sản phẩm và lợi ích của một số nghề ở quê hương của trẻ.
Câu hỏi:
Thảo luận về 2-3 ví dụ xác định nội dung giáo dục năm học của một số địa phương đã xây dựng.
Các vấn đề cần trao đổi và thống nhất một số điểm chung cần thiết khi xác định nội dung giáo dục năm học: 
 Trả lời:Cách xác định nội dung giáo dục
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục năm học để lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp. Mục tiêu và nội dung giáo dục có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Để thực hiện được một mục tiêu giáo dục có thể lưạ chọn một hoặc một số nội dung giáo dục có liên quan. 
- Những nội dung giáo dục trong kế hoạch năm học là những nội dung cơ bản trong chương trình GDMN, phát triển nội dung cơ bản đó thành các nội dung cụ thể theo hướng gần gũi với trẻ, phù hợp với vùng, miền.
2.2. Ví dụ minh họa cách lựa chọn nội dung giáo dục 
Nội dung giáo dục lĩnh vực phát triển nhận thức trẻ 4-5 tuổi
MỤC TIÊU GIÁO DỤC NĂM HỌC
NỘI DUNG GIÁO DỤC NĂM HỌC
+ Trẻ thích tìm hiểu, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh 
+ Bước đầu trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát, khám phá 
Đặc điểm, công dụng đồ dùng đồ chơi 
Đặc điểm, công dụng phương tiện giao thông 
- Một số đặc điểm, tính chất của nước, đất, đá, sỏi,cát 
+ Trẻ phân biệt được các đối tượng theo 1-2 dấu hiệu 
Sự giống và khác nhau của 2-3 đồ dùng, đồ chơi
- Phân loại phương tiện giao thông theo 1-2 dấu hiệu 
+ Trẻ nói được mối liên hệ đơn giản của một số sự vật, hiện tượng 
Mối liên hệ giữa đặc điểm với cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi
Sự khác nhau giữa ngày và đêm
- Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó tới sinh hoạt của con người. 
Nội dung GD năm học cho trẻ mẫu giáo là nội dung giáo dục các lĩnh vực phát triển theo độ tuổi trong chương trình GDMN.
Riêng đối với trẻ 5 tuổi: những chỉ số có trong bộ chuẩn mà không có nội dung giáo dục trẻ 5-6 tuổi trong Chương trình GDMN thì giáo viên tự lựa chọn nội dung bổ sung phù hợp
Ở các vùng dân tộc thiểu số, khi lập kế hoạch giáo dục năm học giáo viên cần chú ý đến mục tiêu và nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
Đối với lớp mẫu giáo ghép: dựa vào nội dung giáo dục của lứa tuổi lớn nhất trong lớp ghép và những nội dung giáo dục chỉ có ở lứa tuổi bé hơn.
3. DỰ KIẾN CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ CỦA NĂM HỌC
3.1. Yêu cầu xác định các chủ đề trong năm học- Chủ đề dễ hiểu, gần gũi, phù hợp với nhận thức của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mang tính địa phương.
- Chủ đề cần tạo được nhiều cơ hội để trẻ khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ học tốt nhất.
- Chủ đề chứa đựng những nội dung giáo dục trong chương trình. 
- Số lượng và thời lượng chủ đề được chọn tùy thuộc vào nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng số lượng chủ đề không nên quá 10. 
- Thời lượng thực hiện mỗi chủ đề cần linh hoạt nhưng nên thực hiện tối thiểu trong thời gian 1 tuần. 
- Các chủ đề cần được sắp xếp hợp lý theo trình tự thời gian và được thực hiện trong suốt năm học (35 tuần).
Lưu ý: Số lượng, tên chủ đề, thứ tự thực hiện các chủ đề và số tuần dự kiến cho mỗi chủ đề có thể thay đổi linh hoạt tuỳ theo hứng thú, nhu cầu, khả năng của trẻ và điều kiện triển khai của từng lớp cụ thể.
4. HÌNH THỨC THỂ HIỆN VĂN BẢN - KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC
Câu hỏi:
Hình thức trình bày của bản kế hoạch giáo dục năm học?
Kế hoạch năm học bao gồm những gì?
Trả lời: 	+HÌNH THỨC THỂ HIỆN VĂN BẢN - KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC
Kế hoạch giáo dục năm học bao gồm:
Mục tiêu giáo dục năm học: gồm mục tiêu giáo dục của 5 lĩnh vực giáo dục phát triển
Nội dung giáo dục
Chủ đề dự kiến được sắp xếp theo thứ tự thực hiện, số tuần thực hiện.
+KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ:Bao gồm:
MỤC TIÊU GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ
 NỘI DUNG GIÁO DỤC TRONG CHỦ ĐỀ
 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC 
Câu hỏi: cách tiếp cận xây dựng kế hoạch giáo dục chủ đề của địa phương?
Trả lời: +cách phân bổ mục tiêu giáo dục năm học vào chủ đề.
- Căn cứ vào số lượng, thời lượng, thời điểm thực hiện chủ đề đã lựa chọn để phân bổ mục tiêu vào từng chủ đề phù hợp.
- Phân bổ mục tiêu năm học vào các chủ đề phải đảm bảo tính phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Ví dụ: mục tiêu năm học là: trẻ hiểu được một số từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ. Tùy theo khả năng của trẻ, các từ khái quát có thể bắt đầu từ những từ chỉ đặc điểm bên ngoài đến những từ chỉ cấu tạo, tính chất bên trong của đối tượng.
- Có những mục tiêu có thể được thực hiện trong 1 hoặc 1 số chủ đề. 
Ví dụ: mục tiêu năm học là: trẻ hiểu được một số từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ 
Ở chủ đề Gia đình: mục tiêu là trẻ hiểu được một số từ khái quát về đồ dùng; 
Chủ đề Con vật: trẻ hiểu được từ khái quát về con vật; 
Chủ đề Cây xanh: trẻ hiểu được từ khái quát về rau quả. 
Đồng thời, cần có sự tiếp nối các mục tiêu ở giai đoạn trước nếu trẻ chưa thực hiện được.
- Không nên đưa quá nhiều mục tiêu vào một chủ đề. 
- Các sự kiện chung quan trọng trong năm liên quan đến trẻ, có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ có thể được lựa chọn làm chủ đề phù hợp với điều kiện thực tế của lớp và thời điểm thực hiện: Tết Trung thu, ngày hội đến trường, Tết cổ truyền, ngày hội của các bà, mẹ, các cô, các bạn gái 8/3, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, Tết thiếu nhi 1/6...), các lễ hội riêng của từng địa phương (chọi trâu, hội đua thuyền, hội vào mùa).
+Nội dung giáo dục trong chủ đề 
2.1. Cách xác định nội dung giáo dục trong chủ đề
- Nội dung giáo dục trong chủ đề được lựa chọn trên cơ sở các nội dung của Chương trình GDMG, phù hợp với mục tiêu của chủ đề và điều kiện cụ thể của địa phương.
(...phù hợp với nhu cầu và hứng thú của trẻ, với sự kiện văn hóa - xã hội, tự nhiên của trường, của địa phương như: ngày lễ hội, sự kiện đặc biệt, điều kiện địa lý, thời tiết, khí hậu, mùa màng...) 
- Một số nội dung giáo dục trong một số lĩnh vực phát triển ít liên quan đến nội dung các chủ đề (giáo dục phát triển vận động), nhưng vẫn cần thực hiện trong thời gian của chủ đề với sự linh hoạt, sáng tạo của GVMN.
2.2. Ví dụ minh họa cách xác định nội dung GD trong chủ đề 
Gợi ý nội dung giáo dục phát triển vận động và ngôn ngữ trong một số chủ đề của lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi:
+Hoạt động giáo dục 
- Hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non gồm: hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động và hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động giáo dục trong chủ đề là các hoạt động được thực hiện để chuyển tải nội dung giáo dục của chủ đề, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục.
- Hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non gồm: hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động và hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động giáo dục trong chủ đề là các hoạt động được thực hiện để chuyển tải nội dung giáo dục của chủ đề, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục.
Các nội dung giáo dục trong chủ đề được thực hiện thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động lao động và hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh.
- Hoạt động học: gồm những nội dung có liên quan đến việc cung cấp mới hoặc chính xác hóa các kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Hoạt động học được tổ chức dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động này thường được tổ chức chung cho cả lớp.
- Hoạt động chơi: gồm các nội dung liên quan đến kiến thức, kỹ năng trẻ đã biết, thông qua chơi trẻ được vận dụng, củng cố và mở rộng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sẵn có của bản thân. Hoạt động này được diễn ra tại các góc chơi trong lớp theo nhóm nhỏ, và khu vực vui chơi ngoài sân trường.
- Hoạt động lao động: gồm những nội dung liên quan đến việc cho trẻ trải nghiệm với những công việc lao động như tự phục vụ (đi giày dép, cởi mặc quần áo...), trực nhật, sắp xếp lớp học, nhổ cỏ, tưới cây ngoài vườn trường.... Hoạt động này thường được tiến hành vào các thời điểm thích hợp: thời điểm đón, trả trẻ, thời điểm hoạt động ngoài trời, trước và sau bữa ăn, buổi chiều.
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: liên quan đến việc hình thành một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ. Một số nội dung giáo dục có thể được thực hiện trong thời điểm diễn ra hoạt động này như: rèn thói quen rửa tay, đánh răng sau khi ăn; dọn dẹp đồ dùng sau khi ăn; xếp, cất đồ dùng ngăn nắp sau khi ngủ; nhận biết và cảm nhận về các món ăn ...
+ Môi trường giáo dục
- Môi trường giáo dục trong trường, lớp mẫu giáo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ của trẻ.
- Môi trường giáo dục theo chủ đề trong lớp do giáo viên cùng trẻ xây dựng vàsử dụng bao gồm việc trang trí tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ có liên quan tới nội dung của chủ đề ... nhằm tạo sự mới mẻ, hấp dẫn, kích thích trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá.
- Các góc hoạt động (góc chơi) được lựa chọn, bố trí phù hợp với diện tích lớp học, số lượng trẻ và đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi sẵn có. 
Nên duy trì một số góc chơi mà trẻ thích đến chơi như: góc xây dựng, góc học tập, góc phân vai, kể cả khi thay đổi chủ đề.
Môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm:
An toàn cho trẻ là yêu cầu số 1 (Khi mỗi thứ đặt trong lớp cần đặt câu hỏi: Có an toàn với trẻ không? Trẻ có thể làm gì với nó? Nếu không trả lời được câu hỏi đó thì không đưa vào lớp!)
Môi trường HĐ mà trẻ tham gia XD cùng GV: bổ sung thêm học liệu, đồ chơi; sắp xếp và vệ sinh góc HĐ
Phong phú các góc HĐ trong lớp và ngoài trời
Các đồ chơi không phải là để trang trí mà để cho trẻ HĐ, tăng cường đưa các nguyên, vật liệu đa dạng, hấp dẫn để khuyến khích trẻ sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động
Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, (xây dựng góc chơi phản ánh văn hóa địa phương)
Giáo viên trò chuyện và chơi với trẻ, kích thích tư duy
Trẻ có thể chủ động, tích cực: Vui chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, trò chuyện và chia sẻ ý tưởng
Câu hỏi: về cách xây dựng kế hoạch tuần
Thảo luận về 2-3 cách xây dựng kế hoạch tuần của một số địa phương đã xây dựng.
Các vấn đề cần trao đổi và thống nhất một số điểm chung cần thiết khi về cách xây dựng kế hoạch tuần : Cách phân bổ nội dung và hoạt động giáo dục và các ngày trong tuần. 
Trả lời:. Cách phân bổ nội dung và hoạt động giáo dục và các ngày trong tuần. 
Phân bổ các hoạt động, nội dung giáo dục trong chủ đề vào các ngày trong tuần và vào các thời điểm theo chế độ sinh hoạt: đón trẻ, chơi, thể dục sáng; học; chơi, hoạt động ở các góc; chơi ngoài trời; ăn bữa chính; ngủ; ăn bữa phụ; chơi, hoạt động theo ý thích, trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ, đảm bảo cân đối giữa học và chơi, động và tĩnh, hoạt động và nghỉ ngơi
- Hoạt động lao động giản đơn có thể được thực hiện vào các thời điểm khác nhau trong ngày (đón, trả trẻ, chơi ngoài trời, trước và sau giờ ăn hoặc hoạt động chiều). Điều cốt yếu là các hoạt động đó phải phù hợp với khả năng thực hiện và hứng thú của trẻ, phù hợp với điều kiện thời tiết, điều kiện trường lớp.
- Hoạt động 

File đính kèm:

  • docchuyen de trong tam nam hoc 20142015.doc
Giáo Án Liên Quan