Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thẫm mĩ
I/ MỤC TIÊU:
1. KIẾN THỨC
- Nắm và hiểu rõ đặc điểm phát triển thẩm mĩ của trẻ mầm non;
- Nắm chắc nội dung giáo dục thẩm mĩ trong chương trình giáo dục mầm non mới.
- Biết nguyên lí, cách thức ứng dụng phuơng pháp dạy học tích cực vào tổ chức hoạt động học âm nhạc và tạo hình cho trẻ.
2. VẼ KĨ NĂNG
Người học biết cách ứng dụng phương pháp dạy học tích cực một cách linh hoạt vào tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc và thẫm mĩ theo từng nội dung cụ thể.
3. VỀ THÁI ĐỘ
- Tiếp thu và phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng vào hoạt động chuyên môn, tránh tư duy lối môn, thụ động;
- Coi việc ứng dụng các phương pháp mới là một hoạt động sư phạm thường xuyên để năng cao hiệu quả giáo dục và năng lực bản thân.
II/ NỘI DUNG
1. PHÂN TÍCH MỤC TIÊU VÀ CÁC NỘI DUNG CHÍNH VỀ GIÁO DỤC THẨM MĨ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
* Mục tiêu giáo dục thẫm mĩ trong trườngmầm non.
Mẫu trẻ
- Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.
- Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.
- Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.
- Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, dán, xếp hình.
Mẫu giáo
- Có khả năng cảm nhận vẽ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.
- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.
MODUM 25: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MĨ I/ MỤC TIÊU: KIẾN THỨC Nắm và hiểu rõ đặc điểm phát triển thẩm mĩ của trẻ mầm non; Nắm chắc nội dung giáo dục thẩm mĩ trong chương trình giáo dục mầm non mới. Biết nguyên lí, cách thức ứng dụng phuơng pháp dạy học tích cực vào tổ chức hoạt động học âm nhạc và tạo hình cho trẻ. VẼ KĨ NĂNG Người học biết cách ứng dụng phương pháp dạy học tích cực một cách linh hoạt vào tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc và thẫm mĩ theo từng nội dung cụ thể. 3. VỀ THÁI ĐỘ Tiếp thu và phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng vào hoạt động chuyên môn, tránh tư duy lối môn, thụ động; Coi việc ứng dụng các phương pháp mới là một hoạt động sư phạm thường xuyên để năng cao hiệu quả giáo dục và năng lực bản thân. II/ NỘI DUNG 1. PHÂN TÍCH MỤC TIÊU VÀ CÁC NỘI DUNG CHÍNH VỀ GIÁO DỤC THẨM MĨ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON Mục tiêu giáo dục thẫm mĩ trong trườngmầm non. Mẫu trẻ Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi. Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi. Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, dán, xếp hình... Mẫu giáo Có khả năng cảm nhận vẽ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật. Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình. Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật Năng cao giá trị thẫm mĩ trong trường mầm non. Mẫu trẻ Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc: tuy lứa tuổi mà có những nội dung phù hợp. Đặc điểm lứa tuổi này là trẻ chưa biết nói hoặc mỏi đang tập nói, chưa hoàn chỉnh phát âm, tay chân còn yếu ớt, do đó đối với hoạt động âm nhạc thì chủ yếu cho trẻ nghe nhạc, nghe hát; việc dạy trẻ hát thực chất chủ yếu là luyện phát âm cho trẻ và cho trẻ làm quen với âm thanh âm nhạc là chính. Đối với hoạt động tạo hình cũng vậy, chủ yếu cho trẻ xem tranh, di màu, xé, vò, xếp hình. Mẫu giáo Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vễ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật. Một số kỉ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe, hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình). Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình). 2. TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẪM MĨ CHO TRẺ MẦM NON Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò chủ thể của trẻ để phát triển toàn diện nhân cách dưới sự hướng dẫn hợp lí của giáo viên. Tổ chức hoạt động dạy học tích cực là quá trình vận dụng, phối hợp các phuơng pháp dạy học một cách phù hợp, phát huy hết những ưu điểm và khả năng có sẵn của các phương pháp truyền thống, đồng thời phối hợp các phuơng pháp đó trong quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ một cách hợp lí, nhằm phát huy cao tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của trẻ. Học tích cực trong giáo dục mầm non được hiểu là trẻ được hoạt động với các đồ vật, đồ chơi cùng mối liên hệ với thực tế và con người trong môi trường gần gũi xung quanh để hình thành nên những hiểu biết của bản thân. Học tích cực trong giáo dục mầm non gồm có năm thành phần Các vật liệu được sử dụng theo nhiều cách. Trẻ tìm hiểu, thao tác, kết hợp làm biến đối các vật liệu một cách tự do (sự thao tác). Trẻ tự lựa chọn những gì trẻ muốn làm (sự lựa chọn). Trẻ mô tả những gì trẻ đang làm bằng chính ngôn ngữ của trẻ (ngôn ngữ). Người lớn khuyến khích trẻ nêu vấn đề, giải quyết các tình huống. Một trong biểu hiện tích cực của trẻ Trực tiếp hoạt động với đồ dùng, đồ chơi. Tự giải quyết các vấn đề hoặc các tình huống đến cùng. Phương pháp dạy học tích cực coi trọng việc tăng cường tổ chức các hoạt động của trẻ. Trẻ phát triển tốt khi được tham gia hoạt động. Trẻ hoạt động càng tích cực thì sự phát triển của trẻ càng nhanh. Phương pháp dạy học tích cực trước hết là thông qua việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Trẻ được cuốn hút vào các hoạt động, được tự tìm tòi, khám phá, trải nghiệm để chiếm lĩnh các tri thức, kỉ năng của cuộc sống. Giáo viên nên tổ chức các hoạt động trên trong một thời gian nhất định; có thể là 3 - 4 ngày đến 1 tuần tùy theo điều kiện của địa phuơng và khả năng của trẻ. 3. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc Xây dựng mục tiêu, lựa chọn nội dung, hình thức Căn cứ vào các mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non đề ra, các khu vực, vùng miền khác nhau xác định các mức độ khác nhau. Giáo viên không kì vọng vào các mục tiêu như hát đứng và biết thể hiện sắc thái tình cảm bài hát. Khai thác hiệu quả đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có Việc sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có, quen thuộc, gần gũi với trẻ sẽ tạo cho trẻ thêm phần hứng thú tham gia hoạt động bởi các đồ dùng, đồ chơi đó được khai thác trong các trò chơi âm nhạc cụ thể sẽ tạo ra các hiệu ứng mới lạ và có thể gây bất ngờ cho trẻ, lấp đầy được những khoảng trổng khi thiếu vắng các phương tiện, âm thanh, hình ảnh hiện đại. Nhạc cụ có thể làm một cách rất đơn giản, như các ống tre nứa được cưa dài ngắn khác nhau, hoặc chai lọ Giáo viên có thể sáng tạo ra các “nhạc cụ" từ những đồ dùng, vật dụng tại địa phương mình. Sắp đặt khu vực hoạt động âm nhạc Giáo viên cùng trẻ bố trí, sắp xếp khu vực hoạt động âm nhạc một cách hài hòa, nhẹ nhàng mà vẫn tạo cho trẻ có một không gian thuận lợi, khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động tích cực. Đồ dung, trang phục cho hoạt động hát múa, biểu diễn văn nghệ cần lưu ý giàu chất địa phương, đậm đà bản sắc dân tộc. Phương pháp tố chức các nội dung hoạt động giáo dục âm nhạc * Dạy hát Chương trình GDMN mới tạo sự linh hoạt và rất mở trong việc lựa chọn bài hát, giáo viên lựa chọn taầi hát theo chủ đề sao cho vừa sức trẻ của lớp mình. Đối với vùng có trẻ dân tộc ít người, khuyến khích trong một năm dạy trẻ một bài hát, bài dân ca đơn giản, nội dung phù hợp với trẻ của địa phuơng bằng tiếng dân tộc đó. Khi hướng dẫn trẻ hát, giáo viên cần: Giới thiệu tên bài hát, tác giả. Nếu là dân ca, hát ru thì giải thích cho trẻ đơn giản là bài có nhiều người sáng tác hoặc bài được sinh ra ờ vùng miền nào đó. Giới thiệu nội dung và tính chất bài hát bằng từ ngữ, hình ảnh gần gũi với trẻ: Giáo viên nên trò chuyện, gợi mở để trẻ hiểu nội dung bài, có thể sử dụng hình ảnh, vật dụng để cho trẻ xem, Hát mẫu: Nếu giáo viên không đủ tự tin để hát hay và đứng, tốt nhất hát cùng với giai điệu của đàn hoặc mở đỉa. Trẻ học hát: Tiếp nối các cách dạy, học hát truyền thống, cách tốt nhất để trẻ hướng tới hát đứng bài hát là cho trẻ nghe và hát nhiều lần theo cô, theo giai điệu của bài hát trẻn đàn oigan hoặc băng, đĩa. Ngoài việc lựa chọn các bài hát, bản nhạc của các nhạc sĩ chuyên nghiệp, giáo viên có thể sáng tác hoặc đặt lời theo giai điệu của bài hát, dân ca quen thuộc, đây cũng là một trong những phương pháp hay, sáng tạo và đấng khích lệ. Nghe nhạc, nghe hát Nghe các bài hát, bản nhạc (sau kêu gọi là nghe nhạc) vốn dĩ từ trước đến nay đã được coi là một hoạt động độc lập, là một phần không thể thiếu của một tiết hoạt động giáo dục âm nhạc. Để tổ chức hoạt động này có hiệu quả, giáo viên cần thực hiện như sau: Lựa chọn bài hát, bản nhạc +Bài phù hợp với chủ đề, lứa tuổi và thực tế địa phương; độ dài của bài vừa phải. +Không chọn các bài quá dài, bài có tiết tấu, giai điệu khó; bài hát có nội dung nói về chuyện yêu đương, bạo lực... +Lựa chọn các bài nghe trong một năm học khác nhau về nội dung, hình thức và thể loại. Lựa chọn hoạt động kết hợp Các hoạt động kết hợp nhằm hỗ trợ, bổ sung thêm cho việc tiếp cận, tìm hiểu bài hát, bản nhạc mà trẻ được nghe và giúp cho tiết hoạt động phong phú hơn. Giáo viên cần xác định rõ mọi hoạt động kết hợp luôn hỗ trợ cho nội dung chính là nghe nhạc. Xây dựng hoạt động chi tiết Giáo viên có thể vào bài một cách trực tiếp, tức là cho trẻ nghe bài hát ngay. Giáo viên cũng có thể vào bài gián tiếp bằng cách giới thiệu gợi mở bài hát bằng lời, bằng hình ảnh, đồ dung, đồ vật, ... Tổ chức cho trẻ nghe nhạc Việc chuẩn bị kỉ lưỡng trước khi cho trẻ nghe nhạc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ cảm nhận được bài tốt hơn. Lớp học được trang trí một vài thứ khác với mọi ngày, có một vài đồ dùng, vật dụng, tranh ảnh phác họa nội dung bài; giáo viên mặc trang phục phù hợp nếu có thể. Tất cả các hình thức thể hiện đều phải để âm luông vừa phải, không quá to, không quá nhỏ. Khi giáo viên biễu diễn cần có khoảng cách không gian nhất định gìữa giáo viên và trẻ để trẻ đủ tầm quan sát các động tác, cử chỉ, nét mặt của giáo viên. Vận động theo nhạc Thể hiện sự vận động theo các phương tiện diễn tả âm nhạc bằng những động tác đơn giản như lắc - gật đầu, chạy, nhảy, dậm chân, gia - hạ tay, chân... chính là sự vận động theo nhạc. Cho trẻ vận động theo nhạc nhằm giúp trẻ cảm nhận và thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng các vận động của cơ thể phù hợp với nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc. Để tổ chức tốt hoạt động này, giáo viên thực hiện như sau: Xác định nội dung lời ca của bài hát: Căn cứ vào nội dung của bài, giáo viên phác họa một số động tác vận động hợp lí và nhẹ nhàng, có thể mình họa một hình ảnh nào đó trong bài. Xác định tính chất của bài, tổc độ (nhịp độ) của bài: Điều này đặc biệt quan trọng vì các động tác vận động phải hài hòa, phù hợp với giai điệu, tiết tấu của bài hát. Phần Giáo dục phát triển vận động hỗ trợ tích cực cho hoạt động vận động theo nhạc. Giáo viên lựa chọn các động tác để áp dụng vào một số bài có tính chất phù hợp. Tay phải để gần miệng vẫy vẫy gìiổng mỏ ngan, còn tay trái để ra đang sau lưng, lòng bàn tay ngửa, chân nhún theo nhịp nghiêng người từ trái sang phải rồi từ phải sang trái. Khi trẻ chơi quen, giáo viên gọi một trẻ lên tự sáng tạo các tiết tấu của riêng mình rồi mời trẻ khác lên gõ lại. Phối hợp với các hoạt động khác Việc dùng các phuơng tiện diễn tả âm nhạc như một công cụ hữu hiệu để kết hợp với các hoạt động giáo dục khác như làm quen với toán, chữ viết, môi trường, kết hợp vận động,.. đã trở nên phổ biến trong các hoạt động giáo dục. Các hình thức tố chức giáo dục âm nhạc ở trường mâm non Hoạt động dạy học Hoạt động giáo dục âm nhạc là hoạt động thường mang tính sôi động, kích thích tính tích cực của trẻ - đây là yếu tố quan trọng trong việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đặc thù bộ môn và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa động và tĩnh, giữa giai điệu êm dịu nhẹ nhàng với giai điệu sôi động, vui tươi. Giáo viên lựa chọn nội dung trọng tâm và các nội dung kết hợp để thông qua một hoạt động học, trẻ tiếp thu được lượng kiến thức nhất định. Đối với hoạt động giáo dục âm nhạc, các nội dung kết hợp nên hướng vào nội dung trọng tâm để thông qua đó tạo cho trẻ vừa hứng thú vui chơi, vừa yêu cầu nắm bắt một vài vấn đề như tên bài hát, thể loại bài là dân ca hay thiếu nhi Giáo viên chủ động sấp xếp trinh tự hoạt động theo chủ đích của mình và mức độ cảm nhận, hứng thú của trẻ. Hoạt động âm nhạc mọi lúc mọi nơi Trong điều kiện cho phép, giáo viên cho trẻ hoạt động âm nhạc thông qua việc sử dụng nhạc làm nền, làm hiệu lệnh hay trẻ múa, hát trong những thời gian thích hợp để giúp trẻ vùa được chơi vui vừa ôn luyện lại những bài hát, trò chơi đã được học. Sử dụng âm nhạc làm nền, làm hiệu lệnh: Giáo viên lựa chọn các bài hát, bản nhạc nhẹ nhàng, mở đỉa với âm lượng nhỏ để làm nền khi trẻ ăn, lúc đi ngủ trưa hoặc trong khi cô và trẻ kể chuyện, đọc thơ. Trong khi hoạt động ngoài trời, trẻ cùng giáo viên hát các bài đã học, chơi kết hợp hát đồng dao, hát các bài dân ca quen thuộc của vùng, miền đó. Tại góc âm nhạc trẻ có thể biễu diễn tùy ý trong thời gian hoạt động góc hoặc chơi tự do buổi chiều. Biểu diễn văn nghệ Gồm có biểu diên sau mỗi chủ đề và biểu diễn vào các ngày lễ hội. Thông qua biểu diễn văn nghệ, trẻ được thêm một dịp củng cố, rèn luyện các kỉ năng hoạt động nghệ thuật Biểu diến văn nghệ theo chủ đề Cuối mỗi chủ đề, giáo viên khuyến khích trẻ thể hiện lại những bài hát, điệu múa, trò chơi, bài thơ, câu đố có liên quan đến chủ đề đã học. Cô cùng tham gia với trẻ dưới hình thức biểu diễn văn nghệ. Biểu diến văn nghệ trong dịp lễ hội Lễ hội trong một năm học ờ trường mầm non thường có: - Ngày hội đến trường. - Trung thu. - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. - Tết và mùa xuân. - Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Đề tổ chức hoạt động biểu diễn văn nghệ trong lễ hội hiệu quả, giáo viên chú ý một số điểm sau: +Tiết mục: +Trang phục: +Đạo cụ, âm thanh, ánh sáng và các thiết bị khác 4. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠO HÌNH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON Các bước cơ bản đế tổ chức tốt hoạt động tạo hình Hướng dẫn trẻ quan sát Chuẩn bị đồ đùng để quan sát. Đồ đùng, đồ vật theo nội dung, có thể là ảnh, tranh, mô hình, đồ vật hay sản phẩm tạo hình của cô giáo hoặc của trẻ. Dán, trẻo, đặt vùa tầm nhìn của trẻ (tránh sa quá). Giới thiệu theo đơn vị kiến thức (lần lượt theo trình tự bài học) hoặc trình bày cùng một lúc (đối với bài cần có sự so sánh, tổng hợp). Sấp xếp đồ dùng cần thoáng, dễ nhìn, thể hiện rõ bố cực - gìữa tranh, ảnh to, nhỏ; màu đậm, màu nhạt đan xen để trẻ dễ nhìn. Hướng dẫn trẻ quan sát, cần lưu ý: +Mục đích của quan sát không những để trẻ hiểu mà còn cảm thụ vẻ đẹp của đối tượng. +Hướng dẫn trẻ quan sát từ bao quát đến chi tiết— từ cái lớn trước (cái chung mang tính tổng thể), sau mới đến bộ phận, chi tiết để nắm được cấu trúc của đối tượng: hình dáng chung, các bộ phân, màu sắc,... thể hiện; Từ hình- dáng chung (với vẽ mẫu, vẽ trang trí); Từ các hình ảnh chính và sắp xếp hình ảnh của đề tài (với vẽ tranh); +Gợi ý trẻ quan sát bằng các câu hỏi sát nội dung, vừa tầm, tránh dùng từ khó hoặc mang tính chuyên môn như: “bổ cực", “luật xa gần",... +Tạo điều kiện cho trẻ so sánh, giúp chứng nhận ra đặc điểm của đối tượng (to, nhố, cao, thấp,.. +Liên hệ với cuộc sống nhằm cung cầp thêm cho trẻ những hiểu biết hơn có liên quan đến đối tượng. Tạo điều kiện cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với sự vật, đồ vật như: quan sát, sờ nắn, ngủi, nếm, nghe, rồi nêu nhận xét và nói về đối tượng trước khi tạo hình. Khi cho trẻ quan sát, giáo viên không nên nói nhiều, nói hộ trẻ mà để trẻ tự xem, quan sát, nhận xét và nêu lên sự vật, hiện tượng trẻ đang quan sát. Giáo viên sử dung các câu hỏi gợi ý nhằm hướng sự chú ý của trẻ vào những điểm cần cho trẻ quan sát. Hệ thống câu hối khi cho trẻ quan sát phải hướng tới vẻ đẹp, hình dáng, màu sắc tổng thể của đối tượng đó Hướng dẫn trẻ cách vẽ, nặn, xé dán, xềp hìmh Hướng dẫn chung Trẻ cùng cô giáo trao đổi cách làm, cùng tham gia làm mẫu hay thực hiện các động tác quen thuộc để nhắc lại * Lưu ý. Sử dụng giấy: Dựa vào cấu trúc của đối tượng yêu cầu trẻ thực hiện trên nền giấy để ngang hay dọc cho hợp lí. Tìm các chi tiết cho đối tượng sau. có thể tìm thêm các hình ảnh phụ sao cho sát nội dung, đồng thời tạo cho sản phẩm đa dạng phong phú hơn. Hướng dẫn trẻ thực hành Muốn có sản phẩm đẹp, hợp nội đung, giáo viên cần quan sát khi trẻ thực hành để gợi ý, bổ sung sao cho phu hợp với nội dung và bổ cục của mỗi bài, với khả năng cảm nhận của từng trẻ, không nên áp đặt, không chung chung. +Về cách dùng màu Về vẽ, xé, nặn: Nên cho trẻ dùng màu tự do, không nhất thiết nước phải là màu xanh nước biển; lá phải là màu xanh lá cây,... Nên cho trẻ biết nếu lá là màu xanh non - đây là cây mùa xuân; màu xanh đậm - cây mùa hè; màu vằng- cây mùa thu; màu cam hay đỏ - cây mùa đông,... Màu cần có đậm, có nhạt các màu khác nhau lai có đậm nhạt khác nhau sẽ làm cho sản phẩm thêm rực rỡ, đó là điều mà trẻ rất thích thú. +Vẽ màu vào hình, cần hướng dẫn trẻ: Vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau; Vẽ màu sát nét vẽ; Vẽ kín hình; Có màu đậm, màu nhạt; Dụa vào màu ở hình vẽ trước để tìm chọn màu tiếp sau ở hình bên cạnh. +Về sử dụng ngôn ngữ thích hợp khi hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình Giáo viên cần biết và tìm ngôn ngữ thích hợp khi hướng dẫn. Tố chức đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ Tổ chức đánh giá sản phẩm cho trẻ là khâu cuối của một hoạt động tạo hình dù họat động này' được tổ chức trong giữ học hay là trong các góc, trong hoạt động tại các thời điểm trong ngày khác. Giáo viên thường hay ngại tổ chức đánh giá sản phản hoặc làm qua loa, đại khái, chính vì vậy, giáo viên cần nắm rõ mục đích và biết cách tổ chức đánh giá sản phẩm khoa học. Đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ nhằm mục đích : +Nhìn lại kết quả hướng dẫn của cô giáo để bổ sung cho các bài tiếp theo. +Nhìn thấy được khả năng tiếp nhận của trẻ, trong đó có : Mức độ lĩnh hội kiến thức: tốt, khá, trung bình, chưa đạt yêu cầu; Khả năng sáng tạo (khác sự hướng dẫn của cô giáo) và cảm nhận của trẻ; Chọn ra các sản phẩm đẹp, chưa đạt yêu cầu để làm đồ dung dạy - học hoặc trưng bày ở góc học tập, trang trí lớp, hay tham gia triển lãm (ờ trường, ở phòng giáo dục,...). +Động viên khích lệ trẻ hứng thú trong học tập. +Tổ chức cách đánh giá sản phẩm +Tổ chức đánh giá sản phẩm cần trình bày khoa học, thể hiện ở: +Gợi ý cho trẻ nhận xét, chọn ra sản phẩm đẹp theo ý thích của mình. +Khen ngợi, động viên trẻ có sản phám đẹp và những trẻ có tiến bộ. Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực vào tố chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non * Các bước cơ bản để xác định nội dung tổ chức hoạt động tạo hình Lựa chọn nội dung, kỉ năng cần rèn luyện cho trẻ. Nắm bất trình độ, khả năng của trẻ. Tìm kiếm nguyên vật liệu để chuyển tải nội dung. Cách tổ chức hoạt động học tạo hình Phương phảp: Không thay đối nhiều so với chương trình cải cách. Phương pháp chủ yếu của tạo hình là trực quan, quan sát, thực hành. Về trình tự các bước lên lớp: Đảm bảo 4 bước Bước 1: Hướng trẻ tới đối tượng, gợi mở, tạo hứng thú bằng các hình thức: quan sát, đàm thoại, xem tranh hoặc đồ dung, đồ chơi để cho trẻ nhận ra vẻ đẹp riêng biệt của màu sắc, hình dáng, cấu trúc hoặc bố cục của đồ vật, con vật đó. Bước 2: Trẻ cùng cô trao đổi cách làm, cùng tham gia làm mẫu hay thực hiện các động tác quen thuộc để nhắc lại. Bước 3: Trẻ thực hiện hoạt động trên nguyên liệu để tạo sản phẩm. Giáo viên hướng dẫn chi tiết để trẻ thực hiện nhiệm vụ hoặc trẻ tự sáng tạo. Bước 4: Cô tổ chức cho trẻ nhận xét sản phẩm, lựa chọn những sản phẩm của bạn, của mình tạo ra. Trong bước này, giáo viên cần cho trẻ một khoảng thời gian nhất định để trẻ ngắm nhìn, xem tranh và có thể nói chuyện với nhau về bức tranh nào đó. Giáo viên gợi mở để trẻ cùng ngắm nhìn và phát biểu cảm nghĩ của mình. Tổ chức hoạt động tạo hình ở mọi nơi, mọi lúc Hoạt động đón trẻ Giáo viên tổ chức các hoạt động tạo hình như: +Trẻ sẽ vào góc tạo hình/góc “bé tập làm họa sĩ" để hoàn thành nốt sản phẩm của mình đang làm dở ngày hôm qua. +Trò chuyện với trẻ về ý định trẻ sẽ làm gì trong góc tạo hình khi thấy bé đăng kí chơi trong góc. +Giới thiệu cho trẻ một nguyên vật liệu mới mà giáo viên để trong góc tạo hình. +Trò chuyện với trẻ, khen ngợi và bày tỏ thái độ vui mừng khi thấy trẻ cùng cha mẹ mang những phế liệu trong gia đình đến làm học liệu trong gìờ tạo hình hoặc góc chơi tạo hình. +Cho trẻ cho trẻ chơi một số trò chơi để phát triển cơ nhé +Trò chuyện và bổ sung nhận thức về thế giới xung quanh trẻ để trẻ có thêm hiểu biết về đối tượng tạo hình hôm nay có liên quan. Hoạt động học Ngoài hoạt động học có nội dung chính là dạy tạo hình cho trẻ với trọng tâm là rèn kỉ năng thì các hoạt động khác nhằm phát triển các lĩnh vực trọng tâm (ngôn ngữ, vận động, nhận thức và tình cảm quan hệ xã hội) như hoạt động khám phá khoa học, hoạt động phát triển vận động, hoạt động âm nhạc, hoạt động làm quen với tác phẩm vàn học... cũng lồng ghép, tích hợp hoạt động tạo hình rất nhiều và đem lai hiệu quả. Hoạt động khám phá: Tổ chức cho trẻ dán trang trí lên một đồ dùng sau khi trò chuyện tìm hiểu về đồ vật đó trong phần ôn luyện củng cố; làm những bài tập toán: tô màu
File đính kèm:
- Modum_mn_25.doc