Xây dựng kế hoạch lớp Lá theo chủ đề - Chủ đề: Trường mầm non

 A/ Mục tiêu:

 I/ Phát triển thể chất:

 -Dinh dưỡng sức khỏe:

 - Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của bữa ăn lượng nước uống hàng ngày của bé biết ăn uống đúng giờ. Ăn đủ chất.

 - Biết tham gia chế biến một thực đơn, thức uống đơn giản: Nước chanh, nước cam, bánh mì kẹp thịt.

 - Biết thích nghi với chế độ sinh hoạt một ngày ở lớp mầm non, thực hiện thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ khi đến trường cũng như khi ở nhà.

 *Vận động:

 - Biết vận động nhịp nhàng với các bài tập thể dục buổi sáng cũng như các bài thể dục kỹ năng: Biết đi trên ghế bằng hai tay chống hông,nhảy xuống độ cao 40cm, tham gia các trò chơi vận động mang tính tập thể phù với chủ đề.

 

doc85 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Xây dựng kế hoạch lớp Lá theo chủ đề - Chủ đề: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THEO CHỦ ĐỀ 
Chủ đề: Trường Mầm non
 Thực hiện trong 3 tuần; từ ngày 05 tháng 09 đến 23 tháng 09 năm 2016.
 A/ Mục tiêu:
 I/ Phát triển thể chất:
 -Dinh dưỡng sức khỏe:
 - Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của bữa ăn lượng nước uống hàng ngày của bé biết ăn uống đúng giờ. Ăn đủ chất.
 - Biết tham gia chế biến một thực đơn, thức uống đơn giản: Nước chanh, nước cam, bánh mì kẹp thịt.
 - Biết thích nghi với chế độ sinh hoạt một ngày ở lớp mầm non, thực hiện thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ khi đến trường cũng như khi ở nhà.
 *Vận động: 
 - Biết vận động nhịp nhàng với các bài tập thể dục buổi sáng cũng như các bài thể dục kỹ năng: Biết đi trên ghế bằng hai tay chống hông,nhảy xuống độ cao 40cm, tham gia các trò chơi vận động mang tính tập thể phù với chủ đề.
 II/ Phát triển nhận thức:
 - Biết gọi đúng tên trường, tên lớp, tên cô giáo và tên các bạn trong lớp mình.
 - Biết tên và công việc cô bác là nhân viên của trường
 - Biết gọi đúng tên, công dụng cấu tạo, chất liệu một số đồ dùng, đò chơi của lớp.
 - Khả năng quan sát, so dánh phát hiện và giải quyết những vấn đề đơn giản của các hoạt động hằng ngày diển ra ở lớp.
 III/ Phát triển ngôn ngữ:
 - Biết gọi đúng tên trường, tên lớp tên cô giáo trong trường và tên bạn bè.
 - Gọi đúng tên các góc đồ dùng đồ chơi của lớp và biết sử dụng đúng một số từ mới: Ngày hội bé đến trường, Lớp Mẫu giáo lá thôn 1.
 - Biết giao tiếp với cô với bạn bè bằng lới nói rõ ràng, diển cảm, thể hiện cảm xúc phù hợp.
 - Hiểu và trả lời các câu hỏi của cô và biết đặt câu hỏi trong các hoạt động.
 - Kể chuyện, đọc thơ rõ ràng mạc lạc, diển cảm, biểu đạt cảm xúc
 - Chú ý tô và viết được các chữ cái đã học trong câu, trong chủ đề trường mầm non.
 IV/ Phát triển thẩm mỹ:
 - Yêu thích cảnh đẹp của vườn trường với không khí rộn ràng của ngày hội bé đến trường 
 - Thể hiện cảm xúc của mình về trường, lớp, cô giáo, bạn bè, qua các hoạt động tạo hình: vẽ, nặn. Đọc thơ, múa hát, kể chuyện
 - Phối hợp với cô và bạn bè tạo ra sản phẩm đẹp để trang trí lớp và tặng bạn.
 V/ Phát triển tình cảm xã hội:
 - Trẻ biết mối quan hệ của mình với những người thân , những người gần gũi, các cô bác trong trường mầm non.
 - Biết yêu mến cô giáo, bạn bè, lễ phép với mọi người xung quanh.
 - Biết yêu cảnh đẹp của mùa thu và tích cực tham gia các hoạt động phát triển về thẩm mĩ : vẽ, nặn, âm nhạc.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
MẠNG NỘI DUNG
Ở trường có cô,có bạnở trường có nhiều đồ dùng đồ chơi.. 
Trẻ biết tên mình và các bạn, biết các đồ dùng đồ chơi trong lớp học.
Các truyền thống của dân tộc 
Biết các trò chơi dân gian của ngày tết trung thu . 
 Đồ dùng đồ chơi của lớp, 
 Cô và các bạn 
Trẻ biết được tên cô giáo và các bạn trong lớp, biết được công việc của cô hoạt động của các bạn ở lớp, biết yêu thương quý mến đoàn kết bạn bè. Biết được tên một số đồ dùng đồ chơi của lớp. Biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng đồ chơi
TRƯỜNG
MẦM NON
 Lớp học của bé
 Ngày hội đến trường
Trẻ biết ý nghĩa của ngày hội bé đến trường.
Cảm nhận không khí vui tươi rộn ràng khi gặp gỡ các cô giáo, bạn bè.
Biết được các hoạt động trong trường.
Biết được tên trừong tên lớp, tên cô giáovà các cô bác trong trường.
Cháu biết đến trường được học các môn học và được vui chơi.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động phát triển thẩm mỹ:
Tạo hình: 
- Vẽ,tô màu trường mầm non.
- Trang trí rèm màn của trường mầm non.
Âm nhạc:
* Dạy hát:
- Ngày vui của bé.
- Vườn trường muà thu.
- Đếm sao.
-Những khúc nhạc hồng
* Nghe hát:
- Ngày đầu tiên đi học
- Chiếc đèn ông sao.
Hoạt động phát triển nhận thức:
Khám phá khoa học:
- Trò chuyện về ngày hội của bé .
- Đồ dùng đồ chơi của trường,lớp mẫu giáo.
- Trò chuyện về lớp học của bé.
-Trò chuyện về cô giáo và các bạn.
Làm quen với toán:
- Ôn số lượng1- 5. 
- Nhận biết dài,ngắn,cao,thấp,rộng,hẹp.
Phát triển
nhận thức
Phát triển
thẩm mỹ
- Trẻ biết yêu thương trường lớp, biết tình cảm của cô giáo đối với trẻ và tình cảm của trẻ đối với cô giáo, bạn bè trong lớp.
- Tham gia các hoạt động của trường mầm non
* Trò chơi:
- Tập làm cô giáo.
- Bé tập làm cô cấp dưỡng.
Hoạt động phát triển 
 ngôn ngữ
Văn học: 
- Đọc cho trẻ nghe truyện: Bạn mới.
- Thơ:Tình bạn.
Làm quen chữ cái:
- Làm quen với nhóm chữ O,Ô,Ơ.
- Tập tô nhóm chữ cái O, Ô,Ơ.
Dinh dưỡng:
- Biết giá trị dinh dưỡng của bữa ăn, lượng nước uống trong ngày, ăn đủ chất.
Vận động:
- Đi trên ghế bằng hai tay chống hông.
- Đập và bắt bóng bằng 2 tay.
-Xếphàng:dọc,ngang,chuyển đội hình vòng tròn
TRƯỜNG
MẦM NON
Phát triển 
Tình cảm – Xã hội
Phát triển thể chất
Phát triển ngôn ngữ
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
* * * * * * * * * * * * * * * * *
CHỦ ĐỀ NHÁNH: Ngày hội đến trường
Thực hiện 1 tuần từ ngày 05/09 – 09/09/2016
 I/ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC:
 1/ Phát triển thể chất:
 - Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng các động tác tay, chân, bụng, bật để thực hiện các bài tập thể dục, nhằm rèn luyện kỹ năng phát triển thể dục.
 2/ Phát triển nhận thức:
 - Biết được ý nghĩa của ngày hội đến trường.
 - Biết tên địa điểm trường, lớp, các khu vực trong trường ( Sân chơi, phòng học, nhà vệ sinh)
 - Trẻ biết quan sát, mô tả, so sánh, phân loại.
 3/ Phát triển ngôn ngữ:
 - Trẻ làm quen với một số từ mới: Cô hiệu trưởng, nhà vệ sinh, chăm sóc giáo dục.
 - Trẻ trò chuyện, thảo luận, rèn luyện một cách phát âm trong hoạt động giao tiếp, tập cách diễn đạt ý nghĩ, rõ ràng, tròn câu.
 4/ Phát triển thẩm mỹ:
 - Trẻ yêu trường lớp, biết thể hiện cái đẹp qua hoạt động tạo hình như: Vẽ, nặn, tô màu, lắp ghép.
 5/ Phát triển tình cảm – xã hội:
 - Biết cách xưng hô, ứng xử lễ phép với cô giáo, người lớn, biết vui chơi hoà thuận với bạn bè, yêu 
thích trường, lớp học của mình.
MẠNG NỘI DUNG
- Tên trường, tên các lớp.
- Địa điểm các phòng làm việc trong trường.
- Các hoạt động của ban giám hiệu, cô giáo, bác cấp dưỡng, bác bảo vệ, và trẻ trong toàn trường mầm non
- Các khu vực thực hiện các hoạt động/ ngày của trẻ.
- Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong sân trường, lớp
Các khu vực
ở trong trường
NGÀY HỘI 
ĐẾN TRƯỜNG
Các bạn
trong trường
Đồ dùng, đồ chơi trong sân trường
- Biết các em ở lớp mầm, chồi và các bạn cùng lứa tuổi.
- Biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn, làm những việc tốt cho bạn và các em làm theo.
- Tên gọi, vị trí đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non.
- Cách sử dụng và công dụng của từng đồ dùng, đồ chơi.
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động phát triển thẩm mỹ:
Âm nhạc:
* Dạy hát:
- Ngày vui của bé.
* Nghe hát:
- Ngày đầu tiên đi học
* Trò chơi: Ai nhanh nhất
Hoạt động phát triển nhận thức:
Khám phá khoa học:
- Trò chuyện về ngày hội đến trườn của bé.
Làm quen với toán:
- Nhận biết dài,ngắn,cao,thấp,rộng,hẹp.
Phát triển
nhận thức
* Trẻ biết yêu thương trường lớp, biết tình cảm của cô giáo đối với trẻ và tình cảm của trẻ đối với cô giáo, bạn bè trong lớp.
* Trò chơi:
- Tập làm cô giáo.
Phát triển ngôn ngữ:
Văn học: 
- Nghe đọc truyện:Bạn mới.
.
Dinh dưỡng:
Biết giá trị dinh dưỡng của bữa ăn, lượng nước uống trong ngày, ăn đủ chất.
 Thể dục kỹ năng:
Xếp hàngdọc,ngang,chuyển động hình vòng tròn.
NGÀY HỘI 
ĐẾN TRƯỜNG
Phát triển
thẩm mỹ
Phát triển 
Tình cảm – Xã hội
Phát triển thể chất
Phát triển ngôn ngữ
KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
Chủ đề nhánh: Ngày hội đến trường ( 1 tuần )
Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên bạn bè và các cô bác trong trường mầm non.
 - Biết dến trường để học, vui chơi, được làm quen với các bạn.
 - Biết được không khí vui tươi, náo nức của ngày khai giảng năm học mới và cảm giác thích được đến trường.
 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh trong lớp cũng như ngoài lớp học, biết yêu thương các bạn, em nhỏ ở lớp khác trong toàn trường
Tên hoạt động
Thứ
Nội dung
Đón trẻ trò chuyện điểm danh
- Cô giáo đón trẻ vào các lớp, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng vào nơi qui định. Hướng dẫn trẻ quan sát các góc và cho trẻ biết chủ đề của tuần “ Ngày hội đến trường”
- Gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trên lớp.
- Trò chuyện với trẻ về trường, lớp tên các cô trong trường mầm non, cho trẻ xem cảnh quang trong trường mà trẻ đang được học, cô giáo chủ nhiệm phân công tổ và chổ ngồi cho trẻ biết.
Thể dục buổi sáng
Hô hấp: Thổi bóng bay. Đưa nơ ra phía trước và thổi mạnh để nơ bay xa.
Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao. Bước chân trái sang 1 bước rộng bằng vai, tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
Chân: Đứng co một chân. Hai tay chống hông co một chân sau đó đổi bên.
Bụng: Hai tay chống hông bước chân trái sang một bước, hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau. Nghiêng người sang bên trái, hai tay thẳng trên cao. Sau đó đổi bên.
Bật: Bật nhảy tại chổ.
Hoạt động 
có chủ đích
Thứ hai
Phát triển nhận thức
 Thể dục kỹ năng
Xếp hàngdọc,ngang,chuyển động hình vòng tròn. 
Thứ ba
Phát triển nhận thức
 Làm quen với toán
 - Nhận biết dài,ngắn,cao,thấp,rộng,hẹp.
Thứ tư
Phát triển nhận thức
 Khám phá khoa hoc
Trò chuyện về ngày hội của bé.
Thứ năm 
Phát triển thẩm mỹ
 Giaó dục âm nhạc
 * Dạy hát: Bài “ Ngày vui của bé”
* Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học
 * Trò chơi: Ai nhanh nhất
Thứ sáu
Phát triển ngôn ngữ
 Văn học
- Nghe đọc truyện :Bạn mới
Hoạt động ngoài trời
Thứ hai
* Trò chơi vận động: Kéo co.
* Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm bằng nhau,tương đương sức nhau,xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau.Mỗi nhóm chọn một trẻ khỏe nhất để đứng dầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây.Khi có hiệu lệnh của cô, tất cả kéo mạnh dây về phần mình.Nếu người đầu hàng nhóm nào nhẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
* Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng.
* Cách chơi: Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang hai bên theo nhịp. Cứ dứt mỗi tiếng, trẻ lại vung tay sang ngang một bên. Đọc đến cuối cùng của bài thơ thì cả hai chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới, tiếp tục vừa đọc vừa vung tay, đến tiếng cuối cùng, trẻ lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu. 
Thứ ba
- Cô cùng trẻ đi dạo xung quanh trường ngắm nhìn quang cảnh xung quanh nơi trường, lớp trẻ học, trẻ nói lên được cảnh đẹp mà trẻ được quan sát.
- Ôn các bài hát.
- Cung cấp kiến thức mới cho trẻ.
 * Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
* Cách chơi: - Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cầm tay nhau giơ cao lên đầu, chọn 2 chau sức tương đương nhau: 1 cháu làm mèo, 1 chau làm chuột, đứng ở giữa vòng tròn dựa lưng vào nhau. Khi nào cô giáo hô “ Hai, ba” Thì chuột chạy và mèo đuổi chuột. Chuột chui vào lỗ nào thì mèo phải chui vào đúng lỗ ấy: Mèo bắt được chuột coi như mèo thắng cuộc, nếu không bắt đuwọc chuột thì coi như mèo bị thua.
* Trò chơi dân gian: Lộn cầu vòng
* Cách chơi: Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang hai bên theo nhịp. Cứ dứt mỗi tiếng, trẻ lại vung tay sang ngang một bên. Đọc đến cuối cùng của bài thơ thì cả hai chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới, tiếp tục vừa đọc vừa vung tay, đến tiếng cuối cùng, trẻ lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu. 
 * Chơi tự do: Trẻ tự chọn đồ chơi và chơi theo ý thích.
Thứ tư
* Trò chơi vận động: Qủa bóng
* Cách chơi: - 5 – 7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tunh cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý bắt bóng để không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn đọc 1 câu:
 - Qủa bóng con con. – Chúng em đều giỏi.
 - Qủa bóng tròn tròn. – Qủa bóng con con.
 - Em tung bạn đỡ. – Qủa bóng tròn tròn.
 - Tung cao cao nữa. – Bạn tung em đỡ.
 - Bạn bắt rất tài. – Tung cao cao nữa.
 - Cô bảo cả hai
 – Em bắt rất tài.
 + Cung cấp kiến thức cho trẻ.
* Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
* Cách chơi: Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang hai bên theo nhịp. Cứ dứt mỗi tiếng, trẻ lại vung tay sang ngang một bên. Đọc đến cuối cùng của bài thơ thì cả hai chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới, tiếp tục vừa đọc vừa vung tay, đến tiếng cuối cùng, trẻ lại chui qua tay lộn trở về tư thế b * Chơi tự do: Vẽ phấn trên sân
Thứ năm
- Cho trẻ quan sát đường đi.
* Trò chơi vận động: “Công an chỉ đường”
* Trò chơi dân gian: Bịt mắt mắt dê.
Thứ sáu
- Cô cho trẻ ngồi vòng tròn ôn các bài thơ, câu chuyện trong tuần.
- Cung cấp kiến thức mới cho trẻ.
 * Trò chơi vận động: Cáo ơi ngủ à
* Cách chơi: - Như chơi ở lớp mầm, nhưng yêu cầu cao hơn, “ con thỏ” nào bị bắt sẽ bị “ coa” nhốt vào “ chuồng” của mình. Chỉ cần chạm tay vào người bạn coi như đã cứu được bạn. Trò chơi tiếp tục.
* Trò chơi dân gian: Lộn cầu vòng
* Cách chơi: Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang hai bên theo nhịp. Cứ dứt mỗi tiếng, trẻ lại vung tay sang ngang một bên. Đọc đến cuối cùng của bài thơ thì cả hai chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới, tiếp tục vừa đọc vừa vung tay, đến tiếng cuối cùng, trẻ lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu. 
 * Chơi tự do: Đếm cây xanh trong trường
Tên góc
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Góc phân vai
Cô giáo
- Trẻ biết phản ảnh hoạt động dạy và học của cô thường làm hàng ngày ở lớp.
- Bàn ghế, và một số đồ dùng dạy học của cô như:
- sách, vở, bút chì, bảng
- Cho trẻ tự nguyện đóng vai cô giáo, cô quan sát khả năng của trẻ để chọn cho phù hợp với vai. Cô nhắc nhở thêm cho trẻ khi tham gia chơi.
Góc xây dựng
Xây trường mầm non
- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu để xây được ngôi trường, có nhiều lớp học, có cây xanh, xích đu, cầu trượt
- Gạch, cây xanh, khối hộp, cổng, xích đu, cầu trượt
- Cô cho một số công nhân đến góc để xây trường học và phân công một bạn làm kỹ sư, để giao công việc cho các thợ làm việc.
Góc học tập
Xem tranh về trường lớp Mầm Non
- Trẻ bíêt phân loại lô tô về đồ dùng, đồ chơi của lớp, khi xem tranh, truyện 
- Sách, tranh truyện phù hợp với chủ điểm, lô tô các loại đồ dùng, đồ chơi. 
- Cô cho trẻ về góc học tập, sách, cô gợi ý để trẻ xem tranh, truyện nhìn vào tranh trẻ đoán xem nội dung vẽ gì? 
Góc nghệ thuật
Vẽ tô màu, hát các bài về chủ điểm.
- Trẻ biết dùng các kỹ năng vẽ, xé, dán, nặn về trường Hát tự nhiên, đúng nhịp theo chủ điểm. 
- Bút màu, phấn, bảng con. Đàn gỗ, trống lắc, phách gõ.
- Cô giao nhiệm vụ cho mỗi trẻ, cùng nhau làm ra sản phẩm. Nhóm hát, vận động với hình thức biểu diễn.	
Góc thiên nhiên
Chăm sóc tưới cây 
- Trẻ thích lao động, tưới cây, xới đất, chơi với cát, khi làm nhẹ nhàng.
- Dụng cụ làm vườn, nước tưới, cát, hòn sỏi.
- Chăm sóc, tưới nước, lau lá ở góc thiên nhiên chơi với nước: chơi chìm nổi
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP
 Thứ hai ngày 05 tháng 09 năm 2016
 I / Các hoạt động trong ngày :
 1/ Đón trẻ ,trò chuyện đầu giờ:
 - Cô trò chuyện với trẻ về những nghề trong gia đình trẻ. Trẻ nói về những sở thích riêng của mọi nghề trong xã hội.
 2/ Thể dục buổi sáng:
 - Cơ hô hấp: Thổi bóng bay.
 - Cơ tay vai: Hai tay giơ cao- tay đưa ra trước- tay dang ngang.
 - Cơ chân: Chân trái bước trước khuỵu gối, chân sau thẳng.
 - Cơ bụng lườn: Hai tay giơ lên cao- gập người tay chạm ngón chân.
 - Bật : Bật tách chân, khép chân.
 3/ Hoạt động ngoài trời: 
 - Cho trẻ dạo chơi trong sân trường, nhặt lá vàng rơi về làm khung ảnh.
 - Trò chơi : Bắt chước tạo dáng.
 - Chơi tự do: chơi cát với nước.
 II/ Hoạt động có chủ đích: 
Môn: Thể dục kỹ năng.
Đề bài: Xếp hàng dọc,ngang,chuyển đội hình vòng tròn.
 I/ Yêu cầu:
 - Trẻ biết đứng thẳng hàng,xoay bên trái bên phải,phía trước,phía sau....
 - Rèn sự khéo léo và kỹ năng của mắt nhìn về các hướng.
 - Phát triển khả năng nhanh nhẹn tập trung chú ý. 
 - Có ý thức kỷ luật trong tập luyện. Không tranh giành đứng theo hàng theo lối.
 II/ Chuẩn bị:
 - Không gian tổ chức: Ngoài sân
 - Chuẩn bị: Sân sạch sẽ thoáng mát.
 Tích hợp: Âm nhạc, toán 
 III/ Phương pháp: Thực hành luyện tập
 IV/ Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1/ Mở đầu hoạt động:
 - Trò chuyện: Cô hỏi: Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải làm gì? ( Tập thể dục) ngoài ta còn phải làm gì nữa?
 2/ Hoạt động trọng tâm:
 Khởi động: Cô cho trẻ chạy nhón gót chân 1,2 vòng sau đó đi thường, cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc,ngang theo tổ.
 Trọng tâm:
 a/ Bài tập phát triển chung:
 Tay: Tay đưa cao hít vào hạ xuống thở ra.
 Chân: Ngồi xổm đứng lên.
 Bụng: Đứng nghiên người sang 2 bên
 Bật: Bật tại chổ.
 b/ Vận động cơ bản: 
Xếp hàng dọc,ngang,chuyển đội hình vòng tròn.
 - Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn lớn. Sau đó chuyển thành 3 hàng dọc, 3 hàng ngang. 
 - Trẻ cùng đọc thơ: “Quả bóng”
 * Trò chơi: “ Chuyền bóng qua đầu”
 Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 3 tổ số lượng mỗi tổ bằng nhau. Cháu đứng đầu cầm bóng đưa cao qua đầu cho bạn ở sau bạn ở sau cứ tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối cùng, bạn cuối cùng có bóng cầm chạy lên đầu hàng tổ nào nhanh là tổ đó thắng.
 - Trẻ hát: “Quả bóng” 
 3/ Kết thúc hoạt động: 
 Hồi tỉnh:đi nhẹ và hít thở.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ thực hiện.
-Trẻ tập.
-Trẻ thực hiện.
-Trẻ đọc.
-Trẻ chơi.
-Trẻ thực hiện.
 V/ Hoạt động góc: 
 - Góc phân vai: Cô giáo
 - Góc xây dựng: Xây trường mầm non
 - Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường lớp mầm non.
 - Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, hát các bài hát về trường mầm non.
 VIII/ Hoạt động chiều:
 - Ôn kiến thức bài học buổi sáng.
 - Trẻ chơi tự do ở các góc.
 - Vệ sinh và trả trẻ.
HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ
 Đề tài: Chào cô. Chào mẹ
I/ Mục đích yêu cầu:
Trẻ hiểu tiếng việt, biết phát âm và nói được câu với các từ chào cô, chào mẹ.
II/ Chuẩn bị: Tranh bé vòng tay chào cô, chào mẹ.
III/ Cách tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú cho trẻ.
Cô cho trẻ hát bài: “ Cả nhà thương nhau” Cô cùng trò chuyện cho trẻ hiểu nội dung bài hát( Bài hát nói về gia đình có ba còn gọi là bố, mẹ và con, bố mẹ và con đều sống trong 1 ngôi nhà gọi là gia đình. Cô cho trẻ kể về gia đình của cháu, hỏi nhà cháu có những ai?...và hướng trẻ vào giờ học
Hoạt động 2: Dạy trẻ phát âm và nói câu với các từ chào cô, chào mẹ.
Cô treo tranh cháu chào cô, con chào mẹ Giới thiệu tranh và cho trẻ phát âm: Cháu chào cô, con chào mẹ.
Cô gợi ý cho trẻ ngoài chào cô, chào mẹ còn chào ai nữa?( Chào ba, bà, gì,chú,.)
Cho trẻ Chào Ba, mẹ con đi học về, chào cô con ra về
3/ Hoạt động chơi: Đóng vai bố, mẹ và con
Cô hướng dẫn và cho trẻ chơi.( Cô chia ra từng nhóm chơi.)
Khi trẻ chơi cô đến từng nhóm chơi trò chuyện để trẻ tích cực giao tiếp với nhau trong nhóm theo vai đã nhập và gợi ý trẻ đổi vai cho nhau.
Kết thúc: Trẻ hát bài: Cả nhà thương nhau 
-Trẻ hát cùng cô và trò chuyện
Trẻ nói từ theo yêu cầu
-Trẻ tích cực chơi
 - Góc thiên nhiên: Chăm sóc tưới cây.
 VI/ Bình cờ và trả trẻ:
 - Trẻ làm vệ sinh sạch sẽ trước khi ra về.
 - Nhận xét và bình cờ.
 - Trả trẻ.
 VII/ Nhận xét đánh giá trong ngày:
 - Đã thực hiện đúng theo kế hoạch trong một ngày.
 - Đánh giá kết quả đạt được: Những trẻ chưa ngoan trong ngày như: 
 Những trẻ ngoan: 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP
 Thứ ba ngày 06 tháng 09 năm 2016
 I / Các hoạt động trong ngày :
 1/ Đón trẻ ,trò chuyện đầu giờ:
 - Cô trò chuyện với trẻ về những nghề trong gia đình trẻ. Trẻ nói về những sở thích riêng của mọi nghề trong xã hội.
 2/ Thể dục buổi sáng:
 - Cơ hô hấp: Thổi bóng bay.
 - Cơ tay vai: Hai tay giơ cao- tay đưa ra trước- tay dang ngang.
 - Cơ chân: Chân trái bước trước khuỵu gối, chân sau thẳng.
 - Cơ bụng lườn: Hai tay giơ lên cao- gập người tay chạm ngón chân.
 - Bật : Bật tách chân, khép chân.
 3/ Hoạt động ngoài trời: 
 - Cho trẻ dạo chơi trong sân trường, nhặt lá vàng rơi về làm khung ảnh.
 - Trò chơi : Bắt chước tạo dáng.
 - Chơi tự do: chơi cát với nước.
 II/ Hoạt động có chủ đích: 
Môn: Làm quen với toán.
Đề bài: Nhận biết dài,ngắn,cao,thấp,rộng,hẹp.
 I/ Yêu cầu:
 - Trẻ nhận biết được và so sánh chiều dài,ngắn,cao,thấp, rộng,hẹp. 
 - Rèn cho trẻ nhìn và nhận biết cá

File đính kèm:

  • docTMN_La_cua_vung_nui_dong_bao_DTTS.doc