Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Cây lương thực - Đặng Thị Minh Nga

- Trẻ biết tên gọi, ích lợi, phân biệt và nêu đặc điểm nổi bật của một số loại cây lương thực gần gũi quen thuộc với trẻ.

- Trẻ thuộc lời bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ “Hạt gạo làng ta ” nhớ tên tác giả: Qua bài thơ trẻ hiểu được mọi người khi được ăn cơm phải biết ơn những người đã làm ra sản phẩm.

- Trẻ biết đưa tay cao để ném xa và chạy thẳng tới đích đúng yêu cầu.Trẻ biết phối hợp tay chân trong khi ném và phát triển cơ tay, cơ chân cho trẻ.

- Trẻ biết vẽ và tô màu các sản phẩm của cây lương thực đa dạng và phong phú.

- Biết sản phẩm của một số cây lương thực và các món ăn được chế biến từ chúng.

- Đọc thơ, ca dao, đồng dao,về các loại cây lương thực.

- Rèn cho trẻ kỹ năng thể hiện thơ, tạo điều kiện phát triển ngôn ngôn mạch lạc, rõ ràng từ đó mở rộng vốn từ cho trẻ

 - Rèn luyện kỹ năng nghe nhạc, nghe hát, hát và biểu diễn các bài hát trong chủ đề.

 - Yêu thích chăm sóc cây, yêu quý bác nông dân.

 - Củng cố kỹ năng vẽ và tô màu các sản phẩm của cây lương thực, biết phối màu khi vẽ và tô màu đẹp, và đặt tên cho sản phẩm. Trẻ biết sáng tạo khi sử dụng nguyên vật liệu, biết sắp xếp hài hòa các chi tiết trong tranh.

 - Giáo dục trẻ tính thẩm mỹ, biết yêu thích cái đẹp và biết giữ gìn sản phẩm của mình.

 - Giáo dục trẻ về lợi ích của cây, biết chăm sóc và bảo vệ cây.

- Giáo dục trẻ đoàn kết và thực hiện theo hiệu lệnh của cô.

 

doc31 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 8320 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Cây lương thực - Đặng Thị Minh Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY LƯƠNG THỰC
(Thực hiện từ ngày 29/01/2018 đến ngày 02/02/2018)
I. YÊU CẦU: 
- Trẻ biết tên gọi, ích lợi, phân biệt và nêu đặc điểm nổi bật của một số loại cây lương thực gần gũi quen thuộc với trẻ.
- Trẻ thuộc lời bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ “Hạt gạo làng ta ” nhớ tên tác giả: Qua bài thơ trẻ hiểu được mọi người khi được ăn cơm phải biết ơn những người đã làm ra sản phẩm. 
- Trẻ biết đưa tay cao để ném xa và chạy thẳng tới đích đúng yêu cầu.Trẻ biết phối hợp tay chân trong khi ném và phát triển cơ tay, cơ chân cho trẻ.
- Trẻ biết vẽ và tô màu các sản phẩm của cây lương thực đa dạng và phong phú.
- Biết sản phẩm của một số cây lương thực và các món ăn được chế biến từ chúng.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao,về các loại cây lương thực.
- Rèn cho trẻ kỹ năng thể hiện thơ, tạo điều kiện phát triển ngôn ngôn mạch lạc, rõ ràng từ đó mở rộng vốn từ cho trẻ
	- Rèn luyện kỹ năng nghe nhạc, nghe hát, hát và biểu diễn các bài hát trong chủ đề.
	- Yêu thích chăm sóc cây, yêu quý bác nông dân.
	- Củng cố kỹ năng vẽ và tô màu các sản phẩm của cây lương thực, biết phối màu khi vẽ và tô màu đẹp, và đặt tên cho sản phẩm. Trẻ biết sáng tạo khi sử dụng nguyên vật liệu, biết sắp xếp hài hòa các chi tiết trong tranh.
	- Giáo dục trẻ tính thẩm mỹ, biết yêu thích cái đẹp và biết giữ gìn sản phẩm của mình.
	- Giáo dục trẻ về lợi ích của cây, biết chăm sóc và bảo vệ cây.
- Giáo dục trẻ đoàn kết và thực hiện theo hiệu lệnh của cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh, lô tô về những loại cây lương thực: Lúa ngô, khoai, sắn... 
- Giấy khổ to, kéo, bút chì, bút màu, sáp, đất nặn, giấy màu, hồ dán, giấy báo, hộp bìa cát tông các loại, có thể vận dụng bìa lịch, báo cũ, các loại giấy mầu...
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, thơ, truyện liên quan đến chủ đề 
- Lựa chọn các loại cây lương thực gần gũi với trẻ và gắn với địa phương.
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho nội dung chơi của chủ đề: xốp, giấy, các loại cây cô và trẻ làm.
- Cô cùng trẻ trang trí lớp theo nhánh cây lương thực.
III. KẾ HOẠCH TUẦN
Thứ
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN
TRẺ
- Cô thăm hỏi phụ huynh tình hình sức khoẻ của trẻ.
- Tuyên truyền với phụ huynh một số biện pháp để giữ ấm cho trẻ trong mùa đông.
- Nhắc nhở phụ huynh đưa bé đi học đúng giờ.
- Trao đồi với phụ huynh tình hình học tập của bé trong tuần.
- Động viên các cháu đi học đều. 
- Trò chuyện về một số loại cây lương thực và chất dinh dưỡng của các loại cây lương thực
THỂ
DỤC
SÁNG
Thực hiện các đọng tác theo bài hát “Em đi giữa biển vàng”
1. Yêu cầu 
- Trẻ biết tập các động tác của thể dục buổi sáng và biết được để có một cơ thể đẹp, cân đối thì chúng ta phải thường xuyên luyện tập.
- Rèn cho trẻ kỹ năng trong khi tập, tạo cho trẻ thói quen thể dục buổi sáng.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi tập.
2. Chuẩn bị
- Địa điểm sạch sẽ rộng rãi.
3. Tiến hành
- Hoạt động 1: Khởi động: Cô cùng trẻ khởi động theo bài hát “Hoa trường em” với các kiểu chân và chuyển đội hình (3 hàng dọc)
- Hoạt động2: Trọng động:
+ Bài tập phát triển chung: Bài tập phát triển chung tập kết hợp bài “Em đi giữa biển vàng”
+ Tay: Tay dang hai bên gập vào vai.
+ Bụng: 2 tay dơ cao cúi gập người về phía trước 2 tay chạm ngón chân.
+ Chân: 2 tay chống hông một chân co vuông góc:
+ Bật: Bật tiến về phía trước.
- Mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp.
* Trò chơi:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “gieo hạt”
- Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
- Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng kết hợp hát bài: “Hoa trường em”.
HOẠT
ĐỘNG
HỌC
LVPTNT
KPKH:
Tìm hiểu một số loại cây lương thực quen thuộc. 
 NDTH: Âm nhạc, 
LVPTTC
Thể dục: Ném xa - chạy nhanh 10m
NDTH: KPKH, âm nhạc, toán
LVPTTM
Tô màu một số sản phẩm của nghề nông 
NDTH: Toán, âm nhạc
LVPTNN
Thơ: Hạt 
gạo làng ta
NDTH: Âm nhạc, KPKH 
LVPTNT
Toán: Nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài 2 đối tượng.
NDTH: Âm nhạc, KPKH.
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
1. Góc phân vai: Cửa hàng bán lương thực, quà lưu niệm.
* Yêu cầu.
- Trẻ biết nhận vai chơi, biết cùng nhau chơi, biết tự thoả thuận để đưa ra chủ đề chơi chung, tự rủ bạn cùng chơi, tự phân vai chơi và thực hiện đúng hành động của vai chơi mà mình lựa chọn.
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp trong khi chơi như: Trò chuyện, đàm thoại, hội ý, cách thể hiện vai chính xác, tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong các nhóm chơi.
* Chuẩn bị:
Các loại sản phẩm cây lương thực bằng nhựa, hạt lúa, hạt ngô....
Các bao lúa, bao gạo, ngô, khoai...
* Cách chơi:
- Trẻ bày bán các loại rau củ quả, lúa, gạo, ngô, khoai...Cùng nhau bàn bạc, nội dung chơi, đồ dùng thay thế, trẻ biết phân vai và thể hiện đúng vai chơi của mình, biết phối hợp hành động chơi trong nhóm một các hợp lý nhịp nhàng, biết đóng vai người bán, người mua.
- Người bán hàng nhẹ nhàng cởi mở với khách.
- Người mua hàng thì phải trả tiền, người đến trước thì mua trước, người đến sau mua sau...
2. Góc nghệ thuật: Hát, tô màu, cắt dán, nặn, một số cây lương thực, vẽ sản phẩm của cây lương thực.
* Yêu cầu: 
- Biết sử dụng các kỹ năng đã học để hát, tô màu, cắt dán, nặn vẽ, nặn, cắt dán một số cây lương thực, tạo ra sản phẩm đẹp để trưng bày.
- Rèn cho trẻ kỹ năng vẽ, nặn, tô màu, hát và vận động. 
- Giáo dục trẻ biết: yêu quý, chăm sóc con vật nuôi; ngoài ra còn cung cấp nguồn thực phẩm rất cần thiết cho con người và chú ý thực hiện tốt.
* Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, hoa báo, giấy báo, đất nặn, bảng con, màu sáp khăn lau, hồ dán...
* Cách chơi:
- Bạn nặn biết làm mềm đất, chia đất sau đó dùng các kĩ năng xoay tròn lăn dọc để tạo thành các sản phẩm lương thực theo ý thích theo ý thích...,
- Bạn cắt dán dùng kéo cắt xốp, giấy, dùng keo, băng dính dán các con vật sống dưới nước... 
- Bạn vẽ dùng bút sáp vẽ những sản phẩm lương thực yêu thích và tô màu cho phù hợp
- Bạn hát thì chọn dụng cụ âm nhạc và thể hiện bài hát vui tươi, đúng giai điệu.
3. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, cây hoa, quan sát sự nảy mầm.
* Yêu cầu.
- Trẻ biết tưới nước cho cây, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên như: Nhổ cỏ, bắt sâu, lau lá cây. Trẻ biết sự phát triển và lớn lên của cây, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây.
- Rèn cho trẻ óc sáng tạo, tưởng tượng, sự nhanh nhẹn, khéo léo của đôi đôi bàn tay của trẻ. 
- Giáo dục trẻ có ý thức vệ sinh, chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
* Chuẩn bị:
Các chậu cây cảnh, hạt lúa, ngô, nước sạch
* Cách chơi:
- Dùng 2 tay để nhổ cỏ cho cây, nhặt những lá dụng,
- Đong nước vào bình sau đó nhẹ nhàng tưới nước cho cây.
- Trẻ biết lấy đất cho vào chậu, gieo hát, hằng ngày tưới và quan sát sự nảy mầm của hạt ngô, hạt lúa.
4. Góc xây dựng và ghép hình: Ghép hình bông hoa, cây cối. Xây nông trang của bé.
* Yêu cầu
- Trẻ biết dùng gạch bằng xốp, xây được nông trang của bé, chia ra từng ô, trồng những loại cây lương thực cho phù hợp; Dùng các hình hoa để ghép thành hình cây, bông hoa...
- Rèn cho trẻ kỹ năng xây từ tổng thể đến các chi tiết phụ.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây trồng
 * Chuẩn bị
- Cây xanh, hàng rào, khối xây dựng, gạch, bay, hạt lúa, ngô,... các loại
* Cách chơi:
- Cô cho trẻ nhận vai chơi, 1 trẻ làm tổ trưởng, các trẻ còn lại làm các cô bác nông dân, nói cách chơi, cách bố trí theo từng ô cho phù hợp theo giống cây trồng.
- Trẻ biết lấy các viên gạch, đặt sát cạnh nhau tạo thành tường và hàng rào, xây phân khu cho từng loại cho từng loại cây trồng.
- Trẻ biết dùng các khối trụ để tạo thành cổng ra vào.
- Trẻ biết sắp xếp cây trồng cho phù hợp có hàng rào cho từng loại cây.
- Trẻ biết dùng các hình hoa để ghép các hình với nhau tạo thành hình mới
5. Góc thư viện: Đọc sách xem tranh các loại cây lương thực, như cây ngô, cây lúa, củ khoai, củ sắn....
* Yêu cầu:
 - Trẻ biết xem tranh nhẹ nhàng không làm rách, biết kể truyện sáng tạo; Trẻ biết lật sách xem tranh, quan sát và nêu lên đặc điểm nổi bật của các loại cây lương thực
- Rèn kỹ năng dở sách và quan sát nhận xét 
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các cây trồng.
* Chuẩn bị:
- Các loại tranh ảnh, truyện, ảnh chụp về chủ đề. Tranh ảnh các loại cây lương thực, vải vụn giấy màu...
* Cách chơi:
- Trẻ về góc chơi lấy sách. Tranh ảnh các loại cây, hoa quả, cây lương thực...
- Bạn lấy sách để xem biết cách dở sách từ trái sang phải, nhận xét gọi tên một số cây lương thực và nêu lên đặc điểm của chúng...
- Bạn xem tranh, chọn đựơc tranh các loại cây lương thực.
- Trẻ cùng nhau làm sách về các loại cây: Bạn chọn tranh về các loại cây lương thực để riêng, bạn dập thành lỗ, bạn buộc dây để tạo ra quyển sách. 
- Cô gần gũi hỏi trẻ về một số hình ảnh cho trẻ nêu ý kiến nhận xét. 
6. Góc vận động: Chơi với bóng, cà kheo, cử tạ
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết ném bóng vào vợt, biết đi cà kheo, nâng cử tạ, tung bóng cho bạn đối diện
- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng tay, chân và mắt, rèn khả năng quan sát, ghi nhớ
- Giáo dục trẻ có ý thức tôn trọng luật chơi, đoạn kết với bạn khi chơi.
* Chuẩn bị: Cột ném bóng, cử tạ, bóng, cà kheo.
* Hướng dẫn cách chơi: 
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay tung trúng vào vợt.
- Trẻ đứng lên cà kheo thăng bằng, phối hợp tay chân để bước đi nhịp nhàng.
- Mỗi tay cầm 1 cầm cử tạ nâng lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Cầm bóng bằng 2 tay tung cho bạn đối diện, bạn đối diện bắt bóng bằng 2 tay.
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát bầu trời.
TCVĐ: Rồng rắn lên mây
 CTD: Chơi với bóng rổ, vòng, phấn, giấy gấp
HĐCCĐ: Quan sát vườn rau nhà trường
TCVĐ: Lộn cầu vồng
CTD: Chơi với bóng rổ, vòng, phấn.
*Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm vật chìm, vật nổi
*TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
*Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát, đá, phấn
HĐCCĐ: Quan sát: Củ khoai lang, củ khoai tây
TCVĐ: Kéo co
 CTD: Nhặt lá cây chăm sóc cho cây.
* HĐ có mục đích: Cây rau cải.
* TCVĐ: Thả đỉa ba ba
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát đá
ĂN 
-
NGỦ 
- Cô cho trẻ vệ sinh trước và sau khi ăn.
- Cô tổ chức cho trẻ ngủ.
- Khi trẻ dậy cô cho trẻ vận động tại chỗ nhẹ nhàng.
- Cô lau mặt cho trẻ tỉnh ngủ, cho trẻ đi vệ sinh..
HOẠT 
ĐỘNG
CHIỀU
1. Cho trẻ giải câu đố về các cây lương thực.
2. Trò chuyện tìm hiểu và dạy trẻ tiết kiệm điện.
3. Cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian: Nu na nu nống, lộn cầu vồng... 4. Nêu gương cuối ngày
1. Cùng trẻ kể chuyện: Sự tích cây khoai lang.
2. Dạy trẻ hát “ Quốc ca”
3.Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh – trả trẻ.
1. Làm quen bài thơ hạt gạo làng ta
2. Trẻ luyện kĩ năng rửa tay, vệ sinh trong và ngoài xung quanh lớp
3 Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh – trả trẻ.
1. Dạy trẻ làm quen chữ cái “ chữ n”
2. Ôn nhóm thực phẩm giầu chất bột đường. 3.Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh - trả trẻ
1. Biểu diễn văn nghệ - 3.Nêu gương cuối tuần.
4. Vệ sinh – trả trẻ.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 29 tháng 01 năm 2018
	I.HOẠT ĐỘNG HỌC:
Lĩnh vực phát triển nhận thức – KPKH
Đề tài: Trò chuyện một số cây lương thực quen thuộc (cây lúa, cây ngô, cây khoai)
Nội dung tích hợp: Âm nhạc, 
	1. Yêu cầu
	* Kiến thức: 
- Trẻ biết tên gọi, ích lợi, nêu đặc điểm nổi bật của một số loại cây lương thực gần gũi quen thuộc với trẻ như: (cây lúa, cây ngô, cây khoai)
	* Kĩ năng:
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, lắng nghe, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
	* Thái độ: Yêu thích chăm sóc cây, yêu quý bác nông dân.
	2. Chuẩn bị
	* Đồ dùng của cô:
- Bồn reo hạt các bình cây: Lùa và ngô
- Hình ảnh một số cây lương thực: Lúa, ngô, khoai, 	
- Đĩa ghi bài hát.
	3. Tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gợi hứng thú.
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi gieo hạt?
- Các con reo hạt gì? Hạt đó cho ta cây gì? Hạt đó cung cấp sản phẩm gì cho chúng ta?
- Hôm trước cô cháu mình đã gieo hạt gì xuống đất? Cô cháu mình cùng đi xem hạt đó đã nảy mầm thành cây gì nhé?
- Cô cho trẻ quan sát và nêu ý kiến?
- Hôm nay cô và các con hãy cùng nhau tìm hiểu một loại cây lương thực, các con có đồng ý không?
2. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Trò chuyện một số cây lương thực quen thuộc (cây lúa, cây ngô, cây khoai)
- Các con có biết cây lúa, cây ngô, cây khoai được gọi là cây gì không? Vì sao nó được gội là cây luong thực?
- Cây lương thực là cây lúa, cây ngô, cây khoai, đấy các con ạ. Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và tinh bột trong khẩu phần thức ăn, được dùng trong bữa ăn hàng ngày. 
- Các con biết cây lương thực là những cây nào? 
+ Cây ngô.
 Cô đố:
“Cây gì có quả, nhiều áo, nhiều râu
Bóc ra những hạt đâu đâu cũng vàng”
 Đó là cây gì?
- Cho trẻ xem những hình ảnh về cây ngô khi còn bé.
Khi lớn cây ngô cho chúng ta gì? 
Trong bắp ngô có gì?
Hạt màu gì?
- Các con cho cô biết cây ngô được trồng ở đâu? 
- Trồng ngô để làm gì?
- Cây ngô cũng được dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon, và nó cũng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho con người, đặc biệt là tinh bột. 
+ Cây khoai lang. 
- Đây là cây gì các con?
- Cây khoai lang thuộc loại thân bò dưới đất.
- Cây khoai lang cho chúng ta gì nào ?
- Các con biết không, củ khoai được hình thành từ rễ của cây đấy, rễ cây cắm xuổng dưới đất, phình to tạo thành củ.
- Cây khoai lang được trồng ở đâu? 
- Củ và lá của cây khoai lang có lợi ích gì?(củ dùng để nấu ăn, nướng. Lá dùng để luộc)
- Khoai cũng là 1 loại cây lương thực, trong củ khoai chứa rất nhiều chất dinh dương, tinh bột, ăn rất bổ. Vì vậy các con nhớ ăn nhiều cho cơ thể khỏe mạnh nhé.
+ Cây lúa.
- Đây là cây gì các con?
- Đây là khi lúa đã chín vàng.
- Cây lúa cho chúng ta gì nào?( Hạt thóc)
- Cây lúa sống ở đâu? (dưới nước).
- Hàng ngày khi đến giờ ăn các con thường ăn gì?
- Các con biết không, khi lúa lớn lên, trổ bông, và khi bông lúa chín vàng thì những người nông dân ra đồng gặt lúa về, bóc bỏ vỏ ngoài của những hạt lúa đi thành gạo và từ những hạt gạo đó các cô cấp dưỡng và mọi người nấu thành cơm cho các con ăn hàng ngày đấy.
- Cây lúa giúp cung cấp lương thực cho con người, giúp các con lớn lên bằng các chất tinh bột, và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Ngoài ra cây lúa còn giúp nuôi sống rất nhiều loại động vật khác nữa. 
* Cô giáo dục trẻ biết yêu quý người nông dân và yêu quý hạt gạo, hàng ngày các con phải ăn hết xuất không để văng...
* Mở rộng: Ngoài những cây lương thực mà cô vừa giới thiệu cho các con thì còn rất nhiều những loại cây lương thực khác như: cây khoai tây, cây lúa mì
* Hoạt động 2:
Trò chơi 1 : “ Ai nhanh nhất ”
- Cách chơi : Khi nghe cô nói sản phẩm của cây lương thực nào thì trẻ chọn tranh lô tô cây lương thực đó đưa lên. Ai chọn nhanh được khen,tương tự như thế với cây sắn,khoai, ngô
  Trò chơi 2 : “ Cây nào củ quả đó “
- Cách chơi : Cô có 4 bức tranh cây lúa, cây ngô, cây khoai, cây sắn, mỗi trẻ chọn cho mình một tranh lô tô về củ, quả, hạt ( chọn 1 trong 4 loại đó ).Cho trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô “ cây nào sản phẩm đó” thì trẻ nhanh chân chạy về đúng cây cho ra đúng sản phẩm cây đó. Ai không đúng sẽ nhảy lò cò.
- Cho trẻ chơi 2 lần.
3. Kết thúc: Hát bài: Em đi giữa biển vàng 
Trẻ xem hình ảnh
Trẻ trả lời.
Có ạ
Trẻ chú ý.
Trẻ trả lời.
Cháu chú ý nghe.
Bắp ngô, 
Hạt ngô
Màu vàng
Trẻ trả lời
Cho củ
Trẻ trả lời 
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe và trả lời cô.
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
- Trẻ chơi trò chơi
Trẻ hát
 II. HOẠT ĐỘNG GÓC
 III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát bầu trời.
* Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây
* Chơi tự do: Chơi với nước và cát.
 1. Yêu cầu:
 - Trẻ biết quan sát và nêu lên nhận xét của mình về bầu trời của ngày hôm nay. Biết chơi trò chơi, chơi đoàn kết với bạn.
 - Rèn cho trẻ có kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định
 - Giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi, không nghịch bẩn.
 2. Chuẩn bị
 - Xắc xô
 - Địa điểm quan sát: Sân trường
 - Kiểm tra sức khỏe trang phục của trẻ.
 - Nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát.
 3. Tiến hành
 * Hoạt động có chủ đích: Quan sát bầu trời.
 - Cho trẻ xúm xít bên cô và trò chuyện: cô và các con vừa được làm gì?
 - Kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ.
 - Nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát.
 - Cô gợi ý để trẻ quan sát và nêu lên nhận xét của mình về bầu trời:
 - Con có nhận xét gì về bầu trời ngày hôm nay?
 + Bầu trời hôm nay như thế nào? có màu gì? Trời có màu xanh thì ngày hôm nay thời tiết sẽ như thế nào?
- Bầutròi hôm nay có năng không? Vì sao con biết?
- Bầu trời hôm nay có gió không? Vì sao con biết?
 + Con thích bầu trời có màu gì nhất? vì sao?
 + Muốn có bầu trời luôn đẹp chúng ta phải làm gì?
 * Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường.
* Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây.
- Cô nói cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi 2-3 lần
 * Chơi tự do: Chơi với nước và cát.
Cô hướng dẫn trẻ dùng bát đong nước cát, gieo hạt, nẩy mầm và quan sát sự nẩy mầm của chúng.
 * Nhận xét: Cô tập trung trẻ lại và hỏi trẻ:
 - Cô nhận xét giờ hoạt động.
 - Cho trẻ rửa tay, vào lớp.
	IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
	1. Cho trẻ giải câu đố về các cây lương thực.
	+ Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề?
- Cô đọc câu đố về các loại cây lương thực
	- Cô cho trẻ đoán (Nếu trẻ không đoán được cô nói cho trẻ biết)
	- Khi đã giải xong câu đố cô cùng trẻ trò chuyện về cây lương thực đó.
	- Giáo dục trẻ biết yêu quý các bác nông dân, biết chăm sóc và bảo vệ cây lương thực.
	2. Trò chuyện tìm hiểu và dạy trẻ tiết kiệm điện.
* Yêu cầu:
- Biết được lợi ích của điện trong sinh hoạt, trong lao động và trong sản xuất
- Hiểu được lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện
- Nhận biết được 1 số nguy cơ và tác hại khi sử dụng điện lãng phí. 
- Rèn quan sát và ghi nhớ. Phân biệt được hành vi nên và không nên trong việc sử dụng điện
- Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm điện hiệu quả mọi lúc, mọi nơi
* Chuẩn bị: 
- Tranh về các thiết bị sử dụng điện 
 - Trẻ thuộc 1 số bài thơ, bài hát về sử dụng điện
* Tiến hành 
 + Cô đọc câu đố về bóng điện:
 - Cái gì bật sáng trong đêm
 - Giúp cho nhà dưới, nhà trên sáng ngời?
 + Cô đọc câu đố về Cái quạt điện:
Có cánh mà không biết bay
Chỉ quay như chong chóng
Làm xua đi cái nóng
Mất điện là hết quay
Đố bé là cái gì?
- Cô gợi ý trẻ trả lời, trò chuyện về các vật dụng đó là đồ dùng được dùng để làm gì?
* Cô cho trẻ biết lợi ích của điện:
Cô gợi ý trò chuyện về lợi ích của điện.
+ Các thiết bị, đồ dùng nào trong gia đình chúng ta được sử dụng bằng điện:
+ Khi các thiết bị được sủ dụng điện sẽ giúp gì cho các thiết bị đó? Khi các thiết bị đó hoạt động sẽ giúp gì cho con người?
+ Nếu không có điện thì các thiết bị đó sẽ như thế nào? chúng ta sẽ trở nên như thế nào?
Cô khái quát: Điện có rất nhiều lợi ích, giúp ta xem ti vi, giúp chúng ta mát mẻ vào những ngày hè nóng bức, giúp bố mẹ bảo quản thức ăn trong tủ lạnh..
Cô dẫn dắt trẻ trò chuyện về tác hại khi dùng điện không tiết kiệm
* Vì sao cần phải tiết kiệm điện?
Cô đưa ra tình huống:
- Các con hãy nhìn xem bạn nhỏ đang làm gì? Các thiết bị đang hoạt động Bạn làm như thế đã tiết kiệm điện chưa? Nếu có bạn nhỏ không nghe lời bố mẹ, bật nhiều bóng điện, bật điều hòa mà mở của phòng, mở tủ lạnh lấy đồ không đóng lại..phải thanh toán nhiều tiền điện, bố mẹ rất buồn.
+ Việc làm của bạn nhỏ như vậy có nên không? tại sao?
+ Theo con bạn nhỏ nên làm gì để bố mẹ không buồn?
+ Nếu không tiết kiệm điện sẽ như thế nào?
Khi cùng 1 lúc sử dụng quá nhiều thiết bị điện, hoặc nhiều nhà cùng dùng điện 1 lúc, các con biết điều gì sẽ xảy ra không?
Cô nói cho trẻ biết: Do có nhiều người cùng sử dụng điện hoặc không tiết kiệm điện nên sẽ gây quá tải, từ đó có thể gây chập điện và có thể gây cháy nổ rất nguy hiểm
Chúng mình nên sử dụng tiết kiệm điện như thế nào nhỉ?
* Giáo dục trẻ: Sử dụng tiết kiệm điện hợp lý.
3. Cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba, Chi chi chành chành
- Cô cho trẻ nói tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần mỗi trò chơi
- Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ chơi.
4. Nêu gương cuối ngày
5. Vệ sinh - trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ
 - Tình trạng sức khoẻ của trẻ:
.............................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docNHÁNH 3 CÂY LƯƠNG THỰC.doc
Giáo Án Liên Quan