Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề 6: Thế giới động vật

1. Phát triển về thể chất:

-Có khả năng thực hiện nhịp nhàng, giữ được thăng bằng cơ thể và thể hiện sức mạnh khi thực hiện một số vận động như: nhảy lò cò, trèo lên xuống 4 gióng thang, bật khép chân, tách chân và chạy chem.

-Biết phối hợp cử động của bàn tay và ngón tay(gấp giấy,ghép hình,sử dụng được kéo bút )

-Biết các thực phẩm được chế biến từ động vật,ích lợi của các món ăn từ động vật với sức khoẻ mọi người.

-Biết tránh những mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật.

2. Phát triển nhận thức:

-Tò mò,thích tìm hiểu về các con vật quen thuộc: Phân biệt những điểm giống và khác nhau của một số con vật quen thuộc qua tên gọi, đặc điểm nổi bật, môi trường sống,thức ăn, vận động.

-Biết phân loại các con vật theo 1-2 dấu hiệu (môi trường sống, kích thước hoặc ích lợi hay tác hại.)

-Biết cách chăm sóc và bảo vệ con vật gần gũi

-Biết chữ số,số lượng trong phạm vi 5

-Biết gộp hai nhóm con vật và tách một nhóm con vật thành các nhóm nhỏ hơn trong phạm vi 5 và đếm.

-So sánh sự giống và khác nhau của các hình (hình tròn với hình tam giác,hình tam giác với hình vuông).Chắp ghép các hình để thành hình mới giống các con vật.

-So sánh chiều cao của 2 con vật,sử dụng được các từ cao hơn- thấp hơn.

 

doc19 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4606 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề 6: Thế giới động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 6:
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Thời gian thực hiện 5 tuÇn: từ 07/02/2011 đến 10/03/2011
I. MỤC TIÊU CÁC LĨNH VỰC: 
1. Phát triển về thể chất:
-Có khả năng thực hiện nhịp nhàng, giữ được thăng bằng cơ thể và thể hiện sức mạnh khi thực hiện một số vận động như: nhảy lò cò, trèo lên xuống 4 gióng thang, bật khép chân, tách chân và chạy chem..
-Biết phối hợp cử động của bàn tay và ngón tay(gấp giấy,ghép hình,sử dụng được kéo bút…)
-Biết các thực phẩm được chế biến từ động vật,ích lợi của các món ăn từ động vật với sức khoẻ mọi người.
-Biết tránh những mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật.
2. Phát triển nhận thức:
-Tò mò,thích tìm hiểu về các con vật quen thuộc: Phân biệt những điểm giống và khác nhau của một số con vật quen thuộc qua tên gọi, đặc điểm nổi bật, môi trường sống,thức ăn, vận động.
-Biết phân loại các con vật theo 1-2 dấu hiệu (môi trường sống, kích thước hoặc ích lợi hay tác hại..)
-Biết cách chăm sóc và bảo vệ con vật gần gũi
-Biết chữ số,số lượng trong phạm vi 5
-Biết gộp hai nhóm con vật và tách một nhóm con vật thành các nhóm nhỏ hơn trong phạm vi 5 và đếm.
-So sánh sự giống và khác nhau của các hình (hình tròn với hình tam giác,hình tam giác với hình vuông).Chắp ghép các hình để thành hình mới giống các con vật.
-So sánh chiều cao của 2 con vật,sử dụng được các từ cao hơn- thấp hơn.
3. Phát triển ngôn ngữ: 
-Biết sử dụng các từ, câu để miêu tả một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của con vật gần gũi.
-Biết lắng nghe,biết đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏicó liên quan về các con vật.
-Biết nói lên những điều trẻ quan sát được, nhận xét,trao đổi, thảo luận với người lớn, các bạn về những con vật và nói lên những hiểu biết của mình.
-Nhớ và đọc lại những bài thơ,câu chuyện đã được nghe về các con vật.
4. Phát triển thẩm mỹ: 
-Khả năng thể hiện cảm xúc, tình cảm qua tác phẩm âm nhạc,tạo hình.
-Thể hiện được cảm xúc qua các bài hát, vận động nhịp nhàng theo nhạc nói về các con vật.
-Có thể làm ra các sản phẩm tạo hình có màu sắc hài hoà qua vẽ, năn, cắt, xé, dán, xếp hình về các con vật theo ý thích.
5. Phát triển tình cảm –xã hội :
-Yêu thích con vật nuôi.
-Có ý thức bảo vệ, chăm sóc các con vật nuôi.
-Biết cộng tác với các bạn, các thành viên trong gia đình trong các hoạt động chăm sóc vật nuôi.
(Thực hiện Từ ngày 07/02 đến ngày 11/02/2011)
MẠNG NỘI DUNG
Một số vật nuôi trong gia đình
-Sự giống và khác nhau qua:
+Tên gọi, đặc điểm nổi bật: cấu tạo, thức ăn,thói quen và tập tính vận động
-Ích lợi của các món ăn được chế biến từ nguồn động vật.
-Cách chăm sóc,bảo vệ con vật nuôi,cách tiếp xúc với con vật và giữ gìn vệ sinh.
Mối quan hệ giữa cấu tạo với môi trường sống, với vận động, cách kiếm ăn
II. MẠNG HOẠT ĐỘNG
-Quan sát con vật, thảo luận, đàm thoại và nhận xét sự giống và khác nhau về những bộ phận chính, những đặc điểm nổi bật của con vật .
-Quan sát và thảo luận về mối quan hệ giữa cấu tạo với môi trường sống, cách kiếm mồi và vận động của các con vật.
-Quan sát và tham gia chăm sóc, bảo vệ con vật.
-Tham quan sở thú, trại chăn nuôi và thảo luận về sự giống và khác nhau của các con vật.
Trò chơi:Tiếng con vật gì, Mẹ nào con nấy, Mẹ và con, Gà gáy..
-Phân nhóm các con vật theo dấu hiệu.
-Nhận biết chữ số, số lượng và thứ tự trng phạm vi 4
-Gộp, tách 2 nhóm con vật và đếm trong phạm vi 4
-So sánh sự giống và khác nhau của các hình. Lắp ghép các hình để thành chuồng các con vật.
-Trò chơi:Gà mái đẻ trứng, Chơi xổ số, Tìm người láng giềng, Hãy tìm đúng thứ tự của mình…
-Trò chuyện, thảo luận về một số món ăn được chế biến từ các con vật và ích lợi của các món ăn đối với sức khoẻ.
-Trò chuyện về những mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật và cách phòng tránh.
-Tập luyện các vận động:chạy đổi hướng theo đường dích dắc, chạy đổi hướng, ném xa bằng một tay, ném trúng đích thẳng đứng.
-Luyện tập củng cố vận động: Ném xa bằng 1 tay, bò theo đường dích dắc, chạy đổi hướng.
-Trò chơi vận động: Mèo bắt chuột, trời tối trới sáng, đi như Gấu bò như chuột bịt mắt bắt dê.
-Trò chuyện, mô tả bằng lời nói các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật rõ nét của một số con vật gần gũi.
-Thảo luận, kể lại những điều đã quan sát được từ các con vật
-Đọc các bài thơ: Kể cho bé nghe, Đàn gà con, bác gấu đen và hai chú thỏ, rong và cá, con ốc sên…
-Nghe kể lại chuyện: bác Gấu đen và hai chú Thỏ, Rong và Cá, con ốc Sên, Dê con nhanh trí…
-Tham quan sở thú, vườn bách thú, trại chăn nuôi.
-Trò chuyện về những con vật mà bé yêu thích.
-Làm quen với việc chăm sóc con vật.
-Chơi trò chơi: Phòng khám thú y, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng thú nhồi bông.
-Hát và vận động các bài hát phù hợp theo nhạc các bài hát về các con vật nuôi: Cá vàng bơi, Chú voi ở bản Đôn, mèo con ra bờ sông, Ai cũng yêu chú mèo, Gà trống mèo con và cún con.
-Trò chơi âm nhạc
-Tô màu, nặn, vẽ, gạch nối các con vật.
-Làm nhà,chuồng từ hộp các tông cho các con vật.
-Làm đồ chơi các con vật từ các nguyên vật liệu tự nhiên.
KẾ HOẠCH TUẦN 21
(Thực hiện Từ ngày 07/02 đến ngày 11/02/2011)
 I. Thể dục sáng:
1.Yêu cầu:
	- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ con người(Cần ăn uống đầy đủ để có sức khoẻ tốt..) 
- Biết trong môi trường có nhiều con vật có lợi ích đối với đời sống của con người.
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số tên, đặc điểm sống, thức ăn… của một số con vật. 
-Trẻ biết yêu quý các con vật, Chăm sóc thương yêu các con vật trong gia đình. Là nguồn thực phẩm dồi dào cho sức khỏe con người.
- Biết mọi con vật dù nuôi trong gia đình, trong rừng và dưới nước đều đáng quý, đáng thương yêu.
2.Chuẩn bị:
Sân rộng thoáng mát
II.Tổ chức hoạt động:
1.Tập thể dục theo nhạc
2. Trò chuyện điểm danh
Cô cùng trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình, thức ăn các con vật và sinh hoạt của chúng.
Cho cháu làm quen với các hình ảnh của các môn thể thao như: ném xa một tay, chạy đổi hướng…
Cho cháu xem tranh về các con vật sống trong gia đình.
3.Hoạt động học
 hoạt động học
Thứ hai
07/02/2011
Thứ ba
08/02/2011
Thứ tư
09/02/2011
Thứ năm
10/02/2011
Thứ sáu
11/02/2011
Thể dục:
Gà chạy về chuồng (Chạy đổi hướng theo đường Zích zắc, lăn bóng)
MTXQ: 
Vật nuôi trong gia đình (vật nuôi 2 chân đẻ trứng).
LQVT
Nhận biết hình vuông, hình chữ nhật 
Thơ: 
Đàn gà con.
ÂmNhạc:
Gà trống, mèo con và cún con
TH: Tô màu 2 con vịt.
Thứ hai
07/02/2011
-Tìm hiểu các con vật nuôi trong gia đình.
Hoạt động trò chơi:
-Chơi tự do, nhặt lá cây.
Thứ ba
08/02/2011
-Cho trẻ chơi trò bắt cặp.
Hoạt động trò chơi:
-Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Bịt mắt bắt dê”.
-Cho trẻ chơi tự do.
Thứ tư
09/02/2011
-Cho trẻ quan sát hàng rào, cổng trường.
Hoạt động trò chơi:
-Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Mèo đuổi chuột”.
-Cho trẻ chơi tự do.
Thứ năm
10/02/2011
-Cho trẻ tham quan mô hình vườn bách thú.
Hoạt động trò chơi:
-Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Bịt mắt bắt dê”.
Cho trẻ chơi tự do.
Thứ sáu
11/02/2011
-Cho trẻ chơi trò chơi tặng hoa cho bạn.
Hoạt động trò chơi:
-Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Rồng rắn lên mây”.
-Cho trẻ chơi tự do.
Hoạt động góc
Góc
Phân vai
TC:- Bán các con vật nuôi và bán thức ăn của vật nuôi.
- Chơi nấu ăn từ các con vật nuôi.
MĐ:- Trẻ hiểu được mối liên hệ giữa các vai chơi với nhau, biết thể hiện tình cảm trong suốt vai chơi.
- Biết sử dụng các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho vai chơi.
- Biết liên kết với bạn để thực hiện vai chơi tốt.
CB:- Đồ chơi nấu ăn
Một số thực phẩm, vật nuôi bằng nhựa.
Góc
xây dựng lắp ghép
TC:-Xây trại chăn nuôi.
MĐ:- Biết xây trại chăn nuôi có nhiều khu: nuôi cá, gia súc, gia cầm,…với nhiều kiểu khác nhau từ các NVL khác nhau.
- Biết lắp ghép các chuồng trại từ các dụng cụ lắp ghép, ...biết sáng tạo thêm công trình phụ làm đẹp.
CB:Đồ chơi lắp ráp
-Các khối hình hình học, gạch
- Hàng rào, cây xanh, chậu hoa,...
-Con vật bằng nhựa, thảm cỏ,…
Góc nghệ thuật
TC: - Nặn, vẽ các con vật ưa thích
 -Đọc thơ và hát các bài hát theo chủ đề.
MĐ: - Trẻ thuộc thơ và biết múa hát các bài về động vật.
 -Luyện kĩ năng nặn, biết vẽ và phối hợp các màu sắc khác nhau để bức thêm sinh động.
CB: - Giấy màu bút vẽ đất nặn kéo hồ giấy...
 - Một số dụng cụ âm nhạc, trang phục mũ múa.
Góc
đọc sách
TC: -Xem tranh truyện về các con vật nuôi.
MĐ: - Trẻ biết xem sách, tranh, truyện , thơ liên quan tới chủ đề 
 - Biết xem và hiểu nội dung câu truyện về thế giới động vật.
 - Phân nhóm con vật theo yêu cầu.
CB: - Tranh ảnh, sách báo, truyện về động vật...
 - Tranh lô tô về con vật.
Nhận xét góc chơi
Cô đi từng góc nhận xét vai chơi và khen ngợi cháu có những biểu hiện tốt, nhắc nhở một số cháu chưa ngoan nhắc nhở lần sau chơi tốt.
Hoạt động chiều
Củng cố lại các kiến thức cô cung cấp cho trẻ trong ngày.
Cho trẻ chơi theo ý thích ôn lại các bài thơ, bài hát đã học.
Cho trẻ chơi các góc theo ý thích.
 Nêu gương các bạn tốt trong tuần, cô nhận xét và phát phiếu bé ngoan.
Trả trẻ
- Vệ sinh trẻ sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, gọn gàng.
- Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn.
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai, ngày 07 tháng 07 năm 2011
I.Đón trẻ - chơi tự do:
-Cô đến lớp sớm quét dọn, mở cửa cho thông thoáng, chuẩn bị thức ăn cho trẻ ăn sáng.
-Cô đón trẻ trực tiếp từ tay phụ huynh với thái độ ân cần vui vẽ, nhắc trẻ chào cô, chào cha, mẹ. Cất cặp, dép đúng nơi qui định.
-Cô cho trẻ vào bàn ăn sáng.
II.Thể dục sáng điểm danh trò chuyện:
-Cô cho cháu tập thể dục theo nhạc, cô điểm danh theo tổ.
-Cô trò chuyện với trẻ.
*Tiêu chuẩn bé ngoan: cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan
III.Hoạt động chung:
Hoạt động học: ThÓ dôc c¬ b¶n
Gà chạy về chuồng 
(Chạy đổi hướng theo đường dích dắc, lăn bóng)
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên vận động chạy đổi hướng theo đường dích dắc và thực hiện được vận động cơ bản đó.
- Rèn cho trẻ kỹ năng chạy đổi hướng. Biết định hướng chính xác theo đường dích dắc.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào trò chơi.
II.Chuẩn bị:
 - ngoài lớp học
 - vật cản sắp xếp theo dường dích dắc. bóng.
III.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Mở đầu hoạt động: hoạt động 1:
- Cô cho trẻ hát bài “Thể dục buổi sáng”. Cho cháu vừa hát vừa đi theo cô từ chậm đến nhanh dần lên và ngược lại, sau đó đứng thành vòng tròn.
Hoạt động trọng tâm:
* BTPTC: 
- Cô tập và trẻ nhìn tập theo hiệu lệnh của cô gồm 4 động tác.
- ĐT 1: Gà gáy (2 – 3 lần).
- ĐT 2: Tay vai (2 – 3 lần).
- ĐT 3: Bụng lườn(2 – 4 lần).
- ĐT 4: Bật tách khép chân (2 – 4 lần).
 * Vận động cơ bản: Chạy đổi hướng theo đường dích dắc
- Các con ơi buổi chiều thì gà phải chạy về đâu?
-Ban ngày thị các chú gà đi kiếm ăn khi chiều đến thì các chú gà phải chạy vế chuồng để ngủ
- Lớp mình có muốn làm các chú gà đề về chuồng không nè?
- Nhưng muốn về đến chuồng thì gặp rất nhiều chướng ngại vật khó đi. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con chạy đổi hướng theo đường dích dắc, lăm bóng các con có đồng ý không?
- Cô cho một trẻ lên làm mẫu. 
+Khi chạy các con hãy nhìn thẳng về phía trước, kết hợp chân tay nhịp nhàng và chạy đổi hướng theo đường dích dắc cô đã có, nhớ là chạy không được chạm chướng ngại vật nha. Cuối đường dích dắc cầm bóng lăn cho đến đích.
- Cô cho trẻ khác lên làm mẫu.
- Cô cho trẻ khác lên làm mẫu, nhắc trẻ kỹ chạy đổi hướng, khuyến khích trẻ nhanh không chạm chướng ngại vật mạnh dạn và khéo léo.
- Cô cho cá nhân, nhóm – lớp thực hiện.
Cô bao quát và sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi vận động: Gà chạy về chuồng
- Cách chơi: chia làm hai đội và cô vẽ vòng tròn làm hai chuồng gà và cho trẻ vừa đi vừa hát cùng cô, khi cô nói trời tối rồi thì các chú gà phải chạy nhanh về chuồng nếu bạn nào chạy chậm thì không còn chỗ về chuồng thì sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh một vòng các bạn
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
* Hồi tĩnh: 
Cho trẻ làm đàn gà đi nhẹ nhàng 1 phút.
Kết thúc hoạt động:
Nhận xét tiết học, tuyên dương trẻ.
- Trẻ nghe hát và đi theo cô.
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và lắng nghe.
- Trẻ thực hiện theo cá nhân, nhóm lớp.
- Trẻ chơi.
Hoạt động ngoài trời: 
cô cho cháu ngồi vòng tròn quanh cô, cô cho cháu hát “Ai cũng yêu chú mèo” và cho cho cháu chơi tự do.
1.Góc phân vai
a.Yêu cầu:
-Bán các con vật nuôi và bán thức ăn của vật nuôi.
-Chơi nấu ăn từ các con vật nuôi.
b.Chuẩn bị:
-Đồ chơi nấu ăn
-Một số thực phẩm, vật nuôi bằng nhựa.
c.Gợi ý hoạt động:
Cô cho cháu đóng vai người bán vật nuôi, bán thức ăn, nấu ăn. 
-Trẻ đóng vai người bán các con vật phải có cân, một số mẫu các con vật và một số người đóng vai người mua.
-Trẻ đóng vai người bán thức ăn cũng phải có cân một số mấu vật thức ăn và người mua.
-Chơi nấu ăn các con vật phải có dụng cụ làm bếp và nấu xong có người thưởng thức.
2.Góc xây dựng:
a.yêu cầu:
-Xây trại chăn nuôi.
b.Chuẩn bị:Đồ chơi lắp ráp
-Các khối hình hình học, gạch
- Hàng rào, cây xanh, chậu hoa,...
-Con vật bằng nhựa, thảm cỏ,…
trẻ tưởng tượng để xếp hình hang rào đang xây dựng.
Khối gỗ
c. Gợi ý hoạt động:
Cô cho trẻ dùng các vật liệu để xây hàng rào 
Hoạt động tự do: 
 Vệ sinh ăn trưa, ngũ trưa
Cô cho trẻ rửa tay vào bàn ăn
Trẻ ăn xong cô thay đồ, trãi niệm cho trẻ ngũ.
Hoạt động chiều: 
Vệ sinh, ăn nhẹ
Ôn lại bài buổi sáng, cho cháu làm quen với bài học hôm sau.
Cho trẻ chơi tự do.
Hoạt động bình cờ, trả trẻ: 
Cho cháu nhận xét bạn nào ngoan bạn nào chưa ngoan. Bạn nào ngoan sẽ được lên cắm cờ.
Cô trả trẻ tận tay phụ huynh, nhận xét về cháu ngày hôm nay và dặc dò phụ huynh những điều cần thiết của trẻ.
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba, ngày 08 tháng 02 năm 2011
I.Đón trẻ - chơi tự do:
-Cô đến lớp sớm quét dọn, mở cửa cho thông thoáng, chuẩn bị thức ăn cho trẻ ăn sáng.
-Cô đón trẻ trực tiếp từ tay phụ huynh với thái độ ân cần vui vẽ, nhắc trẻ chào cô, chào cha, mẹ. Cất cặp, dép đúng nơi qui định.
-Cô cho trẻ vào bàn ăn sáng.
II.Thể dục sáng điểm danh trò chuyện:
-Cô cho cháu tập thể dục theo nhạc, cô điểm danh theo tổ.
-Cô trò chuyện với trẻ.
*Tiêu chuẩn bé ngoan: cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan
III.Hoạt động chung:
Hoạt động học: Môi trường xung quanh
Vật nuôi trong gia đình (vật nuôi 2 chân đẻ trứng).
I.Mục đích yêu cầu:
- Biết yêu quý các con vật, mong muốn được chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi.
- Rèn cho trẻ khả năng quan sát và nghi nhớ.
- Rèn cho trẻ khả năng diễn đạt mạch lạc.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của 1 số con vật nuôi trong gia đình.
- Biết so sánh sự giống nhau và khác nhau của những con vật, biết được ích lợi của chúng.
II.Chuẩn bị:
-Các con vật nuôi trong gia đình: Chó, mèo, vịt, gà
- Tranh ảnh, đồ chơi, lô tô các con vật nuôi trong gia đình
- Câu đố, bài hát, bài thơ về các con vật nuôi.
III.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Mở đầu hoạt động:Trò chuyện:
Cho trẻ hát bài hát “Gà trống,mèo con và cún con”
Đàm thoại nội dung bài hát:
-Các con vừa hát bài hát gì?
-Trong bài hát có những con vật gì?
-Những con vật này được nuôi ở đâu?
Hoạt động trọng tâm:
a, Trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi mà trẻ biết
- Nhà các con nuôi những con gì? 
- Những con vật này có đặc điểm gì? Nó đẻ trứng hay đẻ con? Các con vật này có ích gì cho nhà các con? (trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ)
b, Cho trẻ quan sát các con vật thật và đàm thoại về cấu tạo, vận động, thức ăn, sinh sản và cách chăm sóc.
- Hỏi trẻ đây là con gì? 
- Con gà mái có đặc điểm gì? 
- Con gà đẻ gì? 
- Trong thịt gà có nhiều chất gì? 
- Con gà thích ăn gì? 
- Con gà là con vật nuôi ở đâu? 
- Con gà thuộc nhóm gì? 
* Lần lượt cô cho trẻ quan sát các (con vịt, bồ câu, ngỗng)
- Cho trẻ nói về cấu tạo, vận động, thức ăn, sinh sản và cách chế biến
c, Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau:
- Con vịt và con gà khác nhau ở điểm nào? (Vịt bơi dưới nước được còn con Gà bơi không được dưới nước)
- 2 con này giống nhau như thế nào? (đều là những con vật nuôi trong gia đình,2 chân, đẻ trứng có ích cho đời sống con người)
* Tương tự cho trẻ so sánh 1 số con vật khác
d, Chơi lô tô những con vật nuôi
e, Kết thúc: Cho trẻ hát bài hát nói về những con vật nuôi
 Kết thúc hoạt động: 
Nhận xét tiết học, tuyên dương trẻ. 
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Con chó, con mèo, con lợn, con gà
Trẻ kể
Trẻ kể
Trẻ kể
Con gà mái
Phần đầu, mình, chân
Gà đẻ trứng
Có nhiều chất đạm
Ăn gạo, thóc, tôm, cá
Con vật nuôi trong gia đình
Thuộc nhóm gia cầm
Trẻ thực hiện
Hoạt động ngoài trời: 
cô cho cháu ngồi vòng tròn quanh cô, cô cho cháu hát bài “Gà trống mèo con và cún con” và cho cho cháu chơi tự do.
1.Góc phân vai
a.Yêu cầu:
-Bán các con vật nuôi và bán thức ăn của vật nuôi.
-Chơi nấu ăn từ các con vật nuôi.
b.Chuẩn bị:
-Đồ chơi nấu ăn
-Một số thực phẩm, vật nuôi bằng nhựa.
c.Gợi ý hoạt động:
Cô cho cháu đóng vai người bán vật nuôi, bán thức ăn, nấu ăn. 
-Trẻ đóng vai người bán các con vật phải có cân, một số mẫu các con vật và một số người đóng vai người mua.
-Trẻ đóng vai người bán thức ăn cũng phải có cân một số mấu vật thức ăn và người mua.
-Chơi nấu ăn các con vật phải có dụng cụ làm bếp và nấu xong có người thưởng thức.
2.Góc xây dựng:
a.yêu cầu:
-Xây trại chăn nuôi.
b.Chuẩn bị:Đồ chơi lắp ráp
-Các khối hình hình học, gạch
- Hàng rào, cây xanh, chậu hoa,...
-Con vật bằng nhựa, thảm cỏ,…
trẻ tưởng tượng để xếp hình hang rào đang xây dựng.
Khối gỗ
c. Gợi ý hoạt động:
Cô cho trẻ dùng các vật liệu để xây hàng rào 
Hoạt động tự do: 
 Vệ sinh ăn trưa, ngũ trưa
Cô cho trẻ rửa tay vào bàn ăn
Trẻ ăn xong cô thay đồ, trãi niệm cho trẻ ngũ.
Hoạt động chiều: 
Vệ sinh, ăn nhẹ
Ôn lại bài buổi sáng, cho cháu làm quen với bài học hôm sau.
Cho trẻ chơi tự do.
 Hoạt động bình cờ, trả trẻ: 
Cho cháu nhận xét bạn nào ngoan bạn nào chưa ngoan. Bạn nào ngoan sẽ được lên cắm cờ.
Cô trả trẻ tận tay phụ huynh, nhận xét về cháu ngày hôm nay và dặc dò phụ huynh những điều cần thiết của trẻ.
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư, ngày 09 tháng 02 năm 2011
I.Đón trẻ - chơi tự do:
-Cô đến lớp sớm quét dọn, mở cửa cho thông thoáng, chuẩn bị thức ăn cho trẻ ăn sáng.
-Cô đón trẻ trực tiếp từ tay phụ huynh với thái độ ân cần vui vẽ, nhắc trẻ chào cô, chào cha, mẹ. Cất cặp, dép đúng nơi qui định.
-Cô cho trẻ vào bàn ăn sáng.
II.Thể dục sáng điểm danh trò chuyện:
-Cô cho cháu tập thể dục theo nhạc, cô điểm danh theo tổ.
-Cô trò chuyện với trẻ.
*Tiêu chuẩn bé ngoan: cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan
III.Hoạt động chung:
Hoạt động học: Làm quen với toán
Nhận biết hình vuông, hình chữ nhật
I.Mục đích yêu cầu:
- Phát triển vận động: trẻ dùng các cơ ngón tay để chỉ các hình.
- Phát triển nhận thức: 
+ Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình chữ nhật, vuông.
+ Biết tạo nhóm đồ vật có dạng hình chữ nhật, vuông.
- Phát triển tình cảm - xã hội: giáo dục cho trẻ biết giữ gìn đồ dùng, dụng cụ học tập của lớp.
- Phát triển ngôn ngữ: trẻ gọi đúng tên hình tròn, vuông.
II.Chuẩn bị:
- Cô và mỗi trẻ có 2 hình chữ nhật, vuông có màu sắc và kích thước khác nhau.
 - Đồ dùng, đồ chơi có dạng các hình 
III.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định lớp: 
- Các cháu hát bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”
 2. Các bước lên lớp: 
a. Phần 1: dạy trẻ biết hình vuông, hình chữ nhật.
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Trong bài hát mèo và cún cùng ở một ngôi nhà!
-Vậy cô có tranh gì?
-Vậy ngôi nhà của mèo và cún có đẹp không?
-Cừa ra vào của ngôi nhà này có dạng hình gì?
-Cừa sổ có dạng hình gì?( Cô tóm lại ý)
- Hôm nay cô dạy cho các con nhận biết giữa hình vuông, hình chữ nhật nhé !
- Các con nhìn xem cô có hình gì đây ?
- Hình chữ nhật có màu gì ?
- Đúng rồi đây là hình chữ nhật có màu xanh, còn đây là hình gì ?
- Hình vuông có màu gì ?
- Hình vuông có mấy cạnh ?
- Đúng rồi hình vuông có 4 góc (cạnh) bằng nhau.
-Vậy hình vuông và hình chữ nhật khác nhau như thế nào?
-Hình chữ nhật khác hình vuông là có các cạnh không bằng nhau
- Các con lấy rổ đưa ra cô xem nào.
- Trong rổ các con có gì ?
- Các con nhìn vào rổ chọn hình chữ nhật đưa lên cô xem nào ?
- Các con đã chọn được hình gì ?
-Hình vuông có các cạnh như thế nào?
- Các con chọn tiếp hình v

File đính kèm:

  • docCu de dong vat cac vat nuoi trong gia dinh.doc
Giáo Án Liên Quan