Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Trò chuyện và đàm thoại về gia đình: Đồ dùng trong gia đình, tên gọi, đặc điểm nổi bật

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :

- Kiến thức: Trẻ biết tên một số đồ dùng trong gia đình, biết được đặc điểm nổi bật của đồ dùng đó.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Giáo dục: trẻ giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ :

- Mô hình cửa hàng bán đồ dùng trong gia đình, que chỉ, lô tô đồ dùng để ăn để uống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 21287 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Trò chuyện và đàm thoại về gia đình: Đồ dùng trong gia đình, tên gọi, đặc điểm nổi bật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 10
 Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2011
 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH 
Phát triển nhận thức: MTXQ
Trò chuyện và đàm thoại về gia đình: Đồ dùng trong gia đình, tên gọi, đặc điểm nổi bật 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
- Kiến thức: Trẻ biết tên một số đồ dùng trong gia đình, biết được đặc điểm nổi bật của đồ dùng đó.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục: trẻ giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ :
- Mô hình cửa hàng bán đồ dùng trong gia đình, que chỉ, lô tô đồ dùng để ăn để uống.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: ổn định, gây hứng thú
- Xúm xít, xúm xít?
- Các con ơi! ở gần đây có một cửa hàng khai trương bán rất nhiều đồ dùng đấy, các con có muốn đến đó để xem không?
- Cho trẻ vừa đi vừa đọc bài đồng dao “Đi cầu đi quán” đến cửa hàng?
- Đã đến cửa hàng rồi, các con xem cửa hàng bán những đồ dùng gì?
- Cô chỉ vào những đồ dùng trong gia đình và hỏi trẻ?
- Đây là những đồ dùng thường được dùng ở đâu?
=> Đúng rồi đây là những đồ dùng trong gia đình, để biết thên đặc điể của những đồ dùng này cô con mình sẽ mua về lớp để cùng nhau tìm hiểu nhé!
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình
* Quan sát cái bát:
- Cô vừa mua được mấy thứ các con có muốn biết đó là những thứ gì không?
- Cô đưa cái bát ra và hỏi trẻ: Cô có cái gì đây?
- Cái bát dùng để làm gì?
- Các con nhìn xem cái bát có dạng hình gì?
- Cô đố các con biết cái bát được làm bằng gì?
- Ngoài cái bát được làm bằng i nốc ra các con còn biết bát còn được làm bằng chất liệu khác nữa?
=> Cái bát được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: bát làm bằng thuỷ tinh, nhựa, sứ. Đó là đồ dùng trong gia đình dùng để đựng cơm, cái bát rất dễ vỡ nên khi dùng các con phải giữ cẩn thận.
* Quan sát cáu đĩa:
- Cô lại mua được gì nữa đây?(Hỏi 2-3 trẻ)
Cái đĩa có dạng hình gì?
- Cái đĩa này có màu gì?
- cái đĩa dùng để làm gì?
- Cái đĩa được làm bằng gì?
=> Đĩa là đồ dùng trong gia đình dùng để đựng thức ăn, cái đĩa cũng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như làm bằng sứ, thuỷ tinh
* Quan sát cái xoong:
- Trời tối rồi?
- Trời sáng rồi?
- Cô đố các con biết cô có gì đây?
- Cái xoong có đặc điểm gì?
- cái xoong có mấy cái quai?
- Miệng xoong có dạng hình gì?
- Đáy xoong như thế nào?
- Cái xoong được làm bằng gì?
- Cái xoong dùng để làm gì?
=> Cái xoong là đồ dùng trong gia đình, được làm bằng nhôm, dùng để nấu cơm, nấu thức ăn.
- Cô và các con vừa cùng nhau tìm hiểu về cái gì?
- Đó là những đồ dùng được dùng ở đâu?
- Ngoài bát, đĩa, xoong trong gia đình còn có đồ dùng nào khác nữa?
- Làm thế nào gia đình các con mới có nhưng đồ dùng này?
- Khi sử dụng các con phải như thế nào?
=> Có được những đồ dùng này bố mẹ phải rất vất vả làm việc thì mới mua được. Và gia đình nào cũng cần có những đồ dùng đó trong khi ăn uống. Vì vậy khi sử dụng phải nhẹ nhàng, cẩn thận.
3. Hoạt động 3: Trò chơi
* Thi xem ai nhanh:
- Cách chơi: Cô nói công dụng, trẻ nói tên đồ dùng và ngược lại.
- Cho trẻ chơi 1-2 lần?
* Cất đồ dùng về đúng nhà:
- Cách chơi: Cô giới thiệu 2 ngôi nhà. Ngôi nhà thứ nhất có gắn lô tô đồ dùng để ăn, ngôi nhà thứ 2 gắn lô tô đồ dùng để uống.
- Phát cho mỗi trẻ 1 lô tô đồ dùng để ăn hoặc đồ dùng để uống. Vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh tìm nhà thì trẻ cầm lô tô đồ dùng để ăn chạy về ngôi nhà có gắn lô tô đồ dùng để ăn và trẻ cầm lô tô đồ dùng để uống cũng vậy.
- Cho trẻ chơi 1-2 lần?
- Lần 2 cho trẻ đổi lô tô cho nhau và chơi tiếp.
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, tuyên dương trẻ
4. Hoạt động 4: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” ra ngoài
- Quanh cô, quanh cô
- Có ạ!
- Trẻ đọc đồng dao
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát 
- Dùng trong gia đình
- Vâng ạ!
- có ạ!
- Cái bát 
- Để đựng cơm
- Dạng hình tròn
- Bằng sứ, thuỷ tinh
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- cái đĩa
- Dạng hình tròn
- Màu trắng
- Đựng thức ăn
- Bằng nhựa
- Trẻ lắng nghe
- Đi ngủ thôi
- ò ó o
- Cái xoong
- Trẻ trả lời 
- Trẻ đếm 1,2 cái quai
- Dạng hình tròn
- Sâu và rộng
- Bằng nhôm
- Nấu cơm, thức ăn
- Trẻ lắng nghe
- Cái bát, đĩa, xoong
- Trong gia đình
- Trẻ trả lời 
- Phải đi chợ mua ạ
- Nhẹ nhàng, cẩn thận
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 10.doc
Giáo Án Liên Quan