Giáo án mầm non lớp mầm - Hoạt động: Làm quen với toán - Đề tài: Đo dung tích một vật bằng các đơn vị đo. so sánh và diễn đạt kết quả đo

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức

 - Trẻ biết đo dung tích của một vật bằng các dụng cụ đo khác nhau.

- trẻ hiểu mối quan hệ giữa kết quả đong và độ lớn của các đồ vật: trẻ biêt cùng đơn vị đo ( cái cốc), nếu chai nước ( bình nước) nào đong được nhiều lần cốc nước hơn chai nước ( bình nước) đó có thể tích lớn hơn

 - trẻ biết So sánh và diễn đạt kết quả đo.

- biết làm việc theo nhóm.

2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước.

 - rèn kỹ năng đếm số lượng, so sánh, kỹ năng làm việc theo nhóm.

 - trẻ phân biệt chính xác các số trong phạm vi 10.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Hoạt động: Làm quen với toán - Đề tài: Đo dung tích một vật bằng các đơn vị đo. so sánh và diễn đạt kết quả đo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG
TỰ NHIÊN
HOẠT ĐỘNG: Làm quen với toán
ĐỀ TÀI: Đo dung tích một vật bằng các đơn vị đo.
So sánh và diễn đạt kết quả đo
Ngày dạy: 11/04	/2016
Người dạy: NGUYỄN THỊ ANH
Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
Số lượng trẻ: 14- 15 cháu
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
 - Trẻ biết đo dung tích của một vật bằng các dụng cụ đo khác nhau.
- trẻ hiểu mối quan hệ giữa kết quả đong và độ lớn của các đồ vật: trẻ biêt cùng đơn vị đo ( cái cốc), nếu chai nước ( bình nước) nào đong được nhiều lần cốc nước hơn chai nước ( bình nước) đó có thể tích lớn hơn
 - trẻ biết So sánh và diễn đạt kết quả đo.
- biết làm việc theo nhóm.
2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước.
 - rèn kỹ năng đếm số lượng, so sánh, kỹ năng làm việc theo nhóm.
 - trẻ phân biệt chính xác các số trong phạm vi 10.
3. Thái độ
 - trẻ hứng thú tham gia hoạt động
 - tập trung chú ý vào bài.
 - Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
* Nội dung kết hợp:
	- hát kết hợp vận động bài " cho tôi đi làm mưa với"
	- nghe các bài hát theo chủ đề.
	- trẻ hiểu thêm về tác dụng của nước với đời sống con người.
II/ CHUẨN BỊ
 Đồ dùng của cô: 1 bình đựng nước. 3 chai nước và các dụng cụ đo dung tích nước( cốc đánh dấu vạch) , thước kẻ.
 -Thẻ số từ 1-10.
 Đồ dùng của trẻ:Mỗi nhóm trẻ có 3 chai nước, khay đựng, bát nhựa to, bé, ca inôc, nắp nhựa. Thẻ số từ 1-10.
	- tia chớp , mây hồng, giọt nước, ngôi sao.
III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HĐ 1: Trò chuyện
(Cô mời trẻ cùng xem một đoạn phim về nước )
- Các con vừa xem gì?
- Con thấy những gì trong đoạn phim?
- Bạn nào còn có ý kiến gì khác nữa?
và những nguồn nước này thì giúp cho cây cối phát triển và động vật sinh sống.
Để bảo vệ, giữ gìn nguồn nước sạch các con phải làm gì?
Để tiết kiệm nguồn nước sạch chúng ta phải làm như thế nào?
HĐ 2: Nội dung bài
* Đo 1 đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau.
- Trong gia đình các con thường đựng nước bằng gì?
Trên đây cô có gì?
Dùng để làm gì?
Cô muốn các bạn giúp cô đo độ cao của chiếc thùng bằng các gang tay của mình.
( Mời lần lượt 3 nhóm lên đo)
Chúng mình vừa được đo rồi con thấy kết quả đo thế nào?
Vậy với một độ cao nhất định nhưng đã cs các kết quả đo khác nhau vì độ dài gang tay của mỗi bạn là khác nhau.
* Đo dung tích của một vật bằng các đơn vị đo.
cô cùng trẻ hát kết hợp vận động bài hát : chop tôi đi làm mưa với" 1 lần.
có tiếng bác bán nước rao : " Ai mua nước đây" .
Cô hướng trẻ đến tiếng rao, cô mời bác bán nước vào giao lưu với trẻ:
Hôm nay khai trương cửa hàng bán nước. Cô bán hàng mời các bạn đến thăm quan và giúp cô bán hàng và cô sẽ tặng cho chúng mình một món quà đấy. Chúng mình cùng đi và xem đó là món quà gì nhé!
- Cô bán hàng đã tặng các nhóm những gì?
Con thấy 3 chai nước này như thế nào?
+Cô giải thích: Nước đựng trong chai gọi là dung tích của chai nước. Nước đựng trong bát gọi là dung tích của bát nước. Nước trong cốc gọi là dung tích của cốc nước.
Cô tặng cho các nhóm các dụng cụ đo nước đó là:
Từ 3 chai nước và các dụng cụ đo khác nhau các nhóm hãy giúp cô bán hàng đong nước và xem điều gì xảy ra từ những chai nước này nhé!
(Các nhóm đong nước, cô bao quát trẻ)
Hỏi trẻ:
Với 3 chai nước giống nhau, có dung tích bằng nhau, nhưng đo được các kết quả đo khác nhau.
+ Để xem có đúng như kết quả đo của các nhóm không.Mời các nhóm cùng quan sát lên xem cô làm thí nghiệm.
( Cô đong, trẻ đếm)
+KĐ: Đúng như kết qủa đo của các nhóm. 
Với dụng cụ đo có dung tích càng nhỏ thì số lần đo càng lớn. Với dụng cụ đo có dung tích lớn thì số lần đo càng nhỏ. 
Vì sao?
* Luyện tập
- Cô bán hàng gửi cho 2 nhóm những bình nước lọc, nước dưa hấu, nước cam rất hấp dẫn bây giờ chúng mình giúp cô đong nước bán hàng nhé!
- chú ý : với bình nước , tay phải cầm quai bình, tay trái đỡ đáy bình và rót tương tự như trên. 
 cho trẻ so sánh lượng nước ở bình với lượng nước ở chai nhựa dụa trên số gắn trên chai( bình).
( 2 nhóm đong và đặt thẻ số)
Trẻ nói kết quả đo
Cô kiểm tra kết quả đo của 2 đội.
HĐ 3: Kết thúc
Hướng trẻ về hoạt động góc. 
Đoạn phim về nước
Các nguồn nước dùng trong sinh hoạt
Các nguồn nước trong môi trường.
Không vứt rác bừa bãi xuống nước.
Kg Xả nước bừa bãi, vặn vòi chặt sau khi sử dụng xong.
Xô, chậu, bể, tét nước...
1 cái thùng
Đựng nước
Trẻ nói số gang tay đo được.
trẻ hát vận động cùng cô
3 chai nước
giống nhau, nước trong chai bằng nhau.
 Các nhóm đong nước
DT chai nước bằng 4 lần dt cốc nước.
Dt chai nước bằng 3 lần dt bát ăn cơm.
Dt chai nước bằng 8 lần dt bát con.
Với bát nhỏ thì đong 8 lần, nhưng với bát to thì đong 3 lần là đầy chai nước.

File đính kèm:

  • docdo_luong_nuoc_bang_cac_don_vi_do.doc