Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Chủ đề nhánh: Các mùa trong năm - Nguyễn Thị Hoài Thu

- Phát triển các cơ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động: tô màu, vẽ, nặn, gấp

- Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động: thể dục sáng, kết hợp tay chân nhanh nhẹn.

- Tập làm một số công việc đơn giản tự phục vụ.

- 2/ Phát triển nhận thức :

- Trẻ biết thứ tự, thời tiết, đặc điểm các mùa trong năm như: mùa xuân, hạ, thu, đông, biết thời tiết từng mùa. Biết ăn mặc đúng theo thời tiết các mùa.

- Biết cách ứng phó với khí hậu của các mùa trong năm.

- Biết bảo vệ môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp.

 

doc9 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4015 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Chủ đề nhánh: Các mùa trong năm - Nguyễn Thị Hoài Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
SINH HOẠT CHIỀU
Chủ đề:TẾT VÀ MÙA XUÂN.
 Chủ đề nhánh: CÁC MÙA TRONG NĂM
Từ: 2 -6 /02/2015
1/ Phát triển thể chất :
Phát triển các cơ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động: tô màu, vẽ, nặn, gấp
Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động: thể dục sáng, kết hợp tay chân nhanh nhẹn.
Tập làm một số công việc đơn giản tự phục vụ.
2/ Phát triển nhận thức :
Trẻ biết thứ tự, thời tiết, đặc điểm các mùa trong năm như: mùa xuân, hạ, thu, đông, biết thời tiết từng mùa. Biết ăn mặc đúng theo thời tiết các mùa.
Biết cách ứng phó với khí hậu của các mùa trong năm.
Biết bảo vệ môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp.
3/ Phát triển ngôn ngữ:
 Phát triển ở trẻ kĩ năng giao tiếp qua trò chuyện, kể chuyện, đọc thơ, câu đố
Biết dùng ngôn ngữ để diễn đạt sự hiểu biết, ý thích của mình về chủ đề, chủ điểm.
Mạnh dạn giao tiếp bằng lời với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh. Trẻ biết sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép
4/ Phát triển tình cảm - xã hội:
 Biết giữ vệ sinh môi trường: nhặt và bỏ rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi.
Biết chia sẻ cảm xúc của mình với người xung quanh 
5/ Phát triển thẫm mỹ:
Nhận biết được không khí cuả từng mùa và ăn mặc phù hợp. 
Trẻ biết yêu quí, giữ gìn trường lớp, đường phố sạch sẽ.
Trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình qua các bài hát, thơ, câu đố, truyện kể
Thứ 2: TẠO HÌNH NGOÀI TIẾT HỌC
 I/ YÊU CẦU :
Trẻ nhận biết được các thể loại tạo hình làm ra sản phẩm, trẻ thực hiện hứng thú ở các góc, biết nhận xét sản phẩm của bạn làm ra.
Qua hoạt động cung cấp từ cho trẻ đối thoại với bạn bè giúp trẻ nói mạch lạc tròn câu.
Qua tiết học giúp cháu phát triển các cơ.
Cháu biết cảm nhận cái đẹp qua các sản phẩm, qua đồ dùng,đồ chơi. 
Giáo dục cháu luôn quý trọng những sản phẩm làm.
 II/ CHUẨN BỊ :
Mô hình mẫu của cô : đồ dùng 5 góc chơi
Góc vẽ : Vẽ và tô màu hoa mùa xuân, mâm ngũ quả..
Chuẩn bị giấy A4 bút chì đen, màu, bàn ghế.
Góc nặn : Nặn hoa, quả ngày tết 
Chuẩn bị : Đất nặn, dĩa đựng sản phẩm khăn lau.
Góc cắt dán : hoa làm thiệp chúc tết.
Chuẩn bị : giấy màu, hồ dán, giấy lau tay.
Góc gấp : Gấp chiếc thuyền, hoa,ví.
Chuẩn bị giấy màu
Góc thắt gút : kết hoa, gói bánh chưng, bách tét
Chuẩn bị : hoa, kẽm, lá,lon nước ngọt hoặc bia.
 III/ TIẾN HÀNH :
Cô tập trung cháu lại hát bài “ xắp đến tết rồi”.
Chở trẻ đi xem khu trưng bày. giáo dục ATGT & BVMT.
Cho trẻ đọc chữ cái khu trưng bày nhận biết chữ cái đã học.
Cho cháu đi quan sát mô hình đang làm dỡ. 
Cô và cháu cùng nói chuyện về chủ điểm.
Cô gới thiệu mô hình và 5 góc chơi, cháu làm ra sản phẩm trang trí tiếp mô hình.
Cho trẻ về các 5 góc chơi.
Trẻ thực hiện cô bao quát.
Cô báo sắp hết giờ - Hết giờ.
Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
Nhận xét .tuyên dương.
Giáo dục trẻ biết quý sản phẩm mình làm ra,chăm ngoan học giỏi, biết vâng lời cô đề trở thành con ngoan trò giỏi, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ.
Cho cả đọc bài thơ “ mưa xuân ” thu dọn đồ dùng ./. 
Nhận xét
.........................................................................................
.........................................................................................
........................................................................................
-----------{{{------------
Thứ 3: HDTCM
Đua thuyề trên cạn
I/ yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi và chơi được trò chơi theo hướng dẫn của cô.
- rèn cho trẻ sự linh hoạt kéo léo và sự phối hợp nhịp nhàng cùng đồng đội.
- giáo dục trẻ biết đoàn kết khi chơi.
II/ chuẩn bị:
- vạch mức.
- trò chơi.
- đồ dùng.
Phòng học.
III/ tiến hành:
- Cho trẻ hát bài “ sắp đến tết rồi.”
- Nói chuyện về ND bài hát và chủ đề. 
- cho trẻ đi xem phim.giáo dục ATGT & BVMT.
- Đàm thoại ND xem.
- Cho trẻ về lớp cô giới thiêu và hướng dẫn trò chơi. “ Đua thuyền trên cạn”.
* Cách chơi: chọn 6 bạn thành 1 đội chơi, mỗi lần 2 đội chơi. Khi có hiệu lệnh chuẩn bị các con ngồi thành 1 hàng dọc 2 chân của bạn ngồi sau vòng lên và giữ chặc hông của người trước cứ như vậy cho đến hết. Hai tay chống đất.
- khi có hiệu lệnh xuất phát tay chống đất nâng người lên và đẩy về phía trước.đội nào về đích trước là thắng cuộc. Thưởng 1 bông hoa.
* Luật chơi: đội nào về sau và bị đứt hàng là thua cuộc.
- Cô chơi mẫu. Cho trẻ thử.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- nhận xét tuyện dương.
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Tết đền rồi”.kết thúc.
Nhận xét
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
-----------{{{------------
Thứ 4: THAO TÁC VỆ SINH
ĐỀ TÀI : RỬA TAY
 I/ YÊU CẦU :
Cháu biết rửa tay đúng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Cháu thực hiện đúng sạch sẽ theo yêu cầu của cô.
Giáo dục cháu luôn luôn rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh ở trường cũng như ở nhà. Để tạo thành thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ. 
 II/ CHUẨN BỊ :
 Cô nắm vững thao tác.
Địa điểm, đồ dùng cho cô và trẻ.
 III/ TIẾN HÀNH :
 Cho cả lớp hát bài “ mời bạn ăn” .
Đàm thoại ND bài hát.
Cô giới thiệu thao tác sau đó làm mẫu chỉ dẫn.
Cô làm mẫu lần 1.
Cô làm mẫu lần 2. Giải thích.
Có 6 bước rữa tay.
+ Bước 1: làm ướt bàn tay và dùng xà bông.
+ Bước 2: dùng ngón tay của bàn tay này cuốn và xoay các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 3: dùng lòng bàn tay của bàn tay này, chà xát chéo lên mu của bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 4: dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn bên kia và ngược lại.
+ Bước 5: chum 5 đầu ngón tay của bàn tay này chà vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại và ngược lại.
+ Bước 6: rửa lại sạch dưới vòi nước và lấy khăn lau khô.
Nếu cháu nào tay áo dài thì săn tay áo lên.
Mời 1 cháu lên làm, cô chú ý sữa sai. 
Cho cháu thực hiện 4 cháu một lần.
Cô quan sát sửa sai. 
Giáo dục trẻ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh thì các con phải làm gì ?
Còn những lúc tay bẩn thì sao ?.
Các con nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đó là đã làm một trong 5 điều Bác Hồ dạy rồi đó bên cạch đó cũng làm vui lòng ông ,bà, ch, mẹ và các cô rồi đó.
Các con ơi xắp đền ngày gì rồi nè?. Đúng rồi xắp đến tết nên trường mình có tổ chức cuộc thi múa dân vũ. Hôm nay cô sẽ chia lớp mình thành 4 đội để múa. Đội nào ngoan múa đẹp cô sẽ dẫn đi thi nha.
Cho trẻ vận động bài dân vũ “ Rửa tay”.
Nhận xét, kết thúc.
Nhận xét
.........................................................................................
.........................................................................................
......................................................................................... -----------{{{------------
Thứ 5: BÉ TẬP LÀM NỘI TRỢ 
 Đề tài : Lặt rau muống 
 I/ YẾU CẦU :
- Trẻ biết cách lặt rau muống theo sự hướng dẫn của cô, bisâu, lá bỏ vào rổ gọn gàng.
- Trẻ dùng tay lặt rau một cách khéo léo.
- Giáo dục trẻ thích làm công việc nội trợ,phụ giúp bố, mẹ.
II/ CHUẨN BỊ :
 Rau muống, rổ.
III/ TIẾN HÀNH :
Cô tập trung cháu lại cho cháu hát bài “ chúc tết ”.
Ở nhà các con thường làm những công việ gì giúp mẹ ?.
Đúng rồi các con làm như vậy là ngoan và cũng đa làm theo lời BH kính yêu của các con rời đó “ BH nói tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.
Hôm nay cô sẽ dạy các con cách “ Lặt rau muống ” để các con giúp mẹ khi ở nhà.
Muốn lặt rau chúng ta cần những đồ dùng gì ?
Cô giới thiệu đồ dùng và công dụng.
 Hướng dẫn :
Rau muống khi lặt chúng ta để trong một cái rổ lớn, mở dây ra và cầm từng cọng lặt. Tay trái cầm đầu cọng rau, tay phải lặt. Các con lặt từ ngọn xuống đến gốc, lặt từng khúc cách nhau khoảng 5 cm, bỏ đi những lá rau đã bị vàng, sâu và phần gốc già. Lặt xong chúng ta bỏ vào một cái rổ khác cứ như vậy lặt cho đến hết.sau khi lặt xong chúng ta quét don những phần rau bỏ vào rổ mang bỏ vào thùng rác.
Chia lớp ra làm 4 nhóm cho trẻ làm.
Khi trẻ làm ta quan sát và hướng dẫn thêm cho những trẻ yếu.
Giáo dục trẻ dinh dưỡng trong rau.ăn nhiều rau cho có nhiều vitami.
Trong rau muống có vitamin gì ?.
Vậy rau muống cung cấp chất gì cho chúng ta ?. 
Giáo dục trẻ biết phụ giúp bố mẹ.
Cho trẻ hát bài thu dọn đồ dùng.
Nhận xét
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
-----------{{{------------
Thứ 6: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
	I/ YẾU CẦU : 
Cháu nhận xét kiểm điểm lại những hoạt động trong tuần qua có những mặt tốt và hạn chế 
Rèn cháu nói to rõ mạnh dạn phát biểu ý kiến
Qua trò chơi rèn luyện và phát triể cơ chân và toàn thân 
Giáo dục cháu cố gắng làm tâm gương tốt cho bạn mình. 
Cháu tham gia hoạt động cùng bạn một cách hứng thú 
II/ CHUẨN BỊ :
 Chương trình văn nghệ nội dung hoạt động 
	III/ TIẾN HÀNH :
Cho cháu hát và vận động bài “bé chú tết”.
 Cho cháu kiểm điểm lại công việc đã thực hiện trong tuần nêu ưu,khuyết điểm.
 - Trong giờ học cháu có tham gia phát biểu ý kiến chưa ? 
 - Giờ hoạt động góc cháu thực hiện thế nào ?
 - Đã chơi đúng các góc chưa ?
 - Sau khi chơi thế nào ? 
 - Giờ hoạt động ngoài trời có xô đẩy chạy nhảy ?
 - Cho cháu phát biểu tự do theo suy nghỉ của trẻ 
- Cho cháu tham gia biểu diễn văn nghệ cháu xung phong tự nguyện và biểu diễn theo chủ điểm 
Muốn cho lớp mình sạch các con phải làm gì ?
Cho trẻ lau các kệ, vs lớp phụ cô.
-----------{{{------------
NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
 I/ YÊU CẦU : 
Cháu biết được nội dung 3 tiếu chuẩn bé ngoan trong ngày và thực hiện được 3 tiêu chuẩn bé ngoan. 
Giúp cháu biết dùng lời nói để diễn đạt ý nghĩ cuả mình một cách rõ rang. 
Qua hoạt động trẻ vận động chân tay giúp cơ thể phát triển .
Giáo dục cháu tính thẩm mỷ gương tốt đẹp khi đạt cờ ..
Cháu tham gia hoạt động cùng bạn một cách tích cực 
II/ CHUẨN BỊ :
 Cờ, sổ bé ngoan, bài hát 
 III/ TIẾN HÀNH :
Cho cháu đọc bài thơ .Nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan 
1. Bé đi học đúng giờ.
2. Hăng hái phát biểu.
3. Vệ sinh sạch sẽ.
- Cô giới thiệu giờ nêu gương, Cháu nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan , Cô giải thích nội dung 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cho trẻ tổ một tự nhận xét xem mình đạt 3 tiêu chuẩn bé ngoan chưa, tự đứng lên, cho các bạn nhận xét, cô nhận xét lại. cho trẻ lên nhận cờ và cắm cờ vào ô của mình, các bạn khác hát các bài hát theo chủ đề.
- Tương tự như vậy thực hiện cả lớp.
- Cho trẻ cắm cờ tổ.
- Cô nhận xét tuyên dương, khuyến khích. Hát và kết thúc.
-----------{{{------------
	NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
 I/ YÊU CẦU :
Dạy cháu biêt tự nhận xét đánh giá về mình mặt nào tốt phát huy mặt nào cần sửa sai .
Rèn cho cháu mạnh dạn hăng hái phát biểu ý kiến. 
Qua trò chơi phát triển thể lực và sự nhanh nhẹn cho trẻ .
Giáo dục cháu làm tấm gương tốt cho bạn. 
Cháu hứng thú hoạt động tốt. 
II/ CHUẨN BỊ : 
 Sỗ theo dõi, sổ bé ngoan, phiếu, cờ 
III/ TIẾN HÀNH :
- Cho cháu tập trung hát bài “ tết đến rồi”.
- Cô và cháu cùng nói chuyện về chủ điểm.
- Cô giới thiệu giờ nêu gương cuối tuần. 
- Cô kiểm tra lại sổ cháu đạt 4 cờ tặng phiếu bé ngoan. 
- Nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan của tuần. 
- Cô mời cháu lên theo tổ ngồi vào bàn hàng ngang trước lớp. 
- Cô hướng dẫn cháu dán phiếu vào sổ sao đó đưa cao sổ lên cho cả lớp xem.Cả lớp vổ tay khen. 
- Cho cháu hát đọc thơ theo chủ điểm .
- Khen cháu đạt động viên cháu chưa đạt cố gắng ở tuần sau.
Keát thuùc tuaàn 22
Ngöôøi soaïn
Tổ trưởng
 Nguyeãn Thò Hoaøi Thi
 Bùi Thị Tâm

File đính kèm:

  • doctet va mua xuan.doc
Giáo Án Liên Quan