Kế hoạch thực hiện lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non

Phát triển thể chất

Dinh dưỡng sức khỏe:

 -Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.(CS 15)

-Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp(CS 17).

-Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng(CS 18)

Phát triển vận động:

Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hệ hô hấp

-Bật xa tối thiểu 50cm.(CS1)

-Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu(CS9)

Phát triển Nhận thức

-Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự.(CS109)

- Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 5 .(CS104).

-Tách 5 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm. (CS 105).

-Phân loại một số đồ dùng, đồ chơi theo chất liệu và công dụng. (CS96

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ -

-Nói rõ ràng.(CS65)

-Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.(CS66)

- Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện. (CS75)

-Không nói tục, chửi bậy.(CS78)

-Nhận dạng được chữ cái O, Ô, Ơ , trong bảng chữ cái tiếng Việt. (CS91)

Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

-Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.(CS100)

-Dán các hình vào đúng vị trí cho trước,không bị nhăn(CS 8)

Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

-Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.(CS28)

-Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi. (CS42)

-Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn(Cs54)

-Chủ động làm) một số công việc đơn giản hằng ngày. (CS33

-Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

- Một số thói quen tốt khi giữ gìn sức khỏe và hành vi lịch sự.

 Đi vệ sinh đúng nơi qui định, giữ gìn đồ dùng vệ sinh đúng cách.

Ích lơi của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.

- Chải tóc khi tóc rối.Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.

- ĐT Hô hấp: Hít vào, thở ra.

- ĐT tay:

+ Đưa 2 tay lên cao ra phía trước, sang 2 bên

- ĐT lưng, bụng, lườn:

+ Đứng cúi về trước.

- ĐT chân:

+ Khuỵu gối

-Bật xa 50 cm.

-Nhảy lò cò 5 m

- Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.

- Gọi tên các ngày(thứ) trong tuần.

- Đếm, nói đúng số lượng ít nhất đến 5.Đọc các chữ số từ 1- 4và chữ số 0.

 Chọn thể số tương ứng với số lượng đã đếm được.

 - Tách 1 nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau và so sánh số lượng của các nhóm.

Gộp các nhóm đối tượng và đếm.

 Nhận biết ý nghĩa các con số trong cuộc sống hàng ngày.

 Ghép những cặp đối tượng có mối liên quan

-

doc29 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch thực hiện lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON
Thời gian thự hiện : Từ ngày 8 / 9 đến 26 /9/2014
MỤC TIÊU 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
Phát triển thể chất 
Dinh dưỡng sức khỏe:
 -Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.(CS 15)
-Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp(CS 17).
-Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng(CS 18)
Phát triển vận động:
Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hệ hô hấp
-Bật xa tối thiểu 50cm.(CS1)
-Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu(CS9)
Phát triển Nhận thức
-Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự.(CS109)
- Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 5 .(CS104).
-Tách 5 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm. (CS 105).
-Phân loại một số đồ dùng, đồ chơi theo chất liệu và công dụng. (CS96
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ -
-Nói rõ ràng.(CS65)
-Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.(CS66)
- Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện. (CS75)
-Không nói tục, chửi bậy.(CS78)
-Nhận dạng được chữ cái O, Ô, Ơ , trong bảng chữ cái tiếng Việt. (CS91)
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ 
-Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.(CS100)
-Dán các hình vào đúng vị trí cho trước,không bị nhăn(CS 8)
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội 
-Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.(CS28)
-Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi. (CS42)
-Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn(Cs54)
-Chủ động làm) một số công việc đơn giản hằng ngày. (CS33
-Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Một số thói quen tốt khi giữ gìn sức khỏe và hành vi lịch sự.
 Đi vệ sinh đúng nơi qui định, giữ gìn đồ dùng vệ sinh đúng cách.
Ích lơi của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
- Chải tóc khi tóc rối.Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- ĐT Hô hấp: Hít vào, thở ra.
- ĐT tay:
+ Đưa 2 tay lên cao  ra phía trước, sang 2 bên
- ĐT lưng, bụng, lườn:
+ Đứng cúi về trước.
- ĐT chân:
+ Khuỵu gối
-Bật xa 50 cm.
-Nhảy lò cò 5 m
- Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.
- Gọi tên các ngày(thứ)  trong  tuần.
- Đếm, nói đúng số lượng ít nhất đến 5.Đọc các chữ số từ 1- 4và chữ số 0.
 Chọn thể số tương ứng với số lượng đã đếm được. 
 - Tách 1 nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau  và so sánh số lượng của các nhóm.
Gộp các nhóm đối tượng và đếm.
 Nhận biết ý nghĩa các con số trong cuộc sống hàng ngày.
 Ghép những cặp đối tượng có mối liên quan
-Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu
- Phát âm các tiếng có phụ âm đầu và phụ âm cuối giống nhau và các thanh điệu.
- Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Giơ tay khi muốn nói,tôn trọng người nói, không nói chen khi người khác đang nói.
- Hành vi văn minh, lịch sự trong giao tiếp.
- Dạy trẻ nhận dạng được chữ cái O,Ô,Ơ, viết thường hoặc viết hoa và phát ấm đúng các chữ cái đó.
-Dạy trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm, phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát.
-Trẻ dán cẩn thận ,không nhăn và đúng vị trí đã cho trước .
- Nhận ra một số hành vi cần có của bạn trai, bạn gái.
Có các hành vi ứng xử phù hợp với giới tính.
-Hòa đồng, thoải mái và vui vẽ với bạn bè trong khi chơi.
- Qui tắc trong sinh hoạt hàng ngày: Chào hỏinói lời cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi có hành vi không phù hợp gây ảnh hưởng đến người khác.
- Làm một số công việc tự phục vụ hàng ngày và nhắc các bạn cùng tham gia.
Quan sát trẻ trước,sau ,khi bẩn.
Quan sát trong sinh hoạt hàng ngày
Quan sát hằng ngày qua các hoạt động
Thể dục sáng
Hoạt động học
Hoạt động học 
Trò chuyện sáng
Hoạt động học, HĐ vui chơi.
Hoạt động học
Hoạt động học
Qs qua giao tiếp hằng ngày
Qs qua giao tiếp hằng ngày.
Qua các hoạt động 
Qs qua sinh hoạt hằng ngày
Hoạt động học
QS qua các hoạt động hằng ngày
Quan sát qua các HĐ trong ngày 
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: Bé vui đón tết Trung thu
 Thực hiện : Từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 9 năm 2014
Kế hoạch hoạt động trong tuần : 
Nội Dung
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
TD sáng
Điểm danh
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định, trao đổi với phụ huynh về một số hoạt động như : ăn, ngủ, chơi, học tập của trẻ ở trường đầu năm.
- Thể dục sáng với các động tác: tay, bụng, chân, bật với bài hát “ Trường chúng chau là trường mầm non”.
- Cô điểm danh trẻ theo sổ theo dõi.
Hoạt động
học
* PTTC
Bật xa
40-50 cm. 
TC: Chuyền bóng
* PTNT
Trò chuyện về ngày tết Trung thu
* PTTM
Cắt dán đèn lồng
*PTNN
Thơ:
“Tình bạn”
* PTTM
- Dạy hát: “ Gác trăng”
- Nghe hát: “ Chiếc đèn ông sao”
- TC: Thi xem ai nhanh
Hoạt động ngoài trời
Quan sát đèn ông sao.
TCVĐ: Rồng rắn
Chơi tự do
Quan sát thời tiết 
TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
Chơi tự do
Quan sát cây xanh
TCVĐ: Tìm bạn
Chơi tự do: nhặt lá
Quan sát lớp e bé 
TCVĐ: Mèo đuổi chuột 
Chơi tự do
Quan sát đèn lồng
TCVĐ: Mèo đuổi chuột 
Chơi tự do
Hoạt động góc
1. Góc xây dựng: Xây trường mầm non của bé
2. Góc âm nhạc : Hát, múa, biểu diễn các bài hát về trung thu
3. Góc tạo hình: Vẽ , cắt dán đèn lồng, đèn ông sao
4. Góc bán hàng: Bán vật liệu xây dựng
Giáo dục, VS dinh dưỡng
Rèn trẻ các thói quen hành vi văn hóa trong giao tiếp .
Rèn kỹ năng rửa tay rửa mặt trước và sau khi ăn .
Trẻ biết tự phục vụ trước và sau ăn ,ngủ
Hoạt động chiều
 Hát các bài hát trong chủ đề 
Ôn hoạt động sáng 
Chơi tự do 
Củng có hoạt động sáng 
Chơi góc học tập 
TRò chuyện về các thói quen ,phép lịch sự trong giao tiếp 
Đọc thơ ,kể chuyện 
Bình phiếu bé ngoan
Trả trẻ
- Nêu gương, cắm cờ cuối ngày.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ ở lớp
-Trả trẻ.
Ký Duyệt Người lập kế hoach 
 Bùi Thị Quyên Bùi Thị Ngoan 
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTC:
VĐCB: Bật xa 40-50 cm. 
Trò chơi: Chuyền bóng
I. Mục đích yêu cầu : 
KT: Trẻ nắm được kỹ thuật bật xa về phía trước ,bật cả hai chân . 
KN: Rèn sự khéo léo, phối hợp nhịp nhàng của đôi chân.Tiếp xúc đất thăng bằng .
TĐ: Giáo dục trẻ năng tập thể dục để cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh.
Trẻ ngoan, có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị : 
-Kẻ vạch thẳng song song cách nhau 40-50 cm.
- Sân rộng, sạch sẽ, bằng phẳng
- Trẻ quần áo dễ vận động.
III. Tổ chức hoạt động : 
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh, chúng ta phải ăn uống đầy đủ chất. Ngoài ra, cần thường xuyên tập thể dục
- Cho trẻ đi thành vòng tròn thực hiện các kiểu đi ( Đi thường, đi bằng mũi, gót chân, má bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm..).
- Trẻ xếp 3 hàng ngang, dãn cách đều.
2. Hoạt động 2 : Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Động tác tay: + Đưa 2 tay lên cao  ra phía trước, sang 2 bên( 2 lần 8 nhịp)
- ĐT lưng, bụng, lườn: Đứng cúi về trước. ( 1 lần 4 nhịp)
- Động tác Chân: Khụy gối, đưa tay ra trước ( 1 lần 8 nhịp)
- Động tác Bật: Bật tách- khép chân ( 2 lần 8 nhịp)
* Vận động cơ bản: 
- Cô giới thiệu tên vận động và tập mẫu lần 1.
- Tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác : Đứng trước vạch xuất phát ,đầu ngón chân để sát vạch khi có hiệu lệnh, bật bằng cả hai bàn chân về phía trước ,tiếp đất bằng hai mũi bàn chân và giữ thăng bằng sao cho không bị ngã,bật xong thì về xếp ở cuối hàng.
- Cô vừa thực hiện động tác gì? 
- Mời 2 trẻ lên thực hiện. Cho cả lớp nhận xét 2 bạn thực hiện như thế nào?
- Cho lần lượt từng trẻ tập. Cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ.
- Chia lớp thành 2 đội thi đua nhau xem đội nào bật giỏi, khéo hơn.
* Trò chơi “ Chuyền bóng”
- Giới thiệu tên trò chơi
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi, 2 đội thi đua nhau xem đội nào nhanh tay hơn
3. Hoạt động 3 : Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 -2 vòng quanh sân, vừa hát bài “ Lớp chúng mình”	
Nhật ký cuối ngày
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 9 tháng 9 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNT : Trò chuyện về ngày tết trung thu
I. Mục đích yêu cầu:
KT: Trẻ biết được ngày tết trung thu là ngày tết của các cháu thiếu nhi, tất cả các bạn nhỏ đều được đi phá cỗ, rước đèn dưới ánh trăng.
Trẻ biết được tết trung thu có mâm ngũ quả, có bánh dẻo, bánh nướng..
KN: Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng. Phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ
TĐ: Trẻ biết yêu quý thiên nhiên và hiểu được ý nghĩa của ngày tết trung thu.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ đêm trung thu
- Bài hát, thơ, câu đố về trung thu
- Đất nặn, bảng
III. Tổ chức hoạt động: 	
1. Hoạt động 1: Ổn định – gây hứng thú
- Cho trẻ giải câu đố : “ Mùa gì đón ánh trăng rằm
 Rước đèn, phá cỗ, chị Hằng cùng vui” 
+ Câu đố về mùa gì?
+ Mùa thu có ngày gì? 
+ Đến ngày tết trung thu các con được làm gì?
Đêm trung thu có rất nhiều bánh, kẹo; có mâm ngũ quả và chúng mình được rước đèn, phá cỗ, được chơi rất nhiều trò chơi. Hôm nay cô con mình cùng trò chuyện về ngày tết trung thu nhé!
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về ngày tết trung thu
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ đêm trung thu
Cho trẻ kể về bức tranh mà trẻ quan sát được.
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Các bạn trong tranh đang làm gì ?
- Các bạn cầm gì trên tay ? ( Đèn ông sao )
+ Rước đèn xong các bạn được làm gì? ( Phá cỗ )
- Chúng mình cùng quan sát xem mâm cỗ của các bạn trong tranh có những gì ? ( Có mâm ngũ quả, bánh kẹo )
- Giới thiệu với trẻ về từng góc chơi và đồ chơi của các góc.
+ Muốn đồ chơi lâu bị hỏng các con phải làm gì?
- Vưa rồi chúng mình vừa được tham quan các góc chơi của lớp mình rồi. Các con thấy các góc chơi như thế nào?
- Vậy chúng mình có thích được đi học không? Vì sao?
=> Giáo dục trẻ yêu quý và kính trọng các cô giáo. Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè; giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi của lớp, khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn, không quăng, ném đồ chơi.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Tìm bạn thân”
- Cô giới thiệu tên trò chơi	
- Giới thiệu cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần.
* Kết thúc hoạt động:
- Cho trẻ ra ngoài tham quan các lớp học.
Nhật ký cuối ngày
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTM :Cắt dán đèn lồng 
I Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
	- Trẻ biết tên và đặc điểm của một số loại đèn lồng.
- Biết cách gập giấy, cắt, dán thành chiếc đèn lồng
2. Kỹ năng:
- Trẻ gập được giấy
- Dán được chiếc đèn lồng
- Luyện kỹ năng cắt theo đường thẳng, kỹ năng dán.
3. Thái độ:
	- Thích tạo ra cái đẹp.
- Thích được làm đèn lồng trang trí môi trường lớp chuẩn bị lễ hội trung thu
II. Chuẩn bị:
	- Đồ dùng của cô: Mẫu đèn lồng của cô, Giấy màu, hồ dán, kéo
- Đồ dùng của trẻ: Giấy màu, hồ dán, kéo
III. Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc
- Toán
III. Tổ chức hoạt động	
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cho cả lớp hát bài: Rước đèn dưới ánh trăng ( Tùng dinh dinh dinh cắc tùng dinh dinh dinh..)
Bài hát kết thúc cô hỏi trẻ: Các cháu ơi, cô và các cháu vừa hát bài hát nói về ngày gì nhỉ?
- Bạn nào kể về ngày tết trung thu cho cả lớp cùng nghe nào ?
- Cháu thấy ngày Tết trung thu không khí như thế nào?
- Cô chốt lại: Các cháu ạ. Ngày Tết trung thu các bạn được bố mẹ mua cho rất nhiều thứ: bánh kẹo, ông sao, mặt nạvà có bạn được bố mẹ mua đèn lồng cho nữa. Có rất nhiều loại đèn lồng được làm từ nhiều vật liệu khác nhau và mỗi chiếc đèn lồng đều có vẻ đẹp lung linh của riêng nó. ( Cho trẻ quan sát các loại đèn lồng).
* Hoạt động 1: Quan sát đàm thoại mẫu:
- Nhân dịp Tết trung thu năm nay cô đã tự tay làm những chiếc đèn lồng bằng giấy với nhiều màu sắc khác nhau đấy. Cách cháu cùng quan sát nhé:
-+Cho trẻ quan sát những chiếc đèn lồng mẫu của cô và đàm thoại: (Con thấy chiếc đèn lồng này như thế nào? Cắt dán? To hay nhở? Cách trang trí? Màu sắc?...).
* Hoạt động 2: Làm mẫu và phân tích cách làm:
Cô làm mẫu và phân tích cách làm: 
- Gập đôi tờ giấy thành hình chữ nhật, sau đó dùng kéo cắt theo đường thẳng thành các nan giấy.( khoảng 1cm).
- Lưu ý cắt từ sống giấy lên và không cắt rời, chừa lại khoảng 1cm.
- Sau đó mở ra và dán 2 đầu nan giấy lại. 
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện: 
- Cô hỏi ý định một vài trẻ: Cháu thích làm đèn lồng màu gì? Cháu sẽ cắt như thế nào?
- Cô cho trẻ làm, cô bao quát gợi ý thêm đối với những trẻ còn lung túng, khen ngợi những trẻ tiến bộ.
* Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm:
Cùng mang đèn lồng lên để các bạn quan sát. Hỏi lại tên đề tài.
Mời 1 vài bạn nhận xét:
- Cháu thích đèn lồng nào?
- Tại sao cháu thích?
- Mời 2-3 trẻ có sản phẩm đẹp giới thiệu về sản phẩm của mình.
- Cuối cùng, cô cũng nói lên ý thích của mình đối với chiếc đèn lồng nào? Cô thích vì sao?
- Khen động viên cả lớp.
V. Kết thúc:
Đọc thơ: Trăng sáng và ra chơi
Nhật ký cuối ngày
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 11tháng 9 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNN: Dạy bài thơ “ Tình bạn”
NDTH : “ Tìm bạn thân”
I. Mục đích yêu cầu
KT: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Đọc thuộc và diễn cảm bài thơ. Hiểu được nội dung bài thơ và biết thể hiện tình cảm qua bài thơ.
KN: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc.
TĐ: Trẻ thương yêu, đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong học tập cũng như khi vui chơi. Trẻ ngoan, có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nội dung bài thơ
- Giấy, bút sáp màu cho trẻ.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1: Ổn định – gây hứng thú	
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “ Tìm bạn thân”
- Chúng ta vừa chơi trò chơi gì?
- Các con chơi có vui không? Vì sao con thấy vui?
- Các con có yêu quý những người bạn thân của mình không?
- Đến lớp ai cũng là bạn tốt của nhau, vì vậy chúng ta phải yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
2. Hoạt động 2: Dạy bài thơ “ Tình bạn” 
Để biết các bạn ở trong lớp của Thỏ nâu thương yêu, giúp đỡ bạn như thế nào chúng mình cùng nghe bài thơ “ Tình bạn” – tác giả 
- Cô đọc lần 1 diễn cảm	
	- Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
 - Đọc thơ lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa
* Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ “ Tình bạn” nói về tình cảm của các bạn đối với Thỏ nâu. Các bạn ai cũng thương yêu nhau, khi Thỏ nâu bị ốm các bạn đã đến thăm và cùng động viên bạn.
* Đàm thoại: 
- Bài thơ nói về điều gì?
- Hôm nay đến lớp có điều gì xảy ra?
- Thỏ nâu bị làm sao?
- Các bạn đã mua những gì để đến thăm Thỏ nâu?
- Các bạn chúc Thỏ nâu như thế nào?
- Những người bạn của Thỏ nâu có tốt bụng không?
- Ở trong lớp chúng mình có thương yêu, giúp đỡ bạn không?
- Vậy chúng mình phải làm gì?
=> Giáo dục trẻ đoàn kết với bạn bè, khi chơi không tranh giành đồ chơi, không đánh bạn.
- Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
	+ Cả lớp đọc thơ 2- 3 lần
+ Mời từng tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. Cô chú ý sủa sai cho trẻ.
3. Hoạt động 3: Vẽ quà tặng bạn
- Hướng dẫn trẻ cách ngồi đúng tư thế, cách cầm bút vẽ và tô màu
- Cho trẻ về góc vẽ những món quà để tặng người bạn thân của mình.
- Quan sát, trò chuyện với trẻ khi trẻ vẽ
* Kết thúc hoạt động: 
- Cho trẻ mang sản phẩm của mình đến tặng bạn.
- Cất dọn đồ dùng và chuyển hoạt động.
Nhật ký cuối ngày
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày12 tháng 9 năm 2014.
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTM : 
Dạy hát “ Gác trăng”
Nghe hát : “ Chiếc đèn ông sao” 
Trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
I. Mục đích yêu cầu
KT : Trẻ thuộc bài hát, hát đúng lời, vui tươi hồn nhiên. Trẻ hát vỗ đệm nhịp nhàng theo giai điệu bài hát.
KN : Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. Rèn sự chú ý, ghi nhớ cho trẻ
TĐ : Trẻ yêu quý cô giáo, biết vâng lời cô giáo. Yêu thích đén trường mầm non
II. Chuẩn bị
- xắc xô, phách, mũ chóp kín
- Tranh vẽ cô giáo	
III. Tổ chức hoạt động	
1. Hoạt động 1 : Ổn định – tạo hứng thú
- Cô cùng trẻ quan sát tranh đêm trung thu. Trò chuyện về bức tranh
+ Tranh vẽ gì ? Đêm trung thu như thế nào ? 
+ Vào đêm trung thu ánh trăng như thế nào ?
+ Các con có biết tại sao ánh trăng lại tròn và sáng như vậy không ?
2. Hoạt động 2 : Dạy hát “ Gác trăng”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 1 kết hợp điệu bộ
+ Cô vừa hát bài hát gì ? Bài hát do ai sáng tác ?
- Hát lần 2 kết hợp với dụng cụ âm nhạc
* Giảng nội dung bài hát: Bài hát “ Gác trăng” do nhạc sỹ sáng tác. Nói lên niềm vui, sự yêu quý của các bạn nhỏ đối với chú bộ đội, nhờ có chú bộ đội ngày đêm canh gác mà có ánh trăng tròn và sáng trong đêm trung thu.
* Đàm thoại :
- Bài hát tên là gì? Do ai sáng tác?
- Các bạn nhỏ trong bài hát làm gì ?
- Chú bộ đội đang làm gì ?
- Chú có được đi chơi dung dăng như các bạn nhỏ không ?
- Trong đêm trung thu ánh trăng như thế nào ?
- Nhờ có ai mà ánh trăng lại tròn và sáng ?
=> Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng chú bộ đội. Vui thích khi được đón tết trung thu
- Cho trẻ hát 2- 3 lần
- Mời từng tổ, nhóm, các nhân hát kết hợp vỗ tay, sử dụng các dụng cụ âm nhạc.
3. Hoạt động 3 : Nghe hát “ Chiếc đèn ông sao”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả.
- Cho trẻ nghe hát 2 lần
- Giảng về nội dung bài hát và gợi ý trẻ hưởng ứng theo khi lắng nghe cô hát.
* Trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi
Chuẩn bị 6 ghế, mời 8 bạn lên chơi. Trẻ vừa đi xung quanh ghế, vừa hát bài “ Rước đèn dưới ánh trăng”. Khi cô gõ xắc xô nhanh thì mỗi bạn phải tìm cho mình một chiếc ghé và ngồi vào, ai không tìm được ghế là thua cuộc và phải ra ngoài một lần chơi.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần, nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi
* Kết thúc hoạt động: 
- Cho trẻ ra sân chơi và chuyển hoạt động 
Nhật ký cuối ngày
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docchu_de_truongmaam_non.doc
Giáo Án Liên Quan