Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Đề tài: Dạy vận động “Con gà trống“ - Nghe hát: “Chim mẹ chim con“

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :

1. Kiến thức :

- Trẻ nhớ tên bài hát , tên tác giả.

- Trẻ biết hát và biết vận động theo lời bài hát “Con gà trống”

2. Kỹ năng :

- Rèn kĩ năng vận động ở trẻ.

- Rèn cho trẻ khả năng lắng nghe và ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển ngôn ngữ và phát triển tai nghe âm nhạc của trẻ.

3. Thái độ :

- Trẻ hứng thú tham gia vận động và nghe cô hát.

- Giáo dục trẻ biết chú gà trống có ích như thế nào với mọi người.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Đề tài: Dạy vận động “Con gà trống“ - Nghe hát: “Chim mẹ chim con“, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
 Đề tài : Dạy vận động “ Con gà trống “ 
 ( Nhạc và lời : Tân Huyền )
 Nghe hát : “ Chim mẹ chim con “
 ( Nhạc và lời : Đặng Nhất Mai )
 Lứa tuổi : ( 24 - 36 tháng )
 Số trẻ : 15 – 17 trẻ
 Thời gian : 15 – 18 phút
 Người soạn : Ngô Thị Thúy
 Ngày dạy : 9/11/2016
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên bài hát , tên tác giả. 
- Trẻ biết hát và biết vận động theo lời bài hát “Con gà trống”
2. Kỹ năng :
- Rèn kĩ năng vận động ở trẻ.
- Rèn cho trẻ khả năng lắng nghe và ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ và phát triển tai nghe âm nhạc của trẻ.
3. Thái độ :
- Trẻ hứng thú tham gia vận động và nghe cô hát.
- Giáo dục trẻ biết chú gà trống có ích như thế nào với mọi người.
II. CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng của cô:
- Một bộ mũ , yếm gà trống, một bộ mũ cánh chim mẹ.
- Nhạc không lời, bài hát “ Con gà trống “ ;” Chim mẹ chim con “.
* Đồ dùng của trẻ :
- Mỗi trẻ một bộ mũ, yếm gà trống,
- Hai đến ba bộ mũ, cánh chim con.
* Trang phục : Cô và trẻ gọn gàng.
* Tâm thế : Trẻ vui vẻ thoải mái.
* Địa điểm: Trong lớp học.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Thời gian
Nội dung và tiến trình hoạt động
Phương pháp và hình thức tổ chức tương ứng
Hoạt động của cô
Dự kiến 
hoạt động của trẻ
1 - 2 phút
8 - 12
phút
1 - 2 
phút
Phần 1:
Ổn định tổ chức gây hứng thú.
Phần 2:
Phương pháp hình thức tổ chức.
 Hoạt động 1: Ôn lại bài hát “Con gà trống”.
 Hoạt động 2: Dạy trẻ vận động: Con gà trống.
Hoạt động 3: Nghe hát: “Chim mẹ chim con”
3. Kết thúc giờ học
- Cho trẻ tập chung bên cô, giới thiệu khách 
- Hỏi trẻ câu đố: “Con gì mào đỏ
 Gáy ò ó o
 Sáng sớm tinh mơ
 Gọi người thức dậy”
 (Đố là con gì)
- Đúng rồi đấy! Đó là con gà trống
- Có một nhạc sĩ đã sáng tác một bài hát rất hay cũng nói về bạn gà trống mà hôm trước cô đã dạy chúng mình hát rồi đấy. Cả lớp cho cô biết bài hát đó có tên là gì nhỉ? 
- Bài hát do ai sáng tác? 
=> À rất giỏi! Cô khen cả lớp. Đó đúng là bài hát “Con gà trống” của nhạc sĩ Tân Huyền. 
- Bây giờ cô mời cả lớp cùng hát với cô bài “con gà trống” nhé!
- Cho trẻ hát lại 2 lần 
- Cô thấy các con hát bài “Con gà trống” rất hay rồi. Để bài hát hay và sôi động hơn nữa, hôm nay cô sẽ dạy các con vận động bài “ Con gà trống”.
- Cô mời các con nhẹ nhàng về tổ của mình. 
- Các con hãy chú ý nhìn lên cô vận động bài “Con gà trống” nhé.
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích động tác.
- Cô đã vận động xong bài con “Gà trống” rồi đấy cả lớp khen cô nào !
- Các con chú ý bài “Con gà trống” có những động tác sau: Cô sẽ phân tích kĩ từng động tác nhé!
 + Động tác thứ nhất: “Con gà trống có cái mào đỏ”: Đứng tự nhiên, hai tay đung đưa theo người nhẹ nhàng đưa một tay lên trán làm mào gà và nhún nhẹ. 
 + Động tác thứ hai “ Chân có cựa”: Bước một chân lên trước và chống gót xuống. 
 + Động tác tiếp theo “ Gà trống gáy”: Hai tay dang ngang và đập xuống 2 bên đùi 1 cái.
 + Động tác cuối cùng “ò ó o”: Đưa 2 tay lên miệng và quay nghiêng đầu sang 2 bên. 
- Bây giờ các con hãy hát theo lời ca và chú ý quan sát các cô vận động lại một lần nữa nhé! 
- Cô làm mẫu lần 2
- Cô đã vận động xong bài “Con gà trống” rồi đấy! Cả lớp vỗ tay khen cô nào.
- Bây giờ cô mời cả lớp chúng mình cùng đứng tại chỗ để vận động bài “Con gà trống” nhé!
- Cho cả lớp vận động 2 - 3 lần sau đó đến tổ nhóm cá nhân . Cô quan sát, động viên và sửa sai cho trẻ sau mỗi lần vận động 
- Hỏi lại trẻ “ Hôm nay các con đã được vận động bài gì ? “.
- GD: Các con biết không? Chú gà trống trong bài hát thật là đáng yêu và rất có ích với chúng ta phải không nào. Hàng ngày chú gà trống dậy rất sớm để đánh thức mọi người dậy đi làm và các bạn nhỏ đến lớp đúng giờ đấy!
- Hôm nay cô thấy các con học rất ngoan và giỏi nên cô sẽ hát tặng cho chúng mình một bài hát có tên là “Chim mẹ chim con” do nhạc sĩ Đặng Nhất Mai sáng tác. Chúng mình cùng lắng nghe cô hát nhé.
- Cô hát lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ.
- Cô vừa hát xong bài hát có tên là gì ? 
- À đúng rồi ! Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài “Chim mẹ chim con” đấy!
- Bài hát nói về tình cảm của cô giáo với các con, như chim mẹ chăm sóc đàn chim con yêu quý của mình. Cô hết lòng yêu thương chăm sóc dạy dỗ các con những khi vui chơi cũng như khi các con ngủ đấy để được các cô ngày càng yêu thương các con nhiều hơn nữa thì chúng mình phải là những bé ngoan biết vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo. Chúng mình đi học đều và không khóc nhè các con nhớ chưa nào!
- Bây giờ cô mời các con cùng nghe cô hát bài “chim mẹ chim con” một lần nữa nhé !
- Cô hát lần 2 và múa minh họa 
- Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng về tổ và chuyển hoạt động.
- Trẻ xúm xít gần bên cô và chào khách. 
- Trẻ lắng nghe cô đọc câu đố 
- Trẻ trả lời Con gà trống ạ!
-Trẻ trả lời bài con gà trống ạ !
- Nhạc sỹ Tân Huyền ạ!
- Cả lớp hát cùng cô 
- Trẻ về ghế ngồi xếp theo hình chữ U.
- Trẻ quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ vừa quan sát vừa lắng nghe cô phân tích động tác
- Cả lớp hát theo nhạc và quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ vận động theo sự hướng dẫn của cô
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe cô giáo dục.
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Bài chim mẹ chim con ạ.
- Trẻ lắng nghe cô giảng giải nội dung.
- Trẻ lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô 
 - Trẻ đóng thành đàn chim bay về tổ 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac.docx